Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Nhóm 10, KNTLVB, hoàng xuân diệp, B19DCQT034

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (302.83 KB, 10 trang )


HỌC VIỆN CƠNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 1
---------------------------------------

BÀI TIỂU LUẬN
TÊN MÔN HỌC
KỸ NĂNG TẠO LẬP VĂN BẢN
(Mã học phần: SDK1103)
ĐỀ SỐ: 4

Giảng viên:

: Đinh Thị Hương

Sinh viên thực hiện : Hoàng Xuân Diệp
Mã sinh viên

: B19DCQT034

Lớp

: D19CQQT02-B

Số điện thoại

: 0365506285

Hà Nội, tháng 12 năm 2021



MỞ ĐẦU
Là một phần không thể thiếu trong nhiều vị trí ở hầu hết các ngành nghề cũng
như trong cuộc sống. Ngay cả khi khơng là một nhà văn thì tần suất bạn soạn thảo văn
bản thường xuyên hơn bạn nghĩ. Ít nhất, bạn cũng sẽ viết cơng văn xin việc, email gửi
đến nhà tuyển dụng, đăng bài trên các phương tiện truyền thông xã hội… Nếu công
việc yêu cầu, bạn cũng tạo ra những văn bản như báo cáo, thuyết trình, bản tin…
Vậy kỹ năng tạo lập văn bản là cách bạn thực hiện các thao tác như nhập thơng
tin, chỉnh sửa, trình bày văn bản được thực hiện trên giấy hoặc các phần mềm ứng dụng
như Microsoft Word. Đây cũng là một phần trong chương trình đại học và là kỹ năng
mà bất cứ nhà tuyển dụng nào cũng muốn thấy trong văn bản ứng tuyển của ứng viên
trong thời đại ngày nay.
Tuy nhiên, để soạn thảo một văn bản đúng chuẩn về quy tắc và thể thức thì hầu
như rất ít sinh viên có thể đáp ứng được yêu cầu này. Nhằm giải quyết vấn đề đó và
đem lại kỹ năng nhất định cho sinh viên về kỹ năng tạo lập văn bản, Học viện Công
nghệ Bưu chính Viễn thơng đã đem bộ mơn Kỹ năng tạo lập văn bản Tiếng Việt vào
quá trình dạy và học của sinh viên Học viện, đáp ứng nhu cầu công việc trong tương
lai.

Sinh viên
Hoàng Xuân Diệp


Câu 1: Trình bày về tính liên kết trong văn bản tiếng Việt
Trả lời:
- Tính liên kết của văn bản là tính chất kết hợp, gắn bó, ràng buộc qua lại giữa

các cấp độ đơn vị dưới văn bản. Ðó là sự kết hợp, gắn bó giữa các câu trong đoạn, giữa
các đoạn, các phần, các chương với nhau, xét về mặt nội dung cũng như hình thức
biểu đạt. Trên cơ sở đó, tính liên kết của văn bản thể hiện ở hai mặt: liên kết nội dung
và liên kết hình thức.

- Để văn bản có tính liên kết người viết phải làm cho nội dung của các câu, các
đoạn thống nhất và găn bó chặt chẽ với nhau. Đồng thời phải biết kết nối các câu, các
đoạn đó bằng những phương tiện ngơn ngữ thích hợp.
- Các câu trong một đoạn văn và các đoạn văn của một văn bản phải có sự liên kết
chặt chẽ về nội dung và hình thức.
 Tính liên kết nội dung
- Nội dung văn bản bao gồm hai nhân tố cơ bản: đề tài và chủ đề (hay còn gọi
là chủ đề và logic). Do đó, tính liên kết về mặt nội dung thể hiện tập trung qua việc tổ
chức, triển khai hai nhân tố này, trên cơ sở đó hình thành hai nhân tố liên kết: liên kết
đề tài và liên kết chủ đề (còn gọi là liên kết chủ đề và liên kết logic).
- Liên kết đề tài là sự kết hợp, gắn bó giữa các cấp độ đơn vị dưới văn bản
trong việc tập trung thể hiện đối tượng mà văn bản đề cập đến.
-

Liên kết chủ đề là sự tương hợp mang tính logic về nội dung nghĩa giữa các

cấp độ đơn vị dưới văn bản. Ðó là sự tương hợp về nội dung miêu tả, trần thuật hay
bàn luận giữa các câu, các đoạn, các phần trong văn bản. Một văn bản được xem là có
liên kết logic khi nội dung miêu tả, trần thuật, bàn luận giữa các câu, các đoạn, các
phần không rời rạc hay mâu thuẫn với nhau, ngoại trừ trường hợp người viết cố tình
tạo ra sự mâu thuẫn nhắm vào một mục đích biểu đạt nào đó.
 Liên kết hình thức
- Liên kết hình thức trong văn bản là sự kết hợp, gắn bó giữa các cấp độ đơn vị
dưới văn bản xét trên bình diện ngơn từ biểu đạt, nhằm hình thức hoá, hiện thực hoá
mối quan hệ về mặt nội dung giữa chúng.
- Như đã nói, liên kết nội dung với hai nhân tố đề tài và chủ đề thể hiện qua mối
quan hệ giữa các câu, các đoạn, các phần..., xoay quanh đề tài và chủ đề của văn bản.
Mối quan hệ này mang tính chất trừu tượng, khơng tường minh. Do đó, trong q trình
tạo văn bản, người viết (người nói) bao giờ cũng phải vận dụng các phương tiện ngơn
từ cụ thể để hình thức hố, xác lập mối quan hệ đó. Tồn bộ các phương tiện ngơn từ



có giá trị xác lập mối quan hệ về nội dung giữa các câu, các đoạn... là biểu hiện cụ thể
của liên kết hình thức.
- Liên kết hình thức trong văn bản được phân chia thành nhiều phương thức liên
kết. Mỗi phương thức liên kết là một cách tổ chức sự liên kết, bao gồm nhiều phương
tiện liên kết khác nhau có chung đặc điểm nào đó. Nhìn chung, liên kết hình thức bao
gồm các phép liên kết: lặp ngữ âm, lặp từ vựng, thế đồng nghĩa, liên tưởng, đối
nghịch, thế đại từ, tỉnh lược cấu trúc, lặp cấu trúc và tuyến tính. Các phép liên kết này
sẽ được xem xét cụ thể trong tổ chức của đoạn văn - đơn vị cơ sở và là đơn vị điển
hình của văn bản. Các phép liên kết này cũng được vận dụng giữa các đoạn, phần...
trong văn bản. Ðiều đó có nghĩa là liên kết hình thức thể hiện ở nhiều cấp độ trong văn
bản. Trong văn bản, liên kết nội dung và liên kết hình thức có mối quan hệ biện chứng
với nhau, trong đó, liên kết nội dung quy định liên kết hình thức.
Câu 2: Soạn thảo một báo cáo trình bày những thu hoạch của bản thân sau khi kết thúc
q trình học trực tuyến mơn học Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt.
Trả lời:
Trả CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 02 tháng 12 năm 2021

BÁO CÁO
Tình hình và kết quả học tập
Kính gửi : Giảng viên môn Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt
Họ và tên: Hoàng Xuân Diệp
Lớp

: D19CQQT02-B

Mã SV : B19DCQT034

Ngày sinh: 07-10-2001
Quê quán: Ứng Hòa – Hà Nội
Nghề nghiệp: Sinh Viên
Nơi học tập hiện tại: Học viện Cơng nghệ Bưu chính Viễn thông.


Môn: Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt
Thời gian học tập: 2 tháng.
Kinh phí: 460.000đ
Nội dung mơn học:
Cung cấp kiến thức nền tảng về kỹ năng tạo lập văn bản Tiếng Việt, quy trình
thực hiện các bước cụ thể, giúp sinh viên xác định được chủ đề, xây dựng cấu trúc
đoạn, soạn văn bản và biên tập văn bản. Môn học giúp ta nắm vững kỹ năng soạn thảo
một văn bản đúng về hình thức và nội dung, giúp sinh viên hạn chế lỗi nhằm đem lai
cho người đọc văn bản thoải mái khi xem xét văn bản.
Môn học đưa ra phương pháp soạn thảo một số loại văn bản thơng thường như:
Báo cáo, cơng văn, tờ trình, thơng báo, biên bản, đơn, thư… Cách tạo lập các loại văn
bản này đúng cách thức.
Môn học sẽ giúp chúng ta hiểu và nắm rõ các quy tắc và kỹ năng soạn thỏa một
văn bản, giúp chúng ta soạn thỏa một văn bản đúng cả về hình thức lẫn nội dung.
Mục tiêu môn học:
Ứng dụng kỹ năng tạo lập văn bản để viết một cách rõ ràng, mạch lạc thuyết
phục người đọc.
Tơn trọng và có ý thức bảo vệ sự trong sáng của Tiếng Việt.
Tự nhận xét đánh giá về tình hình học tập của bản thân đối với mơn học Kỹ năng
tạọ lập văn bản tiếng Việt trong thời gian học kỳ 1 (năm học 2021 – 2022):
1. Về tư tưởng: Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng việt là một mơn học thú vị và cực kì bổ
ích trong chương trình đào tạo của Học viên Cơng nghệ Bưu chính viễn thơng. Em
cảm thấy mơn học học này rất quan trọng đối với mình trong hiện tại và tương lai sau
này nên em rất có hứng thú với bộ mơn kỹ năng tạo lập văn bản.

2. Về tình hình học tập:


Đã nắm rõ được cách tạo lập nội dung và cấu trúc văn bản, cấu trúc đoạn văn, biết
cách sử dụng đúng các phong cách văn bản cho mục đích tạo lập văn bản .



Đã soạn thảo được các văn bản có tính pháp quy, các văn bản hành chính thơng
thường, một số loại văn bản thơng thường như: Báo cáo, cơng văn, tờ trình, thơng


báo, biên bản, đơn, thư…xây dựng bố cục đúng cấu trúc, nội dung và thể thức của
các văn bản.


Đã nắm rõ các thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản.
Hà nội, ngày 02 tháng 12 năm 2021
Người báo cáo
(Ký và ghi rõ họ tên)
Diệp
Hoàng Xuân Diệp

Câu 3: Anh (chị) hiểu thế nào về nội dung và hình thức của Cơng văn phúc đáp? Cho
ví dụ minh họa.
Trả lời:
Cơng văn phúc đáp:
Công văn phúc đáp (công văn trả lời) là văn bản dùng để trả lời những vấn đề
của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu liên quan đến chức năng nhiệm vụ của cơ
quan ban hành văn bản. Cơng văn phúc đáp có thể giải thích hướng dẫn…, song khác

với các cơng văn giải thích, hướng dẫ ở chỗ việc giải thích, hướng dẫn ở đây được xuất
phát từ yêu cầu, đề nghị, sáng kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu.
Thành phần và cách thức sắp xếp:


Đặt vấn đề: Ghi rõ trả lời (phúc đáp) công văn số, ký hiệu, ngày tháng năm nào,
của ai, về vấn đề gì…



Giải quyết vấn đề: Trả lời vấn đề mà nội dung văn bản gửi đến đang yêu cầu phải
giải đáp, nếu cơ quan được phúc đáp có đầy đủ thơng tin chính xác để trả lời , hoặc
trính bày, giải thích lý do từ chối trả lời và hẹn thời gian trả lời, nếu có cơ quan
phúc đáp khơng có thơng tin đầy đủ



Kết luận: Đề nghị cơ quan được phúc đáp có vấn đề gì chưa rõ, chưa thỏa đáng
cho biết ý kiến để nghiên cứu trả lời. Cách trình bày phải lịch sự, xã giao, thể hiện
sự quan tâm của cơ quan phúc đáp.

Ví dụ 1: Cơng văn số 88/TTKT&QLCLGD về phúc đáp công văn 364/CĐSPTWTTĐTBDKT của Trường Cao đẳng Sư pham Trung ương phối hợp tuyển sinh.


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TRUNG TÂM KHẢO THÍ VÀ

QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
Số: 88/TTKT&QLCLGD
V/v phúc đáp Công văn 364/CĐSPTWTTĐTBDKT của Trường Cao đẳng Sư
phạm Trung ương ngày 20/8/2019

Thái Nguyên, ngày 17 tháng 9 năm 2019

Kính gửi: Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương
Căn cứ Quyết định số 389/QĐ-ĐHTN ngày 19/3/2019 của Giám đốc Đại học Thái
Nguyên về việc ban hành Quy chế Tổ chức và hoạt động của Trung tâm Khảo thí và
Quản lý chất lượng giáo dục – Đại học Thái Nguyên;
Căn cứ Công văn số 2060/BGDĐT-QLCL ngày 14/5/2019 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo về việc tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo định dạng đề thi đánh giá
năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
Căn cứ Quyết định số 809/QĐ-ĐHTN ngày 23/5/2019 của Giám đốc Đại học Thái
Nguyên về việc phân cấp và giao trách nhiệm cho các đơn vị, cá nhân trong tổ chức thi
đánh giá năng lực ngoại ngữ theo định dạng đề thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo
Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam tại ĐHTN;
Căn cứ Công văn 364/CĐSPTW-TTĐTBDKT ngày 20/8/2019 của Hiệu trưởng
Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương về việc phối hợp tuyển sinh, bồi dưỡng và tổ
chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt
Nam;
Trung tâm Khảo thí và Quản lý chất lượng Giáo dục – ĐHTN đồng ý phối hợp với
Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương trong việc tổ chức tuyển sinh và bồi dưỡng cho
cán bộ, viên chức và thí sinh trên địa bàn thành phố Hà Nội có nhu cầu thi đánhh giá
năng lực ngoại ngữ theo định dạng đề thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng
lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Trung tâm Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục – ĐHTN kính đề nghị Quý
Trường thực hiện công tác tuyển sinh, bồi dưỡng ngoại ngữ theo đúng quy định hiện
hành của Nhà nước và đúng theo Biên bản Hợp tác được ký kết giữa hgai đơn vị.

Trân trọng./.

Nơi nhận:

KT.GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC


-

Ban Giám đốc ĐHTN (để b/c);

-

Như kính gửi (để p/h);

-

Lưu TTKT&QLCLGD.

(Đã ký)
TS. Lê Hùng Linh

Ví dụ 2: Cơng văn số 257/ĐHSP-TTĐT phúc đáp xác minh văn bằng chứng chỉ công
văn 99/CV-ĐHKT-QLĐT&CLSV
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
TP. HỒ CHÍ MINH

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP.HCM, ngày 16 tháng 4 năm 2012

Số:257/ĐHSP-TTĐT
V/v: Phúc đáp xác minh
văn bằng, chứng chỉ

Kính gửi: Trường Đại học Kinh tế TP.HCM
Phúc đáp Công văn số 99/CV-ĐHKT-QLĐT&CLSV ngày 13/02/2012 của
Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, về việc xác minh 01 giấy chứng nhận tốt nghiệp đại
học sau:
Họ tên:

PHẠM QUANG VINH

Sinh ngày:

18 tháng 10 năm 1987, tại Thanh Hóa

Ngành:

GIÁO DỤC QUỐC PHỊNG

Hệ đào tạo:

Chính quy

Năm tốt nghiệp: 2009
Số vào sổ:


40/ GDQP – 6/2009

Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh xác nhận Giấy chứng nhận trên là
HỢP LỆ, đương sự có tên trong Danh sách được công nhậnvà cấp bằng tốt nghiệp đại
học theo Quyết định số 714/QĐ-ĐHSP-ĐT, ngày 16 tháng 6 năm 2009 của Hiệu
trưởng Trường ĐHSP TP.HCM.
Trân trọng./.
HIỆU TRƯỞNG
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu TCHC, TTĐT

(Đã ký)

TS. BÁCH VĂN HỢP


Lời cảm ơn
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Học viện Cơng nghệ Bưu chính
Viễn thơng đã đưa môn học Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt vào trong chơng trình
giảng dạy. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn Đinh Thị
Hương đã dạy dỗ, rèn luyện và truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt
thời gian học tập kỳ qua. Trong thời gian được tham dự lớp học trực tuyến của cô, em
đã tiếp thu thêm được những kiến thức bổ ích, học tập được tinh thần làm việc hiệu
quả, nghiêm túc. Đây thực sự là những điều rất cần thiết cho quá trình học tập và công
tác sau này của em.
Bộ môn Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt là môn học thú vị, bổ ích và gắn liền
với nhu cầu thực tiễn của mỗi sinh viên. Tuy nhiên, vì thời gian học tập trên lớp không
nhiều, mặc dù đã cố gắng nhưng chắc chắn những hiểu biết và kỹ năng về mơn học
này của em cịn nhiều hạn chế. Do đó, bài tiều luận kết thúc học phần của em khó có

thể tránh khỏi những thiếu sót và những chỗ chưa chuẩn xác, kính mong giảng viên bộ
mơn xem xét và góp ý giúp bài trình bày của em được hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 02 tháng 12 năm 2021
Sinh viên
Diệp
Hoàng Xuân Diệp



×