Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đề và đáp án chính thức học sinh giỏi tỉnh nghệ an môn lịch sử lớp 12 năm 2021 2022 bảng c

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (524.6 KB, 4 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NGHỆ AN
ĐỀ CHÍNH THỨC

(Đề gồm 01 trang)

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12
NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn thi: LỊCH SỬ – BẢNG A
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (5.0 điểm)
a. Trình bày mục đích của tổ chức Liên hợp quốc. Trong hơn nửa thế kỉ qua, Liên hợp quốc
đã hiện thực hóa mục đích đó như thế nào?
b. Từ những thông tin dưới đây, hãy viết một bài luận có độ dài khơng q 20 dịng về đóng
góp của Việt Nam trong hoạt động của Liên hợp quốc.

NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA VIỆT NAM
TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA LIÊN HỢP QUỐC

Nguồn: Thơng tấn xã Việt Nam

Câu 2 (5.0 điểm)
Trình bày và nhận xét về cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ trong những năm 1945 1950.
Câu 3 (5.5 điểm)
“Vào đầu thế kỉ XX, cùng với sự xuất hiện tầng lớp tư sản và tiểu tư sản, nhiều Tân thư,
Tân báo của Trung Hoa cổ động cho tư tưởng dân chủ tư sản được đưa vào nước ta. Các sĩ phu
yêu nước thức thời đã tiếp nhận tư tưởng đó một cách nồng nhiệt. Những đổi mới của Nhật Bản
sau cuộc Duy Tân Minh Trị (1868) càng củng cố niềm tin của họ vào con đường cách mạng
tư sản”.


(Sách giáo khoa Lịch sử 11, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, trang 140)

a. Xác định điều kiện lịch sử của phong trào yêu nước theo khuynh hướng mới ở Việt Nam
đầu thế kỉ XX được thể hiện trong đoạn trích trên.
b. Vận dụng kiến thức đã học, hãy đánh giá đóng góp của các sĩ phu yêu nước tiến bộ
đối với phong trào giải phóng dân tộc và sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam đầu thế kỉ XX.
Câu 4 (4.5 điểm)
a. Quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành trong những năm 1911 - 1918
có những điểm gì độc đáo?
b. Từ đó, anh (chị) rút ra được bài học gì cho bản thân?
- - - Hết - - Thí sinh khơng được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NGHỆ AN

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12
NĂM HỌC 2021 - 2022

HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
Môn: LỊCH SỬ – BẢNG A
Câu Ý
Nội dung
1
a Trình bày mục đích của tổ chức Liên hợp quốc. Từ khi thành lập đến nay,
(5.0)
Liên hợp quốc đã hiện thực hóa mục đích đó như thế nào?
- Mục đích: duy trì hồ bình và an ninh thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu
nghị giữa các dân tộc và tiến hành sự hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tơn
trọng ngun tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.

- Việc hiện thực hóa mục đích hoạt động:
+ Đã trở thành một diễn đàn quốc tế vừa hợp tác vừa đấu tranh nhằm duy trì hịa
bình và an ninh thế giới, góp phần giải quyết các vụ tranh chấp, xung đột khu vực
và quốc tế, như giải quyết xung đột ở Cam-pu-chia, Ăng-gơ-la, Đơng Ti-mo…
Có nhiều nỗ lực trong việc giải trừ quân bị và hạn chế sản xuất vũ khí hạt nhân.
+ Có đóng góp vào q trình thủ tiêu chủ nghĩa thực dân, xóa bỏ chế độ phân biệt
chủng tộc…
+ Góp phần đáng kể vào việc thúc đẩy mối quan hệ hợp tác về kinh tế, chính trị,
văn hóa và xã hội giữa các nước thành viên, trợ giúp các nước đang phát triển,
thực hiện cứu trợ nhân đạo các nước thành viên khi gặp khó khăn, xố đói giảm
nghèo…
+ Có nhiều nỗ lực trong việc đồn kết cộng đồng quốc tế giải quyết những vấn đề
mang tính tồn cầu như: chủ nghĩa khủng bố, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu…
+ Khơng phải lúc nào Liên hợp quốc cũng phát huy được vai trị quốc tế của
mình: xung đột kéo dài ở Trung Đông, vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên…
b Viết một bài luận …
HS có thể trình bày, lập luận và diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, cần đảm
bảo một số nội dung sau:
- Tháng 9 - 1977: Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc.
- Những đóng góp của Việt nam trong hoạt động của Liên hợp quốc:
+ Đóng góp trên tất cả các lĩnh vực (dẫn chứng)
+ Tích cực tham gia.(dẫn chứng)
+ Ủng hộ các giải pháp. (dẫn chứng)
+ Đưa ra các sáng kiến, giải pháp. (dẫn chứng)
→Với những đóng góp trên, uy tín và vị thế quốc tế của Việt Nam ngày càng
được nâng cao.
2
(5.0)

Điểm


0.5

0.5

0.25
0.5

0.25
0.5

0.25
0.5
0.5
0.5
0.5
0.25

Trình bày cuộc đấu tranh giành độc lập:
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc đấu tranh chống thực dân Anh, đòi độc 0.5
lập của nhân dân Ấn Độ dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại phát triển mạnh mẽ.
- Trong hai năm 1946 và 1947, phong trào đấu tranh diễn ra sôi nổi, quyết liệt, 0.5


3
(5.5)

4
(4.5)


đông đảo các tầng lớp tham gia…
- Trước sức ép đấu tranh của nhân dân Ấn Độ, thực dân Anh buộc phải nhượng
bộ, hứa sẽ trao quyền tự trị theo phương án “Maobáttơn” chia Ấn Độ thành hai
quốc gia trên cơ sở tôn giáo: Ấn Độ của người Ấn Độ giáo và Pakixtan của người
Hồi giáo. Ngày 15 - 8 - 1947, hai nhà nước tự trị được thành lập.
- Không thoả mãn với quy chế tự trị, Đảng Quốc đại tiếp tục lãnh đạo nhân dân
đấu tranh. Ngày 26 - 1 - 1950, Ấn Độ tuyên bố độc lập hồn tồn và thành lập
nước Cộng hồ Ấn Độ, xố bỏ mọi lệ thuộc vào thực dân Anh.
Nhận xét:
- Do Đảng Quốc đại - chính đảng của giai cấp tư sản Ấn Độ lãnh đạo, đấu tranh
với mục tiêu lật đổ ách thống trị của thực dân Anh, đòi độc lập dân tộc.
- Diễn ra với quy mô rộng lớn, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham
gia(nông dân, cơng nhân, học sinh, sinh viên, binh lính… )
- Hình thức đấu tranh phong phú, khí thế đấu tranh mạnh mẽ, có lúc vượt ra khỏi
chủ trương đấu tranh ôn hòa của Đảng Quốc đại.
- Cuộc đấu tranh phát triển từ thấp đến cao, giành thắng lợi từng bước, địi quyền
tự trị rồi đi đến giành độc lập hồn toàn.
- Sự thành lập nước Cộng hoà Ấn Độ đánh dấu thắng lợi to lớn của nhân dân Ấn
Độ, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân Ấn Độ bước vào cơng cuộc xây dựng đất
nước; có ảnh hưởng quan trọng đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
- Ấn Độ bị chia cắt làm 2 quốc gia (Ấn Độ và Pakistan), để lại những hệ lụy lịch
sử về sau…
a Xác định điều kiện lịch sử:
- Sự xuất hiện của các lực lượng xã hội mới ở nước ta: tư sản, tiểu tư sản…
- Sự du nhập của tư tưởng dân chủ tư sản vào nước ta:
+ Nhiều Tân thư, Tân báo từ Trung Hoa.
+ Tác động của cuộc Duy Tân Minh Trị (1868).
- Chuyển biến trong nhận thức của các sĩ phu yêu nước thức thời.
b Đánh giá đóng góp:
- Đối với cuộc vận động giải phóng dân tộc:

+ Truyền bá hệ tư tưởng mới, làm bùng nổ phong trào yêu nước sôi nổi theo
khuynh hướng dân chủ tư sản với nhiều hình thức phong phú, mới mẻ chưa từng
có ở Việt Nam đầu thế kỉ XX.
+ Thức tỉnh, cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc của nhân dân.
+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho phong trào yêu nước về sau.
- Đối với sự phát triển kinh tế - xã hội:
+ Góp phần mở rộng một số hoạt động kinh tế theo hướng mới…
+ Góp phần truyền bá những tư tưởng dân chủ tiến bộ, tấn công vào hệ tư tưởng
phong kiến lạc hậu, đưa dân tộc ta từng bước tiếp cận với xu thế tiến bộ.
- Mới chỉ tạo ra một cuộc vận động theo khuynh hướng dân chủ tư sản chứ chưa
có khả năng làm bùng nổ một cuộc cách mạng tư sản thực sự ở nước ta; đều bị
đàn áp và thất bại.
a Những điểm độc đáo:
- Hướng sang phương Tây, trước hết là sang Pháp: quê hương của khẩu hiệu “Tự
do - Bình đẳng - Bác ái”; đế quốc đang thống trị, bóc lột nhân dân Việt Nam…

0.5

0.5

0.5
0.5
0.5
0.5
0.5

0.5

0.5
0.5

0.25
0.25
0.5

1.0

0.25
0.5
0.5
0.75
0.5

1.0


- Đi tìm đường cứu nước bằng cách tự lao động để kiếm sống và học tập, hòa
nhập với cuộc sống của nhân dân lao động…
- Kết hợp nghiên cứu lí luận với khảo sát thực tiễn trong một thời gian dài để
từng bước tích lũy kinh nghiệm, rút ra những nhận thức khách quan, đúng đắn (về
bạn - thù, bản chất của chủ nghĩa đế quốc, con đường cách mạng tư sản…) làm
cơ sở lựa chọn con đường cứu nước.
b Bài học được rút ra:
- Nuôi dưỡng đam mê, nhiệt huyết và hồi bão của tuổi trẻ. Sống có trách nhiệm,
khát vọng cống hiến vì cộng đồng, quê hương, dân tộc.
- Không ngừng học hỏi, chủ động tiếp thu cái mới, tiến bộ. Rèn luyện tinh thần
vượt khó, khơng ngại gian khổ, kiên định với mục tiêu đã chọn.
- Rèn luyện tư duy độc lập, sáng tạo và vận dụng thực tiễn

- - - Hết - - -


1.0
1.0

1.5
0.5
0.5
0.5



×