Tải bản đầy đủ (.docx) (215 trang)

Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của thái lan, indonesia và hàm ý chính sách đối với việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 215 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
------------------------------

BÙI THỊ HẠNH

“KINH NGHIỆM ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH
TIỀN TỆ CỦA THÁI LAN, INDONESIA VÀ HÀM
Ý CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI VIỆT NAM”

Ngành : Kinh tế Quốc tế
Mã số

: 9.31.01.06

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN:
1. TS. Tô Thị Ánh Dƣơng
2. PGS. TS. Tô Kim Ngọc

HÀ NỘI - 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận án “Kinh nghiệm điều hành chính sách
tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam” là cơng
trình nghiên cứu độc lập của riêng tơi.
Các thơng tin, dữ liệu, kết quả nghiên cứu và luận cứ trong luận án là do
tơi tự tìm hiểu, đúc kết, phân tích và có trích dẫn một cách rõ ràng. Các kết quả
nghiên cứu trong luận án do tôi tiến hành phân tích một cách trung thực, khách


quan và chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.
Tác giả luận án

BÙI THỊ HẠNH


MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Chính sách tiền tệ (CSTT) là một bộ phận trong hệ thống chính sách kinh tế
của Nhà nước để thực hiện việc quản lý vĩ mô đối với nền kinh tế nhằm đạt được
những mục tiêu kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn nhất định. Chính sách tiền
tệ được hiểu là tổng hoà các phương thức mà Ngân hàng Trung ương sử dụng
nhằm tác động đến lượng tiền cung ứng hay lãi suất để đạt được các mục tiêu
như ổn định giá cả, tăng trưởng kinh tế và đảm bảo công ăn việc làm.
Trong những năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã vượt qua được nhiều tác
động tiêu cực của khủng hoảng tài chính tồn cầu cũng như từ các biến động
phức tạp của kinh tế thế giới. Điều đó khẳng định một phần năng lực xây dựng
và điều hành các chính sách vĩ mơ của Việt Nam, trong đó có chính sách tiền tệ.
Tuy nhiên, những bất ổn kinh tế vĩ mô trong giai đoạn trước năm 2012 cho
thấy chính sách tiền tệ của Việt Nam bộc lộ nhiều hạn chế trong việc xây dựng
và điều hành. Một trong những nguyên nhân là do Việt Nam theo đuổi chính
sách tiền tệ đa mục tiêu, trong đó chú trọng đến mục tiêu tăng trưởng hơn là mục
tiêu lạm phát. Kết quả của việc điều hành đó là Việt Nam đã phải trải qua những
giai đoạn bất ổn định của lạm phát. Đặc biệt, trong giai đoạn từ năm 2007 đến
năm 2011 lạm phát tăng, giảm bất thường. Theo Ngân hàng Thế giới (World
Bank), năm 2008, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam lên tới 23,11% và ngay năm sau
đó (2009) giảm mạnh còn 7,05%. Đến năm 2011 tỷ lệ lạm phát lại tăng vọt ở

mức 18,67%. Các năm còn lại, tỷ lệ lạm phát dao động trên dưới 9%. Trước thực
tế đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 về
những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo
đảm an sinh xã hội. Từ năm 2012 đến năm 2020, vấn đề kiểm soát lạm phát được
đặc biệt chú trọng. Kết quả cho thấy, tỷ lệ lạm phát trong giai đoạn 2012 - 2015
liên tục giảm và ở mức thấp. Năm 2015 tỷ lệ lạm phát chỉ ở mức 0,87% - thấp kỷ
lục trong vòng 16 năm. Lạm phát giai đoạn 2016-2020 ở mức dưới 3,6%.
Trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2020, mặc dù việc điều hành chính
sách tiền tệ của Việt Nam đã có nhiều biến chuyển và đạt được những thành tựu
1


đáng ghi nhận như: hệ thống mục tiêu chính sách tiền tệ của Việt Nam về cơ bản đã
được hình thành; từng bước thử nghiệm kết hợp hài hòa giữa điều hành theo khối
lượng (điều hành theo M2) và điều hành theo giá cả (điều hành theo lãi suất); việc
sử dụng các cơng cụ chính sách tiền tệ đã chuyển từ trạng thái bị động, đối phó với
tình huống sang chủ động dẫn dắt thị trường, có sự phối kết hợp đồng bộ, linh hoạt
hơn giữa các công cụ; tỷ giá và thị trường ngoại hối có diễn biến tích cực và tương
đối ổn định. Tuy nhiên, việc điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam cũng cịn
nhiều hạn chế như: cơ chế truyền tải giữa hệ thống các mục tiêu còn chưa rõ ràng,
mục tiêu điều hành chủ yếu là khối lượng hoặc kết hợp giữa khối lượng và lãi suất
nên Ngân hàng Nhà nước gặp khó khăn trong việc theo đuổi nhiều mục tiêu điều
hành, dẫn đến hạn chế tác động của chính sách tiền tệ; một số biện pháp hành chính
vẫn được sử dụng như: giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, trần lãi suất huy động tiền
gửi ngắn hạn bằng VND, trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND đối với 5 lĩnh
vực ưu tiên; các lãi suất điều hành của ngân hàng Nhà nước (lãi suất cơ bản và lãi
suất tái cấp vốn) hầu như ít có tác động đến lãi suất thị trường liên ngân hàng, do lãi
suất liên ngân hàng thường chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi mức độ dư thừa hoặc thiếu
hụt vốn khả dụng của các ngân hàng thương mại (NHTM)…
Nhiều nhận định cho rằng, từ năm 2012 trở lại đây, Việt Nam đã kiểm soát

tốt lạm phát. Tuy nhiên, một số ý kiến khác lại cho rằng lạm phát cao có thể quay
trở lại trong thời gian tới bởi tình hình kinh tế thế giới biến động mạnh (Chính phủ
các nước đưa ra các gói kích cầu lớn nhằm ngăn chặn đà suy giảm kinh tế do tác
động tiêu cực của đại dịch Covid-19; chính sách tiền tệ các quốc gia lớn đảo chiều
từ “bình thường hóa”, tăng lãi suất sang giảm mạnh lãi suất và nới lỏng một cách
“chưa có tiền lệ”; dịng vốn vào các thị trường mới nổi và đang phát triển biến
động phức tạp do nhà đầu tư lo ngại rủi ro; giá dầu sụt giảm mạnh; chứng khốn
tồn cầu giảm sâu, nhiều phiên rơi vào trạng thái gián đoạn; giá vàng tăng cao kỷ
lục do tâm lý phòng vệ, lo sợ dịch bệnh; xu hướng giảm giá đồng USD…) và nếu
việc điều hành chính sách tiền tệ trong nước khơng hiệu quả. Từ thực tế đó, vấn đề
đặt ra là chính sách tiền tệ ở Việt Nam cần được điều hành theo cơ chế nào và nên
học hỏi kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của các nước như thế nào để việc
điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam hiệu quả hơn và
2


góp phần ổn định kinh tế vĩ mơ trong thời gian tới.
Tùy thuộc vào tình hình thực tiễn mà mỗi quốc gia lựa chọn cơ chế điều
hành chính sách tiền tệ. Một số quốc gia trên thế giới như New Zealand, Anh,
Canada, Phần Lan, Úc, Thụy Điển, Tây Ban Nha, Thái Lan, Indonesia…đã lựa
chọn chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu (Inflation Targeting) là cơ chế điều
hành chính sách tiền tệ và đã đạt được những thành công nhất định trong việc đạt
được các mục tiêu kinh tế vĩ mô. Nhiều quốc gia khác cũng đang nghiên cứu về
khả năng áp dụng chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu trong thời gian tới.
Thái Lan và Indonesia là những nước thành viên ASEAN, có trình độ phát
triển và mơi trường kinh tế khá tương đồng với Việt Nam. Thái Lan và Indonesia
đều là các nước đã trải qua và gánh chịu hậu quả nghiêm trọng của cuộc khủng
hoảng tài chính, tiền tệ Châu Á (1997–1998). Tuy nhiên, cả hai nước này đã có
những cải cách tồn diện sau khủng hoảng. Trong những cải cách đó, có sự cải
cách về điều hành chính sách tiền tệ theo cơ chế điều hành chính sách tiền tệ lạm

phát mục tiêu – chính sách tiền tệ mà Việt Nam đã ngầm định sử dụng từ năm
2012 đến nay (2021). Chính nhờ những cải cách đó mà Thái Lan và Indonesia đã
khơng chỉ vượt qua khủng hoảng mà còn đạt được những thành tựu nhất định
trong phát triển kinh tế của mình. Vì vậy, việc nghiên cứu kinh nghiệm điều hành
chính sách tiền tệ nói chung và kinh nghiệm điều hành theo cơ chế chính sách
tiền tệ lạm phát mục tiêu nói riêng của Thái Lan và Indonesia để rút ra hàm
ý chính sách đối với Việt Nam là có giá trị khoa học về lý luận và thực
tiễn. Xuất phát từ lý do trên, đề tài “Kinh nghiệm điều hành chính sách
tiền tệ
của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam” đã được lựa
chọn để nghiên cứu.
2.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.1. Mục đích nghiên
cứu * Mục đích
Mục đích của luận án là nghiên cứu kinh nghiệm điều hành chính sách tiền
tệ của Thái Lan và Indonesia. Từ đó, luận án đưa ra những hàm ý chính sách đối
với Việt Nam trong việc điều hành chính sách tiền tệ.

3


* Câu hỏi nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu được cụ thể bằng các câu hỏi nghiên cứu sau:
-

Cách thức và kết quả điều hành CSTT của Thái Lan, Indonesia giai đoạn


1999 đến năm 2020 như thế nào? Những kinh nghiệm điều hành CSTT nào được
rút ra cho Việt Nam?
-

Thực trạng điều hành CSTT ở Việt Nam giai đoạn 2009 đến năm 2020

như thế nào? Có những vấn đề gì cần đặt ra?
-

Những hàm ý chính sách nào cho Việt Nam từ thực tiễn điều hành CSTT

của Việt Nam và từ kinh nghiệm điều hành CSTT của Thái Lan, Indonesia?
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận án xác định các nhiệm vụ nghiên
cứu cần tiến hành như sau:
-

Thứ nhất, tổng quan tình hình nghiên cứu về CSTT và kinh nghiệm điều

hành CSTT của Thái Lan, Indonesia để xác định khoảng trống nghiên cứu của
luận án.
- Thứ hai, hệ thống hóa cơ sở lý luận về điều hành CSTT.
-

Thứ ba, nghiên cứu các hoạt động điều hành CSTT như xác định mục

tiêu, sử dụng công cụ, lựa chọn kênh dẫn truyền và tổ chức điều hành của Thái
Lan và Indonesia giai đoạn từ sau khủng hoảng tài chính Châu Á (1997 – 1998)
đến năm 2020 để làm rõ những quyết định chính sách nổi bật trong việc điều
hành CSTT của hai nước này.

-

Thứ tư, khái quát và đánh giá thực trạng điều hành CSTT của Việt Nam

giai đoạn 2009 - 2020.
-

Thứ năm, so sánh hoạt động điều hành CSTT của Thái Lan, Indonesia và

Việt Nam, từ đó, rút ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ hoạt động điều
hành CSTT của Thái Lan và Indonesia.
-

Thứ sáu, đưa ra các hàm ý chính sách nhằm góp phần nâng cao hiệu quả

điều hành CSTT của Việt Nam, tầm nhìn đến năm 2030.
Để đạt được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên, luận án sẽ trả lời
các câu hỏi trọng tâm sau:

4


-

Cách thức và kết quả điều hành CSTT của Thái Lan, Indonesia giai đoạn

1999 đến năm 2020 như thế nào? Những kinh nghiệm điều hành CSTT nào được
rút ra cho Việt Nam?
-


Thực trạng điều hành CSTT ở Việt Nam giai đoạn 2012 đến năm 2020

như thế nào? Có những vấn đề gì cần đặt ra?
-

Những hàm ý chính sách nào cho Việt Nam từ bài học kinh nghiệm điều

hành CSTT của Thái Lan và Indonesia?
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là kinh nghiệm điều hành CSTT của Thái
Lan, Indonesia và thực tiễn điều hành CSTT ở Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên
cứu * Về nội dung
Luận án nghiên cứu kinh nghiệm điều hành CSTT của Thái Lan và Indonesia

ở góc độ nghiên cứu các hoạt động của cơ quan quản lý tiền tệ trong việc thực
hiện nhiệm vụ điều hành CSTT và rút ra hàm ý chính sách đối với Việt Nam.
* Về thời gian
Luận án nghiên cứu kinh nghiệm trong việc điều hành CSTT của Thái Lan
và Indonesia tại những mốc chuyển biến quan trọng trong giai đoạn từ sau khủng
hoảng tài chính Châu Á (1997 – 1998) đến năm 2020. Đặc biệt, tác giả tập trung
nghiên cứu việc điều hành CSTT của Thái Lan từ tháng 5/2000 và Indonesia từ
tháng 5/1999 - thời điểm hai quốc gia này áp dụng CSTT lạm phát mục tiêu
trong điều hành CSTT - đến năm 2020. Các giai đoạn điều hành CSTT trước khi
hai quốc gia này áp dụng CSTT lạm phát mục tiêu sẽ được nghiên cứu ở mức
khái quát, làm sơ sở so sánh đưa ra những kết luận về giai đoạn áp dụng CSTT
lạm phát mục tiêu;
Luận án đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng điều hành CSTT của Việt
Nam từ năm 2009 (sau khủng hoảng Tài chính tồn cầu) đến năm 2020; Các đề

xuất, khuyến nghị chính sách có tầm nhìn đến năm 2030.
* Về không gian

5


Các kinh nghiệm điều hành CSTT để rút ra hàm ý chính sách mà luận án
nghiên cứu được giới hạn trong phạm vi Thái Lan và Indonesia và được ứng
dụng với Việt Nam.
4.

Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp luận
Lý thuyết chính được sử dụng làm cơ sở cho các nghiên cứu trong luận án là
các nghiên cứu của Mundell (1963) và Fleming (1962). Mơ hình Mundell Fleming được phát triển từ mơ hình IS-LM để mơ tả mối quan hệ ngắn hạn giữa
tỷ giá hối đoái danh nghĩa, lãi suất và sản lượng trong một nền kinh tế mở. Mơ
hình Mundell – Fleming chỉ ra nền kinh tế cũng chịu ảnh hưởng của tỷ giá hối
đoái chứ khơng chỉ lãi suất, như trong mơ hình IS-LM.
Qua mơ hình Mundell – Fleming, Mulndell và Fleming lập luận rằng một
nền kinh tế khơng thể đồng thời duy trì một tỷ giá hối đoái cố định, luân chuyển
vốn tự do và một chính sách tiền tệ độc lập. Nguyên tắc này đã được gọi với tên
gọi “Bộ ba bất khả thi”. Theo đó, bất kỳ ngân hàng trung ương nào cũng chỉ có
thể đạt được tối đa hai mục tiêu và bỏ qua mục tiêu còn lại, điều này cuối cùng
sẽ hình thành ba lựa chọn kết hợp chính sách khác nhau:
i)Tỷ giá hối đối cố định và dịng vốn tự do;
ii)

Chính sách tiền tệ độc lập và dịng vốn tự do;


iii)

Tỷ giá hối đối cố định và chính sách tiền tệ độc lập.

Những lập luận của Milton Friedman cũng được sử dụng để làm cơ sở lý
thuyết trong các nghiên cứu của luận án. Trong lập luận của Friedman đã đề cao
tầm quan trọng của chính sách tiền tệ. Friedman lập luận rằng sự thay đổi trong
cung tiền có ảnh hưởng lớn đến sản lượng quốc gia trong ngắn hạn và mức giá
trong thời gian dài hơn. Do đó, các mục tiêu của CSTT được đáp ứng bằng cách
tăng tốc độ cung tiền (Friedman, 1948).
Các kết luận trong các nghiên cứu thực nghiệm gần đây về CSTT cũng là
những cơ sở lý luận quan trọng của luận án. Các nghiên cứu thực nghiệm gần
đây đều chỉ ra rằng, trong ngắn hạn, do giá cả và tiền lương khó có thể được điều
chỉnh ngay lập tức, nên những thay đổi trong cung tiền có thể tác động đến sản
xuất hàng hóa và dịch vụ thực tế. Do đó, CSTT được coi là công cụ hữu hiệu để
6


đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng như lạm phát và tăng trưởng. Vai
trò của CSTT được tóm tắt trong sáu kết luận sau (Mishkin & Savastano, 2000):
(1) Khơng có sự đánh đổi lâu dài giữa sản lượng (việc làm) và lạm phát; (2) Kỳ
vọng rất quan trọng đối với kết quả CSTT; (3) Lạm phát có thể gây ra chi phí cao
cho nền kinh tế; (4) Độ trễ là một vấn đề cốt yếu của CSTT; (5) Tính độc lập của
ngân hàng trung ương tương quan với hiệu quả của CSTT; và (6) Cam kết mạnh
mẽ của một neo danh nghĩa là chìa khóa để tạo ra các kết quả CSTT tốt.
4.2. Phương pháp nghiên cứu:
* Cách tiếp cận
Luận án được tiếp cận nghiên cứu từ góc độ chuyên ngành Kinh tế Quốc tế.
Theo đó, trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm điều hành CSTT của Thái Lan và
Indonesia về các hoạt động: xác định mục tiêu, sử dụng các công cụ, lựa chọn

kênh truyền dẫn và tổ chức điều hành CSTT, luận án khái quát các bài học kinh
nghiệm trong điều hành CSTT của Thái Lan và Indonesia để rút ra hàm ý chính
sách đối với Việt Nam trong hoạt động điều hành CSTT.
*Phƣơng pháp thu thập dữ liệu
Nguồn dữ liệu tác giả sử dụng trong luận án chủ yếu là nguồn dữ liệu thứ
cấp, được lấy từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tổng cục Thống kê, Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính...Tác giả cũng tiếp cận số liệu từ các nguồn cung
cấp thơng tin có độ tin cậy cao như website của Ngân hàng Trung ương Thái
Lan, website của Ngân hàng Trung ương Indonesia và website của các tổ chức
tài chính Quốc tế như IMF, WB, ADB…Tác giả cũng tham khảo các thông tin
được cung cấp từ những nguồn sách và tài liệu trong và ngoài nước qua các năm,
các cơng trình nghiên cứu khoa học đã cơng bố, văn bản pháp luật, thông tin
thống kê…để đối chiếu, so sánh, kiểm chứng lại các thông tin nhằm tiếp cận
được những thơng tin chính xác nhất để phục vụ việc nghiên cứu các nội dung
của luận án. Các nghiên cứu chuyên sâu cũng được tham khảo có chọn lọc sử
dụng làm tài liệu nghiên cứu.
* Phƣơng pháp nghiên cứu
Với đối tượng nghiên cứu được chỉ ra, phương pháp nghiên cứu định tính
được xác định là phương pháp phù hợp được sử dụng trong luận án. Phương pháp
7


định tính được sử dụng để tìm hiểu sâu các nội dung điều hành CSTT về xác
định mục tiêu, sử dụng công cụ, lựa chọn kênh truyền dẫn và tổ chức điều hành
CSTT của Thái Lan, Indonesia để phát hiện, xác định các bài học kinh nghiệm
phù hợp với Việt Nam từ đó rút ra hàm ý chính sách.
Phương pháp nghiên cứu cụ thể được luận án sử dụng chủ yếu là phương
pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết; phương pháp phân tích, tổng hợp kinh
nghiệm; phương pháp so sánh và phương pháp thống kê mơ tả.
-


Phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết được sử dụng trong chương 1

để phân tích các cơng trình nghiên cứu về CSTT đồng thời tổng hợp các vấn đề
mà các cơng trình đó đã nghiên cứu, từ đó tìm ra khoảng trống nghiên cứu của
luận án. Phương pháp này cũng được sử dụng trong chương 2 để phân tích các
cơ sở lý thuyết về hoạt động điều hành CSTT, từ đó tổng hơp khung lý thuyết về
điều hành CSTT cho các nghiên cứu trong chương sau.
-

Phương pháp phân tích, tổng hợp kinh nghiệm; phương pháp so sánh và

phương pháp thống kê mô tả là các phương pháp được sử dụng trong chương 3,
chương 4 và chương 5 để tìm hiểu thực trạng điều hành CSTT tại Việt Nam, kinh
nghiệm điều hành CSTT của Thái Lan và Indonesia để từ đó có những kinh
nghiệm và gợi ý chính sách phù hợp cho Việt Nam.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án có một số đóng góp mới sau:
- Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về điều hành chính sách tiền tệ
(CSTT), tiếp cận trên góc độ điều hành CSTT là tổng thể các hoạt động không
chỉ bao gồm việc xây dựng khung CSTT (xác định mục tiêu, sử dụng công cụ,
lựa chọn cơ chế truyền dẫn) mà bao gồm cả các hoạt động: tổ chức bộ máy và
xác lập trách nhiệm, quyền hạn của bộ máy đó trong việc thực thi CSTT.
-

Phân tích và làm rõ kết quả đạt được, hạn chế, nguyên nhân của hạn chế

trong điều hành CSTT của Thái Lan, đặc biệt là giai đoạn hai nước này áp dụng
khuôn khổ CSTT lạm phát mục tiêu. Luận án cũng phân tích và làm rõ thực
trạng điều hành CSTT ở Việt Nam giai đoạn 2009 - 2020.


8


Trên cơ sở đánh giá thực tiễn điều hành CSTT của Việt Nam và bài học
kinh nghiệm điều hành CSTT của Thái Lan, Indonesia, luận án đưa ra các hàm ý
chính sách cho Việt Nam nhằm góp phần nâng cao hiệu quả CSTT trong thời
gian tới, tầm nhìn đến năm 2030.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
*

Về mặt lý luận

Luận án góp phần bổ sung và phát triển khung lý luận về điều hành CSTT
bằng việc xây dựng quan điểm toàn diện hơn về điều hành CSTT và hệ thống
đầy đủ, sâu sắc hơn các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả điều hành đó.
* Về mặt thực tiễn
Luận án làm rõ cơ sở lựa chọn học hỏi kinh nghiệm điều hành CSTT của
Thái Lan, Indonesia và cơ sở để đề xuất các hàm ý chính sách cho Việt Nam
trong điều hành CSTT từ bài học kinh nghiệm điều hành CSTT của Thái Lan và
Indonesia.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục các chữ viết tắt, Danh mục bảng,
Danh mục hình, Danh mục cơng trình nghiên cứu của tác giả, Danh mục tài liệu
tham khảo, Mục lục và phụ lục, luận án gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về điều hành chính sách tiền tệ
Chương 2: Cơ sở lý luận về điều hành chính sách tiền tệ
Chương 3: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan và Indonesia
Chương 4: Thực trạng điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam
Chương 5: Hàm ý chính sách về điều hành chính sách tiền tệ đối với Việt Nam.

Quy trình nghiên cứu của luận án được thể hiện trong Hình 1 sau.

9


Tổng quan các nghiên cứu về điều hành chính sách tiền tệ

Kinh nghiệm điều hành CSTT của Thái Lan, Indonesia

Cơ sở lý luận về điều hành về chính sách tiền tệ

Điều hành chính sách tiền tệ
Lựa
chọn
các
mục
tiêu
CSTT

Lựa
chọn
cơng
cụ
CSTT

Kinh nghiệm điều hành CSTT của Thái Lan và Indonesia

Khái quát nền
kinh tế vĩ mô


Thực trạng điều hành về chính sách tiền tệ của Việt Nam



Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐIỀU
HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
Trong việc điều hành chính sách tiền tệ (CSTT), các quốc gia ln có sự điều
chỉnh những nội dung điều hành trong các giai đoạn lịch sử nhất định để phù hợp
với bối cảnh kinh tế - xã hội của Quốc gia đó. Chính vì vậy, những nghiên cứu về
CSTT cũng khá phong phú, đa dạng về những góc độ khác nhau của CSTT. Có
nhiều nghiên cứu về tổng thể CSTT hoặc nghiên cứu về một hay một số nội dung cụ
thể của CSTT. Trong phần này, tác giả khái quát các nghiên cứu đáng chú ý trong và
ngồi nước về CSTT, từ đó tìm ra khoảng trống nghiên cứu của luận án.
1.1. Các nghiên cứu về điều hành chính sách tiền tệ
1.1.1. Nghiên cứu về điều hành chính sách tiền tệ trong điều kiện hội nhập kinh
tế quốc tế
CSTT là một trong những chính sách kinh tế vĩ mô, do vậy, việc điều hành
CSTT bị ảnh hưởng rất lớn bởi bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước. Trong điều
kiện hội nhập kinh tế quốc tế, CSTT cần có sự điều hành phù hợp. Trong khoảng 15
năm trở lại đây, có một số nghiên cứu điển hình về việc xây dựng, điều hành, thực
thi CSTT trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Các nghiên cứu đó đã có những
đóng góp nhất định trong cơ sở lý luận và thực tiễn trong hoạt động điều hành
CSTT, cụ thể.
Phạm Thị Thư và các cộng sự (2010) trong đề tài “CSTT của Việt Nam sau
khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới” [67] tập trung làm rõ tác động của quá
trình gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đối với phương thức điều hành
CSTT ở Việt Nam. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả chủ yếu sử dụng phương
pháp thống kê, mô tả để chỉ ra những sự kiện và những phản ứng CSTT của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO đồng thời đưa ra các dự

báo trong điều hành CSTT của Việt Nam. Tuy vậy, nghiên cứu chưa phân tích, đánh
giá các nội dung điều hành CSTT của Việt Nam theo các nội dung điều hành mà chỉ
dừng lại ở việc mơ tả và bình luận các phản ứng chính sách theo giai đoạn. Kết quả
nghiên cứu này có tính thời sự đến năm 2010, với bối cảnh kinh tế hiện nay, một số
kết quả nghiên cứu khơng cịn phù hợp để ứng dụng trong điều hành CSTT.
Trong bài viết “Clarifying Central Bank Responsibilities for Monetary Policy,
Credit Policy, and Financial Stability” của mình, Marvin Goodfriend (2010)
11


[103] xem xét các lý do cho tính độc lập của CSTT, phác thảo các khía cạnh chính
sách tín dụng và đề nghị làm rõ ranh giới trách nhiệm cho mỗi chính sách. Nhưng
trong nghiên cứu “Redefining Central Banking”, Duvvuri Subbarao (2010) [133] lại
đặt ra một loạt vấn đề liên quan đến chức năng của NHTW, cụ thể là: Trước khủng
hoảng, NHTW chỉ chú trọng đến mục tiêu kiềm chế lạm phát nhằm đảm bảo tăng
trưởng, tạo việc làm và ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, sau khủng hoảng, nhiều ý
kiến cho rằng ngoài mục tiêu kiềm chế lạm phát cần phải tăng cường chức năng
điều tiết và giám sát hoạt động ngân hàng, ổn định tài chính và ngăn chặn bong
bóng giá tài sản.
Steven Kamin (2010) [110] trong bài viết “Financial Globalization and
Monetary Policy” đã nghiên cứu về tác động của hội nhập tài chính quốc tế tới
CSTT. Kết quả nghiên cứu của Kamin đã chỉ ra rằng NHTW của các quốc gia theo
đuổi cơ chế tỷ giá thả nổi có khả năng quyết định mức lãi suất ngắn hạn một cách
độc lập và vì thế có ảnh hưởng rộng hơn tới các điều kiện về tài chính cũng như
diễn biến kinh tế vĩ mơ của quốc gia đó. Tuy nhiên, các điều kiện tài chính trong
nước lại dễ bị ảnh hưởng bởi các cú sốc từ bên ngồi, gây khó khăn cho việc đưa ra
các quyết định phù hợp của nhà hoạch định CSTT. Do vậy, những diễn biến trong
hội nhập kinh tế tài chính quốc tế đã có tác động nhất định tới điều hành CSTT.
"Financial globalization and monetary policy", Michael Devereux, Alan
Sutherland (2008) [87] và “Globalization and Monetary Control” của Michael

Woodford (2007) [141] đã nghiên cứu về tác động của hội nhập kinh tế đến CSTT
đã chỉ ra rằng hội nhập có thể làm phức tạp và thậm chí là hạn chế khả năng CSTT
có thể đạt được mục tiêu của mình theo rất nhiều cách.
1.1.2. Nghiên cứu về hiệu quả chính sách tiền tệ
Trong bài viết “On the Effectiveness of Monetary Policy and Fiscal Policy”,
Philip Arestis và Malcolm Sawyer [76] đã chỉ ra rằng trong khn khổ chính sách
kinh tế vĩ mơ có sự thay đổi lớn trong mối tương quan giữa vai trị của CSTT và
chính sách tài khóa trong việc thực hiện mục tiêu của nền kinh tế. CSTT khơng cịn
tập trung vào nỗ lực kiểm soát mức cung tiền như đã làm trong nửa đầu thập niên
1980, mà thay vào đó tập trung vào việc thiết lập lãi suất là cơng cụ chính sách chủ
chốt của CSTT.
Nghiên cứu “Monetary policy spillovers, global commodity prices and
cooperation" của Andrew Filardo, Jacopo Lombardi và Carlos Montoro (2018) [94]
dựa trên mơ hình đa quốc gia DSGE (multi-country DSGE model) để đưa ra những
12


nhân tố tác động làm sai lệch các quyết định CSTT trong việc kiểm sốt giá cả hàng
hóa. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng: (i) hiệu quả điều hành CSTT sẽ tốt hơn nếu có
thể xác định chính xác nguồn gốc của các cú sốc, tức là các cú sốc cung và cú sốc
cầu tác động đến giá cả hàng hóa; (ii) Khi các cú sốc cung và cầu khó xác định, để
hạn chế việc giảm hiệu quả của CSTT cần nhằm vào lạm phát lõi.
Các nghiên cứu trong nước những năm gần đây về nội dung này của CSTT
có: Luận án tiến sĩ “Tác động của CSTT và chính sách an tồn vĩ mơ đến ổn định
tài chính: Nghiên cứu tại các nước có nền kinh tế mới nổi và dẫn dắt tăng trưởng
kinh tế thế giới” của tác giả Nguyễn Trần Xuân Linh (2021) [22], luận án tiến sĩ
“Tác động của CSTT và chính sách an tồn vĩ mô đến ổn định ngân hàng tại Việt
Nam” của Nguyễn Thị Như Quỳnh (2020) [56] và luận án tiến sĩ “Tác động của
CSTT đến rủi ro mất khả năng thanh toán của các ngân hàng thương mại Việt
Nam” của Mai Thị Phương Thúy (2019) [65].

Trong các nghiên cứu trên, cả ba tác giả đều sử dụng kết hợp phương pháp
nghiên cứu định tính kết hợp với định lượng để nghiên cứu tác động của CSTT đến
việc ổn định tài chính của quốc gia theo các góc độ khác nhau. Nguyễn Trần Xuân
Linh đã phát hiện lãi suất có tác động ngược chiều đến ổn định tài chính tại các
quốc gia có nền kinh tế mới nổi và dẫn dắt tăng trưởng kinh tế thế giới, trong khi tác
động của dự trữ bắt buộc đến ổn định tài chính là khơng rõ ràng. Nguyễn Thị Như
Quỳnh dựa trên dữ liệu của 22 ngân hàng thương mại của Việt Nam, bằng phương
pháp ước lượng SGMM, kết quả cho thấy khi NHNN tăng cung tiền M2 vào nền
kinh tế (nghĩa là NHNN đang thực hiện CSTT mở rộng) hoặc tăng lãi suất tái chiết
khấu (thực hiện CSTT thắt chặt), đều làm tăng nợ xấu và rủi ro phá sản ngân hàng.
Mai Thị Phương Thúy đóng góp một bằng chứng thực nghiệm quan trọng cho thấy
khi ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực thi CSTT mở rộng sẽ góp phần làm giảm
rủi ro mất khả năng thanh toán của khu vực NHTM. Kết quả nghiên cứu của cả ba
tác giả đều cho thấy CSTT đều có tác động đến việc ổn định các mặt khác nhau
trong hệ thống tài chính quốc gia.
1.1.3. Nghiên cứu về cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ
Khi nghiên cứu về cơ chế truyền dẫn của CSTTT, Phạm Thị Hà An (2020) trong
luận án tiễn sĩ “ Tác động truyền dẫn chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng dưới ảnh hưởng
năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam” [1] và Vũ Mai Chi (2019)
trong luận án tiến sĩ “Điều hành CSTT theo mục tiêu lãi suất ở Việt Nam” [5] cùng cung
cấp các bằng chứng thực nghiệm về tác động của kênh truyền dẫn trong điều
13


hành CSTT ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của Phạm Thị Hà An khẳng định sự tồn
tại tác động truyền dẫn CSTT qua kênh tín dụng tại Việt Nam trong ngắn hạn nhưng
không tồn tại trong dài hạn. Năng lực cạnh tranh ngân hàng có tác động quan trọng
đến việc truyền dẫn CSTT qua kênh tín dụng. Việc truyền dẫn là kém hiệu quả hơn
khi các ngân hàng có năng lực cạnh tranh cao hơn. Nghiên cứu chỉ ra rằng Việt Nam
nên theo dõi chặt chẽ cơ cấu hệ thống ngân hàng khơng chỉ vì lý do ổn định tài

chính, mà cịn cho việc truyền dẫn CSTT đáp ứng những mục tiêu quan trọng của
NHNN trong các năm tới. Trong tương lai cùng với sự phát triển trong năng lực cạnh
tranh của các NHTM, truyền dẫn CSTT qua kênh tín dụng có thể sẽ bị suy yếu,
NHNN cần có những giải pháp hợp lý trong việc ưu tiên sử dụng các kênh thay thế
khác như: kênh lãi suất, kênh tỷ giá,…Nghiên cứu của Vũ Mai Chi cho thấy, mặc dù
trong ngắn hạn, việc truyền tải CSTT qua kênh lãi suất chưa thực sự thuận lợi,
nhưng trong dài hạn có sự tác động hoàn hảo từ lãi suất thị trường mở đến lãi suất
huy động và cho vay của các tổ chức tín dụng, cũng như có mối quan hệ tương quan
ngược chiều giữa lãi suất với tăng trưởng kinh tế và thuận chiều giữa lãi suất với lạm
phát trong ngắn hạn hoặc dài hạn.
Trong bài viết tại kỷ yếu hội thảo quốc tế: “Những thay đổi trong khung
CSTT sau khủng hoảng tài chính tồn cầu”, với nghiên cứu “Hiệu quả của kênh lãi
suất tại Việt Nam và khuyến nghị về mục tiêu lãi suất của chính sách tiền tệ”, Bùi
Quốc Dũng, Nguyễn Đức Trung và Hoàng Việt Phương (2017) [12] xem xét sự
nhạy cảm của nền kinh tế đối với lãi suất hoạt động của NHNN Việt Nam thông qua
mơ hình VAR với 2 giai đoạn (trước và sau năm 2011). Bên cạnh đó, nhóm tác giả
cũng sử dụng mơ hình DSGE để mơ phỏng các phản ứng của các chủ thể kinh tế với
lãi suất khi nền kinh tế có những cú sốc. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, nhóm
tác giả khuyến nghị việc dịch chuyển điều hành CSTT dựa vào lượng (cung tiền)
sang CSTT dựa vào lãi suất trong khuôn khổ mục tiêu lạm phát linh hoạt. Ngồi ra,
khung CSTT được khuyến khích để thực hiện một cách thích hợp về lựa chọn mục
tiêu hoạt động và mục tiêu cuối cùng, và cơ chế truyền dẫn dựa trên mục tiêu lãi
suất.
Với cơng trình “Nghiên cứu thực nghiệm về truyền dẫn chính sách tiền tệ
qua kênh tín dụng tại Việt Nam”, Chu Khánh Lân (2013) [20] chỉ ra đối với một
quốc gia mà tín dụng đóng vai trị quan trọng thì những tác động của CSTT tới nền
kinh tế qua các kênh truyền tải truyền thống phụ thuộc khá nhiều vào hiệu quả
truyền tải của kênh tín dụng. Tại Việt Nam, mức độ khuếch đại của kênh tín dụng
14



trong truyền tải CSTT là khá nhanh và mạnh nên bên cạnh việc hoạch định và thực
thi các chính sách, Chính phủ và ngân hàng Nhà nước (NHNN) cần tập trung vào
nâng cao hiệu quả truyền tải CSTT của kênh này.
Nghiên cứu “Transmission mechanism of monetary policy in central and
Eastern Europe” của Georgy Ganev, Krisztina Molnar và Krzysztof Rybinski [98]
trên 10 nền kinh tế đang chuyển đổi ở Trung và Đông Âu cho thấy tác động CSTT
qua kênh tỷ giá mạnh và ổn định hơn kênh truyền dẫn truyền thống.
Như vậy, với các nghiên cứu về các kênh truyền dẫn CSTT, phần lớn có kết
quả tương đồng, đó là, kênh tín dụng mặc dù có tác động tốt trong ngắn hạn nhưng
trong tương lai, kênh lãi suất sẽ phát huy hiệu quả tốt hơn, thêm vào đó, kênh tỷ giá
sẽ cũng được coi là một trong những kênh truyền dẫn quan trọng của CSTT. Kết
quả này được luận án thừa kế để bổ sung vào cơ sở đề xuất hàm ý chính sách với
Việt Nam.
1.1.4. Nghiên cứu về các cơng cụ của chính sách tiền tệ
Trong bài viết “Các cơng cụ chính sách tiền tệ phi truyền thống: Đánh giá
tổng quan và ứng dụng có thể có tại Việt Nam” tại Kỷ yếu hội thảo quốc tế: “Những
thay đổi trong khung chính sách tiền tệ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu”, Hoàng
Thị Hồng Hạnh và Đào Thị Minh Thanh (2017) [17] đã cung cấp các kiến thức toàn
diện về các công cụ CSTT phi truyền thống. Qua các nghiên cứu và từ kinh nghiệm
quốc tế về việc sử dụng các công cụ này, tác giả đã chỉ ra rằng cơng cụ CSTT phi
truyền thống đã góp phần cải thiện các điều kiện tài chính và kinh tế của các quốc
gia đã áp dụng nó. Các cơng cụ CSTT phi truyền thống cũng là những cơng cụ mà
các NHTW có thể sử dụng để chống lại các khủng hoảng kinh tế. Tuy nhiên, do tác
động và kết quả cuối cùng của chúng vẫn chưa rõ ràng, NHTW nên thực hiện chúng
một cách thận trọng và giám sát chặt chẽ các chỉ số của thị trường để giảm thiểu các
tác động tiêu cực của chúng. Trong bài viết, nhóm tác giả cũng đánh giá khả năng
áp dụng các công cụ CSTT phi truyền thống tại Việt Nam.
Khác với nghiên cứu trên, bài viết “Hiệu lực hoạt động của hoạt động thị
trường mở trong chính sách tiền tệ thực hiện tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”,

Đồn Phương Thảo, Ngơ Thanh Xn và Lê Công Hội (2017) [64]; luận án tiến sĩ
“Đổi mới hoạt động thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”, Đoàn
Phương Thảo (2011) [63] lại nghiên cứu về công cụ nghiệp vụ thị trường mở. Mặc
dù nghiên cứu công cụ nghiệp vụ thị trường mở ở các giai đoạn khác nhau nhưng
15


các tác giả đều chỉ ra sau hơn 15 năm thực hiện, các hoạt động thị trường mở đã
được chứng minh là một công cụ hiệu quả của ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong
việc điều hành CSTT. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra những rào cản đối với
việc thực hiện công cụ này.
1.1.5. Nghiên cứu về khuôn khổ chính sách tiền tệ lạm phát lạm mục tiêu
Những năm gần đây đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về CSTT theo hướng
khuôn khổ lạm phát mục tiêu. Trong nghiên cứu “Targeting inflation in Asia and
the Pacific: lessons from the recent past”. Andrew Filardo và Hans Genberg (2012)
[92] đã chỉ ra sự lựa chọn khuôn khổ CSTT và cách tiếp cận khác nhau của các
NHTW các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương để đạt được mục tiêu
lạm phát của họ. Nghiên cứu cũng khẳng định khu vực này là khu vực điển hình về
việc sử dụng CSTT lạm phát mục tiêu. Nó có thể được coi là hình mẫu để các
NHTW các nước đang thực hiện CSTT lạm phát mục tiêu đối chiếu và đưa ra
những giải pháp tốt hơn để điều hành CSTT.
Nghiên cứu „The Effectiveness of Monetary Policy”, Robert Rasche và Marcela
Williams (2005) [130] xem xét hiệu quả của CSTT trong việc theo đuổi lạm phát mục
tiêu. Các tác giả cho thấy trong số các nước theo đuổi CSTT lấy lạm phát làm mục tiêu
thì tỷ lệ lạm phát ở các nước đó khá thấp và ổn định. Nghiên cứu này cũng đưa ra
những kết luận khá tương đồng với các nghiên cứu khác như “Does Inflation Targeting
Matter?”, Laurence Ball và Niamh Sheridan (2010) [79]; “Does inflation targeting
make a difference?”, Frederic S. Mishkin và Klaus Schmidt-Hebbel (2007) [119] và

“Inflation Targeting and Inflation Behavior: A Successful Story?” Marco Vega và

Winkelried (2005) [137].
Nghiên cứu định lượng “Inflation Targeting and the Crisis: An Empirical
Assessment” của Carvalho Filho (2010) [96] so sánh các quốc gia thực hiện lạm
phát mục tiêu và các quốc gia không thực hiện lạm phát mục tiêu khi đối phó với
cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2008 đã đưa ra kết luận là CSTT của các
quốc gia thực hiện lạm phát mục tiêu trở nên phù hợp hơn khi đối phó với cuộc
khủng hoảng. Các nước thực hiện lạm phát mục tiêu nói chung dường như cũng
tránh được rủi ro thiểu phát tốt hơn các quốc gia khác. Với cơ chế tỷ giá hối đoái
linh hoạt, các nước thực hiện lạm phát mục tiêu cũng chứng kiến sự giảm giá thực
mạnh mà không dẫn đến những rủi ro lớn hơn của thị trường. Theo đó, có bằng
chứng cho thấy các nước thực hiện lạm phát mục tiêu làm tốt hơn về khía cạnh tỷ lệ
thất nghiệp và các quốc gia phát triển thực hiện lạm phát mục tiêu có sản xuất công
16


nghiệp tương đối tốt. Với tỷ lệ tăng trưởng GDP, các nước phát triển thực hiện lạm
phát mục tiêu có tỷ lệ tăng trưởng GDP cao hơn các nước không thực hiện lạm phát
mục tiêu.
Carvalho Filho so sánh các kết quả vĩ mơ cho thấy các nước có thu nhập thấp
thực hiện CSTT lấy lạm phát làm mục tiêu có kết quả kinh tế vĩ mô tốt hơn các
nước thu nhập thấp thực hiện các cơ chế CSTT khác. Một số kết quả được rút ra
như sau: Thứ nhất, tất cả những quốc gia thu nhập thấp thực hiện lạm phát mục tiêu
hay không đều chứng kiến sự giảm đáng kể của tỷ lệ lạm phát, cùng với đó là sự cải
thiện trong tốc độ tăng trưởng, nhưng những quốc gia thực hiện lạm phát mục tiêu
có những cải thiện tốt hơn cả về lạm phát và tăng trưởng. Thứ hai, nhóm nước thu
nhập thấp (có thực hiện CSTT lấy lạm phát làm mục tiêu hay không) đều đạt được
sự giảm đáng kể biến động trong lạm phát và sản lượng, tuy nhiên, những quốc gia
thực hiện lạm phát mục tiêu lại có được kết quả giảm biến động của lạm phát và sản
lượng lớn hơn. Các nước thu nhập cao cũng có được sự giảm lớn hơn trong biến
động lạm phát và tăng trưởng.

Khi nghiên cứu trong bối cảnh nền kinh tế của Việt Nam, các nghiên cứu đã
phân tích các điều kiện để có thể áp dụng cơ chế điều hành CSTT này. Đa số tác giả
đều cho rằng, Việt Nam chưa áp dụng được cơ chế điều hành CSTT lấy lạm phát
làm mục tiêu, tuy nhiên, cần có các bước, có lộ trình để chuẩn bị các điều kiện cho
việc áp dụng khuôn khổ CSTT lạm phát mục tiêu như trong luận án tiến sĩ “Hoàn
thiện các điều kiện để thực hiện chính sách tiền tệ theo khuôn khổ lạm phát mục
tiêu tại Việt Nam”, Nguyễn Thị Hiền (2015) [18], luận án tiến sĩ “Điều hành CSTT
nhằm kiểm sốt lạm phát trong q trình chuyển đổi nền kinh tế ở Việt Nam”, Khuất
Duy Tuấn (2012) [70], “Khuôn khổ chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu và khả
năng áp dụng với Việt Nam”, đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành của Ngân hàng
Nhà nước, Võ Trí Thành và các cộng sự (2015) [62]. Các bài viết về CSTT lạm phát
mục tiêu ở Việt Nam mới chỉ đưa ra được những nét tổng quan, chưa giải thích
được thật thuyết phục là tại sao nên hay không nên áp dụng khuôn khổ điều hành
CSTT lấy lạm phát làm mục tiêu. Hơn nữa, các nghiên cứu chưa đưa ra được các
kịch bản và lộ trình áp dụng khn khổ CSTT lạm phát mục tiêu tại Việt Nam.
Đáng chú ý nhất là cơng trình nghiên cứu “Lạm phát mục tiêu và hàm ý đối
với khn khổ chính sách tiền tệ ở Việt Nam”, Tô Thị Ánh Dương và các cộng sự
(2012) [14]. Nghiên cứu đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về CSTT nói
chung, khn khổ CSTT lạm phát mục tiêu nói riêng, đúc kết kinh nghiệm áp dụng
17


khuôn khổ lạm phát mục tiêu của các nước, đánh giá hiệu quả cơ chế điều hành
CSTT của Việt Nam giai đoạn 2000 - 2010, từ đó đưa ra những phân tích, nhận định
sâu sắc về khả năng Việt Nam áp dụng khuôn khổ lạm phát mục tiêu ở Việt Nam,
đồng thời đưa ra kịch bản, lộ trình và giải pháp áp dụng lạm phát mục tiêu ở Việt
Nam trong thời gian tới.
Tiếp nối nghiên cứu trên, tác giả Tô Thị Ánh Dương (2015) [13] đã có cơng
trình nghiên cứu: “Áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu: Lý luận và thực tiễn”.
Trong nghiên cứu này, tác giả đã đưa ra nhiều điểm mới như: (1) Nêu rõ vai trò,

chức năng của CSTT sau cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu 2007-2009; (2) Chỉ
rõ những khiếm khuyết của khuôn khổ lạm phát mục tiêu truyền thống; (3) Chú
trọng đến yếu tố linh hoạt của khuôn khổ lạm phát mục tiêu; (4) Làm rõ cơ sở lý
luận của lạm phát mục tiêu truyền thống, lạm phát mục tiêu linh hoạt và các phiên
bản của lạm phát mục tiêu linh hoạt; (5) Nghiên cứu kinh nghiệm các nước áp dụng
lạm phát mục tiêu linh hoạt và các phiên bản; và (6) Đề xuất các giải pháp áp dụng
lạm phát mục tiêu linh hoạt cho Việt Nam.
Trong các nghiên cứu của tác giả được đề cập ở trên cũng chỉ ra rằng, trong
thời kỳ nghiên cứu và với các quốc gia trong mẫu, các nước thực hiện mục tiêu lạm
phát có lạm phát trung bình giảm so với những nước thực hiện cơ chế tiền tệ khác.
Dưới cơ chế lạm phát mục tiêu, lạm phát kỳ vọng dài hạn thấp hơn và ổn định hơn
so với cơ chế khác. Điều quan trọng là khơng có bằng chứng cho thấy những nước
thực hiện lạm phát mục tiêu đạt được mục tiêu lạm phát phải đánh đổi với độ ổn
định trong sản lượng thực.
1.2. Các nghiên cứu về điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan và Indonesia
Thái Lan và Indonesia là hai quốc gia chịu hậu quả nặng nề nhất của khủng
hoảng Tài chính - tiền tệ (1997-1998), một trong những nguyên nhân chính được
chỉ ra là do hai quốc này đã áp dụng cơ chế của CSTT khơng phù hợp. Do đó, các
cơng trình nghiên cứu về CSTT của Thái Lan và Indonesia chủ yếu tập trung vào
giai đoạn sau khủng hoảng, khi hai quốc gia có những cải cách trong điều hành
CSTT với ba mảng nội dung chính là: Cơ chế truyền dẫn CSTT; CSTT với việc ổn
định tài chính sau khủng hoảng; và Khuôn khổ CSTT lạm phát mục tiêu. Tuy vậy,
các cơng trình nghiên cứu về CSTT của Thái Lan và Indonesia còn chưa nhiều và
khá cũ. Những nghiên cứu về CSTT của Thái Lan và Indonesia những năm gần đây
rất ít. Đặc biệt, tại Việt Nam chưa có cơng trình nghiên cứu nào nghiên cứu đồng
thời về CSTT của cả hai nước này. Trong các nghiên cứu trong và ngoài nước về
18


CSTT của Thái Lan và Indonesia có thể kể đến một số cơng trình sau.

Charoenseang, Pornkamol Manakit (2006) [84] nghiên cứu kênh dẫn truyền
của CSTT trong giai đoạn áp dụng khn khổ CSTT làm phát mục tiêu ở Thái Lan.
Nhóm tác giả chỉ ra rằng có những biến động giữa tỷ giá mua lại trong 14 ngày và
tỷ giá thị trường tài chính trong dài hạn, ngoại trừ lãi suất cho vay của cơng ty tài
chính. Kênh truyền dẫn qua ngân hàng thương mại cho vay vẫn là một cơ chế dẫn
truyền CSTT phù hợp của Thái Lan. Bên cạnh đó, Piti, DisyatatPiti, Disyatat,
Pinnarat, Vongsinsirikul (2003) [129] cho thấy trong cơ chế truyền dẫn CSTT của
Thái Lan, đầu tư đặc biệt nhạy cảm với các cú sốc tiền tệ và các ngân hàng là đường
dẫn quan trọng để CSTT hoạt động thực tế. Miranda Goeltom (2008) với nghiên
cứu “The transmission mechanisms of monetary policy in Indonesia” [100] chứng
minh rằng: Cơ chế dẫn truyền CSTT qua kênh tỷ giá ở Indonesia rất yếu trước
khủng hoảng nhưng đã trở thành kênh dẫn truyền mạnh nhất sau khủng hoảng.
Nghiên cứu về mối quan hệ giữa CSTT với các vấn đề về ổn định tài chính
có: Cơng trình của Akihiro Kubo (2008) [71] nghiên cứu về tác động kinh tế vĩ mô
của các cú sốc CSTT ở Thái Lan; Don Nakornthab (2009) [125] nghiên cứu về
CSTT của Thái Lan kể từ cuộc khủng hoảng năm 1997; ADB (2010) [77] nghiên
cứu kỷ luật CSTT và hoạt động kinh tế vĩ mơ tại Indonesia và nhóm tác giả
Moenjak, Imudom, và Vimolchalao (2004) [120] nghiên cứu sự cân bằng phù hợp
trong điều kiện lạm phát mục tiêu tại Thái Lan.
Các nghiên cứu về CSTT lạm phát mục tiêu của Thái Lan và Indonesia có
thể kể đến: Nghiên cứu về tác động của CSTT lạm phát mục tiêu ở Thái Lan,
Indonesia và một số quốc gia khác đến sự đồng bộ hóa chu kỳ kinh doanh giữa mỗi
quốc gia và thế giới của Inoue Toyoshima và Hamori (2012) [136] ; Nghiên cứu về
hiệu quả và cam kết đối với CSTT lạm phát mục tiêu của Thái Lan và Indonesia của
Siregar và Goo (2010) [131]; và nghiên cứu về việc thực hiện mục tiêu lạm phát ở
Indonesia của Halim Alamsyah, Charles Joseph, Juda Agung và Doddy Zulverdy
(2011) [73].
Các nghiên cứu nước ngoài về CSTT của Thái Lan và Indonesia cho thấy,
chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu có hệ thống về kinh nghiệm điều hành CSTT
của Thái Lan, Indonesia và cũng chưa có nghiên cứu nào rút ra bài học kinh nghiệm

điều hành CSTT của Thái Lan và Indonesia để đề xuất các hàm ý chính sách cho
Việt Nam.trong điều hành CSTT.
Khi nghiên cứu CSTT và hoạt động của NHTW trong bối cảnh hội nhập, để
19


hỗ trợ cho việc đưa các đề xuất giải pháp chính sách, trong luận án tiến sĩ “Hồn
thiện chính sách tiền tệ Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế”, Phan Nữ Thanh
Thủy (2007) [66] khái quát CSTT của Mỹ, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc và rút
ra bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam trong vấn đề hoàn thiện chính sách để hội
nhập trong lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng. Như vậy, luận án có đề cập đến kinh
nghiệm điều hành CSTT của Thái Lan nhưng mới chỉ là trên góc độ nêu ra một số
nguyên nhân từ việc quản lý CSTT yếu kém dẫn đến khủng hoảng tài chính – tiền tệ
năm 1997 – 1998.
Cũng giống như Phan Nữ Thanh Thủy, trong luận án tiến sĩ "Nghiên cứu
cơng cụ điều hành chính sách tiền tệ trong điều kiện thực thi luật ngân hàng thời kỳ
hội nhập", Lê Văn Hải (2013) [15] nêu kinh nghiệm sử dụng các công cụ điều hành
CSTT của một số nước phát triển và đang phát triển như Thụy Điển, Phần Lan,
Đức, Pháp, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản, Thái Lan, Philippines…
để rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Việc nghiên cứu kinh nghiệm
của các nước được tác giả chọn lọc theo từng công cụ và không nghiên cứu toàn bộ
kinh nghiệm điều hành CSTT của nước nào. Vì vậy, việc nghiên cứu về kinh
nghiệm điều hành CSTT của Thái Lan và Indonesia để rút ra hàm ý chính sách vẫn
là một đề tài có ý nghĩa với Việt Nam trong việc điều hành CSTT.
Luận án tiến sĩ “Hồn thiện chính sách tỷ giá ở Việt Nam giai đoạn 2010 –
2020”, Hồng Thị Lan Hương (2013) [19] khơng nghiên cứu kinh nghiệm điều
hành CSTT của Thái Lan và Indonesia mà chỉ so sánh chính sách tỷ giá của Việt
Nam với chính sách tỷ giá của hai nước này.
Lê Quốc Lý (2013) [23] trong nghiên cứu “Chính sách tiền tệ - lý thuyết và
thực tiễn” khái quát cơ sở lý luận chung về CSTT và trình bày nội dung CSTT ở

một số quốc gia như Mỹ, Canada, Ôxtrâylia, Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc. Tuy
nhiên, trong nghiên cứu, kinh nghiệm điều hành CSTT của Thái Lan được đề cập
đến ở giai đoạn trước năm 2013 và còn sơ lược, chưa toàn diện.
Trong cuốn sách chuyên khảo “Cải cách hệ thống tài chính – tiền tệ của
Indonesia và bài học kinh nghiệm”, Nguyễn Văn Hà (2015) [16] phân tích, đánh giá
thực trạng và những nội dung chủ yếu của cải cách hệ thống tài chính – tiền tệ ở
Indonesia. Nghiên cứu tập trung vào những kinh nghiệm trong việc tái cơ cấu hệ
thống Ngân hàng và hệ thống tài chính của Indonesia và nêu lên những thành công,
tồn tại và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Mặc dù nghiên cứu về Indonesia
nhưng kinh nghiệm về điều hành CSTT của Indonesia hầu như không được đề cập
20


và không phải là nội dung của nghiên cứu này.
Như vậy, từ kết quả nghiên cứu của các cơng trình được đề cập ở trên cho
thấy, tại Việt Nam, các nghiên cứu về kinh nghiệm điều hành CSTT của Thái Lan và
Indonesia còn sơ lược, đặc biệt chưa được cập nhật các diễn biến của CSTT trong
bối cảnh hiện tại.
1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
1.3.1. Các kết quả luận án kế thừa
Từ việc khái qt các cơng trình nghiên cứu về CSTT nói chung và các
nghiên cứu về CSTT của Thái Lan và Indonesia cho thấy, tính đến thời điểm hiện
nay, có rất nhiều nghiên cứu về CSTT nói chung và nghiên cứu về CSTT của Thái
Lan và Indonesia nói riêng. Một số kết quả nghiên cứu được chỉ ra trong các nghiên
cứu đó được tác giả kế thừa làm cơ sở lý thuyết cho luận án. Dưới đây là một số kết
quả điển hình được đưa ra:
Thứ nhất, các nghiên cứu cho thấy các điều kiện tài chính trong nước dễ bị
ảnh hưởng bởi các cú sốc từ bên ngoài, gây khó khăn cho việc đưa ra các quyết định
phù hợp của nhà hoạch định CSTT và khẳng định ngoài mục tiêu kiềm chế lạm phát
cần phải tăng cường chức năng điều tiết và giám sát hoạt động ngân hàng, ổn định

tài chính.
Thứ hai, CSTT chỉ có hiệu quả trong việc kiềm chế lạm phát, nó có thể tác
động đến sản lượng trong ngắn hạn (từ 9-18 tháng) nhưng không thể tác động đến
sản lượng trong trung và dài hạn. Do đó, CSTT chỉ có tác động đến lạm phát và
khơng có tác động đến sản lượng trong dài hạn.
Thứ ba, CSTT hiện nay khơng cịn tập trung vào nỗ lực kiểm soát mức cung
tiền như đã làm trong nửa đầu thập niên 1980, mà thay vào đó tập trung vào việc
thiết lập lãi suất là cơng cụ chính sách chủ chốt của CSTT. Trong tương lai, truyền
dẫn CSTT qua kênh tín dụng sẽ bị suy yếu và và dần được thay thế bằng các kênh
khác như: kênh lãi suất, kênh tỷ giá,…
Thứ tư, trong các giai đoạn suy thoái kinh tế, các công cụ CSTT phi truyền
thống cũng là những cơng cụ mà các NHTW có thể sử dụng.
Thứ năm, CSTT lạm phát mục tiêu là khuôn khổ CSTT ngày càng được các
quốc gia áp dụng phổ biến, đặc biệt, trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
1.3.2. Khoảng trống nghiên cứu
Bên cạnh sự ủng hộ và kế thừa các quan điểm trên, việc tổng quan nghiên
cứu cho thấy, hiện tại vẫn còn nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn trong hoạt động
21


điều hành CSTT cần được nghiên cứu và giải quyết. Trong đó, các vấn đề là khoảng
trống nghiên cứu của luận án được thể hiện qua các khía cạnh sau:
Về khía cạnh lý luận: Hầu hết các nghiên cứu chỉ đưa ra khái niệm CSTT và
nghiên cứu các nội dung dựa trên khung CSTT mà chưa cho thấy một cách sâu sắc
khái niệm và toàn diện các nội dung về điều hành CSTT. Do vậy, việc nghiên cứu
để làm rõ điều hành CSTT là gì và phát triển đầy đủ, toàn diện các nội dung trong
hoạt động điều hành CSTT là vấn đề được luận án giải quyết. Luận án cũng phân
tích có hệ thống hơn các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả điều hành CSTT - nội
dung mà các nghiên cứu về trước chỉ nghiên cứu riêng lẻ.
Về khía cạnh thực tiễn: Các nghiên cứu cho thấy, CSTT lạm phát mục tiêu

(khuôn khổ CSTT mà Thái Lan và Indonesia đang áp dụng) là khuôn khổ CSTT
ngày càng được các quốc gia áp dụng phổ biến, đặc biệt, trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Một số cơng trình cũng đề cập đến kinh nghiệm điều hành CSTT
của Thái Lan, Indonesia trong nghiên cứu của mình. Tuy nhiên, chưa có cơng trình
nghiên cứu riêng biệt, có hệ thống nào về kinh nghiệm điều hành CSTT của Thái
Lan và Indonesia. Bên cạnh đó, các nghiên cứu đều chưa chỉ ra rằng, trong hoạt
động điều hành CSTT của Thái Lan, Indonesia có những thành tựu, hạn chế gì, và
ngun nhân của điều đó. Các nghiên cứu cũng chưa cung cấp các cơ sở cho thấy
việc nghiên cứu kinh nghiệm điều hành CSTT của Thái Lan, Indonesia để rút ra bài
học kinh nghiệm đối với Việt Nam và điều cần thiết và phù hợp. Đây chính là
khoảng trống nghiên cứu mà đè tài luận án hướng đến.
Kết quả các cơng trình nghiên cứu đã đưa ra được một số giải pháp và kiến
nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động điều hành CSTT của Việt Nam. Tuy nhiên,
một số kết quả nghiên cứu và hàm ý chính sách trong các giai đoạn trước khơng cịn
phù hợp bởi kinh tế Việt Nam và thế giới có nhiều biến động và cơ chế điều hành
CSTT của Việt Nam vẫn chưa rõ ràng. Vì vậy, để lấp khoảng trống, luận án nghiên
cứu và đề xuất các hàm ý chính sách có tính khả thi, phù hợp với Việt Nam trong
bối cảnh mới nhằm khắc phục các hạn chế và nâng cao hiệu quả điều hành CSTT
của Việt Nam trong thời gian tới.
Như vậy, luận án “Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan,
Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam” mà tác giả nghiên cứu mặc dù có
sự kế thừa, có chọn lọc về cơ sở lý luận của những đề tài đã nghiên cứu trước đây
nhưng không bị trùng lặp về đối tượng, nội dung và hướng nghiên cứu của đề tài.
22


×