Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Kỹ năng giao tiếp và làm việc theo nhóm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.16 KB, 15 trang )

Trường Đại Học Mỏ - Địa Chất
Khoa Công nghệ thông tin

Tiểu luận học phần
KỸ NĂNG GIAO TIẾP VÀ LÀM VIỆC THEO NHÓM
(7000002)

Đề bài 3:
Câu 1: Để học tập tốt sinh viên cần phải có kỹ năng lắng nghe. Em
hãy chia sẻ cách thức lắng nghe hiệu quả trong quá trình học tập trên
giảng đường? (5 đ)
Câu 2: Để tham gia cuộc phỏng vấn xin việc hiệu quả, em phải làm
những gì? (5 đ)

Sinh viên thực hiện:
Mã số sinh viên:
Khoa:
Nhóm mơn học:

Nguyễn Văn Đức
1821051039
Công nghệ thông tin
101

Hà Nội – 2021
1


Mục Lục
Lời Nói Đầu..........................................................................................................3
Câu 1.....................................................................................................................5


I. Khái niệm..........................................................................................................5
1. Lắng nghe.......................................................................................................5
2.Mức độ của lắng nghe.....................................................................................6
3.Lợi ích của lắng nghe......................................................................................7
4.Rào cản trong lắng nghe..................................................................................7
II. Cách thức lắng nghe hiệu quả trong quá trình học tập trên......................8
giảng đường..........................................................................................................8
1.Nghe những từ khóa........................................................................................8
2. Chú ý ngơn ngữ cơ thể...................................................................................8
3. Chú ý những phản ứng của riêng bạn............................................................8
4. Tránh đưa ra dự đoán.....................................................................................8
5. Tập trung vào lời nói chứ khơng phải là thầy, cơ giáo...................................8
6. Đừng để bị cuốn vào một chi tiết...................................................................9
Câu 2...................................................................................................................10
I. Những vấn đề chung về phỏng vấn...........................................................10
1.Khái niệm...................................................................................................10
2.Mục đích....................................................................................................10
II.Phân loại phỏng vấn...................................................................................11
II. Cần làm gì để tham gia phỏng vấn hiệu quả..........................................12
III. Kết luận....................................................................................................16

2


Lời Nói Đầu

Ngày nay mọi loại hình cơng việc đều địi hỏi nhân viên phải có kỹ năng giao
tiếp tốt. Đặc biệt trong ngành truyền thông, đây là một kỹ năng rất quan trọng
bên cạnh yếu tố chuyên môn bỏi nó giúp bạn trở thành một nhân viên hồn hảo
và có nhiều cơ hội thăng tiến.

Để có thể giao tiếp hiệu quả trong truyền thơng thì cả hai phía đều cần lắng
nghe và thấu hiểu lẫn nhau. Nghe là một phản xạ tự nhiên của con người nhưng
lắng nghe lại là một kỹ năng. Biết cách lắng nghe sẽ giúp bạn không những nắm
rõ nội dung thông tin của cuộc đối thoại mà cịn thể hiện thái đọ tơn trọng với
người đang nói.
Với các mối quan hệ nơi cơng sở, thất bại trong giao tiếp thường là nguyên
nhân của những bất đồng hoặc hiểu lầm giữa các đối tượng giao tiếp. Theo
nhiều kết quả khảo sát, thất bại trong giao tiếp thường khơng phải do khác biệt
văn hóa hay bất đồng ngơn ngữ. Nhiều người gặp khó khan trong giao tiếp với
cấp trên hoặc cấp dưới của mình, dù rằng họ nói cùng thứ tiếng và có chung một
nền văn hóa. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể giao tiếp hiệu quả nếu cả hai phia
đều biết lắng nghe và hiểu lẫn nhau.
Kỹ năng lắng nghe là kỹ năng quan trọng nhất để thành công trong mọi cuộc
giao tiếp. Như ngạn ngữ Nga từng có câu với đại ý rằng: Con người mất ba
tuổi để học nói, tuy nhiên phải mất cả cuộc đời để học lắng nghe. Tuy nhiên
trong cuộc sống thường ngày, lại rất ít người có khả năng lắng nghe, họ đã vơ
tình thiếu đi một kỹ năng giao tiếp quan trọng và khiến cuộc giao tiếp trở nên
kém hiệu quả.

3


Câu 1: Để học tập tốt sinh viên cần phải có kỹ năng lắng nghe. Em
hãy chia sẻ cách thức lắng nghe hiệu quả trong quá trình học tập trên
giảng đường?
I. Khái niệm
1. Lắng nghe

Để có được cách thức lắng nghe hiệu quả trong quá trình học tập trên giảng
đường, trước hết ta cần phải hiểu được lắng nghe là gì .

Nghe, theo nghĩa đen, là nhận được tiếng bằng tai, là sự cảm nhận được bằng tai
ý người nói. Nói cách khác, nghe là hình thức tiếp nhận thơng tin qua thính giác.
Những gì bạn nghe được từ cuộc sống được gọi là nghe thấy. Nghe thấy là quá
trình sóng âm đập vào màng nhĩ và chuyển lên não.
“Nghe” đơn thuần là một hành động của trí óc, khi ta bỗng nhiên bị “làm phiền”
bởi một tiếng động nào đó trong khơng gian. Đơi khi ta gật đầu, mỉm cười nghe
ai đang nói. Chúng ta nghe những âm thanh xung quanh mà không nhất thiết
phải hiểu chúng.
Nghe là một phản xạ tự nhiên của con người nhưng lắng nghe lại là một kỹ
năng.
Lắng nghe là một quá trình tập trung chú ý để giải mã sóng âm thanh thành
ngữ nghĩa . Quá trình này cần sự tập trung và chú ý rất cao.
Lắng nghe là hình thức tiếp nhận thơng tin thơng qua thính giác có trạng thái
chú ý làm nền, giúp người ta hiểu được nội dung thông tin, từ đó mới có thể dẫn
tới những hoạt động tiếp theo của quá trình giao tiếp.
Lắng nghe là một khả năng của hệ thần kinh, khi lắng nghe thần kinh sẽ nhận
thơng tin xử lý và lưu những gì chúng ta nghe được thành dạng dễ hiểu và dễ sử
dụng.
Lắng nghe là hoạt động tâm lý có hướng đích, có ý thức thể hiện sự tập trung,
chú ý cao độ để nghe được hết, được rõ ràng âm thanh, tiếng động, cảm xúc
trong lời nói của đối tượng giao tiếp.
Lắng nghe là một trong những kỹ năng ứng xử quan trọng trong giao tiếp hàng
ngày.
Lắng nghe là cả một nghệ thuật.
Lắng nghe được chôn giấu kỹ nhất trong bản thân mỗi con người.
4


Tóm lại “lắng nghe” có nghĩa là tập trung đến một âm thanh thơi, các âm thanh
khác thì bỏ ngồi tai. Tâm hồn người nghe phải lắng đọng thì mới nghe tốt.

2.Mức độ của lắng nghe
Trong giao tiếp, tùy vào hồn cảnh cụ thể, người gửi và nhận thơng tin cụ thể, sẽ
có các cấp độ nghe khác nhau, bao gồm
Lờ đi, khơng nghe gì cả
Giả vờ nghe: vì nội dung của lời nói khơng đem lại lợi ích gì cho người nghe,
hoặc trái với mong muốn của người nghe, nên người ta khơng muốn nghe,
nhưng vì sợ hoặc vì phép lịch sự người ta phải giả vờ nghe, nhưng thực sự là
khơng nghe gì cả.
Nghe có chọn lọc: lag chỉ nghe một phần thông tin đối thoại, những lúc thấy
thích, thấy cần thiết thì nghe, những lúc khơng thích thì bỏ khơng nghe, mà tập
trung suy nghĩ về việc khác.
Nghe chăm chú: là tập trung sự chú ý và sức lực vào việc nghe, nhưng vì nghe
thụ động nên vẫn chưa đạt được hiệu quả cao.
Nghe thấu cảm: trong trường hợp ngày người nghe khơng những nghe mà cịn
đặt mình vào vị trí của người nói để hiểu được người nói có cảm nghĩ gì. Như
vậy, khi nghe thấu cảm. chúng ta khơng những hiểu được lời nói của người đối
thoại mà cịn hiểu được tại sao họ nói như vậy, họ muốn gì, có nhu cầu gì. Nghĩa
là chúng ta đang đi sâu vào nội tâm họ, lắng nghe không chỉ bằng tai mà bằng cả
trái tim, lắng nghe cả những thơng tin nói được thành lời và khơng nói được
thành lời, lắng nghe những phút giây im lặng.
Trong giao tiếp truyền thông, lắng nghe là một kỹ năng quan trọng. Nó là yếu tố
quan trọng nhất giúp ta thành công. Lắng nghe tưởng chừng như đơn giản nhưng
lại yêu cầu sự tập trung cao cùng thái độ thư thái, không vội vàng tranh biện để
người đối diện biết rằng bạn thực sự đang “nghe” và cân nhắc những gì họ nói
“Tạo hóa ban cho con người mootjt cái lưỡi nhưng có đến 2 cái tai, như vậy
chúng ta có thể nghe người khác nói nhiều gấp hai lần chúng ta nói”. Ở trường
học sinh viên được rèn luyện các kỹ năng chun mơn, kỹ năng nói, kỹ năng
đọc, kỹ năng viết, nhưng lại không được rèn luyện kỹ năng lắng nghe hiệu quả.
Theo kết quả nghiên cứu thì các nhà quản lý chỉ có thể lắng nghe được 25%
thông tin được truyền đến, 75% các báo cáo miệng không được chú ý, bị hiểu

sai hoặc bị lãng quên nhanh chóng. Sau một cuộc nói chuyện dài 10 phút thì chỉ
5


có khoảng 50 % thơng tin truyền đạt được nhắc lại. Còn khả năng lắng nghe và
nắm bắt được những ý sâu sắc trong lời nói của người khác lại càng hiếm hoi.
Lắng nghe được đánh giá là kỹ năng quan trọng bậc nhất và cũng khó nhất trong
q trình truyền thơng.
3.Lợi ích của lắng nghe
- Nhìn chung, lắng nghe có những lợi ích như sau:
- Nắm rõ được nhiều thơng tin hơn và từ đó xác định chính xác vai trị của
mình trong thảo luận.
- Xây dựng mối quan hệ thân thiện với mọi người: Khi lắng nghe, chúng ta có
thể hiểu được cảm xúc, tâm trạng của người nói, họ đang vui hay đang buồn
để từ đó chúng ta sẽ cõ những chia sẻ cho phù hợp khiến cho người nói sẽ
cảm thấy gần gũi, thân thiết. Thể hiện sự quan tâm, tơn trọng, đồng cảm với
những khó khân của người nói, hiểu và đưa ra những câu trả lời và tư vấn
hợp lý, nhận và những ẩn ý của người nói.
- Ngồi ra, lắng nghe là một biện pháp hữu hiệu để giải quyết xung đột, mâu
thuẫn, bằng sự chú tâm và chân thành khi lắng nghe bạn sẽ khiến đối phương
cảm thấy được tôn trọng và họ cungc sẽ cởi mở với bạn hơn sau đó những
nút thắt của vấn đề sẽ được tháo gỡ một cách nhanh chóng.
- Những người biết lắng nghe là những người biết tiếp nhận những thông tin
mới, những ý kiến mới, vì thế họ sống sáng suốt và thấu hiểu mọi việc xung
quanh, thành quả mà họ thu được sẽ là lịng tin của mọi người, khả năng nắm
được thơng tin, khả năng cập nhật hóa thơng tin và khả năng giải quyết được
vấn đề.
4.Rào cản trong lắng nghe
a, Từ phía người nói
- Cử chỉ hành động, thái độ, tính cách: khi một người đang nói trực tiếp vói

chúng ta, họ có những cử chỉ, thái độ, hành động thiếu lịch sự, thiếu sự nhiệt
tình, ...
- Tốc độ nói: nếu q trình nói q nhanh khiến người nghe chưa kịp nắm bắt
thông tin, sự dồn dập trong truyền thông tin.
- Người nói q nhiều thơng tin khơng cần thiết, khơng trọng tâm tạo cảm giác
nhàm chán cho người nghe, người nghe họ không muốn nghe nữa.
- Sử dụng ngôn ngữ từ và giọng nói khi truyền tải thơng tin: nói quá to hoặc
quá nhỏ, bạn bè nói chuyện với nhau mà sử dụng ngôn từ quá chau chuốt,
lịch sự, văn vẻ làm cho cuộc nói chuyện mất tự nhiên và sự đồng cảm.
b, Từ phía người nghe
- Khả năng phản xạ thơng tin tiếp nhận: tức là khi người nói đặt ra một câu hỏi
mà người nghe suy nghĩ khá lâu làm cho người nói khó chịu, cảm thấy vấn
đề mình đặt ra khơng nhận được sự quan tâm.
6


- Thái độ: khi khơng thích vấn đề mà người nói đề cập tỏ ra khơng quan tâm,
lờ đi, thiếu lịch sự.
- Sở thích
- Tính cách: nếu hai người có tính cách q khác nhau, khi giao tiếp khơng chú
ý đến lời lẽ khi nói chuyện sẽ làm tổn thương, chạm tới lòng tự ái của đối
tượng.
II. Cách thức lắng nghe hiệu quả trong quá trình học tập trên
giảng đường

Qua khái niệm về việc lắng nghe, lợi ích, rào cản của việc lắng nghe trong giao
tiếp được tìm hiểu ở trên em rút ra được một số cách thức lắng nghe hiệu quả
trong quá trình học tập trên giảng đường.
Để đạt được hiệu quả trong quá trình học tập chúng ta cần.
1.Nghe những từ khóa

Thầy, cơ giáo sẽ nhấn mạnh những từ khóa thậm chí viết lên bảng và gạch chân
những khái niệm quan trọng mà bạn cần ghi nhớ.
2.Chú ý ngôn ngữ cơ thể
Hãy chú ý đến những cử chỉ phi ngơn ngữ của giảng viên như nhíu mày, tạm
dừng, ánh mắt… đây là những biểu hiện cho thấy thầy, cô giáo đang muốn nhấn
mạnh những điểm mà bạn cần chú ý trong bài giảng.
3. Chú ý những phản ứng của riêng bạn.
Khi giáo viên của bạn nói điều gì đó thú vị, gây tị mị, hay ngạc nhiên hãy chú ý
gật đầu hoặc mỉm cười. Nếu thầy cô giáo nói về những điều làm bạn cảm thấy
nhàm chán, hãy cố gắng khơng phản ứng xấu xí. Tại sao? Điều này giúp bạn chú
ý hơn vào những điều thầy, cơ giáo đang nói. Bạn vẫn đang phản ứng với bài
giảng có nghĩa là bạn vẫn đang nghe giảng.
4. Tránh đưa ra dự đoán
Nếu chúng ta nghĩ là biết những điều thầy, cô giáo sắp giảng tới, chúng ta sẽ
dừng nghe giảng và bắt đầu lơ đãng.

7


5. Tập trung vào lời nói chứ khơng phải là thầy, cơ giáo
Đừng để bị phân tâm bởi ngoại hình của thầy cô giáo, hãy tập trung chú ý vào
những gì họ đang muốn truyền đạt tới bạn.
6. Đừng để bị cuốn vào một chi tiết
Đừng để tâm trí của bạn đi lang thang. Hãy gạt đi những suy nghĩ về đồ ăn, âm
nhạc, hay mơ mộng ra khỏi đầu của bạn.
Khi bạn đang nghe giảng, bạn sẽ nghe thấy một vài từ mà bạn không hiểu. Đừng
bỏ qua điều này, hãy viết ra và gạch chân. Bạn có thể giơ tay để trình bày những
thắc mắc với giáo viên của mình.
Và nếu bạn nghe giảng kết hợp với ghi chép, bạn sẽ nhanh chóng mường tượng
ra những gì đã diễn ra ở bài giảng trước hoặc bạn sẽ có những ý tưởng mới hơn

về kiến thức sắp học. Vì vậy, bạn nên ghi chép những điểm cần chú ý sang lề vở,
những gợi ý đó sẽ giúp bạn sau này.
Nếu một sinh viên khác đặt một câu hỏi hãy ghi lại các câu hỏi và câu trả lời vào
vở của bạn. Đây có thể là điều thầy cơ sẽ hỏi trong bài kiểm tra.
Nếu giáo viên của bạn cho phép, hãy cố gắng ghi âm lại các bài giảng. Bạn có
thể nghe/xem lại các bài giảng sau này khi bạn đang rảnh rỗi hoặc nghỉ ngơi.
 Tóm

lại, để có thể lắng nghe bài giảng, ghi chép hiệu quả trong khi học tập trên
giảng đường đại học, mỗi sinh viên cần phải: Xác định động cơ, mục đích, thái
độ học tập đúng đắn, nghiên cứu giáo trình, tài liệu trước khi lên lớp, trên lớp
tập trung chú ý nghe giảng bài, ghi chép đầy đủ nội dung bài học và thực hiện
xem lại bài sau khi lên lớp.
Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân em đúc kết được qua quá trình học
tập tên lớp tại Trường, hy vọng rằng sẽ là gợi ý giúp cho các bạn tìm ra được
phương pháp lắng nghe bài giảng, ghi chép hiệu quả nhất, phù hợp nhất. Từ đó
nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập, nghiên cứu, vận dụng và phát triển bản
thân về kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp.

8


Câu 2: Để tham gia cuộc phỏng vấn xin việc hiệu quả, em phải làm
những gì?
I. Những vấn đề chung về phỏng vấn
Sau khi đã tốn rất nhiều thời gian và công sức để chuẩn bị cho CV và những và
những lá đơn xin việc để tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng. Khi đã qua
được vòng nộp CV thì vong tiếp theo cần vượt qua đó là vịng phỏng vấn.
Phỏng vấn là một bước quan trọng trong quá trình xin việc, nó có thể là rào cản
cuối cùng cho ứng viên trong q trình cin việc và nó cũng được xem là một cơ

hội cho các ứng viên thể hiện bản thân trước nhà tuyển dụng.
Qua phỏng vấn, nhà tuyển dụng có thể lựa chọn các ứng viên phù hợp với tính
chất cơng việc của cơng ty và vị trí tuyển dụng.
Đây là một phần ghi điểm của các ứng viên, có các yếu tố quyết định đến việc
ứng viên đó có được lựa chọn hay khơng. Vì vậy nhận thấy được sự cần thiết và
quan trọng của việc phỏng vấn, để có được cuộc phỏng vấn đạt được kết quá tốt
nhất chúng ta cần tìm hiểu những vấn đề chung nhất và những yếu tố cơ bản
trong một cuộc phỏng vấn.
1.Khái niệm
Phỏng vấn: là một phương pháp thu thập thông tin xã hội học thông qua việc tác
động tâm lý xã hội trực tiếp giữa đi phỏng vấn và người được phỏng vấn trên cơ
sở mục tiêu của đề tài nghiên cứu hoặc đơn giản có thể hiểu nó là phương thức
hỏi đáp trong hội thoại nhằm thu nhận trực tiếp thông tin từ một đối tượng.
2.Mục đích
Phỏng vấn là cơ hội để nhà tuyển dụng và các ứng viên có thể gặp gỡ và tìm
hiểu nhau một cách trực tiếp qua đó đạt được mục đích riêng của mỗi người
Đối với nhà tuyển dụng thì đây là cơ hội để nhà tuyển dụng có thêm thu nhập
thông tin về ứng viên xin việc một cách rõ ràng hơn, đánh giá trực tiếp tài năng,
tính cách thơng qua các câu trả lời của ứng viên, như các ăn mặc, nói năng, đi
đứng, khả năng giao tiếp cũng như thái độ tác phong của ứng viên.
Với các ứng viên thì đây là cơ hội để họ có thể làm rõ ràng thêm về khả năng
của mình, thuyết phục nhà tuyển dụng lựa chọn mình. Đồng thời cũng là cơ hội
để các ứng viên tìm hiểu thêm về tình hình tổ chức, lương bổng, các cơ hội đề
bạt và phát triển, điều kiện làm việc cũng như thách thức của tổ chức của chính
mình nếu như được lựa chọn.
9


II.Phân loại phỏng vấn
Phỏng vấn qua điện thoại: Hiện nay phỏng vấn qua điện thoại là cách phổ

biến nhằm sàng lọc các ứng viên trước cuộc phỏng vấn đầu tiên. Cuộc phỏng
vấn này có thể hẹn trước hoặc khơng. Nếu ở thời điểm đó khơng thuận tiện ứng
viên có thể cho người ta biết và sắp xếp một cuộc hẹn lúc khác.
Ưu điểm của loại hình phỏng vấn này là giảm được các loại chi phí cho cả ứng
viên và công ty tuyển dụng, đồng thời giữa ứng viên và nhà tuyển dụng cũng dễ
tiếp xúc và trò chuyện với nhau hơn.
Tuy nhiên loại hình phỏng vấn này cũng tồn tại một số hạn chế đố là thời gian
phỏng vấn sẽ ngắn, nhà tuyển dụng sẽ không đánh giá hết được tác phong của
các ứng viên và các ứng viên cũng sẽ có ít cơ hội thể hiện kỹ năng của mình.
Phỏng vấn theo mẫu: Đây là hình thức phỏng vấn có sử dụng bản câu hỏi mẫu
trong q trình phỏng vấn ứng viên, các câu hỏi thường được thiết kế trên cơ sở
nghiên cứu kỹ lưỡng và các yêu cầu của cơng việc, tiêu chuẩn cần có của ứng
viên và thường bao trùm lên tất cả những vấn đề quan trọng nhất cần tìm hiểu về
ứng viên: Động cơ, thái độ, năng lực, khả năng giao tiếp, … để nâng caop hiệu
quả của phỏng vấn đối với từng câu hỏi sẽ có hướng dẫn cần tìm hiểu hoặc các
thơng tin cần biết về ứng viên.\
Nhà tuyển dụng có thể chuẩn bị sẵn một danh sách các câu hỏi mãu như là: Hãy
tự giới thiệu về anh, chị? Điểm mạnh hay giới hạn của anh, chị? Mức lương
mong muốn của anh, chị? Hay là câu hỏi cho các ứng viên đặt câu hỏi như anh,
chị muốn biết điều gì về cơng ty…
Phỏng vấn theo tình huống: Đây là hình thức phỏng vấn trong đó người phỏng
vấn đưa ra những tình huống giống như trong thực tế người thực hiện công việc
thường gặp, và yêu cầu ứng viên phải trình bày các thức giải quyết vấn đề. Các
tình huống được xây dựng căn cứ vào quyền hạn, trách nhiệm, điều kiện làm
việc, các mối quan hệ trong công việc thực tế.
Công việc càng địi hỏi trách nhiệm và có tính thử thách cao, điều kiện làm việc
càng đa dạng thì các tình huống trong phỏng vấn càng phong phú. Đặc biệt do
tính chất thử thách, phức tạp trong cơng việc của nhà quản trị.
Phỏng vấn hội động: Trong hình thức phỏng vấn nhóm, hội đồng phỏng vấn
hoặc nhóm phỏng vấn hỏi ứng viên, cách thức thực hiện giống như một cuộc

họp báo. Trong phỏng vấn nhóm thường sẽ có nhiều câu hỏi sắc sảo, về nhiều
vấn đề khác nhau. Mỗi phóng viên đều nghe được câu trả lời của ứng viên đối
với các phỏng vấn viên khác, do đó, các phỏng vấn viên có điều kiện tìm hiểu và
đánh giá về ứng viên chính xác.
10


Vì nhóm phỏng vấn viên thường có nhiều quan điểm khác nhau trong việc đánh
giá, giải quyết các vấn đề, do đó phỏng vấn nhóm thường khách quan hơnTuy
nhiên hình thức này có thể gây ra tâm lý căng thẳng thái quá ở ứng viên. Khi đó,
hội đồng phỏng vấn sẽ đặt câu hỏi và quan sát cách thức ứng viên tham gia thực
hiện các câu trả lời.
Phỏng vấn nhóm: Đây là hình thức một phỏng vấn viên phỏng vấn một lúc
nhiều ứng viên xin việc, theo hình thức này nhà tuyển dụng có thể so sánh được
các ứng viên trong cuộc phỏng vấn đồng thời tránh được một câu hỏi phải hỏi
nhiều lần trùng lặp.
 Kết luận: phỏng vấn là một bước quan trọng và không thể thiếu đối với quá
trình xin việc. Để cho cuộc phỏng vấn được hiểu quả, nhất là với sinh viên sắp
ra trường như chúng ta, cần phải tìm hiểu, chuẩn bị kỹ lưỡng nhất để tránh được
những sai lầm cơ bản, không bị hụt hẫng, bỡ ngỡ và cóa được một cuộc phỏng
vấn thành cơng.
II. Cần làm gì để tham gia phỏng vấn hiệu quả
Với rất nhiều người mới ra trường, phỏng vấn xin việc luôn là một thử thách
nhiều áp lực bởi sự non nớt về kinh nghiệm hoặc thiếu tự tin về một mặt nào đó.
Đứng trước các câu hỏi phỏng vấn xin việc, nhiều bạn trẻ mới ra trường còn bỡ
ngỡ hoặc do thiếu kinh nghiệm nên cảm thấy e ngại và thiếu tự tin trước nhà
tuyển dụng... Vậy làm thế nào để khi đi phỏng vấn xin việc bạn có thể "ghi
điểm" cao với nhà tuyển dụng? Dưới đây là một số phương pháp được chia sẻ
bởi những nhà tuyển dụng cũng như các bạn có nhiều kinh nghiệm khi đi phỏng
vấn để có được một cuộc phỏng vấn hiệu quả.

Một cuộc phỏng vấn xin việc thành công là tổng hịa của rất nhiều yếu tố, từ
hình thức đến nội dung. Nhiều người trước khi tìm được một cơng việc phù hợp
đã phải trải qua nhiều lần phỏng vấn xin việc, và khơng ít lần thất bại. Câu hỏi
“tại sao mình thất bại trong buổi phỏng vấn đó” dường như chưa được các ứng
viên lưu tâm. Vì vậy để khơng lãng phí thời gian và cơng sức cho những cuộc
phỏng vấn “ra về tay không”, hãy trang bị cho mình những kỹ năng trả lời
phỏng vấn xin việc cần thiết nhất.
Chuẩn bị trước khi phỏng vấn xin việc
Để cuộc phỏng vấn đạt hiệu quả cao, bạn cần chuẩn bị kỹ trước khi đi phỏng
vấn. Đây là một bước rất quan trọng nhưng chưa được nhiều ứng viên chuẩn bị
kỹ khi đi xin việc. Theo kinh nghiệm của những người từng trải và ngay cả của
các nhà tuyển dụng, trước khi bạn đi xin việc bạn cần chuẩn bị những vấn đề
sau.
11


Tìm hiểu thơng tin về cơng ty bạn sẽ tham gia phỏng vấn
Đây là lợi thế cho bạn để biết rõ định hướng và trả lời câu hỏi nhà tuyển dụng
tốt hơn. Điều này cũng tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng vì bạn thể hiện thành ý
khi tham gia phỏng vấn.
Chuẩn bị trang phục phù hợp khi đi phỏng vấn
Một trong những kỹ năng phỏng vấn xin việc quan trọng và cơ bản nhất chính là
vấn đề trang phục. Mặc trang phục nghiêm túc chứng tỏ bạn hiểu biết về văn hóa
doanh nghiệp và tơn trọng nhà tuyển dụng. Ngoại hình và cách ăn mặc của bạn
sẽ là điểm tạo ấn tượng đầu tiên với nhà tuyển dụng. Bạn không cần trau chuốt
hoặc trang điểm quá đậm, bạn chỉ cần chọn trang phục phù hợp, nổi bật được
ngoại hình và tính cách của bản thân.
Bạn khơng cần trau chuốt hoặc trang điểm quá đậm, bạn chỉ cần chọn trang
phục phù hợp, nổi bật được ngoại hình và tính cách của bản thân.
Ngoài ra, khi đi phỏng vấn bạn cần để ý đặc biệt đến giờ giấc. Một điều tối quan

trọng là luôn đến trước giờ phỏng vấn, không được quá trễ hoặc quá sớm. Bạn
cần phải chủ động chọn giờ hẹn phù hợp cho cả mình và nhà tuyển dụng. Nếu
bạn đến quá sớm có thể tạo tâm lý lo lắng khi ngồi đợi, cịn đến q muộn thì
chắc khơng cần phải bàn, bạn có thể sẽ khơng có cơ hội được phỏng vấn hoặc bị
nhà tuyển dụng đánh giá thấp.
Trước khi vào phỏng vấn, bạn cần phải tắt điện thoại di động để cuộc phỏng vấn
không bị gián đoạn. Phải nhớ tắt điện thoại di động khi vào phỏng vấn vì nghe
điện thoại khi phỏng vấn khơng làm tăng giá trị của bạn hoặc làm cho người
khác thấy bạn là người bận rộn. Trái lại, bạn sẽ gây ấn tượng không tốt với
người phỏng vấn bạn.
Kỹ năng và kinh nghiệm trả lời phỏng vấn xin việc
Khi các bước chuẩn bị cơ bản của bạn đã tốt, bạn cũng rất cần chuẩn bị cho
mình những kỹ năng khi trả lời phỏng vấn của các nhà tuyển dụng. Một số kỹ
năng phỏng vấn xin việc dưới đây sẽ giúp bạn tự tin hơn khi đi phỏng vấn xin
việc làm:
Ngôn ngữ cơ thể cũng quyết định yếu tố thành bại của bạn trong cuộc phỏng vấn
khơng kém ngơn ngữ lời nói. Chỉ một hành động nhỏ mà bạn vơ tình thể hiện
cũng có thể minh chứng cho một thái độ tiêu cực đối với nhà tuyển dụng. Liên
tục nhìn đồng hồ chứng tỏ bạn không dành nhiều thời gian và chưa tồn tâm
tồn ý cho cuộc phỏng vấn, thậm chí xem đây là một công việc nhàm chán. Tư
12


thế ngồi không thẳng lưng, vai xệ, ngọ nguậy trên ghế trong khi nói, hai bàn tay
thường xuyên làm nhiều hành động thừa thãi, ánh mắt nhìn xuống… chứng tỏ
bạn đang rất kém tự tin trong từng lời nói của mình. Cơ thể truyền tải nhiều
thơng tin cảm xúc hơn bạn nghĩ. Do đó, hãy chú ý đến những cử chỉ tưởng
chừng như vô cùng nhỏ nhặt trong lúc trả lời phỏng vấn. Hãy ngồi thẳng lưng và
vai, không ngọ nguậy liên tục trên ghế và khơng nhìn đồng hồ nhiều lần... để tạo
ấn tượng tốt nhất với nhà tuyển dụng.

Để thể hiện thái độ tự tin và thẳng thắn, hãy ln ln nhìn thẳng vào mắt nhà
tuyển dụng trong lúc phỏng vấn. Khi trao đổi với họ, đừng úp mở hoặc ấp úng
mà hãy trình bày vấn đề của mình một cách mạch lạc và rõ ràng hết sức có thể.
Để làm được điều đó, bạn cần phải chuẩn bị một tinh thần thật thoải mái. Mặc
dù chúng ta luôn xem trọng cuộc phỏng vấn, nhưng cũng nên xem đây như là
một cơng việc mà mình nên hồn thành nó một cách nhẹ nhàng. Càng tự tin và
thoải mái thì mọi việc sẽ càng dễ dàng hơn.
Đừng nói “Tơi không biết” hoặc “Tôi không làm được” khi trả lời phỏng
vấn
Khi gặp một câu hỏi về một vấn đề nào đó mà bạn chưa từng nghe qua, đừng vội
trả lời rằng “Tơi khơng biết” hay “Tơi khơng làm được” vì nhà tuyển dụng sẽ
đánh giá bạn là người kém năng lực. Thay vào đó, hãy nói khéo léo hơn: “Tơi
chưa tìm hiểu” hoặc “Tơi sẽ tìm hiểu về vấn đề này” để chứng tỏ bạn là người
cầu tiến và ham học hỏi. Đây là một trong những kỹ năng trả lời phỏng vấn xin
việc quan trọng mà nhiều người chưa biết.
Tận dụng sức mạnh của nụ cười khi trả lời phỏng vấn
Nụ cười là một trong những cách tốt nhất để chúng ta thể hiện thái độ chân
thành và thân thiện. Vì vậy trong cuộc phỏng vấn, hãy tận dụng nụ cười đúng
lúc. Chẳng hạn như khi bạn kể về một tình huống hài hước đã xảy ra trong một
chuyến cơng tác nào đó, tình huống ấy khiến bạn có thêm kinh nghiệm làm việc
như thế nào… Không chỉ thể hiện thái độ thân thiện và chân thành, nụ cười cịn
mang đến một bầu khơng khí vui vẻ và thoải mái cho cuộc nói chuyện giữa bạn
và nhà tuyển dụng.
Khi đi phỏng vấn khơng nói những điều tiêu cực về công ty cũ
Một trong những câu hỏi thường gặp của nhà tuyển dụng là “Tại sao bạn nghỉ
việc ở chỗ làm cũ?”. Trong trường hợp đó, đừng bao giờ trả lời bằng cách “nói
xấu” sếp cũ hoặc đồng nghiệp cũ. Nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ kết luận rằng,
hôm nay bạn có thể nói những điều tiêu cực về cơ quan cũ thì ngày mai nếu rời
khỏi cơng ty của họ, bạn cũng sẽ có thể làm điều tương tự. Do đó, để trả lời tốt
13



câu hỏi này, bạn hãy nói về sự khơng phù hợp của bạn với chỗ làm cũ và về sự
mong mỏi được dấn thân vào một thử thách mới, một trải nghiệm mới.
Biết cách đặt câu hỏi để tránh thụ động khi trả lời phỏng vấn
Suốt buổi phỏng vấn xin việc, bạn đừng trở nên thụ động vì chỉ tồn trả lời
những câu hỏi được nhà tuyển dụng đặt ra. Một kỹ năng trả lời phỏng vấn xin
việc rất quan trọng mà khơng phải người xin việc cũng biết đó là biết cách đặt
câu hỏi ngược lại. Việc thỉnh thoảng đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng khiến buổi
phỏng vấn trở nên nhẹ nhàng hơn, giống như một buổi nói chuyện thân mật chứ
không phải là một bài kiểm tra căng thẳng và áp lực. Ngoài ra, nhà tuyển dụng
cũng sẽ hài lòng khi biết mức độ quan tâm của bạn đối với công việc trong
tương lai là rất cao.
Tuy nhiên, việc đặt câu hỏi cũng không phải dễ dàng. Những câu hỏi về đặc
điểm, tính chất, phương thức kinh doanh… của công ty sẽ chỉ khiến cho nhà
tuyển dụng cảm thấy rằng bạn hồn tồn chưa tìm hiểu gì về họ. Hãy đặt những
câu hỏi thông minh để chứng tỏ năng lực của bạn, đồng thời thể hiện sự hiểu
biết rõ về cơng ty. Chẳng hạn như: “loại hình cơng nghệ nào tơi có thể sử dụng
để đáp ứng tốt nhất cho công việc này?”, hay “tôi đã từng sử dụng qua một phần
mềm rất phù hợp với công việc ở đây, khơng biết cơng ty mình đã thử qua
phương thức đó chưa?"... Hoặc bạn có thể tham khảo ngay chính ở video minh
họa phía trên, người đi xin việc đã đặt câu hỏi ngược lại nhà tuyển dụng rất
thơng minh, vì thế bạn ấy có cơ hội được trúng tuyển rất cao.
Cho đến cuối cùng, điều quan trọng nhất trong số rất nhiều kỹ năng phỏng vấn
xin việc đó là bạn phải là chính mình. Dù bạn có nắm rõ các cách thức “lấy
lòng” nhà tuyển dụng đến đâu thì điều mà họ quan tâm và chú trọng nhất vốn
khơng phải là hình thức thể hiện bên ngồi mà chính là năng lực và đạo đức của
bạn. Chính vì thế để có được cơng việc như mong muốn, bạn hãy ln ln và
ln ln là chính mình trong mắt nhà tuyển dụng.
III. Kết luận

Có rất nhiều điều cần ghi nhớ trước, trong khi và sau khi phỏng vấn, nhưng việc
quan trọng nhất là: đơn giản hãy chuẩn bị, thư giãn, và cố gắng hết sức để tỏ ra
bình tĩnh và chun nghiệp. Khơng sự chuẩn bị nào có thể thay thế được những
tình huống xảy ra trong mơt buổi phỏng vấn thực sự, tuy nhiên, sự chuẩn bị kỹ
lưỡng về kỹ năng, kinh nghiệm, thành tựu, công việc bạn ứng tuyển và về nơi
làm việc tương lại của bạn sẽ là sự đầu tư thời gian vô cùng sáng suốt và khôn
ngoan.
14


Học giả người Mỹ, Kinixti từng nói “Sự thành cơng của một người chỉ có mười
lăm phần trăm dựa vào kỹ thuật chuyên ngành, còn tám m
ươi lăm phần trăm phải dựa vào những quan hệ giao tiếp và tài năng xử thế của
người ấy”. Như vậy, ta có thể hiểu được tầm quan trọng đặc biệt của giao tiếp
trong cuộc sống, trong kinh doanh là như thế nào.

15



×