Mục Lục
Mở đầu
1 Hội nhập kinh tế quốc tế, lợi ích và thách thức đối với nền kinh tế ................................... 3
1.1 Hội nhập kinh tế quốc tế ................................................................................................ 3
1.2 Lợi ích ............................................................................................................................ 4
1.3 Thách thức ...................................................................................................................... 5
2 Hội nhập kinh tế quốc tế của nền kinh tế Việt Nam ............................................................ 6
2.1 Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nền kinh tế Việt Nam ...................................... 6
2.2 Sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam ..................................................................... 9
3 Giải pháp để hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả và nâng cao sức cạnh tranh của nền
kinh tế Việt Nam .................................................................................................................... 11
3.1 Đối với Đảng và nhà nước ........................................................................................... 11
3.2 Đối với doanh nghiệp và các thành phần kinh tế khác ................................................ 14
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Mở đầu
1
Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành xu thế khách
quan chi phối sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia và quan hệ
quốc tế, bắt nguồn từ quy luật phát triển của lực lượng sản xuất và phân
công lao động quốc tế và Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó.
Trong bối cảnh hiện nay, hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ đơn thuần giới
hạn trong phạm vi cắt giảm thuế quan mà đã được mở rộng ra tất cả lĩnh vực
liên quan đến chính sách kinh tế thương mại, nhằm mục đích mở cửa thị
trường cho hàng hoá và dịch vụ và tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Đối với Việt Nam hiện nay, vấn đề đặt ra là làm thế nào để hội nhập
kinh tế quốc tế có hiệu quả, đảm bảo được lợi ích dân tộc, nâng cao được sự
cạnh tranh của nền kinh tế, thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh
tế- xã hội trong quá trình hội nhập. Thực tế Đảng và nhà nước ta đã có
những đường lối, chính sách đối ngoại đúng đắn nhằm thực hiện tốt mục tiêu
trên và bước đầu đã thu được những thành tựu nhất định. Nhằm tìm hiểu kĩ
hơn về vấn đề này chúng em đã thực hiện đề tài: “Hội nhập kinh tế quốc tế
và vấn đế nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam”
Để tìm hiểu về đề tài này chúng em xin trình bày trên 3 nội dung chính:
1. Hội nhập kinh tế quốc tế, lợi ích và thách thức đối với nền kinh tế
2. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và thực trạng sức cạnh tranh của
nền kinh tế Việt Nam
3. Giải pháp để hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả và nâng cao sức
cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam
Để thực hiện đề tài này chúng em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của
cô giáo, chúng em xin trân thành cám ơn cô và kính mong nhận được ý
kiến đóng góp của cô.
2
1 Hội nhập kinh tế quốc tế, lợi ích và thách thức đối với nền kinh tế
1.1 Hội nhập kinh tế quốc tế
Hiện nay người ta đều thấy rằng nhận thức về hội nhập vẫn là một vấn
đề thời sự. Các nước đều khẳng định cần xây dựng nhận thức thống nhất
trong nội bộ rằng hội nhập là cần thiết, phù hợp với xu thế chung, nhất là
tham gia WTO sẽ tạo thuận lợi cho sự phát triển của đất nước.
- Hội nhập là một quá trình tất yếu, một xu thế bao trùm mà trọng tâm
là mở cửa kinh tế, tạo điều kiện kết hợp tốt nhất nguồn lực trong nước và
quốc tế, mở rộng không gian để phát triển và chiếm lĩnh vị trí phù hợp nhất
có thể trong quan hệ kinh tế quốc tế. Hội nhập vừa là đòi hỏi khách quan
vừa là nhu cầu nội tại của sự phát triển kinh tế mỗi nước.
- Các nước đều không thể né tránh việc hội nhập mà vấn đề then chốt
là phải đề ra được những chính sách, biện pháp đúng để hạn chế trả giá ở
mức thấp nhất và tranh thủ cao nhất những cơ hội phát triển.
- Hội nhập thực chất là tham gia cạnh tranh trên quốc tế và ngay trong
thị trường nội địa. Để hội nhập có hiệu quả phải ra sức tăng cường nội lực,
cải cách và điều chỉnh cơ chế, chính sách, luật lệ, tập quán kinh doanh, cơ
cấu kinh tế trong nước để phù hợp với "luật chơi chung" của quốc tế.
Chính sách hội nhập phải dựa và gắn chặt với chiến lược phát triển của
đất nước, đồng thời cải cách kinh tế, hành chính phải gắn chặt với yêu cầu
của quá trình hội nhập. Cải cách bên trong quyết định tốc độ và hiệu quả hội
nhập, đồng thời hội nhập sẽ hỗ trợ, thúc đẩy tiến trình cải cách trong nước,
qua đó nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.
- Hội nhập không phải để được hưởng ưu đãi, nhân nhượng đặc biệt
mà nhằm mở rộng các cơ hội kinh doanh, thâm nhập thị trường, có môi
3
trường pháp lý và kinh doanh ổn định dựa trên quy chế, luật lệ của các thể
chế hội nhập, không bị phân biệt đối xử, không bị các động cơ chính trị hay
những lý do khác cản trở việc giao lưu hàng hoá, dịch vụ và đầu tư. Các
nước có thể sử dụng những luật lệ, quy định, cơ chế giải quyết tranh chấp
của các thể chế hội nhập để bảo vệ lợi ích chính đáng của mình.
- Tăng cường thông tin, tuyên truyền, giải thích để giới kinh doanh
nhận thức sâu sắc và ủng hộ hội nhập, chuẩn bị tốt mọi mặt để chủ động hội
nhập từng bước, tận dụng những lợi thế so sánh của mỗi nước để cạnh tranh
chiếm lĩnh thị trường.
Nhận thức đúng về hội nhập và toàn cầu hoá kinh tế đối với các nước
có ý nghĩa quan trọng trong việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính
sách và giải pháp để chủ động hội nhập và tham gia giải quyết các vấn đề
mang tính toàn cầu nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội.
1.2 Lợi ích
- Hội nhập quốc tế tạo điều kiện để phát huy lợi thế so sánh, thúc đẩy
việc tham gia vào phân công lao động quốc tế, tranh thủ được lợi ích của
việc phân bổ nguồn tài lực hợp lý trên bình diện quốc tế để từ đó phát huy
cao độ nhân tố sản xuất hữu dụng của từng quốc gia.
- Tự do luân chuyển hàng hoá, dịch vụ và vốn với việc giảm hoặc xoá
bỏ hàng rào thuế quan, đơn giản hoá thủ tục, cắt giảm kiểm soát hành chính
sẽ góp phần giảm chi phí sản xuất, giảm thất nghiệp và tăng thêm lợi ích cho
người tiêu dùng.
- Tạo ra nhiều cơ hội đầu tư mới, tăng nhanh vòng quay vốn và tạo
điều kiện để đa dạng hoá các loại hình đầu tư, nâng cao hiệu quả, hạn chế
rủi ro đầu tư.
4
- Thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ, chuyển giao vốn, kỹ
năng quản lý, qua đó mở rộng địa bàn đầu tư cho các nước, đồng thời giúp
các nước tiếp nhận đầu tư có thêm nhiều cơ hội phát triển.
1.3 Thách thức
- Sự bất ổn định của thị trường tài chính quốc tế. Nguồn tài chính
được phân bố không đồng đều, tập trung vào một số trung tâm tài chính lớn
là các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới. Quá trình hội nhập và
toàn cầu hoá càng làm cho dòng vốn chảy mạnh hơn và tất yếu rủi ro sẽ lớn
hơn.
- Khi tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế, các nước nhất là các
nước đang phát triển phải giảm dần thuế quan và bỏ hàng rào phi thuế quan,
nghĩa là bỏ hàng rào mậu dịch, thì các hàng hoá dịch vụ nước ngoài sẽ ồ ạt
đổ vào, bóp chết hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước.
- Quá trình toàn cầu hoá phát triển đã làm tan vỡ các hàng rào bảo hộ
của các quốc gia. Do vậy các quốc gia không chỉ chịu tác động tích cực của
quá trình này mà còn phải chịu cả những chấn động của hệ thống kinh tế
toàn cầu trong các lĩnh vực tiền tệ, tài chính, nguyên nhiên liệu… Các nước
càng yếu kém, các chính sách kinh tế vĩ mô càng không đủ thông thoáng phù
hợp với các định chế quốc tế, hệ thống ngân hàng - tài chính càng lạc hậu…
thì càng chịu tác động nặng nề hơn.
- Nguy cơ tụt hậu của một số quốc gia. Trong quá trình hội nhập một
số quốc gia tranh thủ được lợi ích của hội nhập mậu dịch quốc tế và thị
trường tài chính quốc tế, phát huy được lợi thế so sánh, nhờ đó thúc đẩy tăng
trưởng mở rộng thương mại, thu hẹp dần khoảng cách với các nước phát
triển thì một số nước khác lại không có khả năng hội nhập vào quá trình phát
5
triển thương mại, thu hút vốn đầu tư tất yếu sẽ bị đẩy lùi xa hơn nữa về phía
sau.
- Mối đe doạ của quá trình toàn cầu hoá là xu hướng hình thành thế
độc quyền, tập trung quyền lực vào một số tập đoàn đầu sỏ quốc tế.
Ngoài ra còn có những mặt tiêu cực khác nữa như sự chênh lệch về
trình độ giữa nước giàu và nước nghèo có thể tăng lên, sự xung đột giữa các
nền văn học…
Quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đem đến cho các
nước những cơ hội thuận lợi lớn đồng thời cũng đứng trước những khó khăn
thách thức nghiêm trọng. Song những tác động tiêu cực này có thể lớn nhỏ
đến đâu điều đó lại tuỳ thuộc vào chính sách hội nhập quốc tế của các quốc
gia. Một chính sách hội nhập quốc tế đúng đắn và thích hợp thì tác động của
quá trình này sẽ bị hạn chế và ngược lại.
2 Hội nhập kinh tế quốc tế của nền kinh tế Việt Nam
2.1 Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nền kinh tế Việt Nam
a. Về mặt đối ngoại
Đến nay nước ta đã có quan hệ ngoại giao với gần 170 nước trên thế giới,
trong đó có tất cả các nước lớn, kể cả 5 quốc gia – là Uỷ viên thường trực
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc- , nhiều tổ chức quốc tế, khu vực và trung
tâm chính trị - kinh tế quan trọng.
Những hoạt động về ngoại giao kinh tế có nhiều kết quả trong việc
mở rộng đầu tư, hợp tác kinh doanh, khai thác những thị trường mới giàu
tiềm năng ở châu Phi, Trung Đông, Mỹ...thu hút vốn đầu tư nước ngoài
(FDI) năm 2007 đạt 20 tỷ USD, năm 2008 tăng lên khoảng 60 tỷ USD. Việc
bảo vệ quyền lợi người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài, thu hút kiều bào
6
đóng góp tích cực cho xây dựng đất nước cũng có nhiều tiến bộ. Sự khởi sắc
của ngoại giao văn hóa, thông tin, giáo dục đối ngoại đã làm cho bạn bè
quốc tế gần gũi, gắn bó, giúp đỡ cho Việt Nam và cũng thể hiện bản sắc văn
hóa dân tộc, củng cố lòng tự hào dân tộc, xây dựng và phát triển văn hóa dân
tộc của nhân dân trong nước, chống những lai căng du nhập các loại văn hóa
đồi truỵ, không phù hợp với Việt Nam. Những hợp tác quốc tế khác về giáo
dục, bảo vệ môi trường sống, phòng chống các dịch bệnh, việc đấu tranh
chống “diễn biến hòa bình” trên nhiều trận địa đã có sự đóng góp của công
tác đối ngoại.
Những hoạt động đối ngoại trong hội nhập quóc tế vào những năm
qua đem lại nhiều ấn tượng đẹp đẽ về quan hệ hữu nghị với các nước đi vào
chiều sâu, nâng lên tâm cao mới trên mọi lĩnh vực có hiệu quả.
b. Về kinh tế
Chúng ta có quan hệ buôn bán với trên 100 nước và lãnh thổ, quan hệ
đầu tư phát triển với trên 40 nước; thị trường ngày càng mở rộng; đối tác
ngày càng nhiều, quan hệ tài chính tiền tệ với các tổ chức quốc tế và các
nước được khai thông; tranh thủ được nguồn viện trợ phát triển đáng kể.
Đồng thời, chúng ta còn phải tiếp tục giải quyết nhiều vấn đề tồn tại khá
phức tạp, như vấn đề lãnh thổ, vấn đề nhân quyền, vấn đề tôn giáo…Hơn
thế, tình hình của thế giới ngày nay cũng nảy sinh nhiều vấn đề mới mà
Đảng và Nhà nước ta đã nhận thức đầy đủ và xử lý tích cực, kịp thời. Chỉ
tính riêng hai năm 2004 -2005, hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước
ta đạt những thành tựu đáng khích lệ: tiếp tục góp phần duy trì được môi
trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước, thiết lập được các khuôn
khổ quan hệ vững chắc với nhiều nước láng giềng trong khu vực và các
nước lớn, qua dó, tăng cường sự đan xen về lợi ích, sự ràng buộc về quan hệ
về pháp lý tạo chuyển biến về chất trong quan hệ với các đối tác quan trọng
7