Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Lịch sử đảng cộng sản việt nam 010100162533 lịch sử đảng cộng sản việt nam ( 10DHHH3) 12 23 (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (823.93 KB, 25 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HỒ CHÍ
MINH
KHOA CHÍNH TRỊ - LUẬT
o0o

BÀI TẬP CUỐI KỲ

TÊN ĐỀ TÀI:

NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN BÙNG NỔ CUỘC KHÁNG
CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP GIAI ĐOẠN 1946 - 1950.
PHÂN TÍCH NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN
CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHỦ
TRƯƠNG.

NHĨM: 12

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2021


BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA CHÍNH TRỊ - LUẬT
o0o

TÊN ĐỀ TÀI:

NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN BÙNG NỔ CUỘC KHÁNG
CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP GIAI ĐOẠN 1946 - 1950.
PHÂN TÍCH NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN


CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHỦ
TRƯƠNG.
Nhóm: 12
Trưởng nhóm: Nguyễn Thành Đức Tuấn
Thành viên:
1.
Trần Thị Xuân Tuyết
2.
Nguyễn Thị Thảo Vân
3.
Nguyễn Thị Tường Vi
4.
Lê Quốc Việt
5.
Huỳnh Hà Triệu Vy

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2021


LỜI CAM ĐOAN

Chúng em xin cam đoan đề tài: Nguyên nhân dẫn đến bùng nổ cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp giai đoạn 1946 - 1950. Phân tích nợi dung đường lối
kháng chiến chống thực dân Pháp và kết quả thực hiện chủ trương do nhóm 11
nghiên cứu và thực hiện.
Chúng em đã kiểm tra dữ liệu theo quy định hiện hành.
Kết quả bài làm của đề tài: Nguyên nhân dẫn đến bùng nổ cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp giai đoạn 1946 - 1950. Phân tích nợi dung đường lối kháng
chiến chống thực dân Pháp và kết quả thực hiện chủ trương là trung thực và không
sao chép bất kì bài tập của nhóm khác.

Các tài liệu được sử dụng trong tiểu ḷn có nguồn gớc, x́t xứ rõ ràng.

Sinh viên thực hiện:
Nhóm 12


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được tốt bài tập dự án, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn chân
thành đến:
Ban Giám hiệu trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phớ Hồ Chí Minh
vì đã ln tạo điều kiện cơ sở vật chất với hệ thống thư viện hiện đại, tài nguyên trực
tuyến đa dạng các tài liệu để thuận lợi cho chúng em trong việc tìm kiếm và nghiên cứu
thông tin.
Chúng em xin cảm ơn giảng viên bộ môn Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam Cô Nguyễn Thị Tươi đã giảng dạy tận tình, chi tiết để chúng em có đủ kiến thức và vận
dụng chúng vào bài tập ći kỳ này.
Do chưa có nhiều kinh nghiệm làm đề tài cũng như hạn chế về kiến thức, trong bài
tập chắc chắn nhóm chúng em sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em rất mong
nhận được sự nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ phía thầy, cô để chúng em đúc rút
kinh nghiệm cho bài tập dự án được trở nên hồn thiện hơn.
Lời ći cùng, chúng em xin kính chúc thầy, cơ nhiều sức khỏe và thành công trên
sự nghiệp giảng dạy.
Sinh viên thực hiện
Nhóm 12


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: .................................................................................................................. 1

2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: .............................................................................. 1
2.1. Mục đích nghiên cứu: ................................................................................................................... 1
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: ................................................................................................................... 1
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: ........................................................................................................ 2
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: .............................................................................................................. 2
5. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỀ TÀI: ......................................................................... 2
PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................................................... 3
1. NGUYÊN NHÂN BÙNG NỔ CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP: ............ 3
3. KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP: ....... 7
4. LIÊN HỆ VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN
CHỐNG THỰC DÂN PHÁP: ..................................................................................................... 8
5. RÚT RA Ý NGHĨA VỀ VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI ĐƯỜNG LỐI
KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP: ..................................................................... 13
PHẦN KẾT LUẬN ............................................................................................................................. 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................................. 16
Phụ Lục 2 ............................................................................................................................................ 17
Phụ lục 3. Tiêu chí đánh giá bài tập cuối kỳ .................................................................................... 20


PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Cách mạng Tháng Tám thành công đã mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử nước
ta, chấm dứt 80 năm đô hộ của chủ nghĩa thực dân và hàng nghìn năm áp bức phong
kiến, xây dựng nền văn hóa Việt Nam “ dân tộc, khoa học, phổ thơng” vì mọi mục tiêu,
mục đích chính. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tun ngơn
Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa, có ý nghĩa khá quan trọng. Từ
nay nhân dân ta thực sự làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình, đặc biệt hơn
nữa là thể hiện rõ hơn nữa từ nay nhân dân ta thực sự làm chủ đất nước, làm chủ vận
mệnh của mình bằng một con đường chính nghĩa. Trong năm đầu tiên sau Cách mạng
Tháng Tám thành công, công việc của đất nước dần ổn định và bắt đầu chuyển biến theo

hướng tốt đẹp. Nhưng chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa thực dân không để chúng ta yên,
loại chủ nghĩa này khá quan trọng. Vì vậy hôm nay chúng tôi xin chọn đề tài: Nguyên
nhân bùng nổ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp giai đoạn 1946-1950 có ý nghĩa
khá lớn. Phân tích nội dung đường lới kháng chiến chống thực dân Pháp và kết quả thực
hiện đường lới, từ đó cho thấy một cách khái quát về vai trị lãnh đạo của Đảng.
2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
2.1. Mục đích nghiên cứu:
Liên quan đến đới tượng nghiên cứu mục đích là làm sáng tỏ nguyên nhân dẫn
đến bùng nổ kháng chiến chống thực dân Pháp giai đoạn 1945-1950. Làm rõ nội dung
đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp và kết quả thực hiện chủ trương. Khẳng
định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng. Góp phần tổng kết lịch sử phục vụ sự nghiệp xây
dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc; đồng thời giáo dục niềm tin vào sự lãnh đạo
của Đảng và con đường cách mạng Hồ Chí Minh. Cung cấp nguồn tư liệu chứa đựng
những thông tin chân thực, chống lại những luận điệu xuyên tạc, làm cơ sở cho nhân
dân hiểu rõ hơn hoạt động của Đảng và phong trào cách mạng nhân dân, đồng thời cũng
giới thiệu với bạn bè quốc tế về lịch sử vẻ vang của Đảng ta.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
1


Làm sáng tỏ nguyên nhân dẫn đến bùng nổ kháng chiến chống thực dân Pháp giai
đoạn 1945 - 1950 một cách tinh tế. Làm rõ nội dung đường kháng chiến chống thực dân
Pháp và kết quả thực hiện chủ trương, về cơ bản là khá quan trọng. Khẳng định lãnh đạo
đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu bảo đảm mọi lợi ích của cách mạng Việt Nam
một cách tinh tế.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Nguyên nhân dẫn đến bùng nổ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp giai đoạn
1946-1950. Phân tích nội dung đường lới kháng chiến chớng thực dân Pháp và kết quả
thực hiện chủ trương.Từ đó rút ra vai trò và ý nghĩa lãnh đạo đúng đắn của Đảng.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

+ Phạm vi về nội dung: Tiểu luận tập trung nghiên cứu nguyên nhân dẫn đến
bùng nổ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp giai đoạn 1946-1950. Phân tích nội
dung đường lới kháng chiến chớng thực dân Pháp và kết quả thực hiện chủ trương.
+ Về không gian: Trên địa bàn miền Bắc Việt Nam.
+ Về thời gian: Trong cuộc kháng chiến chống Pháp 1946 - 1950.
5. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỀ TÀI:
Trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, Đảng đã xây dựng được một nền
tảng lý luận vững chắc, đúng đắn, sáng tạo về con đường đấu tranh giải phóng dân tộc.
Lý luận về con đường cách mạng giải phóng do Nguyễn Ái Q́c tiếp thu chủ nghĩa
Mác - Lê-nin,vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh một nước thuộc địa và phong kiến như
Việt Nam.Từ đây, cách mạng Việt Nam có đường lới đúng đắn với tư tưởng cớt lõi là
độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, giải phóng dân tộc gắn với giải phóng
giai cấp và giải phóng con người.
Việc nghiên cứu, học tập về nội dung đường lối và lãnh đạo đúng đắn của Đảng
cũng có ý nghĩa to lớn trong việc giáo dục về truyền thống cách mạng, về chủ nghĩa
yêu nước và tinh thần dân tộc chân chính, về lịng tự hào đối với Đảng và đối với dân
tộc Việt Nam. Đồng thời cịn có tác dụng bồi dưỡng ý chí chiến đấu cách mạng, thôi
thúc ở người học ý thức biết noi gương những người đi trước, tiếp tực chiến đấu ngoan
cường, thông minh, sáng tạo để bảo vệ và phát triển những thành quả cách mạng mà
2


Đảng và nhân dân ta đã tốn biết bao xương máu để giành được, xây dựng thành công
chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

PHẦN NỘI DUNG
1. NGUYÊN NHÂN BÙNG NỔ CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC
DÂN PHÁP:
1.1. Nguyên nhân sâu xa:
Sau Chiến tranh Thế giới lần thứ hai, tình hình quốc tế có những thay đổi cơ bản.

Liên Xơ trở thành một cường q́c xã hội chủ nghĩa, có uy tín và ảnh hưởng sâu rộng,
là trụ cột của lực lượng hòa bình và dân chủ trên thế giới, là chỗ dựa của nhân dân các
nước đấu tranh cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Được sự giúp đỡ của Liên Xô,
một loạt nước Đông Âu và miền Bắc Triều Tiên được giải phóng khỏi ách phát xít, tiến
hành các cải cách dân chủ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Phong trào giải phóng dân tộc phát
triển mạnh mẽ làm rung chuyển hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc. Cách mạng
Trung Quốc do Đảng Cộng sản lãnh đạo đã có lực lượng mạnh và những vùng giải
phóng rộng lớn. Cuộc đấu tranh để giành độc lập của nhiều nước thuộc địa và nửa thuộc
địa ngày càng lớn mạnh, có nơi đã giành được một phần quyền làm chủ đất nước. Ở các
nước tư bản chủ nghĩa, phong trào đòi tự do dân chủ, đòi cải thiện đời sống của các tầng
lớp nhân dân cũng phát triển mạnh mẽ. ở một số nước như Pháp và Ý, Đảng Cộng sản
có uy tín lớn, có vị trí quan trọng trong đời sớng chính trị của đất nước. Phe đế quốc suy
yếu đi nhiều. Đức, Ý, Nhật bị đánh bại, Anh, Pháp tuy chiến thắng nhưng kiệt quệ về
kinh tế, suy yếu hơn về chính trị, quân sự. Riêng đế quốc Mỹ lợi dụng chiến tranh đã
vượt lên về kinh tế, chính trị, quân sự và khoa học, kỹ thuật. Dựa vào sức mạnh kinh tế
và độc quyền về vũ khí ngun tử, Mỹ ḿn giành quyền bá chủ thế giới. Mỹ dùng hình
thức viện trợ kinh tế để buộc Anh, Pháp và các nước tư bản khác lệ thuộc vào mình,
xâm nhập vào các nước thuộc địa bằng chủ nghĩa thực dân mới.
Tuy bọn đế quốc mâu thuẫn với nhau sâu sắc nhưng trước sự lớn mạnh của Liên
Xô và phong trào cách mạng thế giới, chúng câu kết với nhau lập mặt trận bao vây Liên
Xô và các nước dân chủ nhân dân, chống phá phong trào cách mạng thế giới.
3


Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới. Sự lớn mạnh của
Liên Xô và phong trào cách mạng thế giới là điều kiện khách quan thuận lợi để nhân
dân ta giữ vững chính quyền và xây dựng chế độ mới. Tuy nhiên, do tính chất triệt để
chớng đế q́c, lại có vị trí đi đầu trong phong trào chống chủ nghĩa thực dân ở một địa
bàn chiến lược ở Đông Nam Á cho nên cách mạng Việt Nam đã trở thành đối tượng
chống phá chủ yếu của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động quốc tế.

Hệ thống xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu đã hình thành. Phong trào
cách mạng giải phóng dân tộc có điều kiện phát triển. Với danh nghĩa quân Đồng minh,
quân đội các nước đế quốc ồ ạt chiếm đóng thuộc địa.
1.2. Nguyên nhân trực tiếp:
Mặc dù đã kí Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946 và Tạm ước ngày 14/9/1946, thực
dân Pháp tìm cách phá hoại, nhằm tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược nước ta một lần
nữa.
Từ cuối tháng 11/1946, tình hình trong Nam ngoài Bắc hết sức căng thẳng. Ở Nam Bộ
và Nam Trung Bộ, thực dân Pháp tập trung quân tiến công các cơ sở cách mạng, vùng
tự do, căn cứ địa của ta.
Ngày 20/11/1946, Pháp cho đổ bộ hàng ngàn quân lính vào Đà Nẵng, đồng thời
nổ súng đánh chiếm Hải Phòng và Lạng Sơn, giáp biên giới Trung Quốc. Tình hình Thủ
đô Hà Nội trở nên căng thẳng. Trong hồi ký của mình, Giáo sư Hồ Đắc Di viết: (những
tháng cuối năm 1946, khơng khí ở Hà Nội nặng nề ngột ngạt như trước một cơn giông
tố). Sau vụ gây hấn ở Hải Phịng, bọn Pháp ln ln giở những trị khiêu khích ở Hà
Nội. Lính mũ đỏ Pháp nghênh ngang trên đường phớ, chúng phóng xe Jeep bừa bãi, chẹt
chết cả người đi đường. Chúng bắn vào đồng bào ta ở phố Yên Ninh, Hàng Bún. Từ khu
Cửa Bắc chúng bắn súng cối ra, làm đổ nhà cửa của nhân dân ở các phố chung quanh.
Nhân dân Thủ đô căm phẫn, chỉ ḿn Hồ Chủ tịch và Chính phủ ra lệnh cho diệt bọn
Pháp ngay. Nhưng Hồ Chủ tịch khuyên đồng bào ta phải bình tĩnh. Nỗi uất ức như than
hồng âm ỉ trong lòng mọi người. Ở các đường phố, anh chị em tự vệ đã đào hào, đắp ụ,
sẵn sàng chiến đấu. Ban đêm trong thành phố những đoàn xe nhà binh Pháp rú cịi lồng
lộn. Đây đó lác đác tiếng súng nổ. Tình hình hết sức căng thẳng… Tại Hà Nội, từ đầu
tháng 12/1946, thực dân Pháp liên tiếp gây ra nhiều cuộc xung đột vũ trang, đốt nhà
4


Thông tin ở phố Tràng Tiền, đánh chiếm cơ quan Bộ Tài chính, gây xung đột đổ máu ở
cầu Long Biên, tàn sát nhiều đồng bào ta ở phố Hàng Bún. Ngày 18/12/1946. Pháp gửi
hai tới hậu thư buộc Chính phủ ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, giao quyền kiểm

soát Thủ đô cho quân đội chúng. Pháp tuyên bố: nếu ta không chấp nhận chỉ thì ngày
20/12/1946, chúng sẽ hành động. Trước tình hình đó, Ban Thường vụ Trung ương Đảng
họp hai ngày 18 và 19/12/1946 tại làng Vạn Phúc (Hà Đông – Hà Nội) đã quyết định
phát động toàn quốc kháng chiến.
2. NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP:
2.1. Hoàn cảnh lịch sử:
Tháng 11/1946, qn Pháp mở cuộc tấn cơng chiếm đóng cả thành phớ Hải Phịng
và thị xã Lạng Sơn, cho qn đổ bộ lên Đà Nẵng và gây nhiều cuộc khiêu khích, tàn sát
đồng bào ta ở Hà Nội, Trung ương Đảng đã chỉ đạo tìm cách liên lạc với phía Pháp để
giải quyết vấn đề bằng biện Pháp đàm phán thương lượng. Ngày 19/2/1946, trước việc
Pháp gửi tối hậu thư địi ta tước vũ khí của tự vệ Hà Nội, kiểm soát an ninh trật tự Thủ
đô, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã họp tại làng Vạn Phúc ( Hà Đơng) dưới sự chủ
trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh để hoạch định chủ trương đới phó.
Lúc 20h ngày 19/12/1946, tất cả các chiến trường trong cả nước đã cùng nhau nổ
súng. Rạng sáng ngày 20/12/1946, lời kêu gọi toàn q́c kháng chiến của Hồ Chí Minh
được phát trên đài tiếng nói Việt Nam. Cuộc kháng chiến chớng thực dân Pháp xâm lược
nhằm bảo vệ quyền độc lập tự do dân tộc.
Bối cảnh lịch sử nước ta thời điểm phát động kháng chiến toàn quốc là một trong
những cơ sở để Đảng ta xác định đường lối cho cuộc kháng chiến
Thuận lợi của nhân dân ta khi bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
xâm lược là ta chiến đấu hết mình để bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc và đánh địch
trên đất nước mình nên có chính nghĩa, có " thiên thời, địa lợi, nhân hịa". Ta cũng đã
có sự chuẩn bị cần thiết về mọi mặt nên về lâu dài, ta sẽ có khả năng đánh thắng quân
xâm lược. Trong khi đó, thực dân Pháp cũng có nhiều khó khăn về chính trị, kinh tế,
quân sự ở trong nước và tại Đông Dương khơng dễ gì có thể khắc phục được ngay.
Khó khăn của ta là tương quan lực lượng quân sự ́u hơn địch. Ta bị bao vây
bớn phía, chưa được nước nào cơng nhận, giúp đỡ. Cịn qn Pháp lại có vũ khí tới tân,
5



đã chiếm đóng được hai nước Campuchia, Lào và một sớ nơi ở Nam Bộ Việt Nam, có
qn đội đứng chân trong các thành thị lớn ở miền Bắc
Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng được thể hiện trong các văn kiện:
Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” của ban Thường vụ Trung ương Đảng (12/12/1946), lời
kêu gọi kháng chiến của Hồ Chí Minh (12/12/1946) và tác phẩm kháng chiến nhất định
thắng lợi của Tổng Bí thư Trường Chinh (9/1947)
2.2. Mục tiêu của c̣c kháng chiến:
Mục đích cuộc kháng chiến: Kế thừa và phát triển sự nghiệp Cách mạng Tháng
Tám, "Đánh phản động thực dân Pháp xâm lược, giành thống nhất và độc lập".
Cuộc kháng chiến của dân tộc là một cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân,
chiến tranh chính nghĩa. Nó có tính chất toàn dân, toàn diện và lâu dài. Cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp xâm lược là cuộc chiến tranh tiến bộ vì tự do, độc lập, dân
chủ, và hoà bình. Đó là cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc và dân chủ mới
Liên hiệp với dân tộc Pháp, chống phản động thực dân Pháp, đoàn kết với Miên,
Lào và các dân tộc yêu chuộng tự do, hoà bình, đoàn kết toàn dân kháng chiến và phải
tự cấp tự túc về mọi mặt.
Đoàn kết toàn dân thực hiện quân chính, dân trí, động viên nhân lực, vật lực, tài
lực, thực hiện toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến, trường kì kháng chiến, giành
quyền độc lập, bảo toàn lãnh thổ, thống nhất 3 miền Bắc, Trung, Nam.
Tiến hành cuộc đấu tranh nhân dân thực hiện: kháng chiến toàn dân, toàn diện,
lâu dài, dựa vào sức mình là chính:
+ Kháng chiến tồn dân: X́t phát từ truyền thống chống ngoại xâm của cả dân
tộc ta, từ tư tưởng “chiến tranh nhân dân” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, có lực lượng toàn
dân tham gia mới thực hiện được kháng chiến toàn diện và tự lực cánh sinh
+ Kháng chiến toàn diện: Do địch đánh ta toàn diện nên ta phải chống lại chúng
toàn diện. Cuộc kháng chiến của ta bao gồm cuộc đấu tranh trên tất cả các mặt quân sự,
chính trị, kinh tế, nhằm tạo ra sức mạnh. Đồng thời ta vừa “kháng chiến” vừa “kiến
quốc”.
+ Kháng chiến trường kỳ: So sánh ban đầu giữa ta và địch chênh lệch, địch mạnh
6



hơn ta về rất nhiều mặt, ta chỉ hơn về địch về tinh thần và chính nghĩa. Vì vậy phải có
thời gian để chuyển hoá lực lượng làm cho địch yếu dần, phát triển lực lượng của ta va
tiến lên đánh bại kẻ thù.
+ Kháng chiến dựa vào sức mình là chính: Mặc dù ta rất coi trọng những thuận
lợi và sự giúp đỡ của bên ngoài nhưng chưa bao giờ theo đúng phương châm kháng
chiến của ta là tự lực cánh sinh vì bất cứ cuộc kháng chiến nào cũng phải do sự nghiệp
của bản thân quần chúng và sự giúp đỡ bên ngoài chỉ là điều kiện để hỗ trợ thêm vào.

3. KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC
DÂN PHÁP:
Kết quả thực hiện đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp giai đoạn 1946 1950:
+ Về chính trị: Đảng ra hoạt động cơng khai đã có điều kiện kiện toàn tổ chức,
tăng cường sự lãnh đạo đới với cuộc kháng chiến. Bộ máy chính quyền năm cấp được
củng cố. Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam (Liên Việt) được thành lập. Khối đại
đoàn kết toàn dân phát triển lên một bước mới. Chính sách ruộng đất được triển khai,
từng bước thực hiện khẩu hiệu người cày có ruộng.
+ Về qn sự: Đến ći năm 1950, lực lượng chủ lực đã có sáu đại đoàn bộ binh,
một đại đoàn công binh - pháo binh. Thắng lợi các chiến dịch Trung Du. Đường 18, Hà
Nam Ninh, Hoà Bình, Tây Bắc, Thượng Lào...đã tiêu diệt được nhiều sinh lực địch, giải
phóng nhiều vùng đất đai và dân cư, mở rộng vùng giải phóng của Việt Nam và cho
cách mạng Lào.... Chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954 được ghi vào lịch sử dân
tộc ta như một Bạch Đằng một Chi Lăng hay một Đống Đa trong thế kỷ XX và đi vào
lịch sử thế giới như một chiến công hiển hách, báo hiệu sự thắng lợi của nhân dân các
dân tộc bị áp bức, sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân.
+ Về ngoại giao: Với phương châm kết hợp đấu tranh chính trị, quân sự và ngoại
giao, khi biết tin Pháp có ý định đàm phán, thương lượng với ta, ngày 27/12/1953, Ban
Bí thư ra Thơng tư nêu rõ: "lập trường của nhân dân Việt Nam là kiên quyết kháng chiến
đến thắng lợi cuối cùng. Song nhân dân và Chính phủ ta cũng tán thành thương lượng

nhằm mục đích giải quyết hoà bình vấn đề Việt Nam". Ngày 8/5/1954, Hội nghị quốc
7


tế về chấm dứt chiến tranh Đơng Dương chính thức khai mạc ở Giơnevơ (Thuỵ Sĩ).
Ngày 20/7/1954, các văn bản của Hiệp nghị Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại
hoà bình ở Đông Dương được ký kết, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược
của quân dân ta kết thúc thắng lợi.
4. LIÊN HỆ VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI ĐƯỜNG LỐI
KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP:
Đảng Cộng sản Việt Nam - chính đảng của giai cấp công nhân Việt Nam ra đời
trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp. Ngay từ đầu, Đảng
Cộng sản Việt Nam đã sớm đứng ra nhận sứ mệnh lịch sử to lớn mà giai cấp và dân tộc
giao phó: Lãnh đạo các tầng lớp nhân dân Việt Nam đấu tranh chống thực dân, phong
kiến, giành độc lập dân tộc, dân chủ cho nhân dân. Trước sự bế tắc về lý luận cũng như
đường lối của các lực lượng cách mạng Việt Nam trong những năm 20 của thế kỷ XX,
sự thất bại không tránh khỏi của các phong trào chống Pháp do các sĩ phu yêu nước và
các nhà cách mạng có xu hướng tư sản lúc đó, dân tộc ta đã hướng đến con đường cứu
nước mới, khác về chất, con đường mà các thế hệ người Việt Nam yêu nước đã đi. Chính
lúc dân tộc Việt Nam cần một đường lới chính trị đúng đắn, một đội tiên phong dẫn
đường, một bộ tham mưu lãnh đạo thì Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Sự ra đời của
Đảng Cộng sản Việt Nam đã đáp ứng kịp thời và đầy đủ những đòi hỏi bức thiết của
lịch sử.
Đảng ta ra đời là sự kết hợp của chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân
và phong trào yêu nước Việt Nam. Từ khi xuất hiện trên vũ đài chính trị, Đảng Cộng
sản Việt Nam đã tỏ rõ là một đảng cách mạng chân chính nhất, có sức hội tụ lớn nhất
mọi sức mạnh của dân tộc, của giai cấp, sớm trở thành đội tiên phong của giai cấp và
của dân tộc trong cuộc đấu tranh chớng đế q́c, phong kiến. Có thể nói, sứ mệnh lịch
sử của Đảng Cộng sản Việt Nam là do thời đại, do giai cấp và dân tộc quy định.
Đảng Cộng sản Việt Nam có vai trị lãnh đạo nhân dân Việt Nam cùng một lúc

vừa làm tư sản cách mạng, vừa làm dân tộc cách mạng và làm giai cấp cách mạng. Đây
là đặc điểm lớn nhất của cách mạng vô sản ở Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam
lãnh đạo và cũng là một đặc điểm của sứ mệnh lịch sử của Đảng đối với giai cấp và dân
8


tộc Việt Nam.
Cơ sở của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng:
Sau cách mạng tháng Tám 1945. mặc dù phải đới mặt với rất nhiều khó khăn
trong đới nội nhưng Đảng và Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hịa vẫn ln ln
chú trọng đến cơng tác giải quyết những vấn đề đối ngoại. Đặt chủ trương giải quyết các
vấn đề đối nội và đối ngoại một cách song song. Trong đường lối đối ngoại của mình,
Đảng xác định rõ:
Trong các kẻ thù của Việt Nam lúc bấy giờ thi Pháp chính là kẻ thù nguy hiểm
nhất đe dọa trực tiếp, hằng ngày, hằng giờ đến nền độc lập vừa mới giành được của Việt
Nam.
Xét về mặt vị thế, Pháp là một Đế quốc với tiềm lực kinh tế. chính trị và quân sự
hùng mạnh, là một tên Đế q́c giả và đã có vị thế nhất định trên thế giới. Trong khi lúc
này, Việt Nam vừa mới đành được nền độc lập. trải qua hảng ngàn năm đấu tranh. lại là
một dân tộc nhỏ bé với nền kinh tế nông nghiệp lúa nước lạc hậu. Việt Nam thực sự cịn
rất non trẻ. Có thể nói so với Pháp, Việt Nam đứng ở thế yếu. Tuy nhiên. sức mạnh tiềm
tàng và cũng là thế mạnh của Việt Nam mà Pháp hay bất cứ thế lực nào khác cũng khơng
thể tác động đó là sức mạnh của tỉnh thần đoàn kết. Sức mạnh của niềm tự tôn dân tộc.
sức mạnh của truyền thống yêu nước hàng ngàn năm lịch sử, sức mạnh của ý thức tự
giải phóng đất nước, giải phóng con người.
Hơn nữa, lúc này, khi mà dư âm thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Tám đang
sục sôi. Ý thức về nền độc lập đân tộc, về giải phóng cá nhân lại càng mạnh mẽ hơn bất
cứ lúc nào trong người dân Việt Nam. Sự lãnh đạo đúng đắn, sáng śt của Đảng, của
Chính phủ, của Chủ tịch Hồ Chí Minh thực sự đã thu phục niềm tin của nhân đân. Đảng,
Chính phủ và nhân đân Việt Nam nhất định bằng mọi giá sẽ phải giữ vững và nhất định

giữ vững nền độc lập dân tộc.
Sau cách mạng tháng Tám, trước vòng vây trùng trùng điệp điệp của chủ nghĩa
Đế quốc và các thể lực phản động, Đảng đã tích cực thực hiện các biện pháp chớng
ngoại xâm và nội phản, bảo vệ chính quyền cách mạng. Với dã tâm xâm lược nước ta
9


một lần nữa, ngay sau khi Nhật đầu hàng đồng minh, chính phủ Đờ Gơn qút định
thành lập một đạo quân viễn chỉnh tiến hành xâm lược Việt Nam. Đêm ngày 22, rạng
sáng ngày 23/9/1945, pháp nổ súng tấn công Trụ sở ủy ban nhân dân Nam Bộ và cơ
quan tự vệ thành phổ, mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam lân thứ hai. Đảng ta đã nêu chủ
trương đánh Pháp đề bảo vệ Nam Bộ, tổ chức lực lượng cả nước chỉ viện cho Nam Bộ.
Ngày 25/11/1945, Bạn chấp hành Trung ương Đảng ra chỉ thị về kháng chiến kiến quốc” vạch ra con đường đi lên cho cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới.
Ở Miền Bắc, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện các biện pháp chống đế quốc và
bọn phản cách mạng. Trong mối quan hệ với quân Tưởng và tay sai, chứng ta chủ trương
tránh mọi xung đột. Với Tưởng ta nhận cụng cấp một phần lương thực, thực phẩm,
phương tiện giao thông, đồng thời đấu tranh hòa bình với chúng. Chúng ta thực hiện
nhân nhượng có nguyên tắc với chúng, nhường 70 ghế trong q́c hội, trong đó có 1 ghế
phó chủ tịch nước. Đổi lại Hồ Chí Minh vẫn giữ được chức chủ tịch nước, lực lượng
cách mạng vẫn nắm ưu thể trong Chính phủ và Q́c hội. Với bọn phản cách mạng, ta
kiên quyết vạch trần và trừng trị theo pháp luật. Ngày 11/11/1945, Đảng cộng sản Đông
Dương tuyên bố tự giải tán nhưng thực chất là rút vào hoạt động bí mật, tiếp tục lãnh
đạo phong trào cách mạng.
Ngày 28/2/1946, Pháp và Tưởng. Hiệp ước Hoa - Pháp, đặt nước ta trước một
tình hình mới. Lúc này nếu chúng ta cầm súng chớng Pháp có nghĩa là cùng lúc chúng
ta sẽ cùng phải đới phó với cả Pháp, cả Tưởng và qn đồng minh. Đây là điều hoàn
toàn khơng có lợi cho ta. Vì vậy, giải pháp tốt nhất là chúng ta phải nhượng bộ có điều
kiện với Pháp.
Lúc này, Pháp cũng đang muốn đàm phán với Việt Nam đề xúc tiền nhanh chóng
việc đưa quân ra Miền Bắc, loại bỏ Tưởng. Đó chính là cơ sở dẫn đền việc ký kết Hiệp

định Sơ bộ (6/3/1946) giữa Việt Nam và Pháp. Trong hiệp định ta đã nhân nhượng Pháp,
cho Pháp đưa 15000 quân ra Bắc thay Tưởng giải giáp quân đội Nhật, sớ qn này đóng
tại những địa điểm quy định và rút dầ n trong vòng 5 năm. Nhưng mặt khác, Hiệp định
thê hiện sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng ta, nó chính là sự thừa nhận của Chính phủ
Pháp về sự tôn tại của Việt Nam với tư cách một quốc gia dân chủ cũng như thừa nhận
10


địa vị đại điện cho nhân dân Việt Nam của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đập tan âm mưu liên
kết chống Việt Nam của Pháp và Tưởng. Tuy ta đã hết sức nhân nhượng nhưng Pháp
vẫn lấn tới, chúng liên tục vi phạm: vi phạm lệnh ngừng bắn ở Miễn Bắc, cho quân đánh
chiếm trái phép một số vùng ở Bắc Bộ, thành lập chính phủ Nam Kì tự trị hòng tách
Nam Bộ ra khỏi Việt Nam. Các cuộc đàm phán hịa bình giữa Việt Nam và Pháp khơng
thành cơng do dã tâm của Pháp. Trước nguy cơ cuộc chiến tranh Việt - Pháp đang căng
thẳng, Chính phủ ta quyết định nhân nhượng với Pháp thêm một lần nữa, ký với Pháp
bản Tạm ước ngày 14/9/1946, tiếp tục nhân nhượng cho Pháp một số quyên lợi về kinh
tế - văn hóa ở Việt Nam để tạo thời gian hịa hỗn cho ta xây dựng, chuẩn bị lực lượng
bước vào cuộc chiến tranh không thể trãnh khỏi, chuẩn bị cho kháng chiến lâu đài.
Đảng và Chính phủ ta đã tỏ rõ thiện chí hịa bình, cớ gắng làm những việc có thể
để đầy lùi chiến tranh. Trong khi chúng ta đã hết lòng nhân nhượng và chấp hành đúng
những gì đã thỏa thuận, ký kết thì thực đân Pháp lại liên tục bội ước. Chúng xem sự
nhân nhượng của ta 1à hành động hèn nhát đầu hàng, chúng kiêu căng ngạo mạn vẻ sức
mạnh của mình, cho nên càng ngày chúng càng lấn tới. Với dã tâm cướp nước ta một
lần nữa, thực dân Pháp thi hành chính sách việc đã rồi, tăng cường khiêu khích và lấn
chiếm. Ngày 20/11/1946, quân Pháp mở cuộc tấn cơng chiếm đóng thành phổ Hải
Phịng, thị xã Lạng Sơn và đổ bộ lên Đà Nẵng.
Ngày 16/12/1946, những tên trùm thực đân Pháp ở Đông Đương đã họp tại Hải
Phòng bàn triển khai kế hoạch đánh chiếm Hà Nội và khu vực Bắc vĩ tuyến 16. Ngày
17 và 18/12/1946, tại Hà Nội, quân Pháp tàn sát thảm khốc đồng bào ta tại phố Hàng
Bún, Yên Ninh, địi kiểm soát an ninh trật tự ở thủ đơ. Trắng trợn hơn, chúng cịn gửi

tới hậu thư buộc ta phải giao quyền kiểm soát thủ đô cho chúng. Nếu không, chậm nhất
là sáng 20/12/1946, quân Pháp sẽ hành động.
Lịch sử đã đặt dân tộc ta trước một sự lựa chọn mới. Thực tế cho thấy khả năng
hịa hỗn khơng còn. Hành động của thực đân Pháp đã đặt Đảng và Chính phủ ta trước
một tình thế khơng thể nhân nhượng thêm được nữa, vì nhân nhượng sẽ dẫn đến họa
mất nước, nhân dân sẽ trở lại cuộc đời nô lệ. Trong thời điểm lịch sử quyết đoán này,
Hội nghị của Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp tại làng Vạn Phúc - Hà Đông ngày
11


19/12/1946 đã quyết định hạ quyết tâm phát động kháng chiến toàn quốc. Mệnh lệnh
kháng chiến được phát đi. Vào lúc 20h ngày 19/12/1946, tất cả các chiến trường trong
cả nước đồ ng loạt nỗ súng. Rạng sáng ngày 20/12/1946, "Lời kêu gọi toàn quốc kháng
chiến" của chủ tịch Hồ Chí Minh được phát đi trên đài tiếng nói Việt Nam.
“Hỡi đồng bào tồn quốc!
Chúng ta muốn hịa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân
nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa!
Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất
định không chịu làm nô lệ.
Hỡi đồng bào!
Chúng ta phải đứng lên!”
Lúc này. nhân đân Việt Nam bước vào cuộc đấu tranh chớng Pháp với vai trị bảo
vệ Tổ q́c, tính chất của cuộc chiến tranh là cuộc chiến tranh chính nghĩa, chiến tranh
nhân dân bảo vệ hịa bình. chớng lại kẻ thù xâm lược, nhân dân ta có thiên thời, địa lợi.
nhân hòa. Mặt khác trải qua một quá trình lâu dài thực hiện hịa hỗn với Pháp. giờ đây
ta đã loại bỏ được các kẻ thù, chỉ còn lại kẻ thù duy nhất là Pháp. các công tác đối nội
cũng đã được giải quyết về cơ bản. các điều kiện cần thiết chuẩn bị cho chiến tranh đã
sẵn sàng, Đảng và nhân dân có đủ niềm tin để chiến đấu và chiến thắng. Trong khi đó,
lúc này Pháp vấp phải khơng ít khó khăn về kinh tế, chính trị, qn sự ở trong nước và
tại Đơng Dương. Những khó khăn này không dễ gì chúng khắc phục được ngay trong

ngày một, ngày hai.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi cơ bản đó, chúng ta cũng vấp phải một sớ
khó khăn nhất định. Lực lượng của ta so với Pháp cịn ́u, vũ khí trang bị lạc hậu hơn.
Ta bị cơ lập, bao vây bớn phía, chưa được cơng nhận địa vị trên trường q́c tế.
Trong khi Pháp lại có vũ khí tới tân và đã chiếm đóng được Lào, Campuchia và
một sớ nơi ở Nam Bộ Việt Nam, có quân đội đứng chân trong các thành thị lớn ở Miền
Bắc.

12


Những đặc điềm của sự khởi đầu và những thuận lợi, khó khăn đó chính là cơ sở
đề Đảng xác định đường lối cho cuộc kháng chiến.
5. RÚT RA Ý NGHĨA VỀ VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI
ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP:
Thực tiễn phong phú, sinh động của cách mạng Việt Nam trong hơn 9 thập kỷ
qua, kể từ ngày thành lập Đảng, đã chứng tỏ sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của
Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng, lập nên nhiều kỳ tích
trên đất nước Việt Nam. Một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công:
+ Về quan điểm, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Về hình thức,
Đảng chủ trương động viên, tổ chức và đoàn kết lực lượng của toàn dân trong Mặt trận
dân tộc thống nhất nhằm khơi dậy mạnh mẽ tinh thần dân tộc, yêu nước để thực hiện
mục tiêu độc lập dân tộc.
+ Về phương pháp cách mạng, Ðảng đặt nhiệm vụ khởi nghĩa vũ trang để giành
độc lập, giành chính quyền là nhiệm vụ trung tâm. Trên cơ sở phân tích tình hình trong
nước và thế giới, Đảng ta đã dự báo chính xác thời cơ khởi nghĩa.
Nhờ đó, trong 30 năm liên tục, từ 1945 - 1975, Đảng tổ chức, lãnh đạo hai cuộc
kháng chiến trường kỳ giành những thắng lợi to lớn, viết tiếp “ những trang chói lọi
nhất của lịch sử dân tộc,” làm nên những “sự kiện có tầm quốc tế và có tính chất thời
đại sâu sắc.”

Bằng đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là
chính, đồng thời thời tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của bạn bè quốc tế, Đảng đã lãnh
đạo nhân dân ta đánh bại các kế hoạch chiến tranh của thực dân Pháp, mà đỉnh cao là
chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
Thắng lợi của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và việc ký kết Hiệp định Giơnevơ
năm 1954 đã chấm dứt sự thống trị của thực dân Pháp ở nước ta, giải phóng hồn tồn
miền Bắc, đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, làm hậu phương vững chắc cho cuộc
đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Với đường lối lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt và tinh thần đấu tranh anh dũng kiên
cường, bất khuất, bất chấp mọi gian khổ hy sinh của nhân dân ta, cùng với sự giúp đỡ
to lớn của các nước xã hội chủ nghĩa và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới,
13


Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh tàn bạo của
đế quốc Mỹ, giành nhiều thắng lợi vẻ vang, mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch
sử, kết thúc 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, giải phóng hoàn toàn miền Nam,
thống nhất Tổ quốc. Đây là một trong những trang chói lọi nhất của lịch sử dân tộc, là
một sự kiện có tầm q́c tế và có tính thời đại sâu sắc. Song song với cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước, Đảng đã lãnh đạo nhân dân miền Bắc khắc phục hậu quả chiến
tranh, khôi phục kinh tế-xã hội, tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa và có tính thời đại sâu
sắc.
Sau 21 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Bắc đã giành được những thành tựu
quan trọng, chuẩn bị cơ sở vật chất, kỹ thuật ban đầu cho chủ nghĩa xã hội; tạo những
cơ sở vật chất và những kinh nghiệm quý báu trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam sau này. Có thể thấy, “ trong cuộc trường chinh để giành độc lập, tự do
cho dân tộc, ở đâu và lúc nào cũng có Đảng”.
6. VẬN DỤNG ĐỂ GIẢI THÍCH: CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG TRONG
CUỘC ĐẤU TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC:
Đường lối kháng chiến của Đảng với những nội dung cơ bản như trên là đúng

đắn và sáng tạo. Vừa kế thừa được kinh nghiệm của tổ tiên, đúng với nguyên lý về
chiến tranh cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin, vừa phù hợp với thực tế đất nước
lúc bấy giờ. Đường lối kháng chiến chống Pháp trở thành ngọn cờ dẫn đường chỉ lối,
động viên toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta tiến lên. Là nhân tố quan trọng hàng đầu
quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp.
Thực hiện đường lối của Đảng, nhân dân Việt Nam đã đánh bại cuộc hàng quân
lớn của địch lên Việt Bắc, chiến thắng trong chiến trường Bắc bộ, đẩy Pháp vào thế sa
lầy. Pháp phải ngày càng phụ thuộc vào viện trợ của Mỹ. Tháng 5/1954, Việt
Nam đã giành thắng lợi trong chiến dịch Điện Biên Phủ, đập tan ý chí xâm lược của
Pháp, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp lần thứ 2.

14


PHẦN KẾT LUẬN
Đường lối cách mạng là yếu tố quan trọng của thắng lợi cách mạng. Nó có cơ sở
để dẫn dắt cách mạng đến thành công. Một đường lối cách mạng đúng đắn kết hợp với
việc thực hiện để dẫn tới cách mạng thành công. Ngược lại, đường lối cách mạng chưa
xác định chính xác vấn dề cách mạng thì dẫn tới cách mạng không đạt kết quả mong
đợi. Có thể nói, ở đường lới kháng chiến chớng Pháp, Đảng ta kết tinh trí tuệ người, thể
lực lãnh đạo vững vàng, góp phần khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam hoàn toàn xứng
đáng với vai trò lãnh đạo dân tộc Việt Nam.

15


TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Võ Thị Nhung Bài tiểu luận đường lối cách mạng ĐCS việt nam
(21/12/21), từ />[2]. PGS, NGND.Lê Mậu Hãn-PGS,TS. Trình Mưu (4/8/2021). Giáo trình Lịch

sử Đảng cộng sản Việt Nam (Dùng trong các trường đại học, cao đẳng), từ
/>[3] TS. NGUYỄN BÌNH Thành tưu lý luận và thực tiễn trong 90 năm lãnh đạo
ĐCS Việt Nam (18/12/21) từ />[4].Sơ thảo Lược sử Công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam .Tiểu luận
đường lối kháng chiến chống Pháp 1946 – 1954 ( 16/12/2021), từ
/>[5]. Bài tiểu luận đường lối cách mạng đcs việt nam (20/12/21) từ
/>[6].TS Nguyễn Thị Huyền Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp 46-54
(19/12/21) từ />
16


Phụ Lục 2
CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đợc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM
1. Thời gian, địa điểm, thành phần tham dự.
1.1. Thời gian: 20h 27/12/2021
1.2. Địa điểm: online qua zalo
1.3. Thành phần tham dự:
1.2032208006 - Nguyễn Thành Đức Tuấn
2. 2032203017 - Trần Thị Xuân Tuyết
3. 2004208057 - Nguyễn Thị Thảo Vân
4. 2004208067 - Nguyễn Thị Tường Vi
5. 2032207964 - Lê Quốc Việt
6. 2037200135 - Huỳnh Hà Triệu Vy
2. Nội dung cuộc họp:
2.1. Công việc các thành viên như sau:
NHÓM
ĐÁNH GIÁ
MỨC ĐỘ


STT

MSSV

HỌ VÀ TÊN

ĐÓNG GÓP
TỶ LỆ %

NHÓM

NHIỆM

HOÀN

ĐỀ

VỤ ĐƯỢC

THÀNH

TÀI

PHÂN

CÔNG VIỆC

CÔNG


ĐƯỢC PHÂN
CÔNG

17


Trình bày
bố cục,
hình thức
Nguyễn
1

2032208006

Thành Đức

100%

12

23

Tuấn

và phần

Hoàn thành

mở đầu,


tốt công việc,

kết luận đề

nhiệt tình.

tài.
Mục 3
Hoàn thành

2

2032203017

Trần Thị
Xuân Tuyết

100%

12

23

Mục 4

tốt công việc,
nhiệt tình.
Hoàn thành

3


2004208057

Nguyễn Thị
Thảo Vân

100%

12

23

Mục 5

tốt công việc,
nhiệt tình.
Hoàn thành

4

2004208067

Nguyễn Thị
Tường Vi

100%

12

23


Mục 6

tốt công việc.
Nhiệt tình
Hoàn thành

5

6

2032207964

2037200135

Lê Quốc Việt

Huỳnh Hà
Triệu Vy

100%

12

23

Mục 1

tốt công việc,
nhiệt tình.

Hoàn thành

95%

12

23

Mục 2

2.2. Ý kiến của các thành viên:
Tất cả các thành viên đều đồng ý 100% với ý kiến của nhóm trưởng.
2.3. Kết luận c̣c họp:
Nhóm trưởng phân công công việc cho tất cả các thành viên trong nhóm
và tất cả đều hồn thành tớt, nhiệt tình, và đúng hạn.
18

tớt cơng việc.


Cuộc họp đi đến thống nhất và kết thúc lúc 21 giờ 00 phút ngày 27 tháng
12 năm 2021
Thư kí

Trưởng nhóm

Trần Thị Xuân Tuyết

Nguyễn Thành Đức Tuấn


19


Phụ lục 3. Tiêu chí đánh giá bài tập cuối kỳ
Tiêu chí đánh giá
(trọng số)

Thang điểm

Cấu trúc
(10%)

Nội dung
(80%)

1

Các nội dung thành phần
(40%)
Lập luận
(20%)
Kết luận/kết quả
(20%)

Hình thức trình bày
(10%)

4
2
2

1

Tổng

10

20


×