TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
KHOA BÁO CHÍ – TRUYỀN THƠNG
TIỂU LUẬN HỌC PHẦN:
BÁO CHÍ VÀ THƠNG TIN QUỐC TẾ
ĐỀ TÀI:
QUAN ĐIỂM CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ
THƠNG TIN ĐỐI NGOẠI
Giảng viên hướng dẫn: LÊ THỊ NGỌC THANG HOA
Sinh viên thực hiện: MA VĂN CHUYÊN
Mã sinh viên: 19c6050541
Lớp: Báo chí K2019c Hà Nam
HÀ GIANG, THÁNG 10 NĂM 2021
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt q trình học tập và hồn thành tiểu luận này, em đã
nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các quý thầy cô, các anh
chị trong tập thể lớp. Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc em xin được
bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới Ban chủ nhiệm khoa và các thầy, cô giáo
đã tạo điều kiện cho chúng em được học tập theo đúng chương trình đào
tạo của Nhà trường trong tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức
tạp. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo chủ nhiệm lớp –
cô Lê Thị Ngọc Thanh Hoa đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý
báu cho em trong suốt thời gian học tập vừa qua. Em đã có thêm cho
mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc. Đây
chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang để em có thể vững
bước sau này.
Mặc dù em đã cố gắng nhưng chắc chắn bài tiểu luận khó có thể
tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ cịn chưa chính xác, kính mong
cơ xem xét và góp ý để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
A - MỞ ĐẦU
Cùng với xu thế hội nhập quốc tế ngày càng được mở rộng trong tất
cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhu cầu cung cấp thông tin từ Việt
Nam ra thế giới và đưa thông tin trên thế giới đến với Việt Nam ngày
càng trở nên cấp thiết. Thông tin đối ngoại là hoạt động thơng tin hướng
vào nhiều đối tượng ở nước ngồi cũng như trong nước nhằm tạo sự hiểu
biết về Việt Nam, xây dựng và quảng bá hình ảnh đất nước, tranh thủ sự
ủng hộ của dư luận, đặc biệt là công chúng nước ngoài đối với sự nghiệp
đẩy mạnh CNH, HĐH, hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam XHCN, đồng thời xây dựng góc nhìn của dư luận trong nước
về tình hình thế giới. Cơng tác thơng tin đối ngoại ở nước ta đã có nhiều
nỗ lực đổi mới, sáng tạo phù hợp với tình hình thực tiễn, đóng góp tích
cực và hiệu quả vào việc triển khai đường lối đối ngoại. Các thành tựu
của công tác đối ngoại và thơng tin đối ngoại đã góp phần quan trọng giữ
vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, củng cố mơi trường hịa
bình, ổn định, thu hút các nguồn lực to lớn để phát triển kinh tế - xã hội,
không ngừng nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.
Qua nghiên cứu các nội dung trong bộ đề của cô đưa ra, em xin
mạnh dạn chọn đề tài số 4: “Quan điểm của Đảng và Nhà nước về thông
tin đối ngoại” để làm tiểu luận.
B - NỘI DUNG
1, Khái niệm về thông tin đối ngoại
Công tác thông tin đối ngoại là một bộ phận quan trọng trong công
tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước, đồng thời cũng là một phần không
thể thiếu trong chiến lược thơng tin để phục vụ lợi ích quốc gia, góp
phần quan trọng đối với sự nghiệp phát triển của đất nước.
1
Thông tin đối ngoại ra đời từ rất sớm và cùng với thời gian, công
tác thông tin đối ngoại ngày càng được cải tiến, bổ sung những nội dung
mới, phát triển mạnh mẽ, phục vụ đắc lực cho việc thực hiện chính sách
đối ngoại của các nước, đặc biệt là khi nó trở thành một bộ phận quan
trọng trong lĩnh vực tư tưởng – chính trị của các nước. Cơng tác thông tin
đối ngoại không chỉ dừng lại trong việc truyền và nhận tin tức một cách
thụ động, mà còn bao hàm cả việc phân tích, đánh giá, phát biểu quan
điểm và định hướng xử lý về các thông tin liên quan đến những sự kiện
trong nước và quốc tế nhằm đạt tới những mục đích cụ thể về đường lối
đối nội và đối ngoại của mỗi quốc gia.
Hiểu theo nghĩa rộng, thông tin đối ngoại bao gồm tất cả mọi hoạt
động truyền, nhận, xử lý tin tức và giải thích các thơng tin hướng tới các
quốc gia, người nước ngoài (bao gồm cả người nước ngoài đang sinh
sống và làm việc tại Việt Nam) và người Việt Nam đang sinh sống và làm
việc ở nước ngoài về đất nước, con người Việt Nam, đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta nhằm tạo ra sự hiểu biết và xây
dựng hình ảnh về đất nước, con người Việt Nam.
Dưới góc độ pháp lý, theo Điều 6 Nghị định 72/2015/NĐ-CP ngày
07 tháng 09 năm 2015 của Chính phủ về quản lý hoạt động thông tin đối
ngoại quy định: “Thông tin đối ngoại bao gồm thơng tin chính thức về
Việt Nam, thơng tin quảng bá hình ảnh Việt Nam và thơng tin tình hình
thế giới vào Việt Nam”. Trong đó, thơng tin chính thức về Việt Nam là
thơng tin về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước; thơng tin về tình hình Việt Nam trên các lĩnh vực; thông tin về
lịch sử Việt Nam và các thơng tin khác. Thơng tin quảng bá hình ảnh Việt
Nam là thông tin về đất nước, con người, lịch sử văn hóa của dân tộc Việt
Nam. Thơng tin tình hình thế giới vào Việt Nam là thơng tin về tình hình
2
quốc tế trên các lĩnh vực, về quan hệ giữa Việt nam với các nước và các
thông tin khác nhằm thúc đẩy quan hệ chính trị, xã hội, văn hóa, quốc
phòng – an ninh giữa Việt Nam với các nước, phục vụ phát triển kinh tế
đất nước, thúc đẩy tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam. Ngồi ra,
thơng tin đối ngoại còn bao gồm cả việc cung cấp thơng tin giải thích,
làm rõ, tức là những tư liệu, tài liệu, hồ sơ, lập luận nhằm giải thích, làm
rõ các thông tin sai lệch về việt Nam trên tất cả các lĩnh vực.
2, Phân loại thông tin đối ngoại
Xét về nội dung, thông tin tuyên truyền đối ngoại bao gồm nhiều
lĩnh vực như chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng…
Nhưng tựu chung lại, tuyên truyền đối ngoại tập trung vào một số nội
dung chính sau:
- Tuyên truyền đường lối, chính sách, những chủ trương lớn của
Đảng và Nhà nước, đặc biệt trong các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội và
thành tựu mọi mặt của Việt Nam.
- Tuyên truyền chính sách đối ngoại của Việt Nam nhằm cung cấp
thông tin về các hoạt động ngoại giao cho báo chí và cho cơng chúng,
chuẩn bị dư luận, tránh những bất ngờ không cần thiết trong phản ứng
của dư luận, vận động dư luận ủng hộ quan điểm, chính sách của ta, đồng
thời phản đối, đấu tranh dư luận, chống lại những luận điệu sai trái thù
địch, phản bác những thông tin xuyên tạc, sai lệch về tình hình Việt Nam
nhất là về tình hình dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, biên giới lãnh thổ;
ngăn chặn việc truyền bá vào Việt Nam những quan điểm, tư tưởng, lối
sống, văn hóa phản động, đồi trụy, kích động bạo lực.
- Tuyên truyền về đất nước, con người, lịch sử, văn hóa Việt Nam.
Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn
hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đã đề ra nhiệm vụ cho
3
cơng tác thơng tin văn hóa đối ngoại: "Làm tốt việc giới thiệu văn hóa,
đất nước và con người Việt Nam với thế giới, tiếp thu có chọn lọc các giá
trị nhân văn, khoa học, tiến bộ của nước ngoài. Phổ biến những kinh
nghiệm tốt trong xây dựng và phát triển văn hóa của các nước. Ngăn ngừa
sự xâm nhập các sản phẩm văn hóa phản động, đồi trụy. Giúp đỡ cộng
đồng người Việt Nam ở nước ngoài hiểu biết tình hình nước nhà, thu
nhận thơng tin và sản phẩm văn hóa từ trong nước ra, nêu cao lịng u
nước, tự tơn dân tộc, giữ gìn truyền thống, bản sắc dân tộc, phát huy trí
tuệ, tài năng sáng tạo, đóng góp vào cơng cuộc xây dựng đất nước".
Thơng tin tun truyền đối ngoại với nội dung văn hóa là cầu nối giữa các
dân tộc nhằm tạo ra một hình ảnh đẹp và những đánh giá thuận lợi về đất
nước ta trong các tầng lớp nhân dân ở các nước.
- Thông tin tuyên truyền quốc tế ở trong nước. Ngày nay do có
những tiến bộ về cơng nghệ thơng tin và nhu cầu về thông tin của nhân
dân ngày càng phong phú và đa dạng, thông tin quốc tế không thể thiếu
được. Một mặt, người dân không muốn thụ động đối với chính sách đối
ngoại mà Chính phủ nước họ đề ra. Mặt khác, người dân khơng chỉ muốn
biết những gì diễn ra trong nước, mà cịn muốn được thơng tin về quốc tế.
Nội dung của thông tin quốc tế trong nước bao gồm:
+ Tuyên truyền đường lối quốc tế của Đảng và Nhà nước.
+ Nói rõ và giải thích quan điểm của Việt Nam về những vấn đề
quốc tế mà nhân dân ta đặc biệt quan tâm.
+ Cung cấp thông tin theo quan điểm của nước mình về tình hình
quốc tế.
+ Đánh giá xu thế phát triển của tình hình thế giới.
+ Cung cấp thông tin về các nước trên thế giới, về các vấn đề mà
thế giới cùng quan tâm giải quyết.
4
Tuyên truyền thông tin quốc tế trong nước nhằm:
+ Đáp ứng nhu cầu thông tin quốc tế về mọi mặt của nhân dân.
+ Phổ biến quan điểm chính thống của ta về các vấn đề quốc tế, như
vậy có thể tránh được những lệch lạc trong quan điểm và nhận thức có thể
xuất hiện trong một số người.
+ Củng cố tình hữu nghị và hợp tác của nhân dân ta với nhân dân
các nước trên thế giới.
3, Quan điểm của Đảng và Nhà nước về thông tin đối ngoại
Công tác thông tin đối ngoại là một bộ phận rất quan trọng trong
công tác tuyên truyền, công tác tư tưởng của Đảng và là nhiệm vụ thường
xuyên, lâu dài. Thực hiện công tác thông tin đối ngoại là nhiệm vụ tất cả
hệ thống chính trị, trước hết là của các cơ quan chuyên trách thông tin đối
ngoại, các cơ quan báo chí, dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là Bộ
Chính trị, Ban Bí thư, sự quản lý của Nhà nước. Phát huy tinh thần chủ
động, sáng tạo, huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong hoạt
động thông tin đối ngoại. Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài vừa là
đối tượng vừa là nguồn lực của công tác thông tin đổi ngoại. Gắn kết chặt
chẽ giữa thông tin đối ngoại và thông tin đối nội, giữa đối ngoại của
Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân trong hoạt động thông
tin đối ngoại. Bám sát, phục vụ triển khai các chính sách phát triển kinh
tế - xã hội và đối ngoại của đất nước, bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc,
bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ.
Đổi mới mạnh mẽ nội dung và hình thức thơng tin, đa dạng hóa
phương thức thực hiện hoạt động thơng tin đối ngoại, thực hiện tốt
phương châm “chính xác, kịp thời, sinh động, phù hợp từng đối tượng”.
Huy động mọi khả năng, mọi phương tiện, mọi hình thức cả ở trong nước
và nước ngồi để tham gia cơng tác thông tin đối ngoại.
5
Tăng cường đầu tư, nhưng có trọng tâm, trọng điểm về nguồn nhân
lực và tài chính cho cơng tác thơng tin đối ngoại. Hiện đại hóa phương
tiện, chú trọng áp dụng những thành tựu mới nhất của công nghệ thông
tin để mở rộng địa bàn, đối tượng, đi đôi với phát huy các phương thức,
biện pháp truyền thống, nâng cao chất lượng, hiệu quả thông tin đối
ngoại.
Đổi mới, nâng cao hiệu quả tuyên truyền các sự kiện đối ngoại quan
trọng của đất nước. Trong đó, chú trọng tuyên truyền những thành tựu
của Việt Nam trong hội nhập quốc tế; những sáng kiến, đóng góp của Việt
Nam trên các diễn đàn đa phương; các hoạt động đối ngoại cấp cao của
Việt Nam như các chuyến thăm cấp cao song phương, tham dự các Hội
nghị đa phương của Lãnh đạo cấp cao; thành tựu đạt được với vai trị Ủy
viên khơng thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 20202021; vai trị và các đóng góp của Việt Nam đối với ASEAN và Liên Hợp
quốc nói riêng và trong các vấn đề khu vực cũng như quốc tế nói chung.
Tiếp tục theo dõi sát sao diễn biến tình hình quốc tế, trong nước,
tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo chiến lược, tham mưu kịp thời
trong chỉ đạo định hướng tuyên truyền. Trên cơ sở đó, chủ động đấu tranh
phản bác các quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù
địch về công tác đối ngoại, thông tin đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta,
nhất là trong các vấn đề bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, quan hệ với các đối
tác lớn.
Phát huy tính chủ động, đổi mới, sáng tạo, đa dạng hóa các phương
thức tuyên truyền, đặc biệt là phương thức truyền thông mới trên nền tảng
Internet, mạng xã hội, không gian mạng. Tăng cường thơng tin bằng tiếng
nước ngồi và hợp tác với các cơ quan đại diện ngoại giao, văn hóa,
thơng tin, báo chí Việt Nam ở nước ngồi. Tiếp tục đẩy mạnh vận động và
6
tranh thủ lực lượng phóng viên nước ngồi thường trú tại Việt Nam cũng
như báo chí quốc tế đưa tin về Việt Nam.
4, Chính sách đối ngoại của Việt Nam trong thời gian tới
Nhận thức sâu sắc về tình hình thế giới, khu vực, căn cứ vào thế và
lực của đất nước sau 35 năm đổi mới. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã
khẳng định những điểm nổi bật về phương hướng đối ngoại, đó là:
- Tiếp tục phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại trong việc tạo
lập và giữ vững mơi trường hồ bình, ổn định, huy động các nguồn lực
bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao vị thế và uy tín của đất nước”.
- Đối ngoại phải “Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia – dân tộc, trên
cơ sở các nguyên tắc cơ bản Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp
quốc tế, bình đẳng và cùng có lợi”. Lợi ích quốc gia - dân tộc đã, đang và
sẽ tiếp tục là kim chỉ nam, tiêu chí cao nhất trong triển khai hoạt động đối
ngoại.
- “Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, giải quyết tốt mối quan hệ
giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; hội nhập quốc tế tồn diện, sâu
rộng, linh hoạt, hiệu quả, vì lợi ích quốc gia – dân tộc, bảo đảm độc lập,
tự chủ, chủ quyền quốc gia”.
- Tư duy về đối ngoại song phương và đa phương có những bước
phát triển mới. Về song phương, chúng ta cần tiếp tục đưa các mối quan
hệ đối ngoại song phương đi vào chiều sâu, đồng thời cần “tạo thế đan
xen lợi ích” và “tăng độ tin cậy”. Đối ngoại đa phương cần “chủ động
tham gia, tích cực đóng góp, nâng cao vai trị của Việt Nam trong xây
dựng, định hình các thể chế đa phương và trật tự chính trị - kinh tế quốc
tế”, và “trong những vấn đề, các cơ chế quan trọng, có tầm chiến lược đối
với lợi ích Việt Nam, phù hợp với khả năng và điều kiện cụ thể”.
7
- Đối ngoại được giao trọng trách tham gia cùng quốc phịng, an
ninh và cả hệ thống chính trị vào việc bảo đảm mơi trường hịa bình, ổn
định của đất nước, giữ nước từ sớm, từ xa. Về an ninh quốc gia, văn kiện
nêu rõ “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh, làm thất bại mọi âm mưu, hành
động can thiệp của các thế lực thù địch vào công việc nội bộ, xâm phạm
độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia và ổn
định chính trị đất nước”. Về bảo vệ chủ quyền, biển đảo: “Tiếp tục thúc
đẩy giải quyết các vấn đề trên biển, an ninh, an tồn hàng hải, hàng khơng
trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc và Luật
biển năm 1982. Củng cố đường biên giới hịa bình, an ninh, hợp tác và
phát triển; giải quyết các vấn đề còn tồn tại liên quan đến đường biên giới
trên bộ với các nước láng giềng”. Đối ngoại cũng phải “tăng cường công
tác nghiên cứu, dự báo, tham mưu, chiến lược về đối ngoại, không để bị
động, bất ngờ”.
- “Hỗ trợ để người Việt Nam ở nước ngoài có địa vị pháp lý vững
chắc, phát triển kinh tế và đời sống, hội nhập xã hội nước sở tại. Nâng
cao hiệu quả công tác bảo hộ công dân, quản lý lao động, du học sinh…
Tạo điều kiện để đồng bào giữ gìn tiếng Việt, bản sắc văn hóa dân tộc,
nâng cao lịng tự hào, tự tơn dân tộc. Làm tốt cơng tác thơng tin tình hình
trong nước, giúp đồng bào hướng về Tổ quốc, nhận thức và hành động
phù hợp với lợi ích quốc gia – dân tộc, có chính sách thu hút nguồn lực
của người Việt Nam ở nước ngồi đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
- “Xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại với ba trụ cột là đối
ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân”.
8
- “Nâng cao bản lĩnh, phẩm chất, năng lực, tính chuyên nghiệp, hiện
đại, đổi mới sáng tạo của đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại và hội
nhập quốc tế; chủ động thích ứng trước chuyển biến của tình hình”.
Để phục vụ hiệu quả việc triển khai đường lối đối ngoại Đại hội
XIII, công tác thông tin đối ngoại cũng cần được triển khai tồn diện, chủ
động, tích cực, đổi mới theo hướng hiện đại. Đặc biệt, lực lượng làm
cơng tác thơng tin đối ngoại cần nhanh chóng thích ứng với các xu hướng
truyền thông, thông tin trên thế giới trong bối cảnh cách mạng khoa học
công nghệ lần thứ tư đang có những tác động mạnh mẽ.
C - KẾT LUẬN
Việt Nam đang bước vào thời kỳ mới với thế và lực mới do những
thành tựu và kinh nghiệm 35 năm đổi mới mang lại, với vị thế ngày càng
nâng cao trên trường quốc tế, cơ hội rất lớn và thách thức cũng khơng
nhỏ. Đường lối quan điểm chính sách đối ngoại đổi mới của Đảng qua
các kỳ Đại hội, nhất là Đại hội XIII đã thể hiện sự nhất quán, sáng tạo và
hệ thống với tầm cao mới. Chúng ta tin tưởng rằng, với kinh nghiệm
lãnh đạo cách mạng của Đảng và đặc biệt trong 35 năm đổi mới toàn
diện đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa sẽ phát huy sức mạnh
tổng hợp để đưa sự nghiệp cách mạng nước ta sang một bước ngoặt mới.
Thực hiện đường lối đối ngoại đúng đắn của Đảng, trong thời gian tới
hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế của nước ta sẽ đạt được nhiều
thành tựu to lớn, giữ vững mơi trường hịa bình và phát huy ngoại lực
sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; thực
hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh./.
9