Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

nhom10, kntlvb, vũ thị huyền trang, B19DCKT184

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (549.85 KB, 13 trang )

HỌC VIỆN CƠNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG

TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN HỌC
KỸ NĂNG TẠO LẬP VĂN BẢN
Đề số: 04
Họ và tên: Vũ Thị Huyền Trang
Mã sinh viên: B19DCKT184
Nhóm lớp học: 10
Giảng viên giảng dạy: Đinh Thị Hương

Hà Nội – 2021



Mở đầu
Kỹ năng tạo lập văn bản là một phần khơng thể thiếu trong nhiều vị trí ở hầu hết
các ngành nghề cũng như trong cuộc sống. Ngay cả khi khơng phải là một nhà văn
thì tần suất bạn soạn thảo văn bản thường xuyên hơn bạn nghĩ. Ít nhất, bạn cũng
viết công văn xin việc, email gửi đến nhà tuyển dụng, đăng bài lên các phương tiện
truyền thông xã hội…
Vậy kỹ năng tạo lập văn bản là gì? Đó là cách bạn thực hiện các thao tác như nhập
thông tin, chỉnh sửa, trình bày văn bản được thực hiện trên giấy hoặc các phần
mềm ứng dụng như Word,.. Đây là một phần trong những chương trình đại học và
là kỹ năng bất kì nhà tuyển dụng nào cũng muốn thấy trong văn bản ứng tuyển của
ứng viên trong thời đại 4.0 ngày nay.
Liệu kĩ năng tạo lập văn bản có quan trọng khơng? Bạn thử nghĩ xem, chắc hẳn khi
người khác đọc văn bản của bạn, họ sẽ đưa ra đánh giá về trí thơng minh và sự
siêng năng của bạn dựa trên những gì họ thấy. Cho dù văn bản đó là trên giấy hay
trực tuyến, người đọc sẽ có ấn tượng tiêu cực về bạn nếu văn bản của bạn có looux
chính tả và lỗi ngữ pháp. Hậu quả của một văn bản kém chất lượng có thể khá
nặng. Chẳng hạn như kỹ năng soạn thảo hợp đồng thương mại của bạn không tốt sẽ


làm cho khách hàng phật lịng và họ sẽ tìm đến một nhà cung cấp khác. Hoặc nếu
văn bản kém được in ra thì chắc chắn doanh nghiệp của bạn sẽ mất thời gian để
làm lại, khơng những thế cịn mất thêm khoản chi phí để in ấn lại. Hay đơn giản
như khi đi xin việc, kỹ năng soạn thảo văn bản không tốt sẽ khiến bạn khơng được
nhận cơng việc mình muốn.
Nhằm giải quyết những vấn đề đó và đem lại những kỹ năng nhất định cho sinh
viên về kỹ năng tạo lập văn bản, Học viện Cơng nghệ Bưu chính Viễn thông đã
đem bộ môn kỹ năng tạo lập văn bản vào chương trình học cho sinh viên, đáp ứng
nhu cầu cho công việc trong tương lai.


Đề 4
Câu 1 (3 điểm). Trình bày về tính liên kết trong văn bản tiếng Việt.
Câu 2 (4 điểm). Soạn thảo một báo cáo trình bày những thu hoạch của bản thân sau
khi kết thúc quá trình học trực tuyến môn học Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt.
Câu 3 (3 điểm). Anh (chị) hiểu thế nào về nội dung và hình thức của Cơng văn
phúc đáp? Cho ví dụ minh hoạ.


Câu 1 (3 điểm). Trình bày về tính liên kết trong văn bản tiếng Việt.
1. Liên kết là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản. Khơng văn
bản nào lại khơng có tính liên kết. Chính nhờ liên kết mà các câu trong văn bản mới
có mối quan hệ chặt chẽ, trở nên có nghĩa và dễ hiểu; việc giao tiếp mới đạt mục
đích. Liên kết là mặt biểu hiện mang tính chất bề mặt, là sự thể hiện mang tính vật
chất của sự thơng nhất và hồn chỉnh của văn bản.
2. Muốn cho văn bản có tính liên kết, người nói (hoặc người viết) phải làm cho nội
dung của các câu, các đoạn thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau bằng những
phương tiện ngơn ngữ thích hợp.
3. Các câu trong một đoạn văn và các đoạn văn trong một văn bản phải ln có sự
liên kết chặt chẽ về nội dung và hình thức:

 Liên kết về nội dung:






Nội dung văn bản bao gồm hai nhân tố cơ bản: đề tài và chủ đề (hay cịn gọi là
chủ đề và logic). Do đó, tính liên kết về mặt nội dung thể hiện tập trung qua việc
tổ chức, triển khai hai nhân tố này, trên cơ sở đó hình thành 2 nhân tố liên kết:
liên kết đề tài và liên kết chủ đề (còn gọi là liên kết chủ đề và liên kết logic).
Liên kết đề tài là sự kết hợp, gắn bó giữa các cấp độ đơn vị dưới văn bản trong
việc tập trung thể hiện đối tượng mà văn bản đề cập đến. (Liên kết logic là các
câu trong đoạn văn và các đoạn văn trong văn bản phải được sắp xếp theo một
trình tự hợp lí).
Liên kết chủ đề là sự tương hợp mang tính logic về nội dung nghĩa giữa các cấp
độ đơn vị dưới văn bản. Ðó là sự tương hợp về nội dung miêu tả, trần thuật hay
bàn luận giữa các câu, các đoạn, các phần trong văn bản. Một văn bản được xem
là có liên kết logic khi nội dung miêu tả, trần thuật, bàn luận giữa các câu, các
đoạn, các phần không rời rạc hay mâu thuẫn với nhau, ngoại trừ trường hợp
người viết cố tình tạo ra sự mâu thuẫn nhắm vào một mục đích biểu đạt nào đó.

 Liên kết hình thức:




Liên kết hình thức trong văn bản là sự kết hợp, gắn bó giữa các cấp độ đơn vị
dưới văn bản xét trên bình diện ngơn từ biểu đạt, nhằm hình thức hố, hiện thực
hoá mối quan hệ về mặt nội dung giữa chúng.

Như đã nói, liên kết nội dung với hai nhân tố đề tài và chủ đề thể hiện qua mối
quan hệ giữa các câu, các đoạn, các phần..., xoay quanh đề tài và chủ đề của văn


bản. Mối quan hệ này mang tính chất trừu tượng, khơng tường minh. Do đó,
trong q trình tạo văn bản, người viết (người nói) bao giờ cũng phải vận dụng
các phương tiện ngơn từ cụ thể để hình thức hố, xác lập mối quan hệ đó. Tồn
bộ các phương tiện ngơn từ có giá trị xác lập mối quan hệ về nội dung giữa các
câu, các đoạn... là biểu hiện cụ thể của liên kết hình thức.


Liên kết hình thức trong văn bản được phân chia thành nhiều phương thức liên
kết. Mỗi phương thức liên kết là một cách tổ chức sự liên kết, bao gồm nhiều
phương tiện liên kết khác nhau có chung đặc điểm nào đó. Nhìn chung, liên kết
hình thức bao gồm các phép liên kết: lặp ngữ âm, lặp từ vựng, thế đồng nghĩa,
liên tưởng, đối nghịch, thế đại từ, tỉnh lược cấu trúc, lặp cấu trúc và tuyến tính.
Các phép liên kết này sẽ được xem xét cụ thể trong tổ chức của đoạn văn - đơn
vị cơ sở và là đơn vị điển hình của văn bản. Các phép liên kết này cũng được vận
dụng giữa các đoạn, phần... trong văn bản. Ðiều đó có nghĩa là liên kết hình thức
thể hiện ở nhiều cấp độ trong văn bản. Trong văn bản, liên kết nội dung và liên
kết hình thức có mối quan hệ biện chứng với nhau, trong đó, liên kết nội dung
quy định liên kết hình thức.

4. Có các phép liên kết chính sau đây: phép lặp, phép thế, phép liên tưởng, phép
nghịch đối, phép nối.
1. Phép lặp:
Phép lặp là cách dùng đi dùng lại một yếu tố ngôn ngữ, ở những bộ phận khác nhau
(trước hết ở đây là những câu khác nhau) của văn bản nhằm liên kết chúng lại với
nhau.
Phép lặp, ngoài khả năng kết nối các bộ phận hữu quan của văn bản lại với nhau,

cịn có thể đem lại những ý nghĩa tu từ như nhấn mạnh gây cảm xúc, gây ấn tượng...
Các phương tiện dùng trong phép lặp là:
- Các yếu tố ngữ âm (vần, nhịp), gọi là lặp ngữ âm
- Các từ ngữ, gọi là lặp từ ngữ
- Các cấu tạo cú pháp, gọi là lặp cú pháp
1.1 Lặp ngữ âm:
Lặp ngữ âm là hiện tượng hiệp vần và cắt nhịp đều đặn các câu trong văn bản. Vai
trò của lặp ngữ âm rất hiển nhiên trong thơ. Có trường hợp văn bản tồn tại chủ yếu
bằng liên kết vần nhịp, khơng có liên kết ở mặt ý nghĩa.


1.2 Lặp từ ngữ
Lặp từ ngữ nhắc lại những từ ngữ nhất định ở những phần không quá xa nhau trong
văn bản nhằm tạo ra tính liên kết giữa những phần ấy với nhau.
1.3 Lặp cú pháp:
Lặp cú pháp là dùng nhiều lần một kiểu cấu tạo cú pháp nào đó (có thể ngun vẹn
hoặc biến đổi chút ít) nhằm tạo ra tính liên kết ở những phần văn bản chứa chúng.
Lặp những cấu tạo cú pháp đơn giản và ngắn gọn để gây hiệu quả và nhịp điệu, nhờ
đó gia tăng được tính liên kết.
2. Phép thế:
Phép thế là cách thay những từ ngữ nhất định bằng những từ ngữ có ý nghĩa tương
đương (cùng chỉ sự vật ban đầu, cịn gọi là có tính chất đồng chiếu) nhằm tạo tính
liên kết giữa các phần văn bản chứa chúng. Có 2 loại phương tiện dùng trong phép
thế là thay thế bằng từ ngữ đồng nghĩa và thế bằng đại từ.
Dùng phép thế khơng chỉ có tác dụng tránh lặp đơn điệu, mà cịn có tác dụng tu từ
nếu chọn được những từ ngữ thích hợp cho từng trường hợp dùng.
2.1 Thế đồng nghĩa:
Thế đồng nghĩa bao gồm việc dùng từ đồng nghĩa, cách nói vịng (nói khác đi), cách
miêu tả thích hợp với từ ngữ được thay thế.
2.2 Thế đại từ:

Thế đại từ là dùng những đại từ (nhân xưng, phiếm định, chỉ định) để thay cho một
từ ngữ, một câu, hay một ý gồm nhiều câu v. v... nhằm tạo ra tính liên kết giữa các
phần văn bản chứa chúng.
3. Phép liên tưởng:
Phép liên tưởng là cách sử dụng những từ ngữ chỉ những sự vật có thể nghĩ đến theo
một định hướng nào đó, xuất phát từ những từ ngữ ban đầu, nhằm tạo ra mối liên kết
giữa các phần chứa chúng trong văn bản.
Phép liên tưởng khác phép thế ở chỗ trong phép thế thì dùng những từ khác nhau để
chỉ cùng một sự vật; trong phép liên tưởng, đó là những từ ngữ chỉ những sự vật
khác nhau có liên quan đến nhau theo lối từ cái này mà nghĩ đến cái kia (liên tưởng).
Sự liên tưởng có thể diễn ra giữa những sự vật cùng chất cũng như giữa những sự
vật khác chất.
4. Phép nghịch đối:


Phép nghịch đối sử dụng những từ ngữ trái nghĩa vào những bộ phận khác nhau có
liên quan trong văn bản, có tác dụng liên kết các bộ phận ấy lại với nhau. Những
phương tiện liên kết thường gặp dùng trong phép nghịch đối là:
- Từ trái nghĩa
- Từ ngữ phủ định (đi với từ ngữ không bị phủ định)
- Từ ngữ miêu tả (có hình ảnh và ý nghĩa nghịch đối)
- Từ ngữ dùng ước lệ
5. Phép nối:
Phép nối là cách dùng những từ ngữ sẵn mang ý nghĩa chỉ quan hệ (kể cả những từ
ngữ chỉ quan hệ cú pháp bên trong câu), và chỉ các quan hệ cú pháp khác trong câu,
vào mục đích liên kết các phần trong văn bản (từ câu trở lên) lại với nhau.
Phép nối có thể dùng các phương tiện sau đây:
- kết từ,
- kết ngữ,
- trợ từ, phụ từ, tính từ,

- quan hệ về chức năng cú pháp (tức quan hệ thành phần câu hiểu rộng; có sách xếp
phương tiện này riêng ra thành phép tỉnh lược)
5.1: Nối bằng kết từ:
Kết từ (quan hệ từ, từ nối) là những hư từ quen thuộc dùng để chỉ quan hệ giữa các
từ ngữ trong ngữ pháp câu, như và, với, thì, mà, cịn, nhưng, vì, nếu, tuy, cho nên...
Kết từ cũng được dùng để liên kết trong những cấu tạo ngôn ngữ lớn hơn câu.
5.2 Nối bằng kết ngữ:
Kết ngữ là những tổ hợp từ gồm có một kết từ với một đại từ hoặc phụ từ, kiểu như
vì vậy, do đó, bởi thế, tuy vậy, nếu vậy, vậy mà, thế thì, với lại, vả lại... hoặc những
tổ hợp từ có nội dung chỉ quan hệ liên kết kiểu như nghĩa là, trên đây, tiếp theo, nhìn
chung, tóm lại, một là, ngược lại...
5.3 Nối bằng trợ từ, phụ từ, tính từ:
Một số trợ từ, phụ từ, tính từ tự thân mang ý nghĩa quan hệ được dùng làm phương
tiện liên kết nối các bộ phận trong văn bản, chẳng hạn như cũng, cả, lại, khác...
5.4 Nối theo quan hệ chức năng cú pháp (thành phần câu hiểu rộng):
Trong nhiều văn bản, nhất là văn bản nghệ thuật, có những câu chỉ tương đương một
bộ phận nào đó (một chức năng cú pháp nào đó) của câu lân cận hữu quan. Ðó là
những câu dưới bậc, hoặc ngữ trực thuộc.


Câu 2 (4 điểm). Soạn thảo một báo cáo trình bày những thu hoạch của bản thân sau
khi kết thúc q trình học trực tuyến mơn học Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO
TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ HỌC TẬP
Kính gửi:

Cơ Đinh Thị Hương - Giảng viên môn kỹ năng tạo lập văn bản.


Họ và tên: Vũ Thị Huyền Trang

Lớp: D19ACCA

Ngày sinh: 09/06/2001
Quê quán: Hạ Long, Quảng Ninh
Nghề nghiệp: Sinh Viên.
Nơi học tập hiện tại: Học viện Cơng nghệ Bưu chính Viễn thơng.
Mơn: Kỹ năng tạo lập văn bản.
Thời gian học tập: 4 tháng.
Kinh phí: 460.000đ
Nội dung mơn học:
Cung cấp kiến thức nền tảng về kỹ năng tạo lập văn bản Tiếng Việt, quy
trình thực hiện các bước cụ thể, giúp sinh viên xác định được chủ đề, xây dựng cấu
trúc đoạn, soạn văn bản và biên tập văn bản. Môn học giúp ta nắm vững kỹ năng
soạn thảo một văn bản đúng về hình thức và nội dung, giúp sinh viên hạn chế lỗi
nhằm đem lại cho người đọc văn bản thoải mái khi xem xét văn bản.
Môn học đưa ra phương pháp soạn thảo một số loại văn bản thông thường
như: Báo cáo, cơng văn, tờ trình, thơng báo, biên bản, đơn, thư… Cách tạo lập các
loại văn bản này đúng cách thức.


Môn học sẽ giúp chúng ta hiểu và nắm rõ các quy tắc và kỹ năng soạn thỏa một
văn bản, giúp chúng ta soạn thỏa một văn bản đúng cả về hình thức lẫn nội dung.
Mục tiêu mơn học:
- Ứng dụng kỹ năng tạo lập văn bản để viết một cách rõ ràng, mạch lạc thuyết phục
người đọc
- Tôn trọng và có ý thức bảo vệ sự trong sáng của Tiếng Việt.
Tự nhận xét đánh giá về tình hình học tập của bản thân đối với môn học Kỹ
năng tạọ lập văn bản tiếng Việt trong thời gian học kỳ 1 (năm học 2021 –

2022):
1. Về tư tưởng:
Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng việt là một môn học thú vị và cực kì bổ ích trong
chương trình đào tạo của Học viên Cơng nghệ Bưu chính viễn thơng. Em cảm thấy
môn học học này rất quan trọng đối với mình trong hiện tại và tương lai sau này
nên em rất có hứng thú với bộ mơn kỹ năng tạo lập văn bản.
2. Về tình hình học tập:






Đã nắm rõ được cách tạo lập nội dung và cấu trúc văn bản, cấu trúc đoạn văn,
biết cách sử dụng đúng các phong cách văn bản cho mục đích tạo lập văn bản.
Đã soạn thảo được các văn bản có tính pháp quy, các văn bản hành chính thơng
thường, một số loại văn bản thông thường như: Báo cáo, công văn, tờ trình,
thơng báo, biên bản, đơn, thư…xây dựng bố cục đúng cấu trúc, nội dung và thể
thức của các văn bản.
Đã nắm rõ các thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản.

Hà nội, ngày 19 tháng 06 năm 2020
Người báo cáo
Trang
Vũ Thị Huyền Trang
(Ký và ghi rõ họ tên)


Câu 3: (3 điểm). Anh (chị) hiểu thế nào về nội dung và hình thức của Cơng văn phúc
đáp? Cho ví dụ minh hoạ.

Cơng văn phúc đáp :
Cơng văn phúc đáp là văn bản dùng để trả lời về những vấn đề của các cơ
quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu liên quan đến chức năng nhiệm vụ của cơ quan
ban hành văn bản.Cơng văn phúc đáp có thể giải thích, hướng dẫn..., song khác với
các cơng văn giải thích, hướng dẫn ở chổ việc giải thích, hướng dẫn ở đây được
xuất phát từ yêu cầu, đề nghị, sáng kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu.
Thành phần và cách thức sắp xếp :






Đặt vấn đề: Ghi rõ trả lời (phúc đáp) công văn số, ký hiệu, ngày tháng năm
nào, của ai, về vấn đề gì…
Giải quyết vấn đề: Trả lời vấn đề mà nội dung văn bản gửi đến đang yêu cầu
phải giải đáp, nếu cơ quan được phúc đáp có đầy đủ thơng tin chính xác để trả
lời , hoặc trính bày, giải thích lý do từ chối trả lời và hẹn thời gian trả lời, nếu
có cơ quan phúc đáp khơng có thơng tin đầy đủ
Kết luận: Đề nghị cơ quan được phúc đáp có vấn đề gì chưa rõ, chưa thỏa đáng
cho biết ý kiến để nghiên cứu trả lời. Cách trình bày phải lịch sự, xã giao, thể
hiện sự quan tâm của cơ quan phúc đáp.



LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Học viện Cơng nghệ Bưu chính
viễn thơng đã đưa môn học Kỹ năng tạo lập văn bản Tiếng Việt vào trong chương
trình giảng dạy. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn là
cô Đinh Thị Hương đã dạy dỗ, rèn luyện và truyền đạt những kiến thức quý báu

cho em trong suốt thời gian học tập trong kỳ vừa qua. Trong thời gian được tham
dự lớp học của cô, em đã được tiếp thu thêm rất nhiều kiến thức bổ ích, học được
tinh thần làm việc hiệu quả, nghiêm túc. Đây thực sự là những điều rất cần thiết
cho quá trình học tập và cơng tác sau này của em.
Bộ môn Kỹ năng tạo lập văn bản Tiếng Việt là mơn học thú vị, bổ ích và gắn
liền với nhu cầu thực tiễn của mỗi sinh viên cho hiện tại và cả cho tương lai sau
này nữa. Tuy nhiên, vì thời gian học tập trên lớp không nhiều, mặc dù đã cố gắng
tiếp thu những kiến thức cô truyền đạt nhưng chắc chắn rằng là những hiểu biết và
kỹ năng về mơn học này của em cịn nhiều thiếu sót. Do đó, bài tiểu luận kết thúc
học phần của em khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và những chỗ chưa thật sự
chuẩn xác, kính mong giảng viên bộ mơn xem xét và góp ý giúp Bài tiểu luận của
em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 12 tháng 05 năm 2021



×