Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

TIỂU LUẬN HP1 ĐƯỜNG lối QUỐC PHÒNG và AN NINH lịch sử nghệ thuật quân sự việt nam và vấn đề nâng cao nhận thức về vị trí của truyền thống nghệ thuật quân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (688.62 KB, 17 trang )

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
TỔ GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
-------------------------

TIỂU LUẬN
HP1 ĐƯỜNG LỐI QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH

Lịch sử nghệ thuật quân sự Việt Nam và vấn đề
nâng cao nhận thức về vị trí của truyền thống nghệ thuật quân sự
Sinh viên: NGUYỄN ĐỨC MẠNH
Mã số sinh viên: 2156050036
Lớp GDQP&AN: 11
Lớp:

BÁO TRUYỀN HÌNH K41

Hà nội, tháng 11 năm 2021


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU……………………………………………………………………….....1
NỘI DUNG
I Một số khái niệm………………………………………………………………... 2
1.Khái niệm nghệ thuật quân sự………………………………………………...…2
1.1 Khái niệm bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa………………………………… 2
1.2 Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh về quân sự……………………………… 2
1.3 Khái niệm về chiến tranh…………………………………………………… 2
1.4 Khái niệm về chiến tranh nhân dân………………………………………….3
II. Truyền thống và nghệ thuật đánh giặc của ông cha ta
1. Những yếu tố tác động đến việc hình thành nghệ thuật đánh giặc…………….. 3
1.1 Về địa lí…………………………………………………………………….. 3


1.2 Về kinh tế……………………………………………………………….….. 3
1.3 Về văn hoá – xã hội…………………………………………………….…. 4
2.Giai đoạn đầu hình thành nghệ thuật quân sự Việt Nam………………………. 4
2.1 Những cuộc kháng chiến của tổ tiên……………………………………….. 4
2.2 Nghệ thuật đánh giặc của ông cha ngày trước……………………………... 5
2.2.1 Tư tưởng chỉ đạo đánh giặc…………………………………………... 5
2.2.2 Nghệ thuật lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh…5


2.2.3 Về mưu kế đánh giặc…………………………………………………. 6
2.2.4 Nghệ thuật kết hợp giữa đấu tranh giữa các mặt trận quân sự chính trị,
ngoại giao, binh vận………………………………………………………………7
III Nghệ thuật quân sự Việt Nam khi có Đảng lãnh đạo………………………… 7
3.1 Nghệ thuật chiến dịch………………………………………………………..7
3.2 Chiến lược quân sự…….…………………………….………………………8
3.3 Chiến thuật…………………………………………………………………...9
IV Nghệ thuật quân sự Việt Nam hiện nay………………………………………..10
4.1 Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trị của phát huy truyền thống nghệ thuật
quân sự Việt Nam. ………………………………………………………………..10
4.2 Quán triệt tư tưởng tích cực tiến cơng……………………………………… 10
4.3 Nghệ thuật qn sự tồn dân đánh giặc…………………………………...... 11
4.4 Xây dựng tổ chức các lực lượng phải phù hợp với nghệ thuật quân sự……. 11
4.5 Nhận thức của giới trẻ về nghệ thuật quân sự Việt Nam…………………. ...12
KẾT LUẬN ……………………………………………………………………...13
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………. ..14


1

MỞ ĐẦU

Dân tộc ta vốn có truyền thống đồn kết chiến đấu chống ngoại xâm và đã sáng tạo
ra một nghệ thuật quân sự phong phú và độc đáo. Ðó cũng là sự kế thừa và phát
huy lên một trình độ mới nghệ thuật quân sự truyền thống của dân tộc. Trong lịch
sử đấu tranh dựng nước, giữ nước ông cha ta luôn phải chống lại kẻ thù xâm lược
lớn hơn nhiều lần về quân sự. Song với lòng nồng nàn yêu nước, ý chí kiên cường
bất khuất, cách đánh mưu trí, sáng tạo, ơng cha ta đã đánh thắng tất cả kẻ thù xâm
lược. Chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta đã hình thành nên Nghệ thuật quân sự
Việt Nam.
Trong cuộc chiến không cân sức kéo dài ấy mà dân tộc ta đã hình thành nên rất
nhiều loại hình nghệ thuật quân sự đặc sắc như nghệ thuật chiến tranh nhân dân,
nghệ thuật chiến tranh du kích, nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật, nghệ thuật
khởi nghĩa vũ trang...Tùy vào tình hình cụ thể của ta và địch mà trong mỗi trận
đánh khác nhau, ông cha ta lại sử dung một loại hình nghệ thuật quân sự khác
nhau, nhưng trong số những nghệ thuật ấy nghệ thuật chiến tranh nhân dân đóng
vai trị là nịng cốt, là chủ đạo trong mọi cuộc chiến. Từ khi có Đảng lãnh đạo
Nghệ thuật quân sự Việt Nam đã kế thừa nghệ thuật đánh giặc giữ nước của tổ tiên
và đã không ngừng phát triển và hoàn thiện hơn.
Biết bao thế hệ người Việt Nam đã chiến đấu vô cùng anh dũng, cực kỳ thơng
minh, trí tuệ và đã để lại một di sản tinh thần, một di sản đạo đức vô giá, một di sản
nghệ thuật quân sự phong phú. Với mong muốn góp một cái nhìn tồn diện và sâu
sắc hơn về những nét đặc sắc trong nghệ thuật quân sự của Việt Nam từ đó đưa ra
những bài học kinh nghiệm trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, em
xin trình bày tiểu luận với đề tài:” Lịch sử nghệ thuật quân sự Việt Nam và vấn đề
nâng cao nhận thức về vị trí của truyền thống nghệ thuật quân sự”.


2

NỘI DUNG
I.Một số khái niệm:

1.Khái niệm nghệ thuật quân sự
- Nghệ thuật quân sự là cách đánh, cách dùng binh đã trở thành thông thạo, điêu
luyện trong một trận chiến đấu, một chiến dịch hay trên toàn bộ chiến trường.
Nghệ thuật qn sự khơng có một khn mẫu cụ thể nào, nó có thể biến hóa khơn
lường, mn hình mn vẻ.
1.1Khái niệm bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa
- Bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp bảo vệ và phát triển những thành
quả của chủ nghĩa xã hội, bảo vệ an ninh, độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ
của đất nước, chống mọi âm mưu và hành động phá hoại, xâm lược của chủ nghĩa
đế quốc và các thế lực phản động quốc tế.
1.2 Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh về quân sự
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về quân sự là quan điểm và lý thuyết của Hồ Chí Minh về
việc xây dựng nền quốc phòng, lực lượng vũ trang, về những vấn đề có tính quy
luật của khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng, về chính trị và quân sự. Đó
là sự áp dụng lý thuyết quân sự của chủ nghĩa Mác -Lênin vào thực tiễn Việt Nam,
kết hợp truyền thống quân sự, nghệ thuật binh pháp cổ truyền của dân tộc Việt
Nam, tiếp thu khoa học quân sự cổ kim của nhân loại, tư tưởng quân sự Hồ Chí
Minh là một bộ phận hữu cơ cực kì quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh về cách
mạng Việt Nam.
1.3 Khái niệm về chiến tranh
- Chiến tranh là một mức độ xung đột vũ trang giữa các quốc gia, chính phủ, xã hội
hoặc các nhóm bán qn sự như lính đánh thuê, quân nổi dậy và dân quân.


3

1.4 Khái niệm về chiến tranh nhân dân
- Là cuộc chiến tranh do toàn dân Việt Nam tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng
cộng sản Việt Nam, nhằm bảo vệ độc lập chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh
thổ, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an tồn xã hội và nền văn hóa của dân tộc Việt

Nam.
II. Truyền thống và nghệ thuật đánh giặc của ông cha ta
1. Những yếu tố tác động đến việc hình thành nghệ thuật đánh giặc
1.1 Về địa lí:
- Việt Nam nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, liền kề vành đai sinh
khống Thái Bình Dương và Địa Trung Hải cho nên tài nguyên khoáng sản và sinh
vật phong phú. Vì thế rất nhiều kẻ thù đã nhịm ngó, đe doạ và tiến cơng xâm lược
nước ta
- Nước ta có vị trí chiến lược quan trọng ở khu vực Đông Nam Á và biển Đông
- Chúng ta có hệ thống giao thơng đường bộ, đường biển, đường sông, đường
hàng không bảo đảm giao lưu trong khu vực châu Á và thế giới thuận lợi
1.2 Về kinh tế:
- Nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển sôi động, là điều kiện để hội nhập,
hợp tác, chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý...với các nước.
- Vị trí nước ta nằm trên ngã tư đường hàng hải, hàng không quốc tế, với các
tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Á vì thế tạo điều kiện giao lưu với các nước
trong khu vực và trên thế giới. Cần tích cực phát triển sản xuất, chăn ni để ổn
định, nâng cao đời sống nhân dân, đồng thời phát huy tính sáng tạo trong lao động,
tự tạo ra vũ khí để chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc


4

1.3 Về văn hố – xã hội
- Mảnh đất hình chữ S có 54 dân tộc anh em chung sống hoà thuận, đoàn kết. Đây
là nhân tố, là cơ sở tạo nên sức mạnh đoàn kết, thống nhất dân tộc, sự cố kết cộng
đồng bền vững…
- Dân tộc ta có chung một nền văn hố truyền thống: đồn kết, u nước thương
nịi, sống hồ thuận, thuỷ chung, lao động cần cù, sáng tạo, đấu tranh anh dũng
kiên cường, bất khuất

- Việt Nam đã có những thay đổi về văn hóa theo các thời kì lịch sử, có những khía
cạnh mất đi nhưng cũng có những khía cạnh văn hóa khác bổ sung thêm vào nền
văn hóa của Việt Nam.
- Đã xây dựng nên những dân tộc với những phong tục tập quán khác nhau, đa
dạng và phong phú nhưng cũng có mối liên hệ gắn kết với nhau.
- Các yếu tố địa lý, kinh tế, chính trị- văn hóa - xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến
nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên chúng ta.Tất cả những yếu tố tạo nên sức mạnh to
lớn cho dân tộc ta trong quá trình xây dựng đất nước, bảo vệ Tổ Quốc, giữ vững
nền độc lập dân tộc, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
2.Giai đoạn đầu hình thành nghệ thuật quân sự Việt Nam
2.1. Những cuộc kháng chiến của tổ tiên
- Năm 938, chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền trước quân Nam Hán là một
điển hình cho nghệ thuật đánh giặc bằng mưu kế, thắng bằng thế, bằng thời. Mưu
kế của Ngô Quyền trong trận này bắt nguồn từ kinh nghiệm dựa vào quy luật thuỷ
triều lên xuống của dân chài, thế - thời được vận dụng rất rõ
- Cuối năm 1788, nhân cơ hội Lê Chiêu Thống cầu cứu, quân Thanh dưới sự chỉ
huy của Tôn Sĩ Nghị tiến vào nước ta chiếm đóng Thăng Long. Trong trận đánh


5

này, tài năng và nghệ thuật quân sự của Quang Trung - Nguyễn Huệ đã đạt tới đỉnh
cao, chiến tích trận Thăng Long có thể so sánh với các trận đánh hay nhất trong
lịch sử chiến tranh thế giới, là sự kết hợp giữa chính binh và kỳ binh. Đánh chính
diện - đó là chính binh, kết hợp với bao vây vu hồi, đánh vào sau lưng - đó là kỳ
binh. Đây là một nghệ thuật hay và hiểm, có tính bất ngờ cao.
Đây là những trận đánh mang tính tiêu biểu cho nghệ thuật quân sự của ông cha ta
ngày trước, bằng sự kết hợp của tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường bất khuất, và
trí thơng minh, tư tưởng tích cực chủ động tiến cơng, tồn dân là binh cả nước
đánh giặc, đánh giặc mưu trí sáng tạo, dùng nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu

chống mạnh thì ơng cha ta đã đem lại nền hịa bình cho đất nước và những bài học
q giá cho thế hệ sau này.
2.2 Nghệ thuật đánh giặc của ông cha ngày trước
2.2.1 Tư tưởng chỉ đạo đánh giặc.
- Tư tưởng xuyên suốt là: Tích cực chủ động tiến công. Đây là một quy luật để giành
thắng lợi trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.
- Cách tiến công là: tiến công liên tục từ nhỏ đến lớn, từ cục bộ đến tồn bộ.
- Mục đích tiến cơng: Tiêu diệt nhiều sinh lực địch, làm thay đổi so sánh
lực lượng trên chiến trường, thay đổi cục diện chiến tranh và giành thắng lợi.
- Thể hiện tiêu biểu trong lịch sử về vận dụng tư tưởng tiến công:
Trong tác chiến, cha ông ta vận dụng linh hoạt tư tưởng tích cực chủ động tiến công,
nên đã đánh bại nhiều kẻ thù xâm lược, ngay khi buộc phải chiến đấu phòng ngự
cũng phải là: phịng ngự thế cơng.
2.2.2 Nghệ thuật lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh.


6

- Cơ sở của nghệ thuật này là:
+ Do điều kiện thực tiễn nước ta, một đất nước không rộng, người không đông, lại
luôn phải đối mặt với những thế lực xâm lược lớn mạnh hơn mình nhiều lần, để
giành chiến thắng buộc ta phải lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều.
+ Xuất phát từ quy luật giải quyết mối quan hệ thế và lực. Mặc dù lực của ta có thể
nhỏ nhưng biết tạo thế tốt thì vẫn tạo được sức mạnh to lớn để đánh địch. Ngược lại
lực của địch mạnh nhưng ta đưa chúng vào thế yếu, thì lực đó khó được phát huy.
Nghệ thuật lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh trở thành nét
đặc sắc của nghệ thuật quân sự truyền thống Việt Nam.
+ Xuất phát từ quan niệm về sức mạnh có thể chuyển hóa, phát triển chứ khơng phải
vấn đề so sánh về quân số, trang bị, vũ khí ở hai bên, ln tin tưởng vào sức mình,
dám đánh, dám xơng pha. Đó là vấn đề tưởng chừng như không thể trong cuộc đối

đầu giữa một quốc gia nhỏ bé với những kẻ thù lớn mạnh. Thế nhưng lịch sử Việt
Nam chứng minh được rằng kẻ thù có mạnh đến đâu ta cũng tìm cách tiêu diệt được
chúng. Nghệ thuật lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh trở thành
nét đặc sắc của nghệ thuật quân sự truyền thống Việt Nam.
2.2.3 Về mưu kế đánh giặc.
- Khái niệm: Mưu kế đánh giặc là mưu mẹo của dân cha ơng đã được tính tốn kỹ
khi đánh giặc, để giành giành thắng lợi.
- Đặc điểm của mưu kế đánh giặc của dân tộc ta:
- Quan điểm của quân sự dân tộc Việt Nam cho rằng chỉ có tiến cơng và tiến cơng
một cách quyết liệt thì mới có thể đánh bại được kẻ thù để giải phóng đất nước và
bảo vệ tổ quốc. Và trên thực tế, dân tộc Việt Nam đều rất coi trọng nghệ thuật tiến
công và thực hiện tiến công rất tài giỏi. Cách tiến cơng của chúng ta là tích cực chuẩn


7

bị, tiến công liên tục, tiến công từ nhỏ đến lớn, thay đổi cục diện chiến tranh và ta
dành thắng lợi.
- Kế sách đánh giặc mềm dẻo, khôn khéo của dân tộc ta được các triều đại vận dụng
rất linh hoạt, sáng tạo và đã trở thành truyền thống đánh giặc của dân tộc, với truyền
thống đó, quân dân ta đã đánh bại nhiều kẻ thù xâm lược, giữ yên bờ cõi.
2.2.4 Nghệ thuật kết hợp giữa đấu tranh giữa các mặt trận quân sự chính trị, ngoại
giao, binh vận.
- Mặt trận ngoại giao kết hợp chặt chẽ với mặt trận chính trị, quân sự, đánh vào ý
chí xâm lược của kẻ thù, làm sáng tỏ giá trị nhân văn quân sự của ta. Tư tưởng xuyên
suốt trong đấu tranh ngoại giao là giữ vững nguyên tắc độc lập dân tộc. Ngoại giao
kết hợp với quân sự chính trị để giành thắng lợi càng sớm càng tốt.
- Nghệ thuật quân sự của nhân dân ta chính là giải quyết mối quan hệ giữa đấu tranh
vũ trang và đấu tranh chính trị, đấu tranh ngoại giao, binh vận với các đấu tranh
khác.

- Mặt trận qn sự có tính chất quyết định trực tiếp tới thắng lợi của chiến tranh, là
quá trình tổ chức thực hành các phương thức tác chiến, huy động lực lượng, các hình
thức, biện pháp chiến đấu, nhằm tiêu diệt nhiều sinh lực địch, tạo thế cho các mặt
trận khác.
III Nghệ thuật quân sự Việt Nam khi có Đảng lãnh đạo
3.1 Nghệ thuật chiến dịch
- Chiến dịch là tổng thể các trận chiến đấu có tác động liên quan chặt chẽ, diễn ra
trông một không gian, thời gian cụ thể và chính xác, dưới quyền chỉ huy thống nhất
của một bộ phận, nhằm hoàn thành những nhiệm vụ do chiến lược đặt ra. Bộ phận


8

hợp thành của nghệ thuật quân sự Việt Nam là tồn diện, tập trung vào những vấn
đề sau:
+ Loại hình chiến dịch: Chiến dịch Việt Nam luôn phát triển sâu rộng. Bằng sự thực
hiện nhiều loại hình chiến dịch như Chiến dịch tiến cơng, Chiến dịch phản cơng,
Chiến dịch phịng ngự và cuối cùng là Chiến dịch tổng hợp cho nên chúng ta đã đánh
địch trên nhiều hướng, tiêu diệt địch trên nhiều mặt trận cũng như đã đem lại được
hịa bình cho dân tộc.
+ Quy mơ chiến dịch: Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, về địa bàn thì ở giai đoạn đầu
các chiến dịch diễn ra ở miền trung và vùng núi chủ yếu. Giai đoạn cuối kháng chiến
thì diễn ra hầu hết trên tất cả các địa bàn, quy mô mở rộng, đặc biệt đánh vào thành
phố Sài Gịn, trung tâm kinh tế- chính trị, kết thúc chiến tranh.
- Nét đặc sắc của chiến dịch trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là các cuộc
tiến công như vũ bão của các binh đoàn chủ lực, ở cả nông thôn và thành thị trên địa
bàn chiến dịch, thực hiện chặt chẽ giữa tiêu diệt địch và quyền làm chủ.
3.2 Chiến lược quân sự
- Chiến lược quân sự là tổng thể phương châm, chính sách và mưu lược được hoạch
định để ngăn ngừa và sẵn sàng tiến hành chiến tranh thắng lợi, là bộ phận hợp thành

có tác dụng chủ đạo trong nghệ thuật quân sự Việt Nam.
+ Việc xác định đúng kẻ thù, đúng đối tượng tác chiến: trong chiến tranh việc xác
định đúng kẻ thù của cách mạng và đối tượng tác chiến là vấn đề quan trọng của
quân sự và rất phức tạp. Từ đó đưa ra đối sách có hiệu quả nhất.
+ Đánh giá đúng kẻ thù: Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phân tích, đánh giá
đúng mạnh, yếu của kẻ thù. Do vậy qua từng giai đoạn lịch sử, kẻ địch ln có sự
thay đổi chiến lược khó lường, địi hỏi chúng ta phải nhận định và đánh giá đúng kẻ


9

thù đồng thời đưa ra các phương pháp xử lý đúng đắn, đem lại thắng lợi vẻ vang cho
quân và dân ta.
+ Mở đầu và kết thúc chiến tranh đúng lúc: Nghệ thuật chiến tranh của ta là biết mở
đầu đúng lúc, biết đánh lâu dài, giành thắng lợi từng bước. Và cũng đã biết kết thúc
thắng lợi cuộc kháng chiến có lợi nhất cho cách mạng nước ta.
+ Phương châm tiến hành chiến tranh: Đảng ta chỉ đạo tiến hành chiến tranh nhân
dân, thực hiện toàn dân đánh giặc, đánh giặc toàn diện trên tất cả các mặt trận qn
sự, chính trị, văn hố, ngoại giao…trong đó, mặt trận quân sự giữ vai trò quyết định
nhất. Đảng ta chỉ đạo tiến hành chiến tranh với tinh thần “Tự lực cách sinh, đánh lâu
dài, dựa vào sức mình là chính.
- Cuộc chiến tranh chống quân xâm lược của nước ta chính là cuộc chiến tranh cách
mạng, chính nghĩa, tự vệ. Đảng đã chỉ đạo phương thức tiến hành chiến tranh là
chiến tranh nhân dân kết hợp giữa địa phương với các binh đoàn chủ lực.
3.3 Chiến thuật
- Sự phát triển chiến thuật là kết quả của nghệ thuật chỉ đạo chiến lược, chiến dịch,
nghệ thuật tổ chức và thực hành các trận chiến đấu thông qua việc vận dụng các hình
thức chiến thuật của người chỉ huy và đối tượng, địa hình.
-Nghệ thuật qn sự Việt Nam từ khi có Đảng lãnh đạo đã kế thừa nghệ thuật đánh
giặc của tổ tiên, không ngừng phát triển cả ba bộ phận chiến lược quân sự, nghệ

thuật chiến dịch và chiến thuật góp phần quyết định thắng lợi trong cuộc kháng chiến
chống đế quốc Mỹ xâm lược. Phải thống nhất về mặt chính trị, tinh thần cảnh giác
trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước và đánh giá kẻ thù, vận dụng linh hoạt về
sách lược để đạt mục đích chính trị của chiến tranh, đoàn kết dân tộc và tạo ra sức
mạnh đánh thắng kẻ thù.


10

IV Nghệ thuật quân sự Việt Nam hiện nay
-Nhìn lại lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, nhân dân ta
đã anh dũng, kiên cường, bất khuất đấu tranh giành và giữ nền độc lập, giải phóng
dân tộc, bảo vệ Tổ quốc. Quy luật khắc nghiệt của chiến tranh là mạnh được yếu
thua và chiến tranh không thể tránh khỏi tổn thất. Nghệ thuật quân sự Việt Nam đặc
sắc ở chỗ vận dụng linh hoạt “thế, lực, thời, mưu”, với nhiều cách đánh sáng tạo để
giành thắng lợi với tổn thất ít nhất khơng những cho ta mà cho cả địch. Đây cũng là
nét tiêu biểu nhất thể hiện đậm đà bản sắc văn hóa giữ nước Việt Nam
Cơng cuộc đấu tranh đó đã để lại một di sản vơ cùng q giá, đó là tư tưởng và nghệ
thuật quân sự độc đáo, đặc sắc, thấm đẫm tính nhân văn-văn hóa qn sự Việt Nam.
4.1 Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trị của phát huy truyền thống nghệ thuật quân
sự Việt Nam.
-Việc giáo dục, phát huy nghệ thuật quân sự truyền thống nhằm trang bị những kiến
thức cơ sở ban đầu cho người học để có thể tiếp thu kiến thức mới vận dụng trong
các hình thức chiến thuật, loại hình chiến dịch góp phần bồi dưỡng tri thức quân sự,
nâng cao năng lực trí tuệ, hiểu biết sâu sắc các qui luật thuộc các lĩnh vực hoạt động
quân sự. Tri thức quân sự thông qua truyền thụ những kinh nghiệm thực tiễn - một
cơ sở rất quan trọng để phát triển lý luận quân sự hiện đại - là phương tiện nhận thức
hiệu quả nhất góp phần nâng cao năng lực cho cán bộ khi ra trường thực hiện nhiệm
vụ được giao.
-Nghiên cứu nghệ thuật quân sự của các thế hệ cha ông ta, chúng ta có quyền tự hào

về tinh thần dũng cảm, ý chí kiên cường trong chống giặc ngoại xâm để bảo vệ non
sông đất nước.
4.2 Quán triệt tư tưởng tích cực tiến cơng


11

- Ngày nay, kẻ thù của chúng ta là chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch, có ưu
thế và tiềm lực kinh tế, quân sự, khoa học công nghệ mạnh, trên cơ sở đánh giá đúng
mạnh yếu của địch và ta, chúng ta phải biết phát huy sức mạnh của mọi lực lượng,
vận dụng linh hoạt mọi hình thức và qui mơ tác chiến, mọi cách đánh mới có thể tiến
cơng địch liên tục, mọi lúc, mọi nơi. Không chỉ tiến công trên mặt trận quân sự mà
phải tiến cơng tồn diện trên mọi mặt trận, đặc biệt là mặt trận chính trị, binh vận,
thực hiện “mưu phạt cơng tâm”, đánh vào lịng người, góp phần thay đổi cục diện
chiến tranh.
4.3 Nghệ thuật quân sự toàn dân đánh giặc
- Đây là sự kế thừa và phát huy lên một trình độ mới từ nghệ thuật quân sự truyền
thống của dân tộc. Trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc Việt Nam, nghệ thuật quân sự
chỉ đạo mọi hoạt động tác chiến của lực lượng vũ trang nhân dân. Đó là một ngun
tắc trong nghệ thuật qn sự tồn dân đánh giặc. Nguyên tắc đó phải được thể hiện
cụ thể trong việc xác định phương hướng, mục tiêu, đối tượng …Có kết hợp được
như vậy mới phát huy được uy lực của mọi vũ khí từ thơ sơ đến hiện đại, làm cho
binh lực địch bị phân tán, dàn mỏng, khiến cho chúng đơng mà hố ít, mạnh mà hóa
yếu và ln bị động đối phó, trên cơ sở đó thực hiện những địn đánh quyết định, tạo
sự thay đổi trên chiến trường có lợi cho ta.
4.4 Xây dựng tổ chức các lực lượng phải phù hợp với nghệ thuật quân sự
-Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đã tạo ra một bước ngoặt lớn trong sự
nghiệp cách mạng nước ta, vai trò của Đảng đã bám sát quần chúng nhân dân, tạo
được niềm tin vững chắc cho nhân dân. Phải đổi mới công tác huấn luyện, chiến đấu
nói chung, đổi mới cơng tác để nâng cao trình độ sẵn sàng chiến đấu, động viên kịp

thời khi có chiến tranh. Nâng cao sức mạnh của từng người đi đôi với nâng cao hiệu


12

lực của các loại vũ khí, phương tiên vật chất, phải phát triển thích ứng với điều kiện
mới.
4.5 Nhận thức của giới trẻ về nghệ thuật quân sự Việt Nam
-Trong hồn cảnh đất nước đang hịa bình nhưng chúng ta cũng không nên lơ là, mất
cảnh giác, phải luôn tuân thủ mọi quy định của đất nước. Tuy những kinh nghiệm,
bài học truyền thống nghệ thuật quân sự trong các cuộc chiến tranh trước đây có nội
dung khơng cịn phù hợp với đặc điểm của từng giai đoạn lịch sử nhưng nó ln là
cơ sở thực tiễn quan trọng cho những đề xuất mới. Phải tiếp tục không ngừng cố
gắng rèn luyện và phát triển trau dồi bản thân, nỗ lực hết mình để đóng góp một phần
khơng nhỏ của bản thân khi Tổ Quốc cần đến.


13

KẾT LUẬN
Nghệ thuật qn sự Việt Nam có tính nhân văn, tính dân tộc sâu sắc, nó được thể
hiện ngay trong cách ứng xử giữa con người với con người - đặc tính của văn hóa
giữ nước - văn hóa quân sự Việt Nam. Khi cả đất nước giành được độc lập và
thống nhất thì nghệ thuật quân sự ấy vẫn không ngừng giữ vững và phát huy, trong
tương lai thì sẽ ngày một hồn thiện hơn. Hiện nay chúng ta vẫn đang sống và thừa
hưởng những thành quả đáng kính mà ơng cha ta đã để lại, chúng ta cần phải trân
trọng và giữ gìn để những thành quả này trường tồn theo thời gian. Và toàn Đảng,
toàn dân đang thực hiện công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước theo hướng cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa, đi đôi với xây dựng đất nước là nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc,
cần phải tập trung xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh, toàn diện,

chăm lo củng cố, xây dựng Đảng vững mạnh về các mặt, chính trị, tư tưởng,..Tiếp
tục phát triển sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, nâng cao hiệu quả của Nhà nước
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, chống quan liêu, chống tham nhũng, lãng
phí, tiêu cực, “lợi ích nhóm”...
Đối với một người sinh viên, em nhận ra rằng bản thân em cần có trách nhiệm
trong cơng cuộc bảo vệ và phát triển đất nước. Trước hết cần phát huy tinh thần tự
lực, tự cường, vượt qua khó khăn để hồn thành nhiệm vụ học tập, đặc biệt khơng
ngừng bồi đắp lịng yêu quê hương, đất nước. Mặt khác, phải phấn đấu, tu dưỡng
để trở thành những công dân tốt, sẵn sàng làm nhiệm vụ khi Tổ quốc cần.


14

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Quốc phịng an ninh
2.Tạp chí Quốc phịng tồn dân (2020), Vận dụng kinh nghiệm, truyền thống nghệ
thuật quân sự Việt Nam, Hà Nội.
3. Thiếu tá Tạ Hữu Hùng, Giá trị văn hóa nghệt thuật quân sự Việt Nam, Hà Nội.
4. NXB Lao động Việt Nam ( 2005), Quốc phịng tồn dân trong chiến tranh bảo
vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước.
5.NXB QĐND (2004), Từ điển bách khoa quân sự Việt Nam.
6. NXB QĐND (2005),Lịch sử quân đội nhân dân Việt Nam.



×