Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

Bài thảo luận môn Quản trị tài chính 1: Phân tích thực trạng quản trị nguồn tài trợ ngắn hạn tại một doanh nghiệp cụ thể tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 34 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA HTTTKT & TMĐT
----------

HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1
Đề tài
Phân tích thực trạng quản trị nguồn tài trợ ngắn hạn tại một doanh
nghiệp cụ thể tại Việt Nam

Giảng viên hướng dẫn
Nhóm thực hiện
Mã lớp học phần

: Nguyễn Minh Nhật Linh
: 07
: 2166FMGM0231

Hà Nội, 2021


BIÊN BẢN HỌP NHĨM THẢO LUẬN
Nhóm 7 - Lớp 2166FMG0231
Thời gian: 21h, ngày 10 tháng 10 năm 2021
Địa điểm: trên nhóm chat
Thành phần: Tồn bộ thành viên nhóm 7 học phần Quản trị tài chính 1
Có mặt:
Dỗn Bích Ngọc (NT)

Trần Thị Bích Ngọc


Nguyễn Thị Hồng Nhung

Nguyễn Thị Nhung

Phạm Hồng Ngọc

Hồng Ninh

Bùi Gia Nhường

Nguyễn Tấn Phát

Nguyễn Thanh Phương

Nguyễn Thế Quân

Vắng mặt: khơng
Nội dung cuộc họp:
1. Thành viên trong nhóm đề xuất các doanh nghiệp ở Việt Nam
2. Cả nhóm thống nhất cùng chọn ra một doanh nghiệp
3. Lập dàn ý của đề tài thảo luận
Kết thúc:
Cuộc họp kết thúc vào lúc 22 Giờ 15’ cùng ngày.
Hà Nội, ngày 10 tháng 10 Năm 2021
Nhóm trưởng.
(ký và ghi rõ họ tên)
Ngọc
Dỗn Bích Ngọc

2



BIÊN BẢN HỌP NHĨM THẢO LUẬN
Nhóm 7 - Lớp 2166FMG0231
Thời gian: 21h, ngày 13 tháng 10 năm 2021
Địa điểm: trên nhóm chat
Thành phần: Tồn bộ thành viên nhóm 7 học phần Quản trị tài chính 1
Có mặt:
Dỗn Bích Ngọc (NT)

Trần Thị Bích Ngọc

Nguyễn Thị Hồng Nhung

Nguyễn Thị Nhung

Phạm Hồng Ngọc

Hồng Ninh

Bùi Gia Nhường

Nguyễn Tấn Phát

Nguyễn Thanh Phương

Nguyễn Thế Quân

Vắng mặt: không
Nội dung cuộc họp:

1. Thảo luận các vấn đề gặp phải khi chọn doanh nghiệp
2. Phân công công việc cho từng thành viên
Kết thúc:
Cuộc họp kết thúc vào lúc 22 Giờ 15’ cùng ngày.
Hà Nội, ngày 13 tháng 10 Năm 2021
Nhóm trưởng.
(ký và ghi rõ họ tên)
Ngọc
Dỗn Bích Ngọc

3


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ...............................................................................................................................................1
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ....................................................................................................... 2
1.1. Quản trị tài chính ..........................................................................................................................2
1.1.1. Khái niệm Quản trị tài chính....................................................................................................2
1.1.2. Mục tiêu quản trị tài chính .......................................................................................................2
1.2. Nguồn tài trợ ngắn hạn .................................................................................................................2
1.2.1. Khái niệm nguồn tài trợ ngắn hạn ...........................................................................................2
1.2.2. Vai trò của các nguồn tài trợ ngắn hạn trong doanh nghiệp ...................................................3
1.3.

Các nguồn tài trợ ngắn hạn .....................................................................................................4

1.3.1. Các khoản nợ tích lũy ( nguồn tài trợ ngắn hạn khơng do vay mượn).....................................4
1.3.2. Tín dụng thương mại ................................................................................................................5
1.3.3. Tín dụng ngân hàng..................................................................................................................5
1.3.4. Thuê vận hành ..........................................................................................................................6

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGUỒN TÀI TRỢ NGẮN HẠN TẠI THẾ GIỚI DI
ĐỘNG ....................................................................................................................................................... 8
2.1. Giới thiệu về doanh nghiệp ...........................................................................................................8
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ..............................................................................................8
2.1.2. Tổng quan về Thế giới di động .................................................................................................9
2.1.3. Lĩnh vực kinh doanh của Thế Giới Di Động ...........................................................................9
2.1.4. Giá trị cốt lõi, sứ mệnh và tầm nhìn của Thế giới di động .......................................................9
2.1.5. Danh hiệu và giải thưởng .......................................................................................................10
2.2. Thực tế hoạt động quản trị nguồn tài trợ ngắn hạn tại Thế giới di động: .............................10
2.2.1. Nợ tích lũy ..............................................................................................................................10
2.2.2. Tín dụng thương mại ..............................................................................................................14
2.2.3. Tín dụng ngân hàng................................................................................................................18
2.2.4. Thuê vận hành ........................................................................................................................20
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NGUỒN TÀI TRỢ NGẮN
HẠN TẠI THẾ GIỚI DI ĐỘNG.......................................................................................................... 24
3.1. Giải pháp chung ..........................................................................................................................24
3.2. Một số kiến nghị để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài trợ ngắn hạn...............................25
3.2.1. Xác định chính xác mục đích sử dụng nguồn tài trợ ngắn hạn ..............................................25
3.2.2. Chủ động khai thác và sử dụng nguồn tài trợ ........................................................................25
3.2.3. Tạo vốn bằng nguồn tự có ......................................................................................................26
3.2.4. Nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị tài chính ....................................................................26
KẾT LUẬN .................................................................................................................................................29
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................................................30


LỜI MỞ ĐẦU
Nước ta đang xây dựng nền kinh tế sản xuất hàng hố theo cơ chế thị trường có định
hướng của Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Từ khi chuyển sang nền kinh tế vận hành theo cơ
chế thị trường, các doanh nghiệp cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt. Tất cả các doanh
nghiệp sản xuất, doanh nghiệp thương mại hoặc các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ đều

phải cố gắng, nỗ lực hết sức trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình để có thể tồn
tại vững chắc và phát triển mạnh mẽ. Quá trình sản xuất kinh doanh là quá trình cung ứng
các yếu tố đầu vào, sau đó tiến hành sản xuất và cuối cùng là tiêu thụ sản phẩm. Vậy để cho
quá trình sản xuất kinh doanh được thực hiện thì trước tiên ta cần phải có các nguồn tài trợ
cho q trình cung ứng các yếu tố đầu vào.
Do vậy việc quản lý, phân phối và sử dụng nguồn vốn hợp lý sẽ tác động tích cực đến
q trình sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra
thuận lợi và thu được lợi nhuận cao. Để đáp ứng được những yêu cầu nói trên doanh nghiệp
phải huy động được nguồn tài trợ nhất định.
Tuy nhiên, mỗi nguồn tài trợ đều có những đặc điểm khác nhau. Trong đó, nguồn tài
trợ ngắn hạn là một trong những nguồn tài trợ giúp doanh nghiệp giải quyết được nhiều vấn
đề về việc huy động vốn, sản xuất trong kinh doanh ngắn hạn và trong từng chiến lược cụ
thể của doanh nghiệp.
Để hiểu hơn về vấn đề trên, nhóm 7 xin trình bày đề tài thảo luận: “ Phân tích thực
trạng quản trị nguồn tài trợ ngắn hạn tại Thế giới di động”.

1


CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Quản trị tài chính
1.1.1. Khái niệm Quản trị tài chính
Quản trị nói chung và quản trị tài chính nói riêng là một hiện tượng xã hội xuất hiện
cùng với q trình tồn tại, hồn thiện và phát triển của loài người. Ngay từ khi bắt đầu hình
thành những nhóm người để thực hiện các mục tiêu mà mỗi người không thể thực hiện
được với tư cách cá nhân riêng lẻ thì quản trị trở thành một yếu tố quan trọng, cần thiết đảm
bảo sự phối hợp hành động dựa trên một nỗ lực chung. Cùng với sự phát triển của nền kinh
tế - xã hội, các mối quan hệ ngày càng đa dạng và phức tạp hơn nên những nội dung quản
trị cũng phong phú hơn, các yêu cầu quản trị cũng đòi hỏi chặt chẽ, chuẩn hóa hơn và con
người cũng nhận thức rõ hơn tầm quan trọng đặc biệt của hoạt động quản trị.

Quản trị tài chính doanh nghiệp bao gồm tổng thể các hoạt động của nhà quản trị trong
quá trình nghiên cứu, dự báo, phân tích, ra các quyết định tài chính và tổ chức thực hiện
các quyết định đó nhằm thực hiện các mục tiêu đã được xác định.
1.1.2. Mục tiêu quản trị tài chính
Mục tiêu ngắn hạn: Đảm bảo năng lực thanh toán của doanh nghiệp với nguồn tài
chính tối ưu- thoả mãn điều kiện đủ về số lượng và đúng về thời gian.
Mục tiêu dài hạn: Hoạch định các giải pháp tối ưu trong từng giai đoạn để thực hiện
mục tiêu của doanh nghiệp, cụ thể là:
- Đưa ra các quyết định đầu tư hiệu quả cao.
- Đưa ra các quyết định tài trợ hợp lý với chi phí sử dụng vốn thấp.
1.2. Nguồn tài trợ ngắn hạn
1.2.1. Khái niệm nguồn tài trợ ngắn hạn
Tài trợ ngắn hạn bao gồm các nguồn tài trợ có thời gian hồn trả trong vịng một năm.
Tài trợ ngắn hạn được thể hiện chủ yếu dưới các hình thức như nợ tích lũy, mua chịu hàng
hóa, vay ngắn hạn (từ các tổ chức tín dụng, người lao động trong doanh nghiệp...) và thuê
hoạt động.
2


1.2.2. Vai trò của các nguồn tài trợ ngắn hạn trong doanh nghiệp
Tuy chỉ sử dụng trong khoảng thời gian ngắn hơn so với các nguồn tài trợ khác của
doanh nghiệp nhưng nguồn tài trợ đóng vai trị khơng hề nhỏ bé trong việc duy trì hoạt
động liên tục của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có thể sử dụng tạm thời nguồn tài trợ là nợ tích lũy một cách phù hợp
vào hoạt động kinh doanh của mình. Nếu doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn này một cách
khơn ngoan thì vừa khơng phải trả tiền lãi vừa có thể giảm bớt được nhu cầu huy động các
nguồn vốn dài hạn từ bên ngồi, tiết kiệm chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Do đặc điểm tuần hoàn, lưu chuyển vốn khác nhau, trong những đơn vị sản xuất kinh
doanh, nên xảy ra sự không ăn khớp giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đây là tình trạng
phổ biến của các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất ở Việt Nam hiện nay. Tại một thời

điểm, trong khi một số nhà sản xuất có hàng hóa muốn bán thì số khác lại muốn mua hàng
hóa đó nhưng khơng có tiền. Từ đó phát sinh việc mua bán chịu giữa các đối tượng này
ngày càng phổ biến hơn. Đây cũng chính là cơ sở của tín dụng thương mại.Và tín dụng
thương mại đã đóng một vai trị vơ cùng quan trọng trong q trình sản xuất kinh doanh
của các doanh nghiệp Việt Nam. Nếu biết cách quan hệ tốt với các doanh nghiệp là người
bán hàng thì các doanh nghiệp với vai trị là người mua có thể nhận được các điều kiện ưu
ái nhất khi mua hàng, được sử dụng vốn của bạn hàng trong một khoảng thời gian nhất
định,... từ đó có thể dành tiền chi trả cho các hoạt động khác cần thiết hơn.
Trong trường hợp các nguồn vốn nội tại của doanh nghiệp không đáp ứng được nhu
cầu (ngắn và dài hạn) thì doanh nghiệp cần vay vốn từ bên ngoài. Ngân hàng là nơi lý tưởng
để thỏa mãn nhu cầu thiếu vốn đó của doanh nghiệp.Tín dụng ngân hàng là cơng cụ tài trợ
có hiệu quả cho nền kinh tế. Trong nguồn vốn của doanh nghiệp tham gia hoạt động sản
xuất kinh doanh bao gồm vốn tự có và vốn từ bên ngoài như ngân hàng, doanh nghiệp
khác... Song tín dụng ngân hàng là nguồn tài trợ có hiệu quả hơn cả bởi vì nó thoả mãn nhu
cầu về số lượng và thời hạn đồng thời chi phí sử dụng vốn tín dụng ngân hàng thấp hơn các
chi phí từ chủ thể khác.
Khi doanh nghiệp sử dụng nguồn tài trợ ngắn hạn là th vận hành, thì đây chính là
cơng cụ tài chính hữu hiệu giúp các doanh nghiệp giảm thiểu các chi tiêu tài chính. Thuê
3


vận hành tài sản còn mang lại cho doanh nghiệp những lợi thế về cơng nghệ, thuế, chi phí
quản lý... Khi thuê vận hành tài sản, bên đi thuê chỉ phải trả trước vốn đầu tư ở mức thấp,
các khoản thuế và phí liên quan đến thiết bị sẽ được tính gộp vào tiền thuê và trả dần trong
suốt thời gian thuê.
Khi biết kết hợp và sử dụng hiệu quả các nguồn tài trợ ngắn hạn trên thì khơng những
doanh nghiệp có thể tổ chức huy động vốn cho đầu tư và kinh doanh với chi phí thấp mà
cịn sử dụng chúng hiệu quả, tiết kiệm.Từ đó đưa hoạt động của doanh nghiệp đi lên, giành
được lợi thế cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.
1.3 Các nguồn tài trợ ngắn hạn

1.3.1. Các khoản nợ tích lũy (nguồn tài trợ ngắn hạn khơng do vay mượn)
Nợ tích lũy được coi là nguồn tài trợ “miễn phí” bởi lẽ doanh nghiệp có thể sử dụng
tiền mà không phải trả lãi cho đến ngày thanh tốn.
Nợ tích lũy bao gồm:
- Tiền lương, tiền công phải trả cho người lao động, nhưng chưa đến kỳ trả.
- Các khoản thuế, BHXH phải nộp nhưng chưa đến kỳ nộp. Các khoản thuế phải nộp
hàng tháng như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp năm trước nộp vào đầu
năm sau, khi mà quyết toán được duyệt,…
- Ngồi những khoản nợ có tích chất thường xun trên đây, cịn có những khoản
phát sinh cũng mang tính chất như một nguồn tài trợ mà doanh nghiệp tận dụng trước nhưng
khơng phải trả chi phí, là những khoản tiền tạm ứng của khách hàng, số tiền này nhiều hay
ít phụ thuộc vào tính chất quan trọng của sản phẩm hàng hóa đó, tính hình cung cầu trên thị
trường, khả năng mở rộng hay thu hẹp quy mô sản xuất, u cầu và điều kiện thanh tốn
của đơi bên.
Ưu điểm nổi bật của nguồn vốn này là: Việc sử dụng nguồn vốn này khá là dễ dàng
(nguồn vốn tự động phát sinh), và không phải trả tiền lãi như sử dụng nợ vay. Đặc biệt, nếu
doanh nghiệp xác định chính xác được quy mơ chiếm dùng thường xun thì doanh nghiệp
có thể giảm bớt được nhu cầu huy động các nguồn vốn dài hạn từ bên ngoài, tiết kiệm chi
phí sử dụng vốn của doanh nghiệp.

4


Tuy nhiên, nhược điểm của nguồn tài trợ này có hạn chế là thời gian sử dụng thường
ngắn, quy mô nguồn vốn chiếm dụng thường khơng lớn.
1.3.2. Tín dụng thương mại
Đây là một hình thức tài trợ quan trọng nhu cầu vốn lưu động ngắn hạn của doanh
nghiệp, nó được hình thành khi doanh nghiệp mua hàng hóa dịch vụ từ nhà cung cấp xong
chưa phải trả tiền ngay.
Mức độ sử dụng tín dụng thương mại của một doanh nghiệp tùy thuộc vào nhiều yếu

tố, trong đó chi phí của khoản tín dụng là yếu tố quan trọng.
Trên thực tế do nhiều nguyên nhân khác nhau mà nhà quản trị tài chính có thể tận
dụng tín dụng thương mại bằng cách trì hỗn thanh tốn các khoản tiền mua trả chậm
vượt q thời hạn phải trả. Khi việc trì hỗn thanh tốn được áp dụng và khơng bị nhà
cung cấp phạt thì chi phí của khoản tín dụng thương mại giảm xuống.
1.3.3. Tín dụng ngân hàng
Các hình thức vay vốn:
- Vay từng lần: Vay từng lần là hinh thức vay trong đó việc vay và trả nợ được xác
định theo từng lần vay vốn. Thủ tục vay: mỗi khi có nhu cầu vay doanh nghiệp cần làm
ơn xin vay và gửi đến ngân hàng các giấy tờ chứng minh đủ điều kiện vay.
Cho vay từng lần thường được ngân hàng áp dụng đối với các khách hàng có tiềm
lực tài chính hạn chế, có quan hệ vay trả khơng thường xun, khơng có uy tín với ngân
hàng
- Vay theo hạn mức tín dụng: Cho vay theo hạn mức tín dụng là phương pháp cho
vay trong đó việc cho vay và thu nợ được thực hiện phù hợp với quá trình luân chuyển
vật tư hàng hóa của người vay, với điều kiện mức dư nợ tại bất kỳ mọi thời điểm trong
thời hạn đã ký kết không được phép vượt quá hạn mức tín dụng đã thỏa thuận trong
hợp đồng.
- Tín dụng thấu chi: Đây là một hình thức cho vay trong đó ngân hàng cho phép
khách hàng chi tiêu vượt số dư tài khoản tiền gửi trong một giới hạn (hạn mức tín dụng)
và thời gian nhất định trên tài khoản vãng lai.

5


- Chiết khấu chứng từ có giá: Chiết khấu chứng từ có giá là hình thức tín dụng ngắn
hạn mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng dưới hình thức mua lại bộ chứng từ chưa
đến hạn thanh tốn. Có 2 hình thức chiết khấu: Chiết khấu miễn truy địi và chiết khấu
truy địi.
- Bao thanh tốn: Là hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng cho bên bán hàng

thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua bán hàng hóa đã được
bên bán hàng và bên mua hàng thoả thuận trong hợp đồng mua, bán hàng. Các phương
thức bao thanh toán: Bao thanh toán từng lần và bao thanh toán theo hạn mức.
Chi phí các khoản vay ngắn hạn:
- Chính sách lãi đơn: Theo chính sách này, người vay nhận được tồn bộ khoản
tiền vay và trả vốn gốc và lãi ở thời điểm đáo hạn.
- Chính sách lãi chiết khấu: Theo chính sách này, ngân hàng cho người vay khoản
tiền vay bằng khoản tiền vay danh nghĩa trừ phần tiền lãi tính theo lãi suất danh nghĩa.
Khi đáo hạn, người vay sẽ hoàn trả cho ngân hàng theo giá trị danh nghĩa của khoản
tiền vay.
- Chính sách lãi tính thêm: Thực chất của chính sách này là cho vay trả góp, tiền
lãi được cộng vào vốn gốc và tổng số tiền (gốc và lãi) phải trả được chia đều cho mỗi
kỳ trả góp.
- Chính sách ký quỹ để duy trì khả năng thanh tốn: Khi vay vốn ngân hàng có thể
n cầu người vay phải duy trì một khoản ký quỹ để đảm bảo khả năng thanh toán.
Khoản ký quỹ này có thể coi là một loại chi phí thay thế cho các loại chi phí trực tiếp
khi vay mượn.
1.3.4 Thuê vận hành
Thuê vận hành (còn gọi là thuê hoạt động hay thuê dịch vụ) là hình thức thuê ngắn
hạn, bên đi thuê có thể hủy hợp đồng và bên cho th có trách nhiệm bảo trì, đóng bảo
hiểm, thuế tài sản.
Quyền và trách nhiệm của người cho thuê và người thuê:
- Người cho thuê: Nắm quyền sở hữu tài sản và đem cho thuê trong thời gian
ngắn; cung cấp toàn bộ các dịch vụ vận hành và mọi chi phí phục vụ sự hoạt động của
6


tài sản; chịu mọi rủi ro và thiệt hại liên quan đến tài sản cho thuê; có quyền định đoạt
tài sản khi kết thúc thời hạn cho thuê.
- Người thuê: Trả các khoản tiền thuê đầy đủ để bù đắp chi phí bảo hành, bảo trì,

và các; khơng chịu rủi ro và thiệt hại đối với tài sản đi thuê, có quyền hủy bỏ hợp đồng
th bằng một thơng báo gửi người cho thuê.
- Đặc điểm và thuê vận hành: Thời hạn thuê thường rất ngắn so với toàn bộ đời
sống hữu ích của tài sản, người cho thuê phải chịu mọi chi phí vận hành của tài sản, do
thuê vận hành là hình thức cho thuê ngắn hạn nên tổng số tiền mà người thuê phải trả
cho người cho th có giá trị thấp hơn nhiều so với tồn bộ giá trị của tài sản.
Vai trò của nguồn tài trợ thuê vận hành
- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hạn hẹp về ngân quỹ có cơ sở vật chất thiết
bị để sử dụng.
- Giúp bên thuê tránh được rủi ro về tính lạc hậu và lỗi thời của tài sản do không
phải đầu tư một lượng vốn lớn để có tài sản phục vụ sản xuất kinh doanh
- Đối tượng tài trợ được thực hiện dưới dạng tài sản cụ thể gắn liền với mục đích
kinh doanh của bên đi th, vì vậy mục đích sử dụng vốn được bảo đảm, từ đó tạo tiền
đề để hồn trả tiền thuê đúng hạn.

7


CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGUỒN TÀI TRỢ NGẮN HẠN TẠI
THẾ GIỚI DI ĐỘNG
2.1. Giới thiệu về doanh nghiệp
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Thương hiệu “ Thế Giới Di Động” sau 10 năm hoạt động đã tạo được những phát triển
vượt bậc, có được chỗ đứng nhất định trong ngành bán lẻ thương mại điện tử, một thương
hiệu uy tín, danh tiếng, được khách hàng yêu mến và tín nhiệm. Q trình phát triển hơn
10 năm của công ty được thể hiện rõ nét qua các cột mốc sau:
Tháng 3/2004: Ra quyết định thành lập công ty.
Sau 3 tháng thành lập, công ty ra mắt website www.thegioimobi.com và 3 cửa hàng
nhỏ tại đường Hoàng Văn Thụ, Lê Lai, CMT8 (Tp.HCM).
Tháng 10/2004, ban giám đốc công ty quyết định khai trương siêu thị đầu tiên tại 89A,

Nguyễn Đình Chiểu, Tp.HCM với tên gọi ban đầu là www.thegioididong.com. Với quy mô
hơn 200 m2, siêu thị được xây dựng khang trang này đã thành cơng rực rỡ bởi nó khác biệt
hoàn toàn với hơn 10.000 cửa hàng điện thoại di động nhỏ lẻ lúc bấy giờ trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh.
Tháng 1/2005 siêu thị thứ 2 của www.thegioididong.com ra mắt tại số 330 Cộng Hòa
(TPHCM).Tháng 1/2006, siêu thị thứ 3 được khai trương tại 26 Phan Đăng Lưu và 2 tháng
sau lại thêm 1 cửa hàng nữa ra đời tại 182A, Nguyễn Thị Minh Khai.
Giai đoạn 2007 - 2009 là giai đoạn thegioididong.com mở rộng ở TPHCM, Đà Nẵng
và Hà Nội.
Đến cuối năm 2009, thegioididong.com có tổng cộng 38 siêu thị với 19 siêu thị tại
TPHCM, 5 siêu thị tại Hà Nội, 2 siêu thị tại Đà Nẵng và 12 siêu thị khác tại các tỉnh Đồng
Nai, Long An, Bình Dương, Cà Mau,…2007 cũng là năm Cơng ty TNHH Thế Giới Di
Động chuyển đổi sang Công ty Cổ phần để mở rộng cơ hội phát triển.
Từ năm 2010 tới 2011 đánh dấu bước phát triển vượt bậc với sự ra đời liên tiếp của
các siêu thị thegioididong.com. Đoàn quân thegioididong.com đã thực hiện cuộc dàn quân
đầy kiêu hãnh, khắp nơi trên cả nước đều có sự hiện diện của màu vàng đen đặc trưng.

8


Cuối năm 2010, thegioididong.com tăng gấp đôi số siêu thị so với năm 2009, cuối
năm 2011, số siêu thị tăng lên gần gấp 3 so với năm 2010.Một sự kiện có ý nghĩa quan
trọng vào cuối năm 2010 là sự ra mắt của một thành viên khác thuộc thegioididong.com Hệ thống bán lẻ điện máy tồn quốc - dienmayxanh.com.
Tính đến tháng 6/2012, dienmayxanh.com đã có 12 siêu thị tại 9 tỉnh thành trên cả
nước và sẽ tiếp tục mở rộng để phục vụ khách hàng trên cả nước.
Đến nay, thegioididong.com đã có hơn 220 siêu thị phủ sóng khắp 63/63 tỉnh thành
trên cả nước.
2.1.2. Tổng quan về Thế giới di động
Tên công ty: Công ty cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động
Tên viết tắt: MWG

Loại hình : Doanh nghiệp cổ phần
Thành lập : 03/2004
Trụ sở chính : Số 22 Yersin - Phú Cường – Thủ Dầu Một – Bình Dương – Việt Nam.
Số điện thoại: (+84) 28381259
Fax: (+84)28381259
Website : www.thegioididong.com
2.1.3. Lĩnh vực kinh doanh của Thế Giới Di Động
Lĩnh vực hoạt động chính của cơng ty bao gồm: mua bán sửa chữa các thiết bị liên
quan đến điện thoại di động, thiết bị kỹ thuật số và các lĩnh vực liên quan đến thương mại
điện tử và các chuỗi cửa hàng chuyên bán lẻ thực phẩm tươi sống ( thịt, cá, rau củ, trái
cây,…) và nhu yếu phẩm.
2.1.4. Giá trị cốt lõi, sứ mệnh và tầm nhìn của Thế giới di động
Giá trị cốt lõi của thương hiệu
- Nhận trách nhiệm
- Intergrity
- Tinh thần đội nhóm
- Trung thực
- Tận tâm với khách hàng
9


- Máu lửa trong cơng việc
Sứ mệnh và tầm nhìn
Mục tiêu chiến lược đến năm 2030:
1. MWG 2030 là tập đồn số 1 Đơng Nam Á về bán lẻ, thương mại điện tử, và dịch
vụ liên quan
2. Được Khách Hàng tin yêu bởi sự phục vụ tận tâm và sản phẩm – dịch vụ vượt trội
3. Mang lại cho Nhân Viên sự tử tế, niềm vui, sung túc và niềm tự hào
4. Đóng góp to lớn vào Trách Nhiệm Xã Hội
5. Là minh chứng cho vận hành có Integrity và nhân văn tại bất kỳ nơi nào mà

MWG hiện diện.
2.1.5. Danh hiệu và giải thưởng
Ngày 17/12/2020 Thế Giới Di Động tiếp tục vinh dự nhận giải thưởng Top 50
Thương hiệu dẫn đầu năm 2020 do tạp chí Fobes bình chọn, sau giải thưởng Top 50 công
ty niêm yết tốt nhất năm 2020 công ty đã nhận vào tháng 10.
Cụ thể tính đến năm 2020, giá trị thương hiệu của Thế Giới Di Động đạt hơn 156 triệu
USD, nằm trong Top 11 Thương hiệu dẫn đầu theo giá trị, tăng 5 hạng so với năm 2019 và
dẫn đầu trong lĩnh vực Bán lẻ.Điều này khẳng định rằng, giá trị thương hiệu của Thế Giới
Di Động sẽ vẫn tiếp tục tăng trong tương lai và vị trí nằm trong Top 10 khơng cịn xa.
Ngồi ra, trong năm 2020 này, Thế Giới Di Động cũng xuất sắc đạt được nhiều giải
thưởng danh giá khác như Quán quân 'Top 50 Công ty Kinh doanh Hiệu quả nhất Việt
Nam', giải thưởng 'Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam', giải thưởng 'Thương hiệu nhà tuyển
dụng hấp dẫn', giải thưởng 'Top 50 công ty niêm yết tốt nhất 2020',...
2.2. Thực tế hoạt động quản trị nguồn tài trợ ngắn hạn tại Thế giới di động:
2.2.1. Nợ tích lũy
Ở Thế Giới Di Động, các khoản nợ tích lũy bao gồm: phải trả người lao động nhưng
chưa đến hạn, thuế và các khoản phải nộp nhà nước. Ngoài ra, cịn có khoản người mua trả
tiền trước ngắn hạn.

10


Dưới đây là số liệu của các khoản nợ tích lũy từ năm 2016 đến năm 2020 của Thế
Giới Di Động.
(Đơn vị: VND)
Năm 2016
Phải trả người lao
động
Thuế và các
khoản phải nộp


91.329.782.
829
152.824.005

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

133.725.111 149.774.991.8 258.242.266 533.572.319.
.318

02

.298

767

137.421.612 217.699.643.8 374.623.269 634.917.868.

.918

.285

83


.110

176

Người mua trả

20.044.459.

22.475.498.

38.061.594.05

81.194.129.

86.907.353.1

tiền trước ngắn

341

439

3

529

49

nhà nước.


hạn.

11


600,000,000,000

500,000,000,000

400,000,000,000

300,000,000,000

200,000,000,000

100,000,000,000

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Khoản phải trả người lao động của Thế Giới Di Động trong 5 năm từ năm 2016 – 2020
(đơn vị: VNĐ)


700,000,000,000
600,000,000,000
500,000,000,000
400,000,000,000
300,000,000,000
200,000,000,000
100,000,000,000
Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Thuế và các khoản phải nộp nhà nước của Thế Giới Di Động trong 5 năm từ năm 2016 2020 ( đơn vị: VNĐ)

12


100,000,000,000
90,000,000,000
80,000,000,000
70,000,000,000
60,000,000,000

50,000,000,000
40,000,000,000

30,000,000,000
20,000,000,000
10,000,000,000
Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Khoản người mua trả tiền trước ngắn hạn của Thế Giới Di Động trong 5 năm từ năm
2016 - 2020 ( đơn vị: VNĐ)

Trong quá trình tiến hành các hoạt động kinh doanh của cơng ty do nhiều nguyên nhân
khác nhau mà luôn nảy sinh những khoản nợ phải trả có tính chất chu kỳ. Các khoản nợ
này cịn được gọi là nợ tích lũy, chúng phát sinh thường xuyên trong hoạt động kinh doanh,
khi các khoản nợ này chưa đến hạn thanh tốn thì doanh nghiệp có thể sử dụng tạm thời
vào hoạt động kinh doanh của mình.
Các khoản phải trả người lao động của doanh nghiệp cũng tăng đều từ năm 2016 –
2019, có sự tăng mạnh từ năm 2019 đến năm 2020 lên đến 206,6%, do quá trình hoạt động
kinh doanh của công ty ngày càng mở rộng và số lượng công nhân viên mỗi năm đều tăng
một lượng lớn để đáp ứng yêu cầu nhân sự của công ty. Công ty trả lương công nhân viên
vào thời điểm cố định trong tháng, khi chưa đến hạn phải trả công nhân viên thì đây là một
nguồn tài trợ có giá trị đối với công ty trong ngắn hạn.
Thuế và các khoản phải nộp nhà nước hàng năm của công ty cũng rất lớn và tăng nhất
mạnh qua các năm, bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng của Thế Giới
Di Động điều này chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng hiệu quả

13


với quy mô ngày càng lớn mạnh. Với mức tăng lên đến gần 415,45% kể từ năm 2016 đến
năm 2020.
Khoản người mua trả tiền trước ngắn hạn là khoản mà các bên mua hàng, đối tác của
Thế Giới Di Động ứng trước tiền để đặt cọc mua đơn hàng. Khoản này cũng có mức tăng
đều từ 2016 đến 2018 và tăng mức ấn tượng từ 2018 đến 2020 lên đến gần 433,6%. Cho
thấy mức độ tin tưởng của khách hàng và đối tác với Thế Giới Di Động và mức động mở
rộng quy mô kinh doanh của công ty này.
Từ đây ta có thể thấy rằng nợ tích luỹ là một nguồn tài trợ trong ngắn hạn rất lớn của
công ty, nó là địn bẩy thúc đẩy hoạt động kinh doanh của cơng ty phát triển, vì ngồi các
khoản nợ có tính chất thường xun thì đây được coi là nguồn tài trợ mà doanh nghiệp tận
dụng trước mà không phải trả chi phí.
2.2.2 Tín dụng thương mại
Năm 2020 là năm đặc biệt khó khăn do ảnh hưởng từ dịch bệnh tồn cầu cùng với
tình hình thiên tai liên tục diễn ra tại Việt Nam. Song, bất chấp các khó khăn, MWG vẫn
tăng trưởng cả về doanh thu lẫn lợi nhuận, chưa một tháng nào MWG phải ghi nhận lỗ. Đây
là điểm khác biệt lớn của MWG với các doanh nghiệp cùng ngành, thể hiện nền tảng tài
chính tốt, sự bền vững, cũng như tinh thần chiến đấu kiên cường của toàn thể nhân viên.
Dưới đây là biểu đồ thể hiện doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của MWG trong
giai đoạn 5 năm từ năm 2016 đến năm 2020 (Đơn vị: Ngàn tỷ đồng):

14


Theo báo cáo thường niên năm 2020, MWG tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng về
doanh thu và lợi nhuận sau thuế (LNST). Cụ thể, doanh thu thuần năm 2020 đạt 108.546 tỷ
đồng, tăng trưởng 6,2% so với năm 2019, và tăng 143,3% so với năm 2016; LNST năm
2020 đạt 3.920 tỷ đồng, tăng 2,2% so với năm 2019 và tăng 148,1% so với năm 2016. Bên

cạnh đó, MWG đã hoàn thành 98,7% kế hoạch doanh thu và xuất sắc đạt 113,6% kế hoạch
LNST cả năm.
Năm 2020, MWG nguồn tín dụng thương mại khá cao, tổng nợ ngắn hạn lên đến
29.422.513.439.369 VNĐ trong đó khoản phải trả người bán ngắn hạn đạt
8.728.168.862.341 VNĐ và các khoản phải trả, phải nộp khác đạt 26.811.140.928 VNĐ.
Theo báo cáo tài chính của MWG, khoản Phải trả người bán ngắn hạn năm 2020 của
MWG gồm:

15


Trong năm 2020, khoản phải trả người bán ngắn hạn vẫn là một trong hai yếu tố chiếm
tỷ trọng lớn nhất trong nợ ngắn hạn với 29,7%. Xét trong giai đoạn 5 năm từ 2016 – 2020,
ta có thể thấy khoản phải trả người bán ngắn hạn có sự tăng trưởng ổn định từ năm 2016
đến năm 2019 và giảm vào năm 2020, tuy giảm so với năm 2019 nhưng năm 2020, khoản
phải trả người bán ngắn hạn vẫn đạt được con số cao nhất trong ba năm từ năm 2016 đến
2018, cụ thể, khoản phải trả người bán giảm 1,38 lần so với năm 2019 và tăng gấp 1,86 lần
so với năm 2016.
14,000,000,000,000
12,000,000,000,000
10,000,000,000,000
8,000,000,000,000
6,000,000,000,000
4,000,000,000,000
2,000,000,000,000
0

.

Năm 2016


Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Biểu đồ thể hiện khoản Phải trả người bán ngắn hạn của MWG trong giai đoạn 5 năm từ
năm 2016 đến năm 2020 (đơn vị: VNĐ)
16


Như vậy, ta có thể thấy, khoản phải trả người bán ngắn hạn là khoản tín dụng thương
mại được MWG rất ưa chuộng, đỉnh điểm là năm 2019, trong năm 2020 khoản này tuy
giảm so với năm 2019 nhưng nó vẫn tăng trưởng hơn so với ba năm còn lại, vẫn chiếm tỷ
trọng lớn, vẫn là khoản được MWG tín nhiệm, và sử dụng.
Bên cạnh đó, các khoản Phải trả, phải nộp khác của MWG đạt con số cao nhất trong
năm 2018, và trong năm 2020, nó cũng đã giảm, cụ thể giảm 1,73 lần so với năm 2018,
giảm 1,55 lần so với năm 2019, nhưng tăng gấp 4,14 lần so với năm 2016.
50,000,000,000
45,000,000,000
40,000,000,000
35,000,000,000
30,000,000,000
25,000,000,000
20,000,000,000
15,000,000,000
10,000,000,000

5,000,000,000
0
Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Biểu đồ thể hiện khoản Phải trả, phải nộp khác của MWG trong giai đoạn 5 năm từ năm
2016 đến năm 2020 (đơn vị: VNĐ)
Như vậy, ta thấy các khoản Phải trả, phải nộp khác trong năm 2020 không được MWG
sử dụng nhiều trong khoản tín dụng thương mại như năm 2018, 2019, tuy nhiên xét trong
giai đoạn 5 năm thì nó vẫn đạt được con số khá lớn, tăng trưởng hơn so với năm 2016,
2017. Mặc dù giảm so với hai năm gần đây nhưng các khoản Phải trả, phải nộp khác vẫn là
một trong những yếu tố không thể thiếu trong khoản tín dụng thương mại của MWG, nó
vẫn đóng một vai trị quan trọng trong việc góp phần vào khoản tín dụng thương mại của
MWG.
Theo phân tích trên, khoản tín dụng thương mại của MWG năm 2020 đã giảm đáng
kể so với năm 2019, và năm 2019 cũng là năm khoản tín dụng thương mại được MWG sử
17


dụng với con số cao nhất trong 5 năm gần đây, tuy vậy, trong năm 2020 nó vẫn được MWG
ưa chuộng bởi thời gian thanh toán linh hoạt. Các khoản tiền từ nguồn tài trợ này là khá
lớn, góp phần giúp doanh nghiệp giải quyết tình trạng thiếu vốn ngắn hạn, giúp doanh
nghiệp có khả năng đạt được sự tài trợ cho những việc như mở rộng, chi phí xây dựng,

nghiên cứu và phát triển,... Thêm vào đó, tín dụng thương mại cũng là một trong những
nhân tố đóng góp vào nguồn tài trợ ngắn hạn và có ý nghĩa quan trọng cho sự phát triển
kinh doanh của MWG trong tương lai.
2.2.3. Tín dụng ngân hàng

18,000,000,000,000.000
16,000,000,000,000.000
14,000,000,000,000.000
12,000,000,000,000.000
10,000,000,000,000.000
8,000,000,000,000.000
6,000,000,000,000.000
4,000,000,000,000.000
2,000,000,000,000.000
Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Biểu đồ thể hiện khoản vay ngắn hạn ngân hàng của MWG trong giai đoạn 5 năm từ năm
2016 đến năm 2020 (đơn vị VNĐ)
Từ năm 2016 đến năm 2018, ta có thể thấy vay ngắn hạn ngân hàng của MWG có độ
tăng trưởng ổn định. Tuy nhiên đến năm 2019, vay nợ tài chính ngắn hạn của MWG tăng
vọt gấp 2,2 lần so với năm 2018, lên tới 13.031 tỷ đồng. Với tình hình vay nợ lớn khiến
MWG phải chi ra hơn 568 tỷ đồng chi phí lãi vay trong năm 2019, tăng hơn 30% so với

năm 2018.
Về các khoản vay ngắn hạn của MWG có kỳ hạn trả gốc và lãi khoản dài nhất là đến
tháng 7/2022 với 464 tỷ đồng từ Ngân hàng BNP Paribas chi nhánh Singapore. Còn lại đều
tối đa đến tháng 3/2020.
18


Chi tiết vay nợ ngắn hạn hơn 13.000 tỷ của MWG
Trong đó, 5 khoản nợ mà MWG vay trên ngàn tỷ là tại Ngân hàng TNHH MTV HSBC
(Việt Nam) với 1.952 tỷ đồng; Ngân hàng Sumitomo Mitsui Banking Corporation chi nhánh
Hà Nội là 1.844 tỷ; Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank, CTG) cho vay
1.698 tỷ đồng; Ngân hàng TNHH MTV ANZ (Việt Nam) chi nhánh TP HCM với 1.432 tỷ
đồng; Ngân hàng TNHH Mizuho Bank chi nhánh Hà Nội 1.268 tỷ đồng...
Đây đều là các khoản vay tín chấp với lãi suất thả nổi, nhằm mục đích bổ sung nhu
cầu vốn lưu động của Công ty. Đồng thời, hạn cuối để doanh nghiệp thanh toán cả gốc và
lãi vay đều ở trong tháng 2 hoặc tháng 3/2020.
Tổng khoản vay ngắn hạn của MWG vào cuối năm 2020 tăng hơn 20% so với cuối
năm 2019 đạt hơn 15.600 tỷ đồng. Việc tăng nợ vay ngắn hạn nhằm tăng dự trữ hàng tồn
kho phục vụ mùa mua sắm tết nguyên đán năm 2021.

19


Chi tiết vay nợ ngắn hạn ngân hàng năm 2020 của MWG
Năm 2020, Chủ nợ lớn nhất của MWG là ngân hàng BNP Paribas (Chi nhánh
Singapore và TP HCM) với 2.284 tỷ đồng. Ngồi ra cịn có các ngân hàng trong nước như
VietinBank, HDBank, Vietcombank, …
Các khoản vay ngắn hạn đều sẽ tới hạn thanh toán trong nửa đầu năm 2021, trong đó
tập trung chủ yếu vào các tháng 2, 3 và 4. Trong năm 2020, MWG thanh toán tổng cộng
594 tỷ đồng chi phí lãi vay, khơng tăng nhiều so với mức 568 tỷ đồng năm trước đó.

Trong thời gian dịch bệnh hoành hành và giãn cách xã hội, Thế Giới Di Động vẫn cố
gắng bán hàng qua các kênh online, giao hàng tận nhà. Nhờ vậy mà công ty khơng có tháng
nào thua lỗ trong năm 2020. Trong 6 tháng cuối năm 2020, khi COVID-19 cơ bản được
kiểm sốt, MWG đã đẩy mạnh mở rộng mạng lưới. Tính chung cả năm 2020 vừa qua, chuỗi
Bách Hóa Xanh có thêm 711 cửa hàng, chuỗi Điện máy Xanh mở mới 409 cửa hàng, chuỗi
Thế Giới Di Động thêm 309 cửa hàng.
2.2.4. Thuê vận hành:
Khởi nguồn từ một cửa hàng nhỏ trên đường Nguyễn Đình Chiểu, TP.HCM vào
2005, Thế Giới Di Động đã liên tục tăng trưởng, mở rộng và trở thành nhà bán lẻ lớn nhất
Việt Nam. Hiện tại quy mô của Thế Giới Di Động đã vươn đến tỉ đơ, khơng chỉ bán lẻ điện
thoại mà cịn phục vụ nhu cầu mua sắm điện máy cũng như thực phẩm tiêu dùng. Tính đến
20


cuối tháng 8/2021, Thế Giới Di Động (MWG) sở hữu tổng cộng khoảng 4.700 cửa hàng
trên cả nước, bao gồm các cửa hàng điện thoại Thế Giới Di Động, Bách Hóa Xanh, Điện
Máy Xanh. Có thể nhận thấy, các chuỗi bán lẻ của MWG phần lớn đặt ở các vị trí mặt bằng
đẹp tập trung dân cư, thường là các góc ngã tư nơi nhiều người qua lại, giao thơng thuận
lợi, dễ nhận diện. Cùng với logo quảng cáo bắt mắt khiến độ nhận diện thương hiệu của
DN cao. Để sử hữu được chuỗi cửa hàng có vị trí đẹp, Thế Giới Di Động đã thuê mặt bằng
để có thể nhanh chóng đạt được chiến lược của DN là phủ kín thị trường, thay vì số tiền
đầu tư mua BĐS là rất lớn. Chiến lược ồ ạt mở rộng quy mô, gia tăng cửa hàng để đáp ứng
nhu cầu mua hàng của khách hàng ở khắp mọi nơi đã giúp Thế Giới Di Động “đánh gục”
các đối thủ, đưa hàng nghìn cửa hàng bán lẻ điện thoại di động nhỏ lẻ vào thế phá sản. Thế
mạnh của hãng bán lẻ này cịn thể hiện ở chỗ kiểm sốt chi phí khá tốt dù mở rộng nhanh,
khiến lợi nhuận sau thuế luôn tăng đều với doanh thu.

Dù sở hữu số lượng chuỗi khủng nhất trong ngành bán lẻ tại Việt Nam, song theo chia
sẻ từ ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động, tỷ lệ chi phí th
mặt bằng/doanh thu của cơng ty là khoảng 1,5 – 2%. Mặt bằng nào có “tỷ lệ chi phí cao”

bất thường là sẽ nghiên cứu đưa ra phương án điều chỉnh kinh doanh hoặc sẽ đóng cửa.
21


×