Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

KNTLVBTV nhóm 10 nguyễn thị bình B19DCMR020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (776.3 KB, 12 trang )

HỌC VIỆN CƠNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG
BỘ MƠN PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG
-------------

BÀI THI CUỐI KỲ
KỸ NĂNG TẠO LẬP VĂN BẢN TIẾNG VIỆT

Tên sinh viên: Nguyễn Thị Bình
Mã sinh viên: B19DCMR020
Lớp: D19CQMR04-B
Nhóm mơn học: 10
Đề: 04
Giảng viên HD: Đinh Thị Hương

Hà nội, tháng 12 năm 2021
1


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU .......................................................................................................... 3
NỘI DUNG ............................................................................................................... 4
Câu 1: Trình bày về tính liên kết trong văn bản tiếng Việt....................................... 4
Câu 2: Anh (chị) hãy soạn thảo một báo cáo về những thu hoạch của bản thân sau
khi học trực tuyến môn Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt ?.................................. 6
Câu 3: Anh chị hiểu thế nào về nội dung và hình thức của Cơng văn phúc đáp? Cho
ví dụ minh họa. .......................................................................................................... 9
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... 12

2



LỜI NÓI ĐẦU
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, văn bản là một thứ không thể thiếu trong
công việc và trong đời sống xã hội. Văn bản là phương tiện để triển khai, cơng bố
chủ trương, chính sách để giải quyết những cơng việc cụ thể. Vì vậy mà nhiều công
cụ soạn thảo đã ra đời để đem lại cho con người sự thuận tiện để đạt được năng suất
cao trong cơng việc và tiết kiện thời gian để hồn thành một văn bản.
Tuy nhiên, để soạn thảo được một văn bản đúng chuẩn về quy tắc thì hầu như
rất ít người có thể làm được, trong đó có rất nhiều các bạn sinh viên. Nhằm giải
quyết vấn đề này thì Học viện Cơng nghệ Bưu chính Viễn Thơng đã đưa bộ môn Kỹ
năng tạo lập văn bản Tiếng Việt vào quá trình giảng dạy và học của sinh viên để tạo
điều kiện tốt cho sinh viên đáp ứng được những yêu cầu trong công việc tương lai.

3


NỘI DUNG
Họ và tên: Nguyễn Thị Bình
MSV: B19DCMR020
Đề: 04

Câu 1: Trình bày về tính liên kết trong văn bản tiếng Việt.
Trả lời:
Tính liên kết của văn bản là tính chất kết hợp, gắn bó, ràng buộc qua lại giữa
các cấp độ đơn vị dưới văn bản. Đó là sự kết hợp, gắn bó giữa các câu trong đoạn,
giữa các đoạn, các phần, các chương với nhau, xét về mặt nội dung cũng như hình
thức biểu đạt, là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản, làm cho
văn bản có nghĩa và dễ hiểu. Trên cơ sở đó, tính liên kết của văn bản thể hiện ở hai
mặt: liên kết nội dung và liên kết hình thức.

4



Để văn bản có tính liên kết người viết phải làm cho nội dung của các câu, các
đoạn thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau. Đồng thời phải biết kết nối các câu,
các đoạn đó bằng những phương tiện ngơn ngữ thích hợp.
Các câu trong một đoạn văn và các đoạn văn trong một văn bản phải luôn có
sự liên kết chặt chẽ về nội dung và hình thức:
 Liên kết về nội dung:
 Nội dung văn bản bao gồm hai nhân tố cơ bản: đề tài và chủ đề (hay còn gọi là
chủ đề và logic). Do đó, tính liên kết về mặt nội dung thể hiện tập trung qua việc
tổ chức, triển khai hai nhân tố này, trên cơ sở đó hình thành hai nhân tố liên kết:
liên kết đề tài và liên kết chủ đề.
 Liên kết đề tài là sự kết hợp, gắn bó giữa các cấp độ đơn vị dưới văn bản trong
việc tập trung thể hiện đối tượng mà văn bản đề cập đến. Liên kết logic là các câu
trong đoạn văn và các đoạn văn trong văn bản phải được sắp xếp theo một trình
tự hợp lý
 Liên kết chủ đề là sự tương hợp mang tính logic về nội dung nghĩa giữa các cấp
độ đơn vị dưới văn bản. Đó là sự tương hợp về nội dung miêu tả, trần thuật hay
bàn luận giữa các câu, các đoạn, các phần trong văn bản. Một văn bản được xem
là có liên kết logic khi nội dung miêu tả, trần thuật, bàn luận giữa các câu, các
đoạn, các phần không rời rạc hay mâu thuẫn với nhau, ngoại trừ trường hợp người
viết cố tình tạo ra sự mâu thuẫn nhắm vào một mục đích biểu đạt nào đó.
 Liên kết hình thức
 Liên kết hình thức trong văn bản là sự kết hợp, gắn bó giữa các cấp độ đơn vị dưới
văn bản xét trên bình diện ngơn từ biểu đạt, nhằm hình thức hóa, hiện thực hóa
mối quan hệ về mặt nội dung giữa chúng.
 Như đã nói, liên kết nội dung với hai nhân tố đề tài và chủ đề thể hiện qua mối
quan hệ giữa các câu, các đoạn, các phần..., xoay quanh đề tài và chủ đề của văn
bản. Mối quan hệ này mang tính chất trừu tượng, khơng tường minh. Do đó, trong
q trình tạo văn bản, người viết (người nói) bao giờ cũng phải vận dụng các

phương tiện ngơn từ cụ thể để hình thức hóa, xác lập mối quan hệ đó. Tồn bộ các
5


phương tiện ngơn từ có giá trị xác lập mối quan hệ về nội dung giữa các câu, các
đoạn... là biểu hiện cụ thể của liên kết hình thức.
 Liên kết hình thức trong văn bản được phân chia thành nhiều phương thức liên
kết. Mỗi phương thức liên kết là một cách tổ chức sự liên kết, bao gồm nhiều
phương tiện liên kết khác nhau có chung đặc điểm nào đó. Nhìn chung, liên kết
hình thức bao gồm các phép liên kết: lặp ngữ âm, lặp từ vựng, thế đồng nghĩa,
liên tưởng, đối nghịch, thế đại từ, tỉnh lược cấu trúc, lặp cấu trúc và tuyến tính.
Các phép liên kết này sẽ được xem xét cụ thể trong tổ chức của đoạn văn – đơn
vị cơ sở và là đơn vị điển hình của văn bản. Các phép liên kết này cũng được vận
dụng giữa các đoạn, phần... trong văn bản. Điều đó có nghĩa là liên kết hình thức
thể hiện ở nhiều cấp độ trong văn bản. Trong văn bản, liên kết nội dung và liên
kết hình thức có mối quan hệ biện chứng với nhau, trong đó, liên kết nội dung quy
định liên kết hình thức.

Câu 2: Anh (chị) hãy soạn thảo một báo cáo về những thu hoạch của bản thân
sau khi học trực tuyến môn Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt ?
Bài làm

BỘ THÔNG TIN & TRUYỀN THƠNG

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH
VIỄN THƠNG


----------------

------------------

Hà Nội, ngày 05 tháng 12 năm 2021

BÁO CÁO
Tình hình học tập của bản thân với mơn học
Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt
***

6


Kính gửi: Giảng viên mơn Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt
Thông tin cá nhân:
- Tôi tên là: Nguyễn Thị Bình - Mã sinh viên: B19DCMR020.
- Lớp: D19CQMR04-B.
- Cơ sở đào tạo: Học viện Cơng nghệ Bưu chính Viễn thơng - Hà Nội.
- Trình độ: Đại học chính quy.
- Chuyên ngành đào tạo: Marketing.
Nội dung báo cáo:
Mặc dù tình hình dịch bệnh Covid–19 vẫn đang diễn biến phức tạp trên toàn
thế giới, gây ra nhiều ảnh hưởng đến kinh tế, chính trị, giáo dục, văn hóa đời sống.
Chính Phủ Việt Nam ta đã phát hiện và xử lý kịp thời, đảm bảo an toàn trong nước
để cho mọi hoạt động trở lại đặc biệt là nền giáo dục, kinh tế. Song song với đó, Học
viện Cơng nghệ Bưu chính Viễn thông cũng đã tổ chức học tập, giảng dạy trên phần
mềm ứng dụng Trans. Sau thời gian học tập trực tuyến học phần Kĩ năng tạo lập văn
bản, tôi rút ra được những ý kiến sau.
1. Phương tiện học tập:

- Do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, việc tổ chức dạy học trực tiếp bị
gián đoạn, Học viện đã tổ chức học tập tập trực tuyến trên phầm mềm Trans
và cung cấp tài khoản cho sinh viên truy cập.
- Để thuận tiện học tập môn học Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt, em đã
chuẩn bị máy tính laptop, điện thoại di động có truy cập Internet để học tập
đạt hiệu quả cao.
2. Thái độ với môn học:
- Khi được học tập trên lớp tôi cùng các bạn có thể tương tác nhiều hơn cùng
với giảng viên, sự thú vị của từng buổi học được cô đưa lên cao dần. Ngay
trong buổi học đầu tiên chúng tôi đã được hỏi đáp trực tiếp về những từ Hán
Việt trong những câu tục ngữ, được giải thích về những từ ngữ đặc biệt là tên
của bản thân, tôi cảm thấy vơ cùng thích thú.
7


- Trong q trình học tập, tơi ln chủ động về mặt thời gian, thiết bị học tập,
không vào lớp muộn.
- Ln hồn thành đầy đủ và đúng hạn các bài tập của giảng viên giao cho.
- Không làm việc riêng hay có những lời nói cử chỉ khơng chuẩn mực trên lớp.
3. Hiệu quả môn học:
- Hiểu thêm về các từ vựng Hán-Việt, các câu ca dao tục ngữ.
- Hiểu thêm về cách sử dụng câu, sử dụng từ ngữ để tránh lặp từ, tránh tạo câu
phi logic, câu khơng có liên kết,…
- Được trang bị kiến thức tổng quan về văn bản. Hiểu rõ về hình thức, tác dụng
và mục đích của một số loại văn bản hành chính. Từ đó có thể viết và sử dụng
các loại văn bản hành chính trong cuộc sống.
- Được trang bị thêm một số kiến thức về đặc trưng ngôn ngữ trong một số loại
văn bản.
- Được cung cấp kiến thức nền tảng về soạn thảo một văn bản theo một trình tự
cụ thể.

4. Kiến nghị, đề xuất:
- Đây là mơn học rất thú vị, nhất là phần tìm hiểu giải nghĩa các câu Hán-Việt.
Tuy nhiên, có rất nhiều hình ảnh mà sinh viên chưa thể hình dung ra được,
chính vì vậy cơ giáo có thể cho sinh viên xem thêm một số bộ phim, video
hoặc hình ảnh. Đều đó sẽ khiến việc học trở nên hứng thú hơn, nhớ bài được
lâu hơn.
- Phần văn bản tuy có thể tìm kiếm rất nhiều trên các kênh thơng tin, nhưng
chính điều đó làm việc xác định được hình thức đúng lại trở nên mơng lung.
Mong rằng cơ giáo có thể chiếu nhiều mẫu văn bản đạt chuẩn để sinh viên có
thể tham khảo và tìm hiểu được nhiều hơn.

8


Người viết báo cáo
(Kí và ghi rõ họ tên)
Bình
Nguyễn Thị Bình
Câu 3: Anh chị hiểu thế nào về nội dung và hình thức của Cơng văn phúc
đáp? Cho ví dụ minh họa.
Trả lời:
Công văn phúc đáp là văn bản được cá nhân, tổ chức sử dụng để trả lời
(phúc đáp) một/một số câu hỏi mà chủ thể có thẩm quyền đưa ra/đặt ra cho chủ thể
làm công văn. Hoặc cũng có thể là văn bản trả lời khi nhận được một văn bản khác
từ phía cá nhân, tổ chức khác (ví dụ như Đơn u cầu, Cơng văn u cầu,…).
Mẫu cơng văn phúc đáp có những nội dung sau:
Mở đầu: trả lời công văn số … ngày … / … / … của ……… về vấn đề…
Nội dung:
Nêu những nội dung trả lời các vấn đề mà các cơ quan, đơn vị khác hoặc thư
riêng, đơn khiếu nại của cá nhân, yêu cầu cơ quan giải quyết những yêu cầu hay trả

lời những thắc mắc.
Nếu không trả lời hoặc chưa thể trả lời được thì nêu lý do hợp lý (có thể là
khơng đủ các dữ kiện để giải đáp thắc mắc các yêu cầu đặt ra
Kết thúc: Nhận được cơng văn này, cịn điểm nào chưa rõ đề nghị q… cho
ý kiến. Chúng tơi sẵn sàng trả lời thêm.
Hình thức của công văn phúc đáp:
Chỉ viết về một vấn đề duy nhất, lời văn rõ ràng, không nước đôi.
Ngôn ngữ ngắn gọn, súc tích và ý tưởng bám sát với chủ thể cần biểu đạt.
Nghiêm túc, lịch sử và có tính thuyết phục người nhận.
9


Tuân thủ đúng thể thức của văn bản đặc biệt là phần trích yếu nội dung cơng
văn.
Ví dụ minh họa: Công văn 1615/TCHQ-QLRR về phúc đáp Công văn
05/CV-MTX đề nghị miễn kiểm tra thực tế hàng hóa do Tổng cục Hải quan
ban hành.
BỘ TÀI CHÍNH

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỔNG CỤC HẢI QUAN

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------

--------------------------------

Số: 1615/TCHQ-QLRR


Hà Nội, ngày 01 tháng 04 năm 2013

V/v phúc đáp cơng văn số
05/CV-MTX
Kính gửi: Cơng ty TNHH Mơi trường Công nghiệp xanh.
Tổng cục Hải quan nhận được công văn số 05/CV-MTX ngày 20/02/2013
của Công ty TNHH Môi trường Công nghiệp xanh về đề nghị miễn kiểm tra thực
tế hàng hóa, Tổng cục Hải quan trả lời như sau:
Cơ quan Hải quan áp dụng quản lý rủi ro trong kiểm tra hải quan, việc đánh
giá rủi ro, phân luồng kiểm tra đối với các lô hàng phế liệu nhập khẩu của quý
công ty được thực hiện theo quy định tại khoản 1a Điều 15, 28, 29, 30 của Luật
Hải quan, điểm c2 khoản 3 Điều 45 Thông tư 194/2010/TT-BTC ngày 6/12/2010
và Điều 42, 43 Luật bảo vệ môi trường ngày 29/11/2005, Quyết định 12/2006/QĐBTNMT ngày 8/9/2006, Điều 4, 5, 9, 10 Thông tư liên tịch 34/2012/TTLT-BCTBTNMT ngày 15/11/2012.
Tổng cục thông báo để quý Công ty được biết.
Nơi nhận:

TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG

- Như trên;

KT. TRƯỞNG BAN QUẢN LÝ

- Đ/c Nguyễn Cơng Bình - PTCT (để

RỦI RO
10


b/c);

- Lưu: VT, QLRR(2b)

PHĨ TRƯỞNG BAN
(Đã ký)
Qch Đăng Hịa

11


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Học viện Cơng nghệ Bưu chính
viễn thơng đã đưa môn học Kỹ năng tạo lập văn bản Tiếng Việt vào trong chương
trình giảng dạy. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn là
cô Đinh Thị Hương đã dạy dỗ, rèn luyện và truyền đạt những kiến thức quý báu cho
em trong suốt thời gian học tập trong kỳ vừa qua. Trong thời gian được tham dự lớp
học của cô, em đã được tiếp thu thêm rất nhiều kiến thức bổ ích, học được tinh thần
làm việc hiệu quả, nghiêm túc. Đây thực sự là những điều rất cần thiết cho q trình
học tập và cơng tác sau này của em.
Bộ môn Kỹ năng tạo lập văn bản Tiếng Việt là mơn học thú vị , bổ ích và gắn
liền với nhu cầu thực tiễn của mỗi sinh viên cho hiện tại và cả cho tương lai sau này
nữa . Tuy nhiên, vì tình hình dịch bệnh nên chúng em đã phải học trực tuyến, mặc
dù đã cố gắng tiếp thu những kiến thức cô truyền đạt nhưng chắc chắn rằng là những
hiểu biết và kỹ năng về môn học này của em cịn nhiều thiếu sót. Do đó, bài tiểu luận
kết thúc học phần của em khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và những chỗ chưa
thật sự chuẩn xác, kính mong giảng viên bộ mơn xem xét và góp ý giúp Bài tiểu luận
của em được hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 05 tháng 12 năm 2021
Sinh viên
Nguyễn Thị Bình


12



×