Tải bản đầy đủ (.pptx) (24 trang)

CHƯƠNG 5 QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG TÍCH hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.01 MB, 24 trang )

QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG
CHƯƠNG 5: QUẢN TRỊ CHUỖI
CUNG ỨNG TÍCH HỢP


5.
1
Hiệu ứng
Bullwhip

NỘI DUNG CHƯƠNG

5.2
Các xu hướng
hiện tại trong
chuỗi cung ứng

5.3
Tích hợp chuỗi cung
ứng bên trong tổ chức


5.1
Hiệu ứng
Bullwhip




- Hiệu ứng Bullwhip (hay còn gọi bằng hiệu ứng “Cái roi da”) là hiện tượng
dự báo nhu cầu ảo diễn ra trong chuỗi cung ứng.


- Theo đó, lượng sản phẩm được sản xuất luôn cao gấp nhiều lần so với
nhu cầu thực tế của thị trường dẫn đến mức tồn kho cao, kéo theo hàng loạt
chi phí bị đội lên.


5.1.1 Xác định hiệu ứng Bullwhip
Để lượng hóa việc gia tăng sự sai lệch cho một chuỗi cung ứng đơn giản:
- Cần xem xét một chuỗi cung ứng hai giai đoạn trong đó nhà bán lẻ nhận diện nhu cầu
khách hàng và tiến hành đặt hàng nhà sản xuất.
(Giả sử, thời gian đặt hàng là cố định thì nhà bán lẻ tiến hành đặt hàng vào cuối giai đoạn
t sẽ nhận đơn hàng ở thời điểm t + Lt.)
- Nếu nhà bán lẻ áp dụng chính sách xem xét định kỳ thì nhà bán lẻ sẽ xem xét tồn kho
mỗi giai đoạn và tiến hành đặt hàng để nâng mức tồn kho đến mức mục tiêu.
- Để thực hiện chính sách tồn kho, nhà bán lẻ phải ước tính nhu cầu trung bình và độ
lệch chuẩn của nhu cầu dựa trên việc quan sát và phân tích nhu cầu khách hàng.


- Điểm đặt hàng lại có thể thay đổi theo từng ngày tùy thuộc vào sự thay đổi trong việc
ước tính nhu cầu trung bình và độ lệch chuẩn hiện tại.
Cụ thể, điểm đặt hàng lại trong giai đoạn t, yt, được ước tính từ việc quan sát
nhu cầu là:
yt = L × d + Z(Mpv) × δt × L
- Ở mỗi giai đoạn nhà bán lẻ ước tính nhu cầu trung bình như là số trung bình về nhu
cầu của các giai đoạn quan sát trước.


5.1.2 Tác động của thông tin đến hiệu ứng Bullwhip
Một trong những cách thức để giảm hiệu ứng Bullwhip là tập trung thông tin về nhu cầu bên
trong chuỗi cung ứng, đó là, cung cấp thơng tin đầy đủ về nhu cầu khách hàng thực sự cho
mỗi giai đoạn trong chuỗi cung ứng.

* Lưu ý:
Nếu thông tin được tập trung, mỗi giai đoạn của chuỗi cung ứng có thể sử dụng dữ liệu nhu
cầu thực của khách hàng để thực hiện dự báo chính xác hơn, hơn là chỉ lệ thuộc vào các
đơn hàng nhận được từ giai đoạn trước.



5.1.3 Chuỗi cung ứng hợp tác
- Để thúc đẩy sự hợp tác trong công ty, đo lường tác động “Roi da” là nỗ lực tốt nhất.
Thông qua thời đoạn quý hay năm, chúng ta so sánh số lượng và số lần đơn hàng nhận
từ khách hàng,với số lượng và số lần đặt hàng nhà cung cấp.
- Sau đó, phác thảo ra một biểu đồ để mọi người trong công ty có thể nhìn thấy xu
hướng khác biệt giữa những đơn hàng nhận được từ khách hàng với đơn đặt hàng từ
nhà cung cấp.
- Khác biệt giữa các đơn hàng nhận được từ khách hàng và đơn đặt hàng cho nhà cung
cấp là nguyên nhân gây ra sự biến động khi công ty tham gia vào chuỗi cung ứng.
- Một khi tác động “Roi da” xảy ra làm cho nhu cầu biến đổi. Nhiều công ty đã triển khai
năng lực tốt hơn để phản ứng lại biến động trong nhu cầu.


5.2
Các xu hướng hiện
tại trong chuỗi
cung ứng


5.2.1 Sự cải thiện truyền thông
* Đổi mới công nghệ
- Với sự phát triển của Internet, kỹ thuật chuyển đổi dữ liệu điện tử EDI (Electronic
Data Interchange), hệ thống ERP (Enterprise Resouce Planning) được đưa vào áp

dụng cho phép các máy tính từ xa ---> trao đổi dữ liệu mà không cần phải qua một
phương tiện trung gian nào.
- Mã hóa chi tiết (item coding), mỗi bưu kiện nguyên vật liệu di chuyển đều đi kèm với
một thẻ nhận diện có thể đọc thơng tin một cách tự động và biết chính xác q trình di
chuyển hàng hóa.
- Cơng nghệ Blockchain là hệ thống cơ sở dữ liệu cho phép lưu trữ và truyền tải các
khối thông tin, chúng được liên kết với nhau nhờ mã hóa. Blockchain bảo mật cao
hơn cho chuỗi cung ứng.


- Nền tảng như Cargomatic giúp việc đặt hàng trên xe tải dễ dàng hơn bằng cách
kết nối các chủ hàng và vận chuyển xe tải trực tuyến.
- Trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy (ML)
- Vận chuyển hàng hóa áp dụng cơng nghệ số
- Cảm biến và gắn thẻ tài sản: phát triển chip, cảm biến công nghệ RFID cho các
công ty logistics, sử dụng các phần mềm hỗ trợ AI và công nghệ IoT để theo dõi
các tài sản, phương tiện cho các công ty logistics.


5.2.2 Cải thiện dịch vụ khách hàng
- Cải thiện DVKH là cung cấp sản phẩm cần thiết cho khách hàng với mức độ
phục vụ phù hợp với mức giá mà họ sẵn sàng chi trả.
- Khi khách hàng quyết định mua sản phẩm, họ mong muốn sớm nhận được sản
phẩm với dịch vụ nhanh chóng chứ khơng phải chạy lịng vịng hoặc kẹt ở đâu đó
trong chuỗi cung ứng.
Cách tiếp cận thích hợp là dịch chuyển nguyên vật liệu đồng bộ, tạo ra sự sẵn
sàng thông tin cho tất cả các thực thể trong chuỗi cung ứng ở cùng một thời điểm,
vì thế các doanh nghiệp có thể phối hợp việc dịch chuyển vật liệu, chứ hông phải
ngồi đợi thông tin đến hoặc đi từ chuỗi cung ứng.



- Một nhân tố khác ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của khách hàng chính là sản phẩm
riêng biệt.
VD: Thay vì mua một cuốn sách chuẩn, mình có thể mơ tả nội dung mà bạn muốn
và nhà xuất bản sẽ phát hành cuốn sách theo yêu cầu. Điều này gọi là sản xuất theo
yêu cầu khách hàng khối lượng lớn, kết hợp lợi ích của sản xuất khối lượng lớn với
tính linh hoạt của sản phẩm theo yêu cầu. Việc sử dùng này khiến cho chuỗi linh
hoạt và giúp cho dịch chuyển nguyên vật liệu nhanh chóng hơn cũng như đáp ứng
được những yêu cầu hoặc điều kiện khác biệt.


5.2.3 Các xu hướng khác










Tồn cầu hóa
Giảm đáng kể số lượng các nhà cung cấp.
Tập trung sở hữu
Trì hỗn
Dịch chuyển chéo
Vận chuyển trực tiếp
Các phương pháp cắt giảm tồn kho khác
Gia tăng quan tâm về môi trường

Gia tăng sự hợp tác dọc theo chuỗi cung cấp


5.3
Tích hợp chuỗi
cung ứng bên
trong tổ chức


5.3.1 Những vấn đề với chuỗi
cung cấp không liên tục
Chuỗi cung cấp khơng liên tục có nhiều hạn chế:
- Tạo ra những mục tiêu khác nhau và thường mâu thuẫn với nhau trong một
tổ chức
- Trùng lắp nỗ lực và giảm hiệu suất
- Truyền thơng khó khăn và phát sinh vấn đề về dịng thơng tin giữa các bộ
phận
- Giảm sự hợp tác giữa các bộ phận - dẫn đến hiệu quả thấp, chi phí cao và
dịch vụ khách hàng kém


- Làm cho cơng tác hoạch định trở nên
khó khăn hơn
- Tạo ra những bước đệm không cần
thiết giữa các bộ phận, chẳng hạn như
tồn kho trong q trình, cơng tác vận tải
và chi phí quản lý hành chính.
- Làm mờ đi các chi phí quan trọng,
chẳng hạn như tổng chi phí của chuỗi
cung cấp.

- Khiến cho bộ phận quản lý chuỗi cung
cấp có vị trí thấp trong tổ chức.


5.3.2 Phối hợp các hoạt động
Về mặt thực tế sẽ rất khó khăn khi tích hợp tất cả các hoạt động của
chuỗi cung cấp trong một tổ chức.
Vì thế một số tổ chức khơng thực hiện việc tích hợp nữa khi đạt đến giai
đoạn này và họ tập trung vào hai chức năng:
- Quản trị nguyên vật liệu, tương ứng với sản xuất và quản lý dòng dịch
chuyển nguyên vật liệu khi đến lẫn trong sản xuất.
- Phân phối hàng hóa vật chất, tương ứng với hoạt động của bộ phận
marketing và xem xét sự dịch chuyển ra ngoài của thành phẩm.


5.3.3 Các giai đoạn trong việc tích hợp
Giai đoạn 1: Không quan tâm nhiều đến các hoạt động chuỗi cung cấp riêng biệt
hoặc xem nó khơng quan trọng
Giai đoạn 2: Nhận thức rằng các hoạt động hậu cần riêng biệt là quan trọng đến
thành công của tổ chức.
Giai đoạn 3: Tiến hành cải tiến trong những chức năng riêng biệt, đảm bảo tính hiệu
quả của các hoạt động này khi có thể


Giai đoạn 4: Tích hợp nội bộ- nhận thức lợi ích của sự hợp tác bên trong và kết
hợp các chức năng riêng biệt thành một bộ phận
Giai đoạn 5: Xây dựng chiến lược chuỗi cung cấp, để thiết lập định hướng dài
hạn của hoạt động hậu cần
Giai đoạn 6: Định chuẩn- so sánh thành tích của chuỗi cung cấp với các tổ
chức khác, học hỏi kinh nghiệm từ doanh nghiệp khác, xác định những lĩnh vực

cần phải cải thiện và tìm cách cải thiện nó.
Giai đoạn 7: Cải tiến liên tục- việc thay đổi sau và rộng là hiển nhiên và ln kiếm
tìm những cách thức tổ chức chuỗi cung cấp tốt hơn.


BÀI THUYẾT TRÌNH CỦA NHĨM 5 – LỚP 19NT111
ĐẾN ĐÂY LÀ KẾT THÚC !!!
CẢM ƠN MỌI NGƯỜI ĐÃ LẮNG NGHE <3

CREDITS: This presentation template was
created by Slidesgo, including icons by Flaticon,
infographics & images by Freepik



×