111
bao giờ thay đổi, là tất cả các vật thể đều Vô thường
(tiếng Pali là ANICCA, tiếng Anh là impermanent),
khổ nảo (Dukkha) và tất cả đều không có Linh hồn
(ANATTA). Như Lai (đức Phật) đã chứng ngộ và thấu
triệt điều đó. Như Lai quảng bá, truyền dạy, tuyên bố,
xác định, phân tách và chỉ dẩn rành mạch rằng tất cả
các vật cấu tạo đều vô thường, khổ não và vô ngã" (2)
Sắc thành Không.
Như vậy từ một cái Không rất sinh động này nó
tạo ra mọi thứ vật chất. Nhưng còn một câu hỏi mà
loài người thường đặt ra và đã từng trăn trở từ ngàn
xưa là vật chất có bị hủy diệt, tan biến hay không? và
bằng cách nào ? Nói một cách triết lý hơn, là làm thế
nào vật chất lại trở thành cái Không trống rỗng của vũ
trụ ?
Đến đ
ây nhà bác học A. Einstein đã cung cấp cho
nhân loại một lời giải thích mà khoa học ngày nay đã
nhiều lần chứng nghiệm được, đó là cái công thức nổi
tiếng trong thuyết Tương đối của ông: E = mc2 . Tức
là Năng lượng = khối lượng x (nhơn với) bình
phương của vận tốc ánh sáng .
Theo công thức này thì khối lượng (vật chất quan sát
được) và năng lượng (ở dưới một trong những dạng
không nhìn thấy được, như cái Không trống rỗng) đều
như nhau, là hai loại biểu hiện của một thực tại duy
nhất .
Để hiểu được ý nghĩa sâu sắc của mối liên hệ này,
cũng nên hiểu sơ qua ý nghĩa của năng lượng và khối
lượng của một
The atomic structure of materials.
vật là một thuộc tính để đo lường trọng lượng của nó,
tức là sức hút của trọng lực lên vật thể đó; khối lượng
cũng là quán tính của một vật, tức là sức đề kháng của
nó chống lại gia tốc. Theo vật lý học cổ điển thì khối
lượng luôn luôn được gắn liền với một dạng của vật
chất không thể phá hủ
y được, tức là chất liệu mà
người ta cho là nguồn gốc của mọi vật.
‘Năng lượng’ bây giờ là một khái niệm quan trọng
nhất để mô tả các hiện tượng tự nhiên. Năng lượng có
thể xuất hiện dưới nhiều dạng khác nhau, như: nhiệt
năng, thế năng, động năng, điện năng, năng lượng hóa
học, v.v. .
Đến nay thì thuyết Tươ
ng đối đã chứng minh rằng
khối lượng không gì khác hơn là một dạng của năng
lượng. Năng lượng không những có thể mang nhiều
dạng khác nhau như trong vật lý cổ điển nói, mà thực
sự nó còn được chứa trong khối lượng của một vật.
Thuyết Tương đối của ông Einstein cho ta biết là năng
lượng chứa trong một hạt (vật lý hạ nguyên tử) thì
b
ằng tích số của khối lượng hạt đó với bình phương
vận tốc ánh sáng (E = mc2 ).
Sự hình thành và phá hủy của vật chất là một trong
những hệ qủa quan trọng mà công thức này diển đạt.
Trong vật lý của năng lượng ở mực độ cao, các hạt va
chạm nhau bị phá hủy, khối lượng của chúng một
phần biến trở lại thành khối lượng nhỏ hơn, mộ
t phần
khác biến thành dạng năng lượng. Nhờ công thức này
mà các qủa bom nguyên tử đã được chế tạo ra, tức là
từ một cái nhân (nucleus) cùa một nguyên tử Uranium
nó bị phá vở ra (fìssion) thành hai cái nhân (two
nuclei) có khối lượng tổng cộng nhỏ hơn khối lượng
của cái nhân ban đầu cộng thêm với một số lượng
năng lượng rất cao được tỏa ra đi đôi với sự sinh phát
không biết bao nhiêu là phóng xạ nguy hi
ểm. Từ một
cái "Sắc" to biến thành một cái "Sắc" nhỏ hơn cộng
với cái "Không" rất to và nguy hại (3).
Có phải đó là điểm tương đồng trong quan niệm của
triết lý Phật Pháp và khoa học hiện đại về vũ trụ và vật
chất? Ở đây không có sự cố ý gượng ép chứng minh
Phật giáo là một khoa học, và cũng không dám nghĩ
rằng khoa học có thể giải thích được h
ết những gì đức
Phật đã dạy. Nhưng càng ngày với đà phát triển của
khoa học hiện đại, nhất là với thuyết Tương đối của
ông Einstein, với quan niệm không gian bốn chiều, thì
người ta càng ngày càng cảm thấy Phật Pháp gần gũi
với chúng ta hơn.
Kim Đăng
Ghi Chú :
(1) Trích từ The philosophisical impact of
comtemporary physics,by M.Capek,D.Van
Nostrand,Princeton,New Jersey,USA.
(2) Trích từ Kinh Tăng Nhất A Hàm (Anguttara
Nikaya) phần 1 trang 286.
(3) Trích từ The Universe in a Nutshell, Stephen
Hawking, p.12, Bantam Press , 2001.
LTS: Đây là bài viết của một Đồng hương Trà Vinh,
viết với tinh thần học hỏi. Quí vị cao minh nào muốn
chỉ giáo thêm thì rất hoan hĩ và biết ơn.
112
MỘT CHUYẾN
VỀ THĂM QUÊ
HUỲNH VĂN LANG
Chúng tơi đã vào thị xã Trà
Vinh và lấy phòng đã giữ trước
để rồi ăn cơm trưa vì cũng đã trên
1 giờ rồi. Có thể ở Trà Vinh
khách sạn Cữu Long hai sao nầy
tương đối là tốt nhứt, giá chỉ trên
dưới 15 đơ một đêm, có ăn sáng.
Các món ăn hồn tồn V.N., rất
sạch sẽ và tương đối khá ngon,
nhứt là những món hải sản.
Sau giấc ngủ trưa, thức dậy khoả
ng 4 giờ
chúng tơi vội vã tiếp tục đi viếng hai chùa Campuchea
nữa : Ch Hang trên con đường đi Trà Cú và chùa
Dơi trên con đường đi Cầu ngang. Cả hai chùa đều
khơng nguy nga nhưng rất rộng lớn, mỗi ngơi chùa
chiếm cả 15, 20 mẫu đất tồn là cổ thụ rậm mát. Vào
đây thấy cảnh chùa tịch mịch, khơng khí n lặng tu
trì. Các chùa Khmẻ hơn các chùa Phật giáo V.N. ở
chỗ khơng thấy khơng khí bn thần bán thánh, khơng
thấy q trần tục, q màu mè son phấn đĩ thõa. Ngồi
kiế
n trúc thẩm mỹ, chạm trổ tinh vi, còn có những
tượng gỗ tượng đồng rất thanh khiết, màu sắc rất tao
nhã. Các bạn đồng hành cũng cùng cảm nhận như tơi,
nhưtù là sau khi đã viếng các đền Thánh Mẫu ở ngồi
Bắc.
Chùa Dơi
Chỉ có một cái hơi tiếc là khơng còn giờ để
ghé viếng chùa Dơi thật lâu, ở đây có bức tượng Phật
ngồi cao trên 8 thước, cũng như khơng viếng được
chùa Ơng Meck, kế bên nhà thờ CG, ở đó có một
tượng Phật vàng, nhưng khơng rõ còn hay mất.
Đi thăm các chùa Khmẻ, tơi thấy những dân
cư chung quanh các chùa Campuchea và hai bên
đường đi Trà cú, đường đi Cầu ngang, cũng như
đường đi Tiểu cần, người dân nh
ứt là nơng dân còn
q nghèo nàn khơng thấy gì khác hơn 30 năm trước.
Như thế có thể kết luận rằng một số lớn người dân
nơng thơn đã bị cuộc phát triển ngoạn mục hiện giờ bỏ
lại sau q xa. Tỉnh Trà Vinh của tơi thì q rõ ràng,
các tỉnh khác tơi đã đi qua thì có khác thật, nhưng
khác chẳng bao nhiêu, trừ ra tỉnh An giang như sẽ
thấy sau Ngồi ra, cái hố giữa thành thị và nơng thơn
ai ai cũng phải nhìn nhận là càng ngày càng sâu càng
rộng càng lớn.
Đến 5 giờ chiều, chúng tơi phải chấm dứt đi
viếng chùa, vì đã hẹn đến ăn cơm tối với cha sở họ
đạo CG là cha Nguyễn văn Khương. Một thời tơi đã
dạy mơn Pháp văn cho cha lúc ở trường Philippe
Minh, Vĩnh long. Đây là một buổi cơm thật ngon, tồn
là những món ăn đặc biệt Trà Vinh, như bún nước
lèo,tơm càng, cá lóc nướng, thịt heo quay, canh chua
lươn nấu bấp chuối hột, cha còn cho chúng tơi u
ống
rượu lễ. Tất cả thưc khách đều phải cơng nhận là một
buổi cơm thật đặc biệt. Trong bữa cơm cha còn nhắc
tơi cho điểm một bài luận Pháp văn thế nào, thật là
thấm thía thân tình, tình thầy trò qn đi tình cha con
của đạo giáo. Cha ln xưng hơ với tơi thầy con, đang
khi tơi vẫn một mực xưng hơ cha con, những người
nghe cũng khơng hiểu thế nào đạo thầy trò và đạo cha
con CG. Ngồi ra tơi còn nợ
cha Khương một việc
khác nữa mà tơi cũng khơng qn nhắc cho vợ tơi
biết. Vốn năm 1995, cơng việc chỉnh trang phần mộ
gia đình họ Huỳnh của tơi khơng có cha giúp đỡ thì
khơng bao giờ hồn thành được như ý muốn, vì ở nhà
q làng Nhị long khơng thể nào tìm được một ê-kíp
làm thợ hồ chun mơn có thể hồn tất những phù
điêu những nóc cột kiểu Hy lạp, nếu khơng có cha cho
mượn ê-kíp thợ chun mơn đang trùng tu nhà thờ Trà
vinh để mừng lễ Bách niên. Nh
ờ đó mà phần mộ gia
đình họ Huỳnh mới được chỉnh trang khang trang như
bây giờ.
Sáng hơm sau, chúng tơi dậy 7 giờ để 8 giờ
phải đi Tảo mộ ở Nhi long, cách Trà vinh chỉ 14 cây
số thơi. Gần 8 giờ rưỡi chúng tơi đã đến cầu Cây Cách
để vào ấp Long thuận . Từ tỉnh lộ, muốn vào phải đi
xe ơm và đã có những chiếc xe ơm đang chờ chở
chúng tơi đi vào, trên con đường dài hơn 1 cây số
và
phải qua một cây cầu nhỏ bắc ngang qua kinh Đùng
Đình, gọi là kinh Đùng Đình vì trước kia lục bình rau
113
mát đùng lại trên con kinh nầy làm cho thuyền bè khó
qua lại, nhưng có lẽ phải gọi là kinh Đền Đình, vì
ngay đầu kinh hiện có Đền hay Đình thờ ông Huỳnh
công Sách, chông mặt với “Huỳnh gia chi mộ” của
chúng tôi.
Về việc tảo mộ hằng năm nầy là một truyền
thống xưa nay trong gia đình: mỗi năm, ngày 25 Tết
Nguyên đán bà con xa gần tựu tập về phần mộ ở làng
Long Thuận để
làm cỏ hay sơn phết, làm cho mới, cho
sạch sẽ, để rồi liền sau đó để cùng lạy cúng ông bà, có
bàn thờ hương đèn có của cúng heo gà vịt và rất nhiều
hoa quả và sau đó là cùng ăn trưa với nhau, chúc
mừng với nhau, lì-xì cho nhau v.v. Thường thường là
rất xôm tụ, có cả trăm bà con lớn nhỏ, thật là thân
tình. Nhưng từ khi CS nắm quyền là có chia rẽ, có
phân chia giai cấp.
Vào đến phần mộ thì đã có bà con già trẻ t
ề
tựu đông đảo, khoảng 6, 7 mươi người, có những bà
con từ Cái mơn, Long hòa, Trà vinh, Càng long,
Sàigòn, Vĩnh long đã về đây từ tinh sương. Khi tôi
đến thì cũng có hai ba chục bà con vì lý do gì đó đã bỏ
về trước, có thể vì còn phải đi tảo mộ nơi khác nhứt là
các bà con ở rạch Rô 1 và Rạch Rô 2. Chưa tới giờ
cúng, tôi dẫn bà vợ tôi và bà con mới đến hay ở ngoại
quốc mới về đi vi
ếng mộ ông bà sơ ông bà cố ông bà
nội và cha mẹ tôi. Tương đối phải nói là các ngôi mộ
của ông cha tôi không cầu kỳ hay phô trương, nhưng
đâu vẫn vào đấy, rất gọn ghẽ và nghiêm trang. Một lý
do tại sao chúng tôi không muốn khoe trương, vì năm
1945 trong họ hàng không còn được đồng nhứt như
trước, vì CS đã đến và đã cố chia ra hai giai cấp.
Cầu bắt qua Vàm Láng Thé
Đến giờ cúng, tất cả chúng tôi già trẻ lớn bé tề
tựu trước bàn thờ, khi nhang đèn đã lên khói, nhìn lên
bàn thờ thấy có con heo quay lớn và một con heo sữa,
cùng hoa quả đầy đủ. Anh bảy tôi là anh Huỳnh kim
Chánh và chú hai Huỳnh kim Đãnh là người cao tuổi
nhứt (86) đứng ra làm chủ tế. Rất tiếc là anh Huỳnh
kim Quang (93) là người hiện lớn tuổi nhứt có đến,
nhưng đã bỏ về trước. Hôm đó tôi cũng có mấ
y lời gởi
gấm mộ ông bà lại, trông bà con chăm nom, chúng tôi
đã có công chỉnh trang, nhưng việc bảo trì chỉ trông bà
con trong làng tiếp tục lưu ý và đại diện cho tất cả, tôi
tha thiết đọc lời cầu nguyện, xin ông bà phù hộ cho
con cháu được mọi sự tốt lành.
Nhang hương vừa tàn, chúng tôi được bà con,
nhứt là anh chị Huỳnh kim Chiến mời vào bàn ăn, một
bữa tiệc thịt quay bánh bò, có cả cháo lòng. Và bánh
ngọt trái cây đầy đủ. M
ột bữa ăn tất niên thật là vui và
thân tình. Tình gia đình luôn luôn là đậm đà, cảm
động, vì mỗi năm hội về đây đều có một hai người
thân đã ra đi.
Hang đá nhà thờ Bải Xan
Ăn xong rồi cũng có màn lì-xì (lộc tài) cho bà
con nhứt là trẻ nhỏ và tâm sự với nhau, ai ai cũng gửi
cho nhau những lời bảo trọng! Trông còn có ngày gặp
lại nhau ở đây, trước sự chứng kiến của cha mẹ ông
bà. Chắc chắn bên kia thế giới ông bà cha mẹ chúng
tôi đều mãn nguyện! Thượng hưởng!
Tất cả được kết thúc vào khoảng 12 giờ trưa.
Chúng tôi từ giã ra đi mà không khỏi bietá bao nhiêu
là lưu luyến! R
ất tiếc là chúng tôi không còn thì giờ để
qua sông viếng đền thờ ông lãnh binh Huỳnh công
Vách, phụ tá của Bố chánh Trần trung Tiên, bị loạn
Lâm Sâm phục kích giết chết ở Vũng Liêm năm 1841.
Ông được vua Tự Đức phong “Đức Đại Chi Thần” thờ
ở làng Nhị long từ đó, mà dân làng từ ông cha tôi phải
cử tên, nên luôn gọi là ông lớn Vách, để rồi dân làng
không còn gọi cái Vách nữa mà luôn luôn gọi là cái
Phên.
Huỳnh Văn Lang
Trích “ Đã hơn 30 năm rồi!
V.N du ký 2006”
trang 134-140 của Huỳnh văn Lang
114
Sinh Hoạt
I/ QUỶ DỰ ÁN XÂY LÒ HỎA THIÊU : $2640.00
II/ QUỶ NGUYỆT LIỄM : $ 490.00
III. TRÙNG TU CHÙA ÔNG BỔN :
CẬU BA BIỆN $100.00
ÔNG THẾN 100.00
THỦY CON THẾN 100.00
VĨNH TRƯỜNG 100.00
NGUYỄN VĂN NHỰT $500.00
DIỆP THANH $ 50.00
LÂM SÔ $ 50.00
TỔNG CỘNG $1000.00
ĐÃ GỞI VỀ VIỆT NAM NGÀY MÙNG 9 TẾT 2/6/2006
IV TRÙNG TU THÁNH THẤT CAO ĐÀI:
LÂM MỸ KÉO( CON SỐ
LẠI. CHÁU NGOẠI HUỲNH NGHÉ) $200.00
DIỆP THANH $100.00
TRẦM GIÁP $100.00
THỦY (CON THẾN) $100.00
LÂM SÔ $ 50.00
NGUYỄN VĂN NHỰT $450.00
(TẠM ỨNG TRƯỚC)______________
CỘNG $1000.00
ĐÃ GỞI VỀ VIỆT NAM NGÀY MÙNG 9 TẾT 2/6/2006
MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN LẠC VỀ
ÔNG THẾN (714) 638- 1343 HOẶC NGUYỄN VĂN NHỰT (714) 530- 3853
THÁNH THẤT CAO ĐÀI MỚI VÀ
LỚN NHỨT TỈNH TRÀ VINH
115
Tại Seattle USA 2/9/2006 : Nhi Trần, Lý Văn Long, Hồng Nhàn, Võ Trung Hưng, Võ Trung Tín,
Ông &Bà. Đoàn Công Danh, Đoàn Thanh Trúc
Tại SacramentoUSA 9/2006 :Võ Văn Diệu, Lê Công Cẩn, Huỳnh Văn Thì, Trần Thanh Nhã,Nguyễn Thái Lai
116
Tân Ban Chấp Hành ( 2006-2008) Hội Đồng Hương Trà Vinh tại Australia
Gia đình Võ Trung Chí tại Lyon France ( 2006 )
117
Một gia đình đồng hương ở Tiểu Bang xa đến thăm trụ sở Hội Ái Hữu Trà-Vinh
Anh Phương, Chị Mai, Chị Ánh ở Texas Anh Tường và gia đình Anh Trung- chị ThúyNguyễn tại Dallas
Gia đình Ông Trần Văn Xinh ở Portland OR Ông và Bà Nguyễn Ngọc Phúc ở North Carolina Chị Mai Dallas
118
TRUYỆN NGĂN KINH DỊ
MA HỜI
PHẠM PHONG DINH
Hai chàng thanh niên thở hổn hển đi
từng bước một lên con dốc cao lổn
nhổn đá sỏi. Họ oằn người dưới sức
nặng của những chiếc ba lơ căng cứng.
Cái dốc khơng hẳn là cao lắm, độ
nghiêng của nó chỉ khoảng trên dưới ba
mươi độ là cùng, nhưng sau một ngày
lặn lội trong khu rừng thẳm nên họ đã mệt nhồi.
Trong buổi chiều vùng sơn lâm, những nhi
ễu xạ của
ánh sáng đã biến mặt trời thành một chiếc nia đỏ nhạt
treo lơ lửng trên đầu núi, ẩn hiện trong đám mây mù
lãng đãng trắng xố tạo thành một cảnh quang vừa
hùng vĩ vừa kỳ bí.
Chàng thanh niên đi phía hậu thở phì phò như
tiếng người ta thụt ống bể lò rèn. Mỗi lần đạp chân lên
mấy viên đá nhọn, gan bàn chân của chàng thốn nhức,
như có ai cầm búa đ
óng mũi dùi vào, làm chàng rên
lớn lên. Người bạn đi phía trước ngồi đầu nhìn lại
chặc lưỡi :
-Đi với mày chẳng sướng chút nào, chỉ tồn
rên với rĩ !
Chàng nghe anh bạn cự nự :
-Sướng gì mà sướng, đau chưn thấy ơng bà
ơng vải. Chẳng những tao
rên mà khơng chừng tao
còn chửi cha ba đời nhà
mày đã dụ dỗ tao
Chàng thanh niên nắm
một nhánh cây trườn lên :
-Ơ hay, bộ mày là
người đẹp chắc
Ngườ
i bạn càu nhàu :
-Cần tiền cần bạc
gì thì cũng phải để tao ăn
Tết cái đã. Tao dại dột
nghe lời mày tình nguyện
ở lại i Minh cứu
tao
Anh đạp trượt lên một hòn đá tròn nhẵn mất
đà, chiếc ba lơ q nặng kéo anh ngã lộn xuống dốc,
đá sỏi lăn theo rào rào. Minh giật mình quay lại đưa
tay toan nắm lấy tay bạn, nhưng chộp hụt , anh chàng
đã lăn trở xuống con dố
c. Thật may mắn, chiếc ba lơ
cồng kềnh đã vướng vào mấy bụi hoa trinh nữ gai mọc
bên đuờng. Hoa hồng được biểu trưng như là người
thiếu nữ đài các và rất khó tán, có gai có góc ghê gớm
như thế nào chẳng biết. Hoa trinh nữ gai mặc dù là
loại hoa đồng cỏ nội, như những người con gái q
mùa mộc mạc, nhưng là những cơ gái kinh khủng, vì
gai chẳng những nhọn mà còn có móc như móc lưỡ
i
câu. Cho nên anh chàng đi rừng té lộn nhào vào giữa
bụi hoa, những cái móc hoa bấu sâu vào da thịt làm
chàng kêu lên oai ối. Chàng càng dãy dụa thì những
chùm hoa tím càng bám chặt lấy. Minh hối hả níu mấy
nhánh cây trượt xuống, chàng rút cây dao rừng ra chặt
đứt mấy mảng bụi gai, vừa kéo bạn ra vừa lo lắng hỏi
dồn :
-Tấn, mày có sao khơng ?
Tấn vừa gỡ những chiếc gai bám trên áo vừa thở :
- Cũng tả tơi hoa lá cành Vậy mà có thằng
cha nhạc sĩ nào đó c
ứ rống lên cái gì mà nhưng hoa
trinh nữ đẹp tựa chuyện tình hai chúng ta. Rồi cái gì là
thấy hoa nhớ người u rất xa Người u tao mà
khủng khiếp như thế này, chẳng thà tao ở giá còn
hơn !
Minh cười phì dìu bạn ngồi xuống tảng đá lớn bên
đuờng :
-Mày là nhà khoa học mà mày khơng nhớ, hoa
trinh nữ của ổng là loại hoa trinh nữ thuộc lại con gái
thùy mị đoan trang mọc bò dưới đất và ít gai, hễ ai
đụng tới là e ấ
p khép lá lại em chả em chả thèm
Tấn bật cười :
-Thơi mày đừng làm bộ đánh trống lãng để
tao tha cho mày cái tội dụ dỗ tao
Minh khoa tay :
-Mày nghĩ coi, mày là con bà phước, còn tao
là con ni cơ, cũng đều từ cơ nhi viện ra cả, nhà đâu
mà về ăn Tết. Chi bằng mình tình nguyện ở lại giữ lều
trại cho đồn, vừa có cái ăn vừa có tiền mua sách học
khi về thành phố.
Tấn gục gặc :
-Mày nói cũng phải, nh
ưng ba ngày Tết mà ở
trong rừng thì buồn q !
Minh xốc ba lơ đứng lên :
-Ăn Tết trong rừng cũng có cái thú của nó, để
rồi mày xem tao nói có sai khơng Mày có ngửi thấy
mùi gì khen khét khơng ?
Tấn hít hít mũi gật đầu :
-Ừ, hình như là mùi đốt rẩy của người
Thượng thì phải Nhưng tao cũng ngửi thấy dường
như là mùi hương hoa, quen lắm nhưng khơng thể nói
là của hoa gì.
119
-Vậy thì rán một chút đi thằng em, có người là
hy vọng có ăn và không biết chừng uống rượu ăn Tết
với họ cũng nên
Hai chàng thanh niên lấy lại đuợc chút sức
lực, niềm hy vọng tìm thấy làng xóm có người là liều
thuốc bơm đẩy đôi chân họ hăng hái trèo trở lên con
dốc. Họ là hai sinh viên nghèo theo đoàn tổng hợp địa
chất, khảo cổ của trường đại họ
c lên vùng giáp giới
của hai tỉnh Bình Thuận và Khánh Hòa để vẽ bản đồ
địa chất quặng mỏ, quý thạch và tìm kiếm vết tích của
nền văn minh Champa. Chương trình thám hiểm là
một phần quan trọng của khóa học, sinh viên ban địa
chất và khảo cổ cần phải có tín chỉ này mới có thể
trình luận án cử nhân. Ban địa chất chỉ lèo tèo chừng
một tá sinh viên nghèo, có một nữ sinh viên nhan sắc
cũng thuộc loạ
i xấu đẹp tùy người đối diện, vậy mà
bọn chàng cũng đã thấy nàng đẹp như hằng nga tái
thế. Bọn chàng nào dám mơ mộng những cô nha sĩ,
dược sĩ hay bác sĩ xinh như mộng, bám chung quanh
là những gã sinh viên với những chiếc xế nổ láng
bóng. Hoặc vả có thỉnh thoảng thả qua trường sư
phạm gần bên trường khoa học, sau khi nghe bọn địa
chất giới thiệu nguồ
n gốc, bọn con gái liền hướng cặp
mắt xanh của họ về phía mấy cậu giáo sữa đứng
dưới những cây phượng vĩ. Bọn địa chất bèn rút quân
về căn cứ buồn thiu của mình. Hai chàng sinh viên
tình nguyện ở lại giữ trại cho vị giáo sư trưởng đoàn
và bạn bè về quê ăn Tết. Ông xã trưởng tốt bụng đã
cho đoàn chất chứa đồ đạc trong m
ột cái kho cũ bên
cạnh trụ sở ủy ban xã. Ông giáo sư được ưu ái dành
cho một giường trong phòng trực ủy ban. Bọn sinh
viên thì dựng lều trên khoảnh đất trống phía sau.
Nhưng đến đêm, nghe dân xã nói đất Bình Thuận có
nhiều ma, bọn con gái kéo nhau trải chiếu ngủ trong
phòng làm việc của ủy ban. Lũ con trai khuya nào
cũng ném đất rào rào vào cửa sổ và hú lên như chó
tru ánh trăng để dọa bọn con gái. Bọn chàng phải vào
rừng chặt lá buông và
đốn tre vác về làm mấy cái
phòng tắm kín đáo cho bọn con gái, rồi làm luôn công
việc xuống suối xách nước . Mấy cô sinh viên đáo để
lắm, lúc nào cũng có ít nhất một hoặc hai ba cô đứng
canh chừng bên ngoài cho các bạn tắm rửa kỳ cọ tha
hồ bên trong. Bọn con trai dù có ngổ ngáo lóng nhóng
đến mấy cũng chẳng thấy đuợc sơ múi gì.
Người thầy trao cho bọn chàng mấy công việc phải
làm trong thời gian ông vắng mặt. Bọn chàng hàng
ngày dò bản đồ đi ra khỏi khu vực cắm trại để khảo
sát địa chất và trở về trong ngày. Nhưng hôm nay,
Minh bàn với Tấn đi xa hơn và đem vật dụng cá nhân
theo ngủ qua đêm trong thôn xóm. Trên bản đồ chi tiết
của Nha Địa Dư Đà Lạt vẽ, thì rõ ràng bọn chàng thấy
có nhiều chấm đen nhỏ hình vuông, tượng trưng cho
thôn xóm, rải rác dọc theo hướng đi. Nhưng bọn
chàng quên mấ
t là người Thượng có tập quán du cư,
du canh, không ở cố định một chỗ, mà bản đồ thì đã
rất cũ. Cho nên đi loanh quanh đến xế trưa thì bọn
chàng bị lạc lối mà chưa tìm ra một xóm Thượng nào.
Dìu dắt nhau lên đến đỉnh con dốc, đột nhiên
trước mắt hai chàng sinh viên mở ra một bức tranh
phong thủy huyền ảo. Hoa mai. Một rừng hoa mai
vàng ối tỏa hương thơm bát ngát cả một vủ
ng đất trời.
Dọc theo triền dốc chỗ bọn chàng đang đứng trải dài
xuống vùng thấp, rồi vuợt trở lên suờn núi phía trước,
toàn mai là mai. Núi đá gập ghềnh hùng vĩ, những bụi
cây xanh thẫm xen lẫn vào giữa những gốc mai tạo
thành một bức tranh thủy mặc đẹp như đang đứng
giữa cơn mơ. Ngày xưa Từ Thức hay Lưu Thần
Nguyễn Triệ
u có lạc vào chốn đào nguyên thiên thai,
thì cũng đến như thế này là cùng. Dường như cứ mỗi
một tảng đá là có một gốc mai mọc tựa vào, như tìm
kiếm sự chở che của người quân tử. Có thể là những
hạt mai già rụng lăn long lóc xuống triền, khi chạm
phải những tảng đá, hay rớt vào trong những cái hốc
có nhiều đất và ẩm ướt, hạt mai nẩy mầm v
ươn lên.
Người Thượng vốn không có cái thú chặt và chơi mai
ngày xuân, nên trong chốn núi rừng hoang dã mai nẩy
nở dần thành cả
cánh rừng mai.
Thân cây mảnh
khảnh, dáng đẹp
dịu dàng và ẻo lả.
Diễn tả một cô gái
mảnh mai, hay
mảnh như mai,
chắc chắn người
thiếu nữ đó phải
đẹp trang nhã và thùy mị như những cánh mai vàng
óng ả .
Hai chàng trai để ý đến một cụm khói đen
đang bố
c lên những vệt ngoằn ngoèo bên sườn núi.
Bọn chàng vịn cây đi lần xuống rừng mai. Khi đổ dốc,
chiếc ba lô nặng chình chịch trên lưng như muốn xô
bọn chàng về phía trước, phải bám vào các nhánh cây
de ra bên đường để giữ thăng bằng. Khi hai người bạn
đến được khoảnh đất có những bụi cây thấp và đám cỏ
tranh dựa bên sườn núi đang cháy nham nhở, lửa than
hãy còn nóng hừng hực. Bọn chàng không tìm thấy
một bóng người nào cả. Có lẽ sau khi đốt rẫy xong,
bọn người Thượng đã bỏ về bản ăn cơm chiều. Thỉnh
thoảng có một vài cơn gió thổi xoáy tới cuốn tro bụi
bốc cao lên vần vũ thành những đám mây đen. Những
cội mai trên triền dốc vẫn thản nhiên khoe sắc hương,
những chùm hoa mai năm cánh vàng nhỏ rung rinh
trong nắng chiều. Hai chàng trai đi chầm chậm bên bìa
mả
nh đất tìm kiếm dấu vết con người, nhưng hoài
công. Bọn chàng cố tìm dấu chân, theo hướng đi của
chúng thì có thể đến được bản làng của người
Thượng. Tấn lo lắng níu lấy vai bạn thì thào :
120
-Không khéo bọn mình ngủ đêm giữa rừng
với cọp quá. Người ta nói cọp Khánh Hòa ma Bình
Thuận, eo ơi
Minh chỉ cho bạn thấy một cây cổ thụ rườm rà cành lá
ở phía xa xa :
-Mầy có thấy cái cây đó không, cùng lắm thì
bọn mình leo lên đó !
Có tiếng chim hót lục khục trong dãy rừng thẩm phía
trước. Tấn co rúm người lại :
-Minh, mày có nghe tiếng chim, có phải tiếng
con chim gì mà nó đi theo ăn có và xỉa răng cho mấy
con cọp
Minh bật cườ
i :
-Thì là chim xỉa răng cọp
-Không, để tao nhớ. À, con chim đỗ quyên.
Mẹ ơi, mỗi lần nó hót cứ y như là có cọp tới !
-Suỵt, im cái mồm mày một chút. Mày có
nghe tiếng rít the thé giống như tiếng khèn không ?
Tấn nhìn quanh ngơ ngác :
-Có, rồi sao ?
Minh nhìn chăm chăm vào đám lửa than nghi ngút
khói, chàng giật tay bạn :
-Ê, Tấn, có hai con rắn trong đám lửa kìa
Tấn giật tay ra :
-Thì mặc mẹ chúng nó. Tao là tao không ưa
cái lũ ăn gì nhờn nhợt màu da đ
ó. Cứ để cho tụi nó
cháy thành món rắn rô ti là nhất.
-Không, mày nhìn kỹ xem, tụi nó đang cầu
cứu đấy !
Tấn nghểnh cổ nhìn vào mảnh đất. Bọn chàng
nhìn thấy có hai con rắn hoa lớn đang cuống cuồng
chạy loanh quanh giữa đám lửa, thỉnh thoảng chúng rít
lên những âm thanh kinh dị, the thé, đùng đục như
tiếng khèn pha tiếng huýt sáo. Chúng cố ngẩng thẳng
cổ lên nhìn về hướng hai con người đang đứng chă
m
chú nhìn vào. Minh bước gần sát đám tro than cúi
người nhìn hai con rắn. Hai đôi mắt màu nâu biếc
đang ánh lên vẻ thảm thiết đăm đăm nhìn sâu vào mắt
chàng. Minh chợt rùng mình. Ánh mắt của đôi rắn vừa
có vẻ ma quái vừa có vẻ biểu lộ nhân tính, ão não và
thăm thẳm. Da của hai con rắn vằn vện nhiều hình thù
màu sắc sặc sỡ, giống như những đóa hoa dị kỳ. Trên
đỉnh đầu con rắn lớn có đi
ểm một cái bệt trắng trông
giống như một nụ cúc trắng. Con nhỏ hơn có một vệt
xanh lục chỗ tiếp giáp giữa cổ và thân, trông cứ như là
nó đang đeo một miếng ngọc thạch. Minh đưa tay về
phía sau :
-Tấn, đưa cho tao một nhánh cây
Tấn rút dao chặt một nhánh cây tươi vừa càu nhàu :
-Mày định cứu chúng nó thật sao ?
-Nhân đạo một chút đi Tấn, để phúc đức lại
cho v
ợ con Mày cứu chúng thì cọp nó khỏi ăn mày !
Minh dùng nhánh cây tươi đập đám lửa tắt ngúm, rồi
chàng đặt nhánh cây xuống đất làm cái cầu cho hai
con rắn thoát ra ngoài. Hai con rắn ngẩng cổ lên phì
phò nhìn chăm chăm vào chàng trai, hai cái đầu láng
mượt lúc lắc làm một biểu hiện mà Minh có cảm
tưởng là chúng tỏ dấu biết ơn chàng. Con rắn trắng
khoan thai nhẹ nhàng trườn lên nhánh cây, động tác
uyển chuyển trông rất đẹp mắt. Minh và Tấn ngồi xổm
xu
ống nhìn hai con rắn nối đuôi nhau bò ra khỏi đám
lửa. Hai con rắn trườn đến đối diện với hai chàng trai,
chúng cố ngẩng cao đầu lên. Tấn thì thào :
-Minh, mày có thấy là tụi nó muốn mổ tụi
mình không ?
-Không, nó chào từ biệt tụi mình đó. Thú vật
chúng có nghĩa lắm.
Hai con rắn hoa đứng
lắc lư nhìn hai người
bạn một lúc lâu rồi mới
chịu rạp xuống thong
thả bò đi. Nhưng chỉ
đ
uợc chừng mươi
thuớc, chúng quày đầu
nhìn lại một lần nữa tỏ
vẻ quyến luyến. Sau cùng, chúng biến mất vào đám cỏ
tranh rậm.
Loanh quanh một chút, Minh tìm thấy mấy
dấu chân của những người đốt rẫy, chàng cùng bạn lần
theo con đường mòn ngoằn ngoèo trong khu rừng mai.
Đi đuợc vài trăm thước, bọn chàng đã có thể nhìn thấy
xa xa bên kia sườn núi có mấy nếp nhà sàn. Những làn
khói mỏ
ng quyện ẻo lả trên những mái tranh màu nâu
vàng nhỏ xíu như những cái hộp quẹt. Hai người bạn
hăm hở buớc. Nhưng thật kỳ lạ, bọn chàng nhớ là đã
đi hàng giờ rồi mà vẫn thấy cứ còn ở trong khu rừng
mai. Những mái nhà sàn trên triền núi vẫn cứ nhỏ xíu
như cũ, không lớn thêm đuợc chút nào. Có nghĩa là
bọn chàng không đi xa được mấy, hay nói chính xác,
đang dẫm chân tại chỗ
. Hoặc có thể là khu rừng mai
lớn quá, dễ tạo cảm giác lầm lẫn. Đi qua một khúc
quành, hai người bạn đứng lắng tai nghe tiếng thác đổ
ầm ầm phía trước. Lẫn trong tiếng nước đổ xuống
ghềnh đá, theo tiếng gió chiều vi vu, dường như bọn
chàng nghe có cả những tiếng cười trong trẻo thật
quyến rũ. Tấn nói nhỏ :
-Mày có nghe tiếng con gái Ê, mày có nhớ
là bọn con gái Thượng chiề
u chiều tắm suối
Chợt Tấn nhảy lên :
-Ê, Minh, con gái Thượng tắm suối không bao
giờ mặc
-Đúng, chẳng những không mặc gì hết, mà khi
gặp những thằng như tụi mình, mấy cô nàng sẽ đưa
hai tay lên che mặt, chứ không phải che những chổ
cần che. Vậy mày có khoái không ?
-Khoái quá đi chứ
-Vậy thì còn chờ gì nữa, nhanh lên nào !
Tấn ngần ngừ :