Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

NguyenThanhtung B19DCKT152 nhom10 KNTLVB

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (464.7 KB, 10 trang )

HỌC VIỆN CƠNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG
KHOA KẾ TOÁN
……… oOo ………

TIỂU LUẬN KẾT THÚC
MÔN HỌC

KỸ NĂNG TẠO LẬP VĂN BẢN

Đề số: 04
Họ và tên: Nguyễn Thanh Tùng
Mã sinh viên: B19DCKT152
Nhóm lớp học: 10
Giảng viên giảng dạy: Đinh Thị Hương

HÀ NỘI, 12/2021


Câu 1 (3 điểm). Anh (chị) hiểu thế nào về tính liên kết trong văn bản tiếng Việt.


Trả lời :

Tính liên kết trong văn bản tiếng việt:
+ Tính liên kết của văn bản là tính chất kết hợp, gắn bó, ràng buộc qua lại giữa
các cấp độ đơn vị dưới văn bản. Ðó là sự kết hợp, gắn bó giữa các câu trong đoạn,
giữa các đoạn, các phần, các chương với nhau, xét về mặt nội dung cũng như hình
thức biểu đạt, là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản, làm cho
văn bản có nghĩa và dễ hiểu. Trên cơ sở đó, tính liên kết của văn bản thể hiện ở hai
mặt: liên kết nội dung và liên kết hình thức.
+ Để văn bản có tính liên kết người viết phải làm cho nội dung của các câu, các


đoạn thống nhất và găn bó chặt chẽ với nhau. Đồng thời phải biết kết nối các câu,
các đoạn đó bằng những phương tiện ngơn ngữ thích hợp.
Các câu trong một đoạn văn và các đoạn văn trong một văn bản phải ln có
sự liên kết chặt chẽ về nội dung và hình thức:
❖ Liên kết về nội dung:
- Nội dung văn bản bao gồm hai nhân tố cơ bản: đề tài và chủ đề (hay cịn gọi là
chủ đề và logic). Do đó, tính liên kết về mặt nội dung thể hiện tập trung qua việc tổ
chức, triển khai hai nhân tố này, trên cơ sở đó hình thành 2 nhân tố liên kết: liên
kết đề tài và liên kết chủ đề (còn gọi là liên kết chủ đề và liên kết logic).
- Liên kết đề tài là sự kết hợp, gắn bó giữa các cấp độ đơn vị dưới văn bản trong
việc tập trung thể hiện đối tượng mà văn bản đề cập đến. ( Liên kết logic là các câu
trong đoạn văn và các đoạn văn trong văn bản phải được sắp xếp theo một trình tự
hợp lí).
- Liên kết chủ đề là sự tương hợp mang tính logic về nội dung nghĩa giữa các cấp
độ đơn vị dưới văn bản. Ðó là sự tương hợp về nội dung miêu tả, trần thuật hay
bàn luận giữa các câu, các đoạn, các phần trong văn bản. Một văn bản được xem là


có liên kết lơ-gích khi nội dung miêu tả, trần thuật, bàn luận giữa các câu, các
đoạn, các phần không rời rạc hay mâu thuẫn với nhau, ngoại trừ trường hợp người
viết cố tình tạo ra sự mâu thuẫn nhắm vào một mục đích biểu đạt nào đó.
❖ Liên kết hình thức:
- Liên kết hình thức trong văn bản là sự kết hợp, gắn bó giữa các cấp độ đơn vị
dưới văn bản xét trên bình diện ngơn từ biểu đạt, nhằm hình thức hố, hiện thực hố
mối quan hệ về mặt nội dung giữa chúng.
- Như đã nói, liên kết nội dung với hai nhân tố đề tài và chủ đề thể hiện qua mối
quan hệ giữa các câu, các đoạn, các phần..., xoay quanh đề tài và chủ đề của văn
bản. Mối quan hệ này mang tính chất trừu tượng, khơng tường minh. Do đó, trong
q trình tạo văn bản, người viết (người nói) bao giờ cũng phải vận dụng các phương
tiện ngơn từ cụ thể để hình thức hố, xác lập mối quan hệ đó. Tồn bộ các phương

tiện ngơn từ có giá trị xác lập mối quan hệ về nội dung giữa các câu, các đoạn... là
biểu hiện cụ thể của liên kết hình thức.
- Liên kết hình thức trong văn bản được phân chia thành nhiều phương thức liên
kết. Mỗi phương thức liên kết là một cách tổ chức sự liên kết, bao gồm nhiều phương
tiện liên kết khác nhau có chung đặc điểm nào đó. Nhìn chung, liên kết hình thức
bao gồm các phép liên kết: lặp ngữ âm, lặp từ vựng, thế đồng nghĩa, liên tưởng, đối
nghịch, thế đại từ, tỉnh lược cấu trúc, lặp cấu trúc và tuyến tính. Các phép liên kết
này sẽ được xem xét cụ thể trong tổ chức của đoạn văn - đơn vị cơ sở và là đơn vị
điển hình của văn bản. Các phép liên kết này cũng được vận dụng giữa các đoạn,
phần... trong văn bản. Ðiều đó có nghĩa là liên kết hình thức thể hiện ở nhiều cấp độ
trong văn bản. Trong văn bản, liên kết nội dung và liên kết hình thức có mối quan
hệ biện chứng với nhau, trong đó, liên kết nội dung quy định liên kết hình thức.


Các phép liên kết chính:

+ Phép lặp từ ngữ: sử dụng lặp đi lặp lại một (một số) từ ngữ nào đó ở các câu
khác nhau để tạo sự liên kết.


+ Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng: sử dụng các từ ngữ đồng nghĩa, trái
nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng ở các câu khác nhau để tạo sự liên kết.
+ Phép thế: sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có
ở câu đứng trước.
+ Phép nối: sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu đứng
trước.
Ví dụ 1:
“Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục
đích đào tạo những cơng dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai của nước
nhà. Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân

phong kiến.
Muốn được như thế thì thầy giáo, học trò và cán bộ phải cố gắng hơn nữa
để tiến bộ hơn nữa” .
(Hồ Chí Minh – Về vấn đề giáo dục)
Các phép liên kết được sử dụng là:
– Phép lặp: “Trường học của chúng ta”
– Phép thế: “Muốn được như thế”… thay thế cho toàn bộ nội dung của đoạn trước
đó.
Câu 2 (4 điểm). Soạn thảo một báo cáo trình bày những thu hoạch của bản thân sau
khi kết thúc q trình học trực tuyến mơn học Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt.
Trả lời :
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO
TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ HỌC TẬP
Kính gửi:

- Giảng viên môn kỹ năng tạo lập văn bản.

Họ và tên: Nguyễn Thanh Tùng
Ngày sinh: 27/04/2001

Lớp: D19ACCA


Quê quán: Thuỵ Phương-Bắc Từ Liêm – Hà Nội
Nghề nghiệp: Sinh Viên.
Nơi học tập hiện tại: Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thơng.
Mơn: Kỹ năng tạo lập văn bản.
Thời gian học tập: 7 tuần.

Kinh phí: 460.000đ
Nội dung mơn học:
Cung cấp kiến thức nền tảng về kỹ năng tạo lập văn bản Tiếng Việt, quy trình thực
hiện các bước cụ thể, giúp sinh viên xác định được chủ đề, xây dựng cấu trúc đoạn, soạn
văn bản và biên tập văn bản. Môn học giúp ta nắm vững kỹ năng soạn thảo một văn bản
đúng về hình thức và nội dung, giúp sinh viên hạn chế lỗi nhằm đem lai cho người đọc
văn bản thoải mái khi xem xét văn bản.
Môn học đưa ra phương pháp soạn thảo một số loại văn bản thơng thường như:
Báo cáo, cơng văn, tờ trình, thông báo, biên bản, đơn, thư… Cách tạo lập các loại văn
bản này đúng cách thức.
Môn học sẽ giúp chúng ta hiểu và nắm rõ các quy tắc và kỹ năng soạn thỏa một văn
bản, giúp chúng ta soạn thỏa một văn bản đúng cả về hình thức lẫn nội dung.
Mục tiêu mơn học:
Tơn trọng và có ý thức bảo vệ sự trong sáng của Tiếng Việt.
Ứng dụng kỹ năng tạo lập văn bản để viết một cách rõ ràng, mạch lạc thuyết phục
người đọc

Tự nhận xét đánh giá về tình hình học tập của bản thân đối với mơn học Kỹ năng
tạọ lập văn bản tiếng Việt trong thời gian học kỳ 2 (năm học 2020 – 2021):
1. Về tư tưởng: Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng việt qua hình thức học trực tuyến là một
mơn học thú vị và cực kì bổ ích trong chương trình đào tạo của Học viên Cơng nghệ Bưu
chính viễn thơng. Em cảm thấy môn học học này rất quan trọng đối với mình trong hiện
tại và tương lai sau này nên em rất có hứng thú với bộ mơn kỹ năng tạo lập văn bản.
2. Về tình hình học tập:


Đã nắm rõ được cách tạo lập nội dung và cấu trúc văn bản, cấu trúc đoạn văn, biết
cách sử dụng đúng các phong cách văn bản cho mục đích tạo lập văn bản .








Đã soạn thảo được các văn bản có tính pháp quy, các văn bản hành chính thơng
thường, một số loại văn bản thông thường như: Báo cáo, công văn, tờ trình, thơng
báo, biên bản, đơn, thư…xây dựng bố cục đúng cấu trúc, nội dung và thể thức của
các văn bản.
Đã nắm rõ các thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản.
Nhờ cơ giáo và bạn bè đóng góp thì Đơn ứng tuyển của bản thân trở nên hoàn chỉnh
và đầy đủ hơn.

Hà nội, ngày 06 tháng 12 năm 2021
Người báo cáo
(Ký và ghi rõ họ tên)

Câu 3 (3 điểm). Anh (chị) hiểu thế nào về nội dung và hình thức của Cơng văn
phúc đáp? Cho ví dụ minh hoạ.
Trả lời :

Công văn phúc đáp :
Công văn phúc đáp là văn bản được cá nhân, tổ chức sử dụng để trả lời (phúc
đáp) một/một số câu hỏi mà chủ thể có thẩm quyền đưa ra/đặt ra cho chủ thể làm
cơng văn. Hoặc cũng có thể là văn bản trả lời khi nhận được một văn bản khác từ
phía cá nhân, tổ chức khác (ví dụ như Đơn u cầu, Cơng văn yêu cầu, …).
Khi nào cần soạn công văn phúc đáp?
Mẫu công văn phúc đáp được sử dụng khi chủ thể (cơng dân, tổ chức, doanh
nghiệp) nào đó có u cầu về một công việc nhất định gửi đến cá nhân, cơ quan, tổ
chức có thẩm quyền (có thể là cá nhân nếu văn bản pháp luật, điều lệ tổ chức, doanh

nghiệp có quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của người đó; có thể là đơn vị, cơ quan,
tổ chức, doanh nghiệp) và tổ chức, cá nhân đó trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ,


quyền hạn của mình sẽ phải soạn cơng văn phúc đáp lại nội dung u cầu từ phía
chủ thể có yêu cầu theo mẫu công văn phúc đáp theo quy định pháp luật.
Trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam có thể thấy rằng
Cơng văn phúc đáp được sử dụng rất phổ biến. Với cơ quan nhà nước, công văn
phúc đáp được coi là một trong những loại phương tiện giao tiếp chính thức của cơ
quan Nhà nước với cấp trên, cấp dưới và với công dân.
Nội dung mẫu công văn phúc đáp gồm những gì?
Mẫu cơng văn phúc đáp có những nội dung sau:
(i) Mở đầu: trả lời công văn số … ngày … / … / … của ……… về vấn đề…
(ii) Nội dung:
+ Nêu những nội dung trả lời các vấn đề mà các cơ quan, đơn vị khác hoặc thư riêng,
đơn khiếu nại của cá nhân, yêu cầu cơ quan giải quyết những yêu cầu hay trả lời
những thắc mắc.
+ Nếu khơng trả lời hoặc chưa thể trả lời được thì nêu lý do hợp lý (có thể là khơng
đủ các dữ kiện để giải đáp thắc mắc các yêu cầu đặt ra).
(iii) Kết thúc: nhận được cơng văn này, cịn điểm nào chưa rõ đề nghị quý… cho ý
kiến. Chúng tôi sẵn sàng trả lời thêm.
Một mẫu công văn phúc đáp được coi là hợp lệ khi đáp ứng được đầy đủ các điều
kiện sau:
+ Chỉ viết về một vấn đề duy nhất, lời văn rõ ràng, không nước đôi;
+ Ngơn ngữ ngắn gọn, súc tích và ý tưởng bám sát với chủ thể cần biểu đạt;
+ Nghiêm túc, lịch sử và có tính thuyết phục người nhận;
+ Tn thủ đúng thể thức của văn bản đặc biệt là phần trích yếu nội dung cơng văn
Một số mẫu cơng văn phúc đáp:
Ví dụ



TÊN DOANH NGHIỆP
Số: …../CV-……

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
……, ngày….. tháng….năm…….

Kính gửi:…………………………(2)……
Căn cứ công văn số … ngày … / … / … của cơ quan/tổ chức/cá nhân/doanh nghiệp…
về vấn đề……(3)……
Chúng
tôi
xin
trả
lời
như
sau:…………(4)……………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………….
Nhận được cơng văn này, cịn điểm nào chưa rõ đề nghị ………(tên cơ quan, đơn
vị, tổ chức, cá nhân nhận công văn) …………..cho ý kiến. Chúng tôi sẵn sàng trả
lời thêm.
Trân trọng cảm ơn!
Nơi nhận:
– Như trên ..(5)……..;
– …………………….;
– Lưu: VT, ..(6)……..


ĐẠI DIỆN CƠ QUAN/ TỔ CHỨC (7)
(Ký, đóng dấu)




×