Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Phân tích văn hóa ẩm thực Ý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (426.2 KB, 32 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM
KHOA DU LỊCH – ẨM THỰC

TIỂU LUẬN
VĂN HÓA ẨM THỰC

Đề tài:

VĂN HÓA ẨM THỰC Ý
Giáo viên hướng dẫn: Trần Thị Hồng Châu
Nhóm thực hiện: 08

Lớp: 11DHQTDVLH1

Họ tên thành viên nhóm:
1. Dương Nguyễn Hồng Ngọc

MSSV: 2024200024

2. Phạm Yến Nhi

MSSV: 2024200060

3. Trần Thị Tuyết Nhi

MSSV: 2024200147

4. Nguyễn Thị Quỳnh Như

MSSV: 2024209261


5. Vũ Thị Minh Huyền

MSSV: 2030180200

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2021


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM
KHOA DU LỊCH - ẨM THỰC

TIỂU LUẬN
VĂN HÓA ẨM THỰC

Đề tài:

VĂN HÓA ẨM THỰC Ý
Giáo viên hướng dẫn: Trần Thị Hồng Châu
Nhóm thực hiện: 08

Lớp: 11DHQTDVLH1

Họ tên thành viên nhóm:
1. Dương Nguyễn Hồng Ngọc

MSSV: 2024200024

2. Phạm Yến Nhi

MSSV: 2024200060


3. Trần Thị Tuyết Nhi

MSSV: 2024200147

4. Nguyễn Thị Quỳnh Như

MSSV: 2024209261

5. Vũ Thị Minh Huyền

MSSV: 2030180200

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2021


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến giảng viên hướng dẫn - Trần
Thị Hồng Châu đã dạy dỗ, truyền đạt dạy dỗ những kiến thức q báu cho nhóm em
trong suốt q trình học mơn văn hóa ẩm thực. Trong thời gian tham gia lớp học của
cơ, nhóm em đã trau dồi cho bản thân nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập
nghiêm túc và hiệu quả. Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức có giá trị sâu sắc, là
hành trang để em vững bước sau này.
Bộ mơn văn hóa ẩm thực là mơn học thú vị, bổ ích và có tính thực tế cao. Đảm bảo
cung cấp đầy đủ kiến thức, kỹ năng, giúp chúng em có thể ứng dụng vào thực tế. Tuy
nhiên, do khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều hạn hẹp, kiến thức chưa sâu rộng. Mặc
dù bản thân đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài tiểu luận khó tránh khỏi những
thiếu sót, kính mong cơ xem xét và góp ý để bài tiểu luận của chúng em được hoàn
thiện và tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!



BẢNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HỒN THÀNH CƠNG VIỆC CỦA
CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHĨM 08
STT

Họ tên

MSSV

Nội dung phụ
trách

Mức độ hồn
thành
100%

1

Dương Nguyễn Hồng Ngọc

2024200024

Powerpoint; chương 1;
chương 3; 2.3.1; 2.4.2;
2.3.3

2

Phạm Yến Nhi


2024200060

2.1

100%

3

Vũ Thị Minh Huyền

2030180200

2.2

100%

4

Nguyễn Thị Quỳnh Như

2024209261

2.3.2

100%

5

Trần Thị Tuyết Nhi


2024200147

Word; 2.4.1

100%


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
..............................................................................................
.............................................
Điểm:

tp. HCM, ngày ... tháng ... năm 2021
GVHD


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU..............................................................................................1

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG CHÍNH............................................................................2
2.1. Những vấn đề chung............................................................................................2
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản..............................................................................2
2.1.2. Điều kiện tự nhiên xã hội hình thành văn hóa ẩm thực Ý.............................3
2.2. Sơ lược về văn hóa ẩm thực Ý.............................................................................7
2.2.1. Nguyên liệu chế biến và gia vị.....................................................................7
2.2.2. Cách sắp xếp bàn ăn.....................................................................................7
2.2.3. Quy định kiêng kị trong ăn uống..................................................................8
2.3. Một số đặc trưng về văn hóa ẩm thực Ý..............................................................9
2.3.1. Phương pháp chế biến..................................................................................9
2.3.2. Món ăn đặc trưng của Ý.............................................................................12
2.3.3. Món ăn đặc trưng vùng miền của Ý...........................................................14
2.4. Một số nhà hàng nổi tiếng và cách truyền bá về ẩm thực của Ý........................21
2.4.1. Một số nhà hàng.........................................................................................21
2.4.2. Cách truyền bá ẩm thực Ý..........................................................................21
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN.......................................................................................24
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................25

MỤC LỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Bản đồ Ý...........................................................................................................3
Hình 2: Bản đồ 5 vùng của Ý.......................................................................................14


CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
Ẩm thực hay nói đơn giản là ăn và uống, đây vốn là chuyện hằng ngày, rất gần gũi và
cũng rất đời thường. Nhưng ở mỗi thời đại, quốc gia khác nhau thì ăn uống lại được
quan tâm với những mức độ khác nhau.
Nếu nhắc đến nền ẩm thực vang danh trên thế giới, chúng ta không thể nào quên được
Ý, một quốc gia với những công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, những thành phố
xinh đẹp và vơ cùng lãng mạn, nơi đây cịn được biết đến với nền công nghiệp thời

trang đi đầu trên thế giới, đặc biệt là phong cách ẩm thực vô cùng độc đáo mang bản
sắc riêng, quốc gia họ đã đạt trình độ điêu luyện về sự kết hợp hồn hảo giữa các
nguyên liệu. Người ta vẫn hay nói đùa với nhau rằng các đầu bếp bậc thầy của Ý là
những phù thủy chế biến trong việc kết hợp nhiều hương vị khác nhau.
Ẩm thực Ý được biết đến với sự đa dạng về khu vực vùng miền, đặc biệt là giữa miền
bắc và miền nam. Nó mang lại nhiều hương vị, và là một trong những quốc gia phổ
biến và được sao chép nhiều nhất trên thế giới về giá trị ẩm thực.
Theo nhận xét của người địa phương về ẩm thực của họ thì, ẩm thực Ý phong phú như
sốt Carbonara – nồng nàn như một vở Opera của Puccini – sâu trong đó là sự hồn mỹ
và tinh tế như một bức tranh khảm La Mã.
Cùng những yếu tố hòa quyện tạo nên nền ẩm thực mĩ miều đan xen sự tinh tế giản dị,
với những đặc trưng nêu trên nhóm chúng em xin được giới thiệu với mọi người về nét
đẹp đất nước con người và đặc biệt là nền ẩm thực tinh tế này.

1


CHƯƠNG 2: NỘI DUNG CHÍNH
2.1. Những vấn đề chung
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Khái niệm văn hóa
Trong tiếng Việt, văn hố là danh từ có một nội hàm ngữ nghĩa khá phong phú và phức
tạp. Người ta có thể hiểu văn hoá như một hoạt động sáng tạo của con người, nhưng
cũng có thể hiểu văn hố như là lối sống, thái độ ứng xử, lại cũng có thể hiểu văn hố
như một trình độ học vấn mà mỗi công nhân viên chức vẫn ghi trong lý lịch cơng chức
của mình.
Khi nói về vấn đề văn hố, ở Việt Nam và trên thế giới có rất nhiều quan điểm khác
nhau định nghĩa về văn hoá. Nhưng tựu chung lại có thể cho rằng, văn hố là tất cả
những gì khơng phải là tự nhiên mà văn hố là do con người sáng tạo ra, thông qua các
hoạt động của chính mình.

Theo quan niệm của UNESCO (Uỷ ban giáo dục, khoa học và văn hố) của
Liên hợp quốc có nêu: “Văn hoá là tổng thể những nét riêng biệt về tinh thần và vật
chất, trí tuệ và cảm xúc, quyết định tính cách của một xã hội hay một nhóm người
trong xã hội. Văn hố bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những
quyền cơ bản của con người, những hệ thống và giá trị, tập tục và tín ngưỡng” (1982).
2.1.1.2. Khái niệm ẩm thực
Theo từ điển tiếng Việt, “ẩm thực” chính là “ăn và uống”. Ăn và uống là nhu cầu
chung của nhân loại, không phân biệt màu da, sắc tộc, tơn giáo, chính kiến…, nhưng
mỗi cộng đồng dân tộc do sự khác biệt về hoàn cảnh địa lý, mơi trường sinh thái, tín
ngưỡng, truyền thống lịch sử…nên đã có những thức ăn, đồ uống khác nhau, những
quan niệm về ăn uống khác nhau…từ đã hình thành những tập quán, phong tục về ăn
uống khác nhau.
Buổi đầu, sự khác biệt này chưa diễn ra, vì lý do đã, để giải quyết nhu cầu
ăn, con người hoàn tồn dựa vào những cái có sẵn trong thiên nhiên nhặt, hái lượm
được. Đã là con người ở trong giai đoạn “sẵn ăn”, “ăn tươi nuốt sống”. Tuy nhiên đã là
bước đường tất yếu loài người phải trải qua để đi tới chỗ “ăn ngon hơn, hợp vệ sinh
hơn, có văn hoá hơn” âu khi phát hiện ra lửa và duy trì được lửa.
2.1.1.3. Khái niệm về văn hóa ẩm thực
Văn hoá ẩm thực là một khái niệm phức tạp và mới mẻ. Chúng ta có thể hiểu như sau:
2


Văn hoá ẩm thực là những tập quán và khẩu vị ăn uống của con người; những ứng xử
của con người trong ăn uống; những tập tục kiêng kỵ trong ăn uống; những phương
thức chế biến, bày biện món ăn thể hiện giá trị nghệ thuật, thẩm mỹ trong các món ăn;
cách thưởng thức món ăn…

2.1.2. Điều kiện tự nhiên xã hội hình thành văn hóa ẩm thực Ý
2.1.2.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí, địa lý


Hình 1: Bản đồ Ý

Nằm ở phía Nam Châu Âu, ba mặt giáp Địa Trung Hải, bắc giáp Nam Tư (cũ), Áo,
Thuỵ Sỹ, Pháp.Ý có đường biên giới đất liền tổng cộng 1.932,2 km, trong đó giáp với
Áo, với Pháp, với Vatican (trong lịng thủ đơ Roma của Italia), với San Marino (trong
lịng Italia), với Slovenia (phía Bắc), với Thụy sỹ (phía bắc). Ý có bờ biển dài
7.600km bao bọc cả 3 mặt đơng, tây và nam. Diện tích: 301.338 .
b. Địa hình
Ý là một bán đảo dài hình chiếc ủng, được bao quanh ở phía tây bởi biển Tyrrhenian
và phía đơng bởi biển Adriatic. Nước này giáp biên giới với Pháp, Thuỵ Sĩ, Áo và
Slovenia ở phía bắc.
3


Dãy Alps hình thành nên xương sống của bán đảo này; và cũng là biên giới phía bắc.
Vùng phía bắc nhiều hồ với hồ lớn nhất là Garda (143 dặm vng; 370 )
Po, con sơng chính, chảy từ dãy Alps ở biên giới phía tây Ý đi xuyên qua đồng bằng
Lombardy vào Biển Adriatic.
Nước này cũng sở hữu nhiều hòn đảo; đảo lớn nhất là Sicilia (9.926 dặm vuông;
25.708 ) và Sardinia (9.301 dặm vng; 24.090 ).
c. Khí hậu
Hầu hết các vùng của Italia có khí hậu Địa Trung Hải, kiểu khí hậu thường gặp ở vùng
Nam Âu. Tuy nhiên, sự đa dạng về mặt địa hình đã khiến cho một số nơi có khí hậu
khác biệt. Khí hậu ở vùng núi Alps có thể rất lạnh trong những mùa đơng khắc nghiệt
nhiều tuyết, thế nhưng chính dãy Alps đã che chắn cho Ý khỏi phải chịu một mùa
đông lạnh giá. Vùng thung lũng sông Po và vùng đồng bằng Italia tuy có mùa đơng
khắc nghiệt nhưng khơng kéo dài, mùa hè thì rất ấm áp. Ở bán đảo, mùa đơng khí hậu
ơn hồ, mùa hè ấm hơn. Vùng đồng bằng ven biển ấm áp và dễ chịu cả trong mùa
đơng, cịn những vùng cao, mùa đơng thường có tuyết rơi. Nhiệt độ mùa hè thường

đồng nhất từ Bắc xuống Nam. Các vùng nội địa phía bắc Ý (Torino, Milano và
Bologna) có khí hậu lục địa. Do nằm gần châu Phi, chỉ cách một eo biển nhỏ, nên khí
hậu miền Nam Italia chịu ảnh hưởng từ những cơn scirocco, tức những cơn gió nóng
từ Bắc Phi tràn sang. Những cơn gió nóng chứa đầy bụi của sa mạc Sahara thổi vào
Sicilia và các tỉnh miền Nam trong mùa hè. Giữa phía bắc và phía nam có sự khác biệt
khá lớn về nhiệt độ, nhất là vào mùa đông. Mùa hè thường có nhiệt độ ổn định hơn.
Thời tiết mùa thu và mùa xuân có thể thay đổi rất nhanh, với những tuần ấm áp nhiều
nắng bỗng chốc thay đổi sau những trận gió lạnh và tiếp đó là những tuần mưa, nhiều
mây.
d. Thủy văn
Một số sông hồ lớn tiêu biểu:
Sông Po: Con sông dài nhất ở Ý, chảy lên trong nhóm Monte Viso của dãy núi Cottian
Alps ở biên giới phía tây của Ý và đổ ra biển Adriatic ở phía đơng sau một lộ trình dài
652 km. Lưu vực thốt nước của nó có diện tích 70.091 , tạo thành đồng bằng rộng
nhất và màu mỡ nhất của Ý.
Sông Adige: Con sơng lớn thứ hai của Ý. Nó bắt nguồn từ dãy Alps, trong khu vực
biên giới giữa Ý, Áo và Thụy Sĩ. Hồ này được biết đến là nơi ẩn mình trong một ngơi
làng dưới nước bị bỏ hoang , nơi có tháp chng nhà thờ vẫn nhơ lên từ mặt nước.

4


Sơng Tiber: Con sơng lớn thứ ba của Italia. Nó bắt nguồn từ Apennines và chảy
khoảng 406 km dọc theo Umbria và Lazio, cho đến khi nó đến Biển Tyrrhenian. Con
sơng này đặc biệt được biết đến với vai trị là lưu vực nước chính chạm vào thành phố
vĩnh cửu, Rome. Có vẻ như thành phố Rome được thành lập trên bờ sông Tiber vào
năm 753 trước Công nguyên Con sông này rất quan trọng đối với giao thương và
thương mại trong thời cổ đại, vì tàu có thể đạt tới 100 km trở lên.
Hồ Garda: Là một hồ ở phía bắc Ý với những thị trấn đẹp như tranh vẽ, một lịch sử
phong phú và vẻ đẹp nổi bật. Các món ăn địa phương chịu ảnh hưởng các đặc sản thực

phẩm và rượu vang truyền thống của ba vùng nhìn ra hồ. Các loại rượu vang cũng rất
nổi tiếng: Nosiola, Merlot, Cabernet và Vino Santo của vùng đất phía bắc, Garda
Classico Gropello della Val Tenesi và các vườn nho phía nam Bardolino và Lugana.
Hồ Iseo: Hồ lớn thứ tư ở Lombardy, Ý được nuôi dưỡng bởi sông Oglio. Một chuyến
thăm đến hồ Iseo sẽ không trọn vẹn nếu không thử một số món ăn địa phương, đặc biệt
là những con cá đến từ hồ. Tinca hay tench là những loại cá trong khu vực và thường
được chế biến bằng cách nướng trong lị. Hãy đi đến Clexane để có trải nghiệm ẩm
thực trên hồ chân thực nhất; thị trấn tự xưng là thủ phủ của vùng ẩm thực này.
Hồ Maggiore: Đây là một điểm đến tuyệt vời nằm giữa hai ngọn núi chính là Stresa
và Verbena với vẻ đẹp độc đáo giống như một sự tương phản tuyệt vời được tạo ra bởi
hồ nước và những ngọn núi hùng vĩ. Ẩm thực ở hồ Maggiore rất ngon và đầy đủ các
món đặc sản. Lưu ý đặc biệt là Caseificio Paltrinieri - nhà sản xuất phơ mai
Gorgonzola tuyệt vời hồn tồn từ thiên nhiên là món ăn được u thích ở đây.
e. Sinh vật
Ý có mức độ đa dạng sinh học động vật cao nhất tại châu Âu, với trên 57.000 loài
được ghi nhận, chiếm hơn một phần ba tổng số động vật của châu Âu. Bán đảo Ý là
trung tâm của Địa Trung Hải, tạo thành một hành lang giữa Trung Âu và Bắc Phi, và
có 8.000 km đường bờ biển. Ý cũng tiếp nhận các loài từ Balkan, Á-Âu, Trung Đơng
Hệ Động vật Ý gồm có 4.777 lồi đặc hữu, như dơi tai dài Sardegna, hươu đỏ
Sardegna, kỳ giơng kính phương Nam, cóc bụng vàng Appennini hay rùa biển Sicilia.
Có 102 lồi thú tại Ý, như marmot Alps, chuột chù Etrusca (thú nhỏ nhất thế giới)
và chuột tuyết châu Âu; các loài thú lớn được chú ý là chó sói Ý, gấu nâu Marsica, sơn
dương Pyrénées, dê núi Alpes, cá heo răng nhám, nhím mào và hải cẩu thầy tu Địa
Trung Hải. Ý cũng ghi nhận 516 loài chim và 56213 loài nhuyễn thể. Hệ thực vật từng
được ước tính gồm có khoảng 5.500 lồi thực vật có mạch. Hệ thực vật Ý được chia sẻ
giữa vùng phía bắc (circumboreal) và vùng Địa Trung Hải.

5



2.1.2.2. Điều kiện xã hội
a. Dân tộc
Khu vực phía Bắc cư dân có nguồn gốc từ Đức, Pháp, Slovene-Italia, phía Nam là
Albani-Italia, Hy Lạp-Italia .
Tôn giáo: Đạo Thiên chúa giáo La Mã: khoảng 90%. Khác: 10%
b. Danh lam thắng cảnh
Ý nổi tiếng với các tuyến du lịch văn hoá và mơi trường, và sở hữu 53 di sản thế giới
tính đến năm 2017, đứng thứ nhất toàn cầu.
Các cảnh quan được tham quan nhiều nhất tại Ý là Đấu trường La Mã và Quảng
trường La Mã, Bảo tàng Khảo cổ Quốc gia Venezia, Bảo tàng Khảo cổ học Quốc gia
Napoli, Cung điện hoàng gia Caserta,…
c. Lịch sử
Italia là một quốc gia có lịch sử lâu đời gắn liền với lịch sử La Mã cổ đại. Sau thời kỳ
hưng thịnh của La Mã cổ đại, từ thế kỷ thứ 2 sau cơng ngun đất nước đi vào thời kỳ
suy thối.
Nhưng từ thế kỷ 14, Italia bước vào thời kỳ phục hưng và trở thành trung tâm thương
mại, văn hoá ở Châu Âu trong thế kỷ 15-16.
Năm 1870 Italia được thống nhất và từ đó bước vào thời kỳ phát triển hiện đại.
Năm 1922 Mussolini lên cầm quyền, thi hành chính sách độc tài phát xít.
Năm 1943 chế độ phát xít bị lật đổ.
Tháng 4/1945 Italia được giải phóng hồn tồn khỏi sự chiếm đóng của phát xít Đức.
Ngày 2/6/1946 nước Cộng hịa Italia được thành lập.
d. Văn hóa
Văn học: Văn học Italia có truyền thống nổi tiếng lâu đời về tính chất sáng tạo mới mẻ
và tính độc đáo. Truyền thống La tinh được các học giả lưu giữ, ngay cả sau khi đế chế
La Mã phương Tây suy vong.
Lễ hội: Italia là đất nước có vẻ đẹp rạng rỡ. Người Italia ăn mừng Giáng sinh và năm
mới bằng cách trang hồng tráng lệ. Hàng năm có hàng trăm lễ hội được tổ chức ở gần
như tất cả các thị trấn ở Italia. Có rất nhiều trị chơi và các hoạt động khác nhau trong
ngày hội như ẩm thực, nếm rượu, nhạc Jazz, bóng đá,…


6


2.2. Sơ lược về văn hóa ẩm thực Ý
2.2.1. Nguyên liệu chế biến và gia vị
Ẩm thực Italy mang nét đặc trưng của miền biển Địa Trung Hải – rất đơn giản, tập
trung vào thành phần tự nhiên như cà chua, tỏi, dầu ô liu, rau xanh và ngũ cốc nguyên
hạt. Điều này khiến cho nền ẩm thực của đất nước hình chiếc ủng trở thành nền ẩm
thực lành mạnh nhất trên thế giới. Các món ăn Ý ln đảm bảo chất lượng về mọi mặt:
chất lượng của các thành phần, chất lượng trong quá trình nấu nướng, chất lượng trong
việc trình bày món ăn. Thực phẩm ở Ý, từ các loại rau, trái cây, ngũ cốc, dầu ăn,… đều
được sản xuất theo quy trình an tồn vệ sinh nghiêm ngặt.
Ẩm thực Ý có rất nhiều nguyên liệu đa dạng thường được sử dụng, từ hoa quả, nước
xốt, thịt, v.v. Ở Bắc Ý, cá (như cá tuyết, hoặc baccalà), khoai tây, gạo, ngơ, xúc xích,
thịt lợn, và các loại pho mát khác nhau là các nguyên liệu phổ biến nhất. Các món
pasta sử dụng cà chua phổ biến trên tồn nước Ý. Ẩm thực Trung Ý truyền thống sử
dụng các nguyên liệu như cà chua, tất cả các loại thịt, cá và pho mát pecorino.
Pasta được phân loại theo hai kiểu cơ bản: khô và tươi. Pasta khô không được làm từ
trứng và có thể được chứa đến 2 năm trong điều kiện lý tưởng, trong khi pasta tươi có
thể để một vài ngày trong tủ lạnh. Pasta thường được nấu bằng cách luộc. Và nó
thường được ở dụng ở Nam Ý nhiều hơn sơ với Bắc Ý vì Bắc Ý có truyền thống thích
pasta trứng tươi.
Thực phẩm được sử dụng để nấu ăn ln có chất lượng tuyệt đỉnh. Người Ý nấu ăn với
phong cách mùa nào thức ăn ấy, càng tươi ngon càng tốt. người Ý khơng thích sử dụng
thực phẩm nhập từ nước ngoài. Họ sử dụng thực phẩm có nguồn gốc địa phương bất
cứ khi nào có thể. Người Ý có thói quen ăn uống ít béo, thức ăn ở Ý luôn đảm bảo sự
cân bằng mức năng lượng và dinh dưỡng.Vì vậy thay cho bơ và kem, người Ý nấu ăn
với dầu oliu, các món nước sốt nào cũng được làm một cách cầu kỳ bằng tay thay vì
mua sẵn.


2.2.2. Cách sắp xếp bàn ăn
2.2.2.1. Phong cách ăn uống
Bữa cơm của người Ý gồm có 5 phần: Khai vị (các món ăn nhẹ để kích thích vị giác
như thịt nguội, phơ mai, rau củ quả ngâm dầu giấm, bánh mì nướng); Món đầu
(thường là các món ăn làm từ tinh bột như mì, cơm, cháo, súp); Món thứ hai (thường
là món thịt, cá, tơm, cua); Món rau (Các loại rau chiên, luộc, xào, sa lát); Tráng miệng
(Kem, trái cây, cafe). Thế nhưng thực tế người Ý không ăn hết 5 phần này trong một
bữa, nếu như đó khơng phải là bữa tiệc. 5 phần này sẽ được rải đều trong 4 bữa chính:
đồ tráng miệng cho bữa sáng, món đầu cho bữa trưa, món thứ hai cho bữa tối, món
7


khai vị cho bữa ăn nhẹ sau giờ làm. Cafe có thể dùng ba bữa trong ngày cịn kem thì
ăn bất cứ khi nào họ muốn.
2.2.2.2. Bày biện – trang trí
Trên bàn ăn sẽ có hai loại đĩa, một sâu lịng để ăn súp hoặc ăn mì loại có nước và đặt
trên một đĩa khác to hơn, nông hơn dùng để ăn món thịt hay cá, vài cái cốc loại dày,
nhỏ và thấp để uống nước hoặc uống rượu vang, xung quanh đĩa người ta bố trí dao
thìa nĩa (le posate) như sau: dao bên tay phải cùng với thìa, dĩa/nĩa sắp bên trái, cịn
thìa nhỏ đặt phía trên. Khăn ăn hình vng gấp đơi đặt dưới dao và thìa. Giữa bàn là rổ
bánh mì, salad trộn đựng trong thố lớn, chai nước, chai rượu, gia vị như dầu oliu, giấm
(loại truyền thống đặc qnh nếu gia đình đó ở vùng Emilia Romagna).

2.2.3. Quy định kiêng kị trong ăn uống
2.2.3.1. Cách hành xử
Giá trị của ẩm thực Ý chính là sẻ chia các món ăn ngon cùng với người thân, gia đình
hay những người bạn đồng hương. Niềm vui khi thưởng thức bữa ăn cùng những
người mình u thương ln là phần không thể thiếu trong bữa ăn của người dân nước
này. Đối với người Ý, ngày cuối tuần luôn là thời điểm mà họ quây quần bên nhau,

chia sẽ những câu chuyện buồn vui trong cuộc sống.
Người Ý rất tơn trọng gia đình, dù một ngày làm việc bận rộn và mệt mỏi tới đâu, bữa
ăn của người Ý cũng đầy đủ các thành viên trong nhà. Họ rất ít ăn tiệm, bởi nấu ăn
chính là cách tuyệt vời để thể hiện sự yêu thương. Người Ý cũng rất hiếu khách và
thường mời bạn bè đến nhà để chiêu đãi những món ăn mà họ tự tay chế biến để cùng
nhau thưởng thức. Thức ăn được người Ý dọn ra từ từ từng món cho nóng, họ ăn món
mì hoặc súp trước. Ăn xong súp bố, mẹ, hoặc con lớn mang đĩa súp và thìa đi dọn và
mang đĩa to vào bếp để dọn món thứ hai. Sau đó ai nấy trở lại bàn và ăn, đôi khi mẹ
hoặc bố sẽ mang cả nồi có món thứ hai ra múc tại bàn. Món thứ hai ăn kèm với salát
và bánh mì.
2.2.3.2. Một số điều nên làm khi đến thăm nhà người Ý
Khi được mời tới nhà người Ý ăn tiệc, dù tiệc lớn hay tiệc nhỏ, dù quan trọng hay
khơng, nếu là bạn thân, thì việc đầu tiên cần làm là hỏi xem có cần bạn mang gì khơng,
có cần bạn tới giúp một tay và học cách họ nấu không. Người Ý sẽ chuẩn bị nguyên
liệu một cách rất chu đáo nên sẽ bảo bạn không cần mang gì cả. Nếu là chỗ thân tình
họ sẽ nhờ bạn mua thứ gì đó mà họ qn.
Dù là xã giao hay thân tình thì khi đến nhà chơi hay ăn tiệc thì bạn khơng nên đi tay
khơng. Khơng cần phải mang gì to tát và cầu kì. Biết sở thích đặc biệt của chủ nhà là
8


một lợi thế. Ngược lại, có thể mua cái gì đó để mọi người cùng nhấm nháp sau bữa ăn
như: bánh ngọt tráng miệng, chocolate, một vài loại trái cây đặc biệt hay bia rượu.
Nếu người Ý mời bạn tới ăn tối lúc 20:00 thì bạn nên tới đúng giờ. Lúc đó người ta
mới chuẩn bị và nấu một số món nóng. Người Ý sẽ khơng nấu nếu bạn chưa đến. Họ
sẽ khơng nấu tất cả rồi sau đó bưng bày hết ra bàn tiệc như ở ta, mà họ sẽ nấu từng
món. Món nào cần nhiều thời gian thì họ sẽ chuẩn bị trước và hâm nóng rồi bưng ra
từng món một. Vừa nấu họ vừa mở một chai rượu vang và rót cho khách uống ngay
trong bếp, hoặc uống trong phòng khách, rồi cứ thế chạy qua chạy lại giữa hai phòng
để nấu và để uống.

Nếu buổi tiệc quan trọng hơn một chút hay để thết đãi khách quý, người Ý sẽ làm món
Lasagna – Pasta nhiều lớp. Tại bàn ăn, tốt nhất, khách nên ăn hết phần của mình và
nhớ khen món ăn của họ như một cách để cảm ơn. Trong bàn ăn người Ý ăn và nói đủ
thứ chuyện, họ nói cả về món ăn. Ăn xong họ thường ngồi lại uống trà, cafe (kể cả tối)
và tiếp tục nói chuyện rất lâu, đơi khi là chơi trò chơi ở bàn nước, nếu cảm thấy mệt
bạn có thể chào ra về vì nếu đợi đến hết câu chuyện thì chắc chắn bạn sẽ ngủ gục.
Trong bữa tiệc có nhiều người, thường là tiệc đứng, thì người Ý thường tụm thành
nhóm hai người một nói chuyện, sau đó họ lại đổi nhóm và cứ thế nói cho đến khi
khách về hết. Hiếm khi trong một bàn tiệc hay bữa tiệc mà tất cả mọi người lại cùng
nói chuyện với nhau hoặc một người nói thì tất cả mọi người khác nghe.

2.3. Một số đặc trưng về văn hóa ẩm thực Ý
2.3.1. Phương pháp chế biến
2.3.1.1. Theo mùa
Đối với người Ý, ăn uống theo mùa như một điều thiêng liêng. Nên họ sẽ chia các loại
thức ăn theo mùa:
+ Các loại rau củ là những mặt hàng chủ lực trong những tháng lạnh, và các loại rau lá
xanh tươi chỉ xuất hiện trên thị trường vào mùa xuân.
+ Mùa hè là thời điểm tốt nhất để thưởng thức trái cây.
+ Vụ thu hoạch mùa thu ở Ý là nho, táo, bí, nấm.
Món ăn vào mùa xn
Vào màu xuân người Ý sẽ ăn các loại thực phẩm như: đậu tằm, măng tây, atisơ, hoa bí
xanh, đậu mùa xn, tỏi tây, củ cải đường, tỏi, chanh, kiwi, dâu tây, anh đào,...
Vào mùa này là mùa các bữa tiệc tùng kéo dài ở Ý. Đặc biệt ở miền Trung Ý có atisơ
đặc trưng ít chất béo và calo tự nhiên là nguồn cung cấp kali, vitamin C, chất xơ và
9


magiê dồi dào. Thường được phục vụ trong các món salad, atisô rất ngon và tốt cho
sức khỏe. Và vào tháng 03, đây là tháng cuối cùng cho bí đỏ và rau Diếp Xoăn tươi.

Và đặc trưng của tháng này chính là các món ăn từ hành lá.
Món ăn vào mùa hạ
Vào màu hạ người Ý sẽ ăn các loại thực phẩm như: dưa chuột, sung, mận, quả mọng,
dưa hấu, đào, dừa, đậu Hà Lan, cà chua, húng quế, hoa bí ngịi, bí xanh, ớt, dưa đỏ /
dưa, cà tím,...
Một số món ăn đặc trưng:
- Panzanella: Món salad bánh mì trộn với cà chua tươi, húng quế, dầu ô liu và giấm, là
một món ăn mùa hè truyền thống của Ý.
- Cá hồi nướng: Mang lại hương vị và tăng cường protein, cộng với nhiều omega-3.
- Salad mì ống: Sử dụng mayo nhẹ trong việc này kèm với Pasta Salad với cà chua, rau
cải lông, hạt thông và các loại thảo mộc cho một món ăn ngon lành, có hương vị hấp
dẫn.
Món ăn vào mùa thu
Vào màu thu người Ý sẽ ăn các loại thực phẩm như: Tiểu hồi, rau chân vịt, nấm, bông
cải xanh, sung, mận, nho, nấm, táo,…
Vào thời gian này là khoảng thời gian tựu trường nên các món ăn sẽ được đơn giản, và
món ăn phổ biến ở Ý sẽ được sử dụng nhiều nhất vào thời gian này là pizza. Trong thế
giới trái cây, quả sung được thu hoạch lần thứ hai ở miền nam nước Ý, nơi chuyên
trồng các loại quả ngọt, xanh. Tháng 9 cũng đánh dấu thời điểm bắt đầu thu hoạch nho.
Mặc dù hầu hết các vườn nho là để làm rượu vang, nho đỏ, tím và xanh để ăn vẫn tràn
ngập các chợ. Và đặc biệt nhất là tháng 11, các loại nấm vào mùa nảy sinh sôi nảy nở
rất nhiều. Đây là tháng cao điểm của một trong những loại thực phẩm hiếm và đắt nhất
là nấm cục .
Món ăn vào mùa đông
Vào màu đông người Ý sẽ ăn các loại thực phẩm như: cải xoăn, khoai tây, bông cải
xanh, atisơ, cây kế, súp lơ trắng, bắp cải, thì là, hành tây, cà rốt, đậu, , cam, quýt
clementines, quýt mandarini, lựu, lê, kiwi , hạnh nhân,...
Truyền thống của Ý cho rằng bắp cải ngon nhất, có hương vị thơm ngon nhất được thu
hoạch sau một đợt sương giá. Để chứng minh cho điều này, ở Lombardia món
casseoula nổi tiếng loại dưa bắp cải ngon nhất. Cam là một trong những thú vui ăn

uống đơn giản ở Ý vào tháng Hai. Được trồng chủ yếu ở cái nôi cam quýt của Sicily.
Cam ở đây được coi là một trong những loại cam tốt nhất trên thế giới do điều kiện vi
10


khí hậu rất khác biệt của Conca d'Oro cũng như một số chất lượng nhất định trong
thành phần đất.
2.3.1.2. Cách xử lý nguyên liệu
Hầu hết các nguyên liệu gia vị khơng thể thiếu trong căn bếp một gia đình ở Ý.
- Muối: Đây là gia vị không thể thiếu
- Muối thô : Thường được dùng trong nước sôi để nấu mì ống hoặc rau
- Hạt tiêu đen : Tươi xay trong hầu hết các món ăn
- Tiêu trắng : Tinh tế hơn tiêu đen và ít cay hơn
- Dầu ơ liu nguyên chất : Nó được làm chỉ với lần ép ơ liu đầu tiên. Nó phải có
những đặc điểm cụ thể và chủ yếu được sử dụng để làm gia vị.
- Bột nêm (thịt gà, rau, thịt bò): Thường được sử dụng thay cho muối để tạo
hương vị cho các món hầm hoặc minestrone.
- Giấm (đỏ hoặc trắng): Được làm bằng cách cho men giấm vào rượu vang đỏ
hoặc trắng và dùng để làm gia vị. Nó cũng có thể được làm bằng các thành phần khác
như rượu táo, mật ong, bia,…
- Giấm balsamic : Rất khác với giấm thơng thường vì nó phức tạp hơn để làm và
cần ít nhất 12 đến 25 năm để trưởng thành.
Và trong bếp người Ý thường sẽ có các vật dụng như lị vi sóng, vì người Ý thích ăn
mì ống nên sẽ có vá lưới vớt mì, thớt, dao, máy cán bột mì,…
Từ những nguyên liệu, gia vị vật dụng trên họ sẽ chế biến được rất nhiều món ăn ngon.
Và món ăn nổi tiếng của Ý với thế giới chính là Pizza, vậy làm thế nào để làm nên một
chiếc Pizza ngon lành?
* Marvin Lorenzo Cortinovis (32 tuổi) đến từ Ý, hiện đang sống tại Huế ơng chia sẻ:
để có một cái Pizza ngon, bột nhào làm đế bánh phải chuẩn. Đế bánh phải được nhào
và tạo hình bằng tay. Bột phải được ủ trong ít nhất 6 tiếng, thời gian ủ bột càng lâu thì

khi nướng bánh càng phồng và mềm. Marvin thường dùng loại bột 00, loại bột mịn
nhất theo tiêu chuẩn bột của Ý, có mức protein thấp. Yếu tố quan trọng thứ hai là lò
nướng. Theo cơng thức truyền thống, sau khi đã có đế bánh, anh phết thêm sốt cà
chua, phô mai mozzarella và thịt nguội , thịt xơng khói hoặc xúc xích salami. Tiếp đó,
thêm một số loại thảo mộc như lá húng quế)hoặc lá kinh giới. Cuối cùng, anh rưới dầu
ô liu bên trên bánh và cho vào lò nướng khoảng 280 – 300 độ C.

11


2.3.1.3. Phương pháp chế biến món ăn
Truyền thống
Nguyên liệu truyền thống ở Ý là: Dầu Ô liu, giấm Balsamic, tỏi, mì ống, nước sốt mì
ống, cà chua tươi, húng quế, phô mai, rượu vang,…
Và với truyền thống Ý một vài món ăn sẽ có sự đặc trưng.
- Mì ống sẽ chỉ nấu chín bởi một nước dùng duy nhất
- Cơm họ sẽ nấu khơng có nắp đậy
- Sẽ nướng Pizza trên bếp củi
- Nướng gà bằng cách áp chảo: sẽ lấy viên ngói hoặc gạch đè lên
Hiện đại
Nguyên liệu hiện đại ở Ý là sẽ tương tự nguyên liệu truyền thống nhưng một số gia vị
sẽ được thay thế như cà chua tươi sẽ thay bằng cà chua đóng hộp,…
Ý là một quốc gia tôn trọng bản sắc ẩm thực truyền thống của họ, nên những món ăn
truyền thống sẽ được tuyên truyền rộng rãi trong quốc gia của họ, và họ sẽ du nhập
thêm các món từ quốc gia khác và chế biến theo phong cách của họ.

2.3.2. Món ăn đặc trưng của Ý
2.3.2.1. Món ăn nổi tiếng với Pasta
Pasta alla Carbonara Recipe: Có nguồn gốc từ vùng đồi Apennine ở miền Trung
nước Ý, khơng xa Roma. Món ăn này được biết đến là món khối khẩu của những

người chăn cừu khi họ đi lang thang trên đồng cỏ đồi núi theo sự di chuyển của các
đàn, một thực tế món ăn được gọi là transumanza, nhờ vào các nguyên liệu đơn giản,
sẵn có: trứng, guanciale và pho mát.
Pasta al Tonno: Pasta al tonno khá dễ hiểu - đó là mì ống, với cá ngừ - và phần lớn
sức hấp dẫn của nó là khả năng thích nghi. Khơng giống như các loại mì mang tính
biểu tượng như cacbonara. Có thể tìm thấy nó (khơng có cà chua); với cà chua đóng
hộp hoặc tươi; với ơ liu; với nụ bạch hoa; với cá cơm; với ớt; với tỏi hoặc hành tây
(nhưng thường không phải cả hai); với mùi tây hoặc húng quế. Cá ngừ đóng hộp và mì
ống khơ là những mặt hàng duy nhất không thể bỏ qua
Spaghetti Cacio e Pepe Recipe: Nghĩa đen là “pho mát và hạt tiêu”, công thức cacio e
pepe tối giản này giống như một chiếc mac và pho mát đã được cắt bỏ. Trong nhiều
thế kỷ, món mì ống phơ mai nổi tiếng này đã là một món ăn chính trong ẩm thực La
Mã. Theo truyền thống, nó được làm với mì Ý dày (truyền thống là bucatini), pho mát
Pecorino (hoặc bạn có thể đặt ở Parmesan), và vơ số hạt tiêu đen tươi. Sau đó, thay vì
12


thêm nhiều kem béo để làm nước sốt pho mát, tất cả những gì cần là một vài mi đầy
nước tinh bột sơi dùng để nấu mì ống.
Pasta all'Arrabbiata: Penne all'arrabbiata là một món ăn truyền thống của người La
Mã, nổi tiếng khắp Lazio. là đặc sản được chế biến với một vài nguyên liệu đơn giản
nhưng hương vị đậm đà, được làm từ nước sốt cà chua xào tỏi và ớt. Nổi bật trong
nhiều bộ phim khó quên như Grande Abbuffata của Ferreri hay 7 kili in 7 giorni ,
penne all'arrabbiata là một công thức rất phổ biến, và thường được dùng làm món ăn
khuya trong các buổi tụ tập bạn bè vì nó dễ làm và nhanh chóng. Tên "arrabbiata"
nghĩa là "tức giận".
2.3.2.2. Một số loại Pizza nổi tiếng
Marinara: Được giới thiệu vào khoảng năm 1735 Pizza marinara, còn được gọi là
pizza alla marinara, là một kiểu bánh pizza của vùng Naples trong ẩm thực, được nêm
gia vị chỉ với nước sốt cà chua, dầu ô liu nguyên chất, lá oregano và tỏi. Nó được cho

là chiếc bánh pizza phủ cà chua cổ xưa nhất.
Quattro Stagioni: Một trong những loại pizza yêu thích khác của người Ý chắc chắn
là Quattro Stagioni, có nghĩa là 'Bốn mùa'. Nó là một hỗn hợp của hương vị mạnh mẽ
cùng với mozzarella và cà chua. Trên chiếc bánh pizza này, có thể tìm thấy giăm bơng
nấu chín, nấm, atisơ và ơ liu đen. Trong một số trường hợp, thậm chí có thể tìm thấy
những món bổ sung nhỏ như cá cơm hoặc các món đặc sản khác.
Frutti di Mare: Món pizza này kết hợp sự thơm ngon của pizza với các loại hải sản
tuyệt vời có thể tìm thấy ở Ý: nó có cà chua và phơ mai mozzarella bắt buộc, nhưng
cũng có hải sản như tơm, trai và mực, cùng với gia vị tỏi và rau mùi tây.
Diavola: Diavola là một loại bánh pizza tuyệt vời cho những ai yêu thích hương vị
đậm đà vì ngun liệu chính ở đây là xúc xích cay. Đây là một trong những loại pizza
nổi tiếng nhất bên ngoài nước Ý, đặc biệt là ở Hoa Kỳ và Vương quốc Anh, mặc dù có
thể biết đến nó bằng một cái tên khác - Pepperoni Pizza!
2.3.2.3. Đồ uống
Aperitivo: Là loại rượu uống khai vị, có tác dụng giúp kích thích vị giác, từ đó giúp
thực khách ăn ngon miệng hơn. Nhiều người Ý coi thức uống này như một truyền
thống cổ điển trước khi thưởng thức bữa tối bốn món điển hình của họ. Hãy chắc chắn
không bỏ qua phong tục nổi tiếng của Ý này khi bạn đến thăm Ý.
Campari: Là loại rượu mùi màu đỏ rực rỡ và có nguồn gốc lâu đời trên thế giới, trên
150 năm. Rượu Campari là kết quả của sự pha trộn của các loại thảo mộc, hương của
các loại trái cây hòa quyện cùng rượu và nguồn nước tinh khiết. Công thức để tạo nên
13


Campari vẫn được giữ bí mật cho đến ngày hơm nay, chỉ duy nhất 2 thành phần được
biết đến trong chai Campari.
Bellini: Bellini lấy tên từ nghệ sĩ nổi tiếng thế kỷ 15 Giovanni Bellini. Thức uống này
được làm vào năm 1948, Thức uống có màu hồng đặc trưng được lấy cảm hứng từ
chiếc áo vest màu hồng trên người một nhà sư trong một trong những bức tranh của
Bellini.

Spritz: Veneziano có nhiều biến thể của tên gọi của nó, còn được gọi là Veneziano
hoặc phổ biến hơn là Aperol Spritz. Thức uống nổi tiếng của Ý được làm bởi những
người Áo đang chiếm đóng Venice vào những năm 1800. Qua nhiều năm, các loại thảo
mộc đắng đã được thêm vào thức uống để tạo thêm cảm giác sảng khoái. Vào những
năm 1920, Anh em nhà Barbieri đã phát minh ra spritz của riêng họ bằng cách thêm
cam, đại hoàng và khổ sâm, kết quả là Aperol Spritz màu cam neon ngày nay thường
được cơng nhận trên tồn thế giới. Rượu vang Venice quá mạnh đối với họ, vì vậy họ
sẽ pha lỗng nó với nước có ga để làm cho nó nhẹ hơn.

2.3.3. Món ăn đặc trưng vùng miền của Ý
Ở Ý sẽ được chia thành 5 vùng: Tây Bắc, Đơng Bắc, Trung, Nam, Insular.

Hình 2: Bản đồ 5 vùng của Ý

14


2.3.3.1. Vùng 1 (Tây Bắc Ý)
Gồm 4 vùng nhỏ: Liguria, Lombardy, Piedmont, Valle d’Aosta.
Với các món ăn đặc trưng trong vùng như
Farinata: Đây là món ăn đặc trưng của Liguria. Được làm từ một vài nguyên liệu đơn
giản: bột đậu xanh, nước, muối và dầu ô liu. Bột được tạo thành từ các nguyên liệu và
cùng với nó, người ta tạo ra bánh kếp dày 4mm.. Được phát minh bởi một nhóm lính
La Mã, họ rang bột đậu xanh trên một chiếc khiên. Ngồi ra cịn có một nguồn gốc
khác về món ăn này là farinata được phát minh một cách tình cờ trong một cơn bão,
vào khoảng năm 1200, khi một chiếc thuyền từ Genoa chở nước và bị hất tung đến
mức làm vỡ các lọ đậu gà, tất cả đều đã bị bong tróc. Chúng bị bỏ quên dưới ánh nắng
mặt trời, và món bánh nướng đã ra đời được toàn bộ thủy thủ đoàn ngấu nghiến vào
ngày hơm sau. Nhờ đó chúng ta có thể chắc chắn rằng nó là một loại thực phẩm đã tồn
tại trong nhiều thế kỷ. Có nghĩa là “làm bằng bột mì”, tiếng Ý tiêu chuẩn.

Mostarda: Là một gia vị cay truyền thống từ nguyên liệu chính là bột mù tạt, và trái
cây khơ hoặc tươi, món ăn sẽ ăn kèm với thịt. Bắt nguồn từ thế kỉ XVI, từ một gia đình
nơng dân muốn bảo quản trái cây lâu hơn. Có nghĩa là “mù tạt”, và tên Mostarda cũng
bắt nguồn từ thành phố xuất xứ của nó.
Hạt phỉ: Ngồi nho sườn đồi của Piedmont còn được trồng phỉ. Hạt phỉ được trồng ở
sườn phía bắc của những ngọn đồi, nơi khơng có đủ ánh nắng mặt trời để nho phát
triển. Tổ tiên đầu tiên trong số đó là cây Phỉ Châu Âu, Corylus avellana , lần đầu tiên
được đưa đến Tây Bắc Thái Bình Dương của Hoa Kỳ vào giữa thế kỷ 19 bởi những
người ươm giống tiên phong đã nhập khẩu cây từ Trung Âu.
Bonet: Món tráng miệng thơm ngon. Nó thuộc họ bánh pudding và caramen và có
nguồn gốc rất xa xưa. Có hai phiên bản của món tráng miệng này. Một loại màu trắng,
lâu đời hơn và ít được biết đến hơn, không chứa ca cao mà chỉ có sữa, đường, trứng và
rượu amaretti. Loại cịn lại, xuất hiện muộn hơn khi các nguyên liệu mới từ Nam Mỹ,
chẳng hạn như ca cao và rượu rum, đến Ý và đã trở nên rất nổi tiếng.
Cà phê Valdosta: Thành phần gồm cà phê, vỏ chanh, vỏ cam, grappa, rượu vang đỏ và
đường. Được phục vụ trong một chiếc gén (một chiếc nồi gỗ được chạm khắc thủ công
với nhiều vòi để được chia sẻ). Còn được gọi là “cốc của tình hữu nghị” và được phục
vụ trên lửa với đường xung quanh vành. Khi lửa đã cháy hết, người ta đậy nắp lại và
đưa cốc cho mỗi người uống từ một vòi khác nhau.
Xương sườn Valdostana: Một trong những món ăn truyền thống cổ xưa nhất của
Valle d'Aosta, cũng như món chính từ thịt thơm ngon, được thể hiện bằng phiên bản
sườn của vùng này, được yêu thích trên toàn thế giới.
15


Siro hoa hồng: Sử dụng chữa lành vết thương, vết lt, viêm lợi, se khít da, giảm tiết
mồ hơi, trị viêm hệ tiêu hóa, một chức năng được thực hiện nhờ sự hiện diện của tanin,
các phân tử có đặc tính cầm máu, kháng sinh.
Bombardino: Là loại cocktail mùa đơng tuyệt đỉnh của Ý được pha chế với sự kết hợp
của rượu mạnh, rượu mùi trứng, kem đánh bông và quế. Để chế biến món này, nên rót

rượu mạnh và rượu mùi trứng ấm vào cốc thủy tinh, sau đó kết hợp này được phủ một
cách hào phóng với kem đánh bông và rắc quế.
2.3.3.2. Vùng 2 (Đông Bắc Ý)
Chia thành 4 vùng nhỏ: Veneto, Friuli Venezia, Emilia - Romagna, Trentino - Alto
Adige
Cá mịi ở Saor: Món khai vị thơm ngon của cá mịi ướp này có nguồn gốc từ ngư dân
và những người đi biển ở La Serenissima như một cách để bảo quản cá trong những
chuyến đi dài ngày của họ. Thành phần gồm: Cá mòi, đường, rượu Vinegars,…
Đào bellini: Bellini được phát minh vào khoảng giữa năm 1934 và năm 1948 bởi
Giuseppe Cipriani, người sáng lập Harry's Bar ở Venice, Ý. Ông đặt tên cho loại đồ
uống này là Bellini vì màu hồng độc đáo của nó khiến ơng liên tưởng đến hình tượng
toga của một vị thánh trong bức tranh của nghệ sĩ người Venice thế kỷ 15, Giovanni
Bellini. Loại cocktail cổ điển này rất thích hợp trong một ngày nắng nóng. Đây là loại
nước uống tuyệt vời cho các bữa tiệc mùa hè. Thành phần: Đào cỡ vừa, nước cốt
chanh, một nhúm muối, một chai Prosecco, sâm panh hoặc rượu sủi.
Gubana: Tên gubana bắt nguồn từ từ guba trong tiếng Slovenia, có nghĩa là "gấp", để
gợi nhớ hình dạng trịn của nó; nó là món tráng miệng đặc trưng của vùng biên giới
giữa Thung lũng Slovenia và Natisone, nối liền Cividale del Friuli và Thung lũng
Isonzo. Gubana là biểu tượng xuất sắc của sự kết hợp ẩm thực và ngơn ngữ giữa hai
nền văn hóa biên giới và tự hào có một lịch sử lâu đời trên bảng Friulian và Slovenia.
Ở Friuli, món bánh này có từ năm 1409 khi nó được đưa vào danh sách các món ăn
được nấu và phục vụ trong chuyến thăm của Giáo hoàng Gregory XII ở Cividale del
Friuli. Theo truyền thống, nó được ăn trong các ngày Thánh hoặc những ngày đặc biệt
khác như lễ đính hơn, lễ Phục sinh và Giáng sinh. Ngày nay, vẫn có truyền thống là
nếm thử các phiên bản khác nhau của Gubana vào cuối bữa ăn. Nguyên liệu: Trứng,
quả óc chó, mật ong và bột mì. Mặc dù ban đầu nó được chuẩn bị cho lễ Giáng sinh và
lễ Phục sinh, ngày nay được thưởng thức quanh năm.
Tiramisu: Từ Tiramisu có nghĩa đen là "đón tơi". Nó xuất phát từ phương ngữ
Treviso, “Tireme su”, được tiếng Ý thành Tiramisu vào nửa sau của thế kỷ 20. Các ghi
chép lịch sử ghi lại rằng Tiramisu có nguồn gốc ở Treviso vào năm 1800. Người ta nói

16


rằng món tráng miệng này được phát minh ra bởi một “maitresse” thơng minh của một
ngơi nhà khối lạc ở trung tâm Treviso. Là một loại bánh ngọt tráng miệng vị cà phê
của nước Ý, gồm các lớp bánh quy Savoiardi, nhúng cà phê xen kẽ với hỗn hợp trứng,
đường, phơ mai mascarpone đánh bơng, thêm một ít bột cacao. Cơng thức bánh này
được biến tấu thành nhiều món bánh và món tráng miệng khác nhau.
Bí ngơ Ravioli: Là một món ăn truyền thống của Lombardy, một vùng ở miền bắc
nước Ý. Đặc biệt chúng nổi tiếng ở thành phố Mantua (Mantova). Bí ngơ Ravioli
Cơng thức rất cổ xưa. Cơng thức ban đầu có từ thời Phục hưng, khi gia đình Gonzaga
cai trị Mantua. Ăn uống ở Emilia-Romagna là nếm thử linh hồn thực sự của của vùng,
tạo ra một trải nghiệm cần thiết cho bất kỳ chuyến thăm nào. Khu vực này tiếp tục ảnh
hưởng đến các nhà bếp thương mại, nhà bếp tư nhân và các đầu bếp nổi tiếng trên
khắp nước Ý và trên toàn thế giới. Ngun liệu: Bí, dầu ơliu, đường nâu,...
Kem Ý (Gelato): Đối với nguồn gốc Gelato thì 3000 năm trước Cơng ngun Các nền
văn hóa châu Á khám phá ra rằng họ có thể tiêu thụ đá xay và hương liệu - 2500 trước
công nguyên Các pharaoh Ai Cập mời khách của họ một cốc đá làm ngọt bằng nước
ép trái cây - Người La Mã bắt đầu có phong tục tiêu thụ băng ở núi Etna và núi
Vesuvius với mật ong - 1500-1550 Ruggeri tham gia một cuộc thi ở Florence và giành
chiến thắng với món ngọt đơng lạnh (sorbet) - 1550-1600 Buontalenti chuẩn bị tiệc
cho Vua Tây Ban Nha và lần đầu tiên gelato được phục vụ. Mặc dù Gelato khơng được
phát minh ra ở Emilia-Romagna, nhưng món kem Ý mơ mộng, béo ngậy ở vùng giàu
có của Ý thì ngon hơn bất cứ nơi nào trên thế giới. Emilia-Romagna có món gelato
ngon nhất thế giới.
Zelten: Loại bánh Giáng sinh truyền thống. Đây là một loại bánh thơm ngon, béo ngậy
được làm từ bột được nhồi với rất nhiều trái cây và hạt tẩm ướp, và được trang trí bằng
quả óc chó và hạnh nhân bên trên. Công thức của mỗi gia đình khác nhau, nhưng các
thành phần cơ bản là bột mì, bơ, trứng, đường và bột nở cho bột bánh, trái cây và hạt
kẹo để làm nhân.

Risotto với quả việt quất (Risotto ai mirtilli): Lúa gạo đã được trồng ở miền nam
nước Ý từ thế kỷ 14, và việc trồng lúa cuối cùng đã đến được Milan ở miền bắc. Trong
khi, theo một truyền thuyết, một người học việc trẻ tuổi của thợ thổi thủy tinh Fabbrica
del Duomo di Milano từ Flanders, người đã từng sử dụng nghệ tây làm chất màu, đã
thêm nó vào món cơm trong một bữa tiệc cưới, công thức đầu tiên được xác định là
risotto có từ năm 1809. Là một món ăn chính gốc từ vùng Trentino-Alto Adige. Được
làm từ bơ, hẹ, gạo và nước kho rau bằng cách sử dụng kỹ thuật risotto cổ điển, món ăn
thanh lịch này có được sức hút ban đầu thông qua việc bổ sung quả việt quất tươi. Đầy

17


màu sắc và ánh sáng, với hương vị tinh tế, nó cũng mang lại tất cả các lợi ích sức khỏe
của quả việt quất tươi.
2.3.3.3. Vùng 3 (Trung Ý)
Chia thành 4 vùng nhỏ: Lazio, Marche, Tuscany, Umbria.
Porchetta: Nguồn gốc của porchetta bắt nguồn từ những cư dân của Ariccia, trong
vùng Lazio trở lại thời kỳ tiền La Mã và người Latino. Ngày nay, nó đã trở nên nổi
tiếng quốc tế và có một lịch sử lâu đời đằng sau nó, và vì lý do này, nó càng làm cho
nó trở nên đặc biệt và độc đáo hơn. Đây là món thịt ba chỉ thơm ngon.
Supplì (Cơm nắm Ý): Có ý nghĩa tên gọi là “bất ngờ” bắt nguồn từ tiếng Pháp, Supplì
đầu tiên được nấu vào năm 1874. Món ăn nhẹ của Ý bao gồm cơm nắm với nước sốt
cà chua, đặc trưng của ẩm thực La Mã. Supplì thường được nhồi với pho mát và dùng
với nước sốt cà chua đơn giản.
Phô mai pecorino: Cái tên Pecorino bắt nguồn từ từ tiếng Ý, có nghĩa là cừu, và thuật
ngữ này được sử dụng để mô tả nhiều loại pho mát Ý được làm từ sữa cừu. Pecorino
Marchigiano là một loại pho mát có truyền thống rất lâu đời. Nó được làm bằng sữa
cừu thô với các loại thảo mộc và gia vị địa phương như cỏ xạ hương, húng quế, kinh
giới, đinh hương và hạt tiêu đen, và sau đó nó được để trong ít nhất hai mươi ngày đối với loại lâu năm, thời gian đó có thể lên đến đến một năm.
Tuaca: Hay rượu mùi của Ý này được ca ngợi vì sự kết hợp của rượu mạnh Ý hảo

hạng, vani và tinh chất cam quýt Địa Trung Hải. Người ta tin rằng phiên bản đầu tiên
xuất hiện trong thời kỳ Phục hưng, nhưng công thức cổ xưa đã được đưa vào cuộc
sống bởi Gaetano Tuoni và Giorgio Canepa, những người đã tiếp thị nó dưới tên hiện
tại và ban đầu sản xuất nó ở Livorno. Thức uống này trở nên phổ biến trong Chiến
tranh thế giới thứ hai, khi nó trở thành món khối khẩu của binh lính Mỹ.
Bánh mì dẹt: Món bánh mì dẹt truyền thống của người Umbria thứ mà những người
nghèo khổ từng phải ăn. Ngày nay nó vẫn được làm theo một công thức đơn giản mặc
dù “testo” - trong thời cổ đại, một viên đá hoặc gạch đã được thay thế bằng một cái
chảo tròn giống như vỉ nướng dùng để nướng bánh mì trên bếp hoặc trên ngọn lửa
trần.
Rượu vang trắng Orvieto: Từ thời Trung cổ đến giữa thế kỷ 20, vùng Orvieto được
biết đến với loại rượu tráng miệng ngọt ngào. Trước đây trong lịch sử, rượu vang
Orvieto có màu vàng và hơi ngọt, nhưng ngày nay chúng chủ yếu nhẹ, khơ và khơng
biến chứng, gần như trung tính, là kết quả của các phương pháp sản xuất mới. Bất
chấp sự trung lập này, có thể tìm thấy các loại rượu vang trắng nổi bật, hài hòa và giàu
trái cây từ khu vực này. Orvieto DOC có màu vàng rơm nhạt, có cường độ thay đổi và
18


hương thơm tinh tế, hấp dẫn. Đối với một vùng nhỏ như vậy, Umbria sản xuất một số
lượng lớn đáng ngạc nhiên các loại rượu khác nhau, trong đó nổi tiếng nhất là rượu
vang trắng Orvieto.
2.3.3.4. Vùng 4 (Nam Ý)
Chia thành 6 vùng nhỏ: Abruzzo, Apulia, Basilicata, Calabria, Campania, Molise.
Cừu xiên que (Arrosticini): Trở nên phổ biến trong những năm 1950 khi nó bắt đầu
được phục vụ cho người dân địa phương Abruzzo. Cơng thức arrosticini này tạo nên
một món nướng tuyệt vời cho mùa hè. Những xiên thịt cừu đơn giản này thường xuyên
làm cho các bàn ăn tối ở vùng Abruzzo, nơi nổi tiếng với nhiều món ăn từ thịt cừu.
Nhằm tăng hương vị người ta sẽ xen kẽ hành tây vào.
Kẹo Ý (Confetti di Sulmona): Là một trong những loại kẹo truyền thống nổi tiếng

nhất của Ý được tạo ra lần đầu tiên vào thế kỷ 15, những viên hạnh nhân có đường
xinh xắn này có nhiều màu sắc và hương vị và thường được tạo hình thành hoa. Người
ta sẽ cho vào những chiếc túi nhỏ và thường được tặng trong đám cưới, lễ rửa tội và lễ
kỷ niệm. Món q lưu niệm hồn hảo khi đến Abruzzo.
Bánh mì khơ (Friselle): Nguồn gốc của nó có từ thế kỷ thứ 10 trước Công nguyên,
được các nhà hàng hải người Phoenicia dùng làm bánh mì du lịch, được làm mềm
bằng nước biển và có hương vị dầu ô liu. Trước thời kỳ hậu chiến, món frisella chỉ
được dành cho những bàn tiệc giàu có và một vài dịp ăn mừng. Các tầng lớp dân cư ít
giàu có hơn tiêu thụ món bánh mì friselle làm từ bột lúa mạch hoặc hỗn hợp lúa mạch
và lúa mì. Đây một loại bánh mì khơ giịn có hình dạng của một chiếc bánh rán và nó
được dùng thay cho bánh sandwich. Đầu tiên phải ngâm chúng dưới vòi nước lạnh để
chúng bắt đầu mềm. Sau đó, phủ lên trên chúng một lớp phủ tùy thích, chẳng hạn như
pho mát, cà chua tươi, dầu ô liu, hạt tiêu, ô liu đen hoặc xanh, cá ngừ và bất cứ thứ gì.
Phơmai sữa bò (Caciocavallo Podolico): Loại pho mát này được gọi là pho mát của
người Do Thái vì có liên quan đến thuật ngữ Kosher trong tiếng Do Thái, những người
Do Thái đã mang theo nó đến Thổ Nhĩ Kỳ vào đầu năm 1500. Từ giống bò podolico
chăn thả trên núi, caciocavallo podolico từ Basilicata là một trong những loại phô mai
được đánh giá cao nhất và đắt nhất của Ý. Mang hương thơm và hương vị của các loại
thảo mộc và các loại hạt, loại phô mai này không được sử dụng trong nấu ăn nhưng
được dùng để thưởng thức. Nó đặc biệt ngon khi được pha với mật ong hạt dẻ địa
phương.
Mì Ý với ngao (Spaghetti alle vongole): Có nguồn gốc vào thế kỳ 17-18. Người Ý
chế biến món ăn này theo hai cách: dầu, tỏi, mùi tây, và đôi khi một chút rượu trắng;
cách hai tương tự nhưng thêm cà chua và húng quế tươi. Theo truyền thống, ngao được
19


×