Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

bài tập quản trị chuỗi cung ứng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.58 KB, 7 trang )

PHẦN 1. BÁO CÁO THU HOẠCH (CHỦ ĐỀ: MUA VÀ QUẢN LÝ NGUỒN CUNG)
Câu 1:
a. Mua trong chuỗi cung ứng
Khái niệm: Mua hàng bao gồm những hoạt động cần thiết để sở hữu các yếu tố đầu vào cho
quá trình sản xuất – kinh doanh và các tác nghiêp khác của doanh nghiệp.
Hàng hóa và dịch vụ cần mua gồm có vật liệu/dịch vụ trực tiếp (nguyên vật liệu, bao bì, máy
móc, dịch vụ sửa chữa, vân chuyển,…) và vật liệu/dịch vụ gián tiếp.
Ví dụ: Cơng ty Coca Cola Việt Nam mua nguyên liệu đầu vào từ các công ty khác nhau:
đường của Nhà máy đường KCP, lá Coca Cola của cơng ty chế biến Stepan (Hịa Kỳ), vỏ chai
của Cơng ty TNHH Dynaplast Packaging (Việt Nam)…
b. Th ngồi trong chuỗi cung ứng
Khái niệm: Thuê ngoài trong chuỗi ung ứng là việc sử dụng đơn vị tổ chức bên ngoài để tổ
chức và triển khai một phần hoặc toàn bộ hoạt động trong chuỗi cung ứng.
Ví dụ: Cơng ty Samsung đẩy mạnh hoạt động thuê ngoài trong việc thiết kế, sản xuất
smartphone. Cụ thể, năm 2018, Samsung đã thuê ngoài tổng cộng bốn mẫu Galaxy cho hãng
ODM Trung Quốc Wingtech.
Câu 2:
Quy trình mua hàng trong chuỗi cung ứng (Hình 1)
Tiêu thức lựa chọn nhà cung cấp trong bước 2 của quy trình bao gồm:
− Cơng nghệ và chất lượng: Phương pháp, kinh nghiệm, trang thiết bị. tay nghề lao động,
quy trình kiểm sốt
− Giá cả và chi phí: giá đơn vị sản phẩm, giá – khối lượng, điều khoản thanh tốn, chi phí
đặt hàng, chi phí sửa chữa…
− Dịch vụ và cam kết: lịch giao hàng, tính ổn định, tính linh hoạt, xử lý sự cố, năng lực
quản trị.


2. Lựa chọn nhà cung cấpXác định tiêu
chuẩn- Đánh giá- Duyệt mua- Giám sat

1. Phân tích và trao đổi về nhu cầu


mua hàng- Nhận biêt- Mô tả

3. Quản lý giao dịchQuyết định giá- Đặt
hàng- Giao nhận hàng- Chứng từ, thanh
toán

4. Quản lý quan hệ nhà cung cấp- Đánh giá
chất lượng- Điều chỉnh và hồn thiện
Hình 1. Quy trình mua hàng trong chuỗi cung ứng
Câu 3:
Các loại hình chiến lược nguồn cung:
− Chiến lược nhiều nhà cung cấp:
● Số lượng nhà cung cấp nhiều; quan hệ giao dịch, ít cởi mở, ngắn hạn
● Nhiều nguồn cung cho một mặt hàng, đa dạng mặt hàng
● Tập trung vào giá cả và lợi ích ngắn hạn
− Chiến lược ít nhà cung cấp:
● Số lượng nhà cung cấp có chọn lọc; quan hệ đối tác chiến thuật, dài hạn, ổn định
● Vài nguồn cho một mặt hàng, hợp đồng cung ứng chọn lọc
● Lợi thế nhờ quy mô, cung ứng đúng thời điểm
− Chiến lược liên minh khách hàng – nhà cung cấp:
● Hợp đồng cung ứng độc quyền, đồng bộ hóa chuỗi cung ứng
● Mục tiêu chung và xác định rõ ràng, thường xuyên trao đổi và tương rác
● Chia sẻ đầu tư và lợi ích.
− Tích hợp dọc:
● Mua quyền sở hữu nguồn cung
● Kiểm sốt chặt chẽ
Giải thích việc doanh nghiệp lựa chọn chiến lược nhiều nhà cung cấp:
− Doanh nghiệp thực hiện chiến lược nhiều nhà cung cấp vì điều đó giúp cho doanh
nghiệp phân tán được rủi ro bởi hoạt động mua hàng có thể gặp nhiều rủi ro từ phía nhà cung cấp.
Nếu như doanh nghiệp chỉ lựa chọn một nhà cung cấp thì khi rủi ro xảy ra doanh nghiệp khó có

thể tìm được nguồn cung mới ngay lập tức và phải gánh chịu, khắc phục hậu quả.
− Bên cạnh đó việc chỉ mua hàng từ một nhà cung cấp thì nhà cung cấp này có thể ép giá
cao và áp đặt các điều kiện khác. Khi doanh nghiệp tỏ ý mua hàng ở nhiều nơi thì các nhà cung


cấp sẽ chủ động đưa ra những điều kiện về giá cả, giao nhận, thanh toán để thu hút người mua về
phía mình.
− Vì đặc điểm của chiến lược này là giao dịch ngắn hạn nên các doanh nghiệp sẽ chọn ra
một số nhà cung cấp chính để xây dựng mối quan hệ hợp rác chiến lược. Doanh nghiệp sẽ trở
thành khách hàng thường xuyên đối với các nhà cung cấp chính và được hưởng nhiều ưu đãi và
có thể nhận được trợ giúp khi doanh nghiệp gặp khó khăn.
Ví dụ: Các sản phẩm của Vinamilk đề được sản xuất từ nguyên liệu sữa tươi nên nguồn
nguyên liệu sữa tươi phải được cung ứng một số lượng lớn để duy trì sản xuất. Vinamilk đã lựa
chọn chiến lược nhiều nhà cung cấp để giải quyết vấn đề này khi 12 trang trại bị sữa của cơng ty
khơng cung cấp đủ nguyên liệu. Vinamilk đã hợp tác và ký kết hợp đồng trực tiếp với khoảng
6.000 hộ chăn ni bị sữa. Các hộ chăn nuôi này sẽ cùng với 12 trang trại bò của Vinamilk cung
cấp nguyên liệu sữa tươi.
Câu 4:
Cao
T
Mặt hàng
Mặt hàng
á
đòn bẩy
chiến lược
c
đ

n
g

Mặt hàng
Mặt hàng
l
đơn giản
then chốt

I
Thấp
n
h
Thấp
Cao
u
Rủi ro nguồn cung

Hình 2.
n Mơ hình lựa chọn chiến lược nguồn cung theo đặc điểm mặt hàng
Đặc điểm của mặt hàng then chốt là rủi ro cao, giá trị thấp, vật tư kĩ thuật, khan hiếm, khó
thay thế. Đối với mặt hàng này doanh nghiệp nên chú trọng phương án phòng ngừa rủi ro, dộ tin
cậy của nhà cung cấp, quan hệ hợp tác, chấp nhận giá cao nếu cần thiết. Vì vậy doanh nghiệp nên
chọn chiến lược ít nhà cung cấp:







Một hoặc vài nguồn cho một mặt hàng
Quan hệ hợp tác, dài hạn, ổn định

Lợi thế nhờ quy mô
Hợp đồng cung ứng chọn lọc
Giao hàng thường xuyên
Lô hàng nhỏ cho một lần giao hàng

Ví dụ: Cơng ty Vinfast sản xuất xe máy điện. Công đoạn hàn khung xe được hàn bởi Robots
ABB. Dây chuyền hàn có tổng số 25 robots hàn tự động. Các thiết bị của dây chuyền này là mặt


hàng then chốt. Vinfast đã hợp tác với các hãng nổi tiếng là ABB, ItalMeg. 95% thiết bị dây
chuyền được nhập khẩu từ các nhà cung cấp này.
Câu 5:
Các hoạt động th ngồi phổ biến:









Cơng nghệ thơng tin: thiết kế hệ thống, cập nhật, quản lý thông tin…
Dịch vụ logistics: vận chuyển, kho bãi, kê khai hải quan…
Gia công, lắp ráp chế biến sản phẩm
Trung tâm chăm sóc khách hàng
Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới
Thiết kế và đón gói bao bì
Tư vấn pháp lý
Dịch vụ marketing, dịch vụ kế tốn…


Hiện nay, th ngồi đang là xu hướng trên thế giới cũng như tại Việt Nam vì nó đem lại nhiều
lợi ích cho các doanh nghiệp:
− Giảm chi phí sản xuất kinh doanh và vốn đầu tư. Thay vì bỏ tiền ra để thực hiện một
công việc không thường xuyên hay mở rộng quy mô sản xuất cho các hoạt động khơng quan
trọng thì chi phí th ngồi cho hoạt động đó ít hơn đáng kể
− Thay vì chú trọng vào các hoạt động khác, doanh nghiệp có thể tập trung vào năng lực
cốt lõi của mình.
− Bên thứ 3 có chun mơn sâu và kinh nghiệm trong một lĩnh vực có thể đảm bảo vận
hành với chi phí thấp và hiệu cao hơn, khả năng tập trung nguồn lực cao và quy mô lớn.
− Tiết kiệm thời gian, tăng năng suất sản xuất và tính linh hoạt
− Tăng kỹ năng quản lý: thuê ngoài buộc các doanh nghiệp phải quản lý, giám sát chặt che
để nhiệm vụ được th ngồi được thực hiện đúng quy trình.
− Chất xúc tác cho đổi mới: thuê ngoài giúp giảm bớt lượng cơng việc cho doanh nghiệp,
từ đó doanh nghiệp có nhiều thời gian và nhân công cho việc đổi mới, mở rộng quy mô.
Câu 6:
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid – 19 với rất nhiền nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng, các doanh
nghiệp trong chuỗi cung ứng nên hạn chế thuê ngoài và gia tăng phần việc tự làm. Bởi thực tế
cho thấy, một số lĩnh vực sản xuất do phụ thuộc vào thuê ngoài nên khi dịch bệnh xảy ra, nhiều
doanh nghiệp bị đình trệ sản xuất. Ví dụ đối với công ty Apple, linh kiện điện thoại được sản xuất
tại Trung Quốc. Khi Trung Quốc trở thành tâm dịch, việc sản xuất linh kiện là không thể, khẩu
lắp ráp hồn chỉnh khơng có linh kiện phải dừng lại hoàn toàn ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản
xuất của Apple. Vì thế mà các doanh nghiệp nên gia tăng phần việc tự làm.
PHẦN 2. BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
Cơng ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam
Câu 1:


Nhà cung cấp
Các cơng ty cung cấp vật

liệu đóng gói: vỏ chai,
thùng lon, nắp…
Các cơng ty cung cấp
máy móc, thiết bị, dây
chuyền sản xuất

Công ty sản xuất
6 nhà máy sản xuất và
kho hàng của Cơng ty
Suntory PepsiCo Việt
Nam tại Hóc Mơn, Quảng
Nam, Cần Thơ, Bắc
Ninh, Đồng Nai, Bình
Dương.

Khách hàng cuối cùng

Trung gian phân phối
Nhà hàng
MC Donald
Trung tâm vui chơi
Cửa hàng bán lẻ
Các hàng quán giải khát

Nhà phân phối
Các đại lý
Các siêu thị bán buôn
Các nhà phân phối ở Hà
Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà
Nẵng, Mekong…


 

Nhà cung cấp đầu tiên
Các cơng ty cung cấp vật
liệu thơ: nước bão hịa
CO2, đường, màu thực
vật, chất tạo độ chua,
caffein…

 

Dịng sản phẩm
 

Dịng thơng tin
Dịng tài chính
Hình 3. Mơ hình chuỗi cung ứng của PepsiCo

Câu 2: Vị trí và vai trị của các thành viên trong chuỗi cung ứng của PepsiCo
Nhà cung cấp đầu tiên: Là thành viên đầu tiên trong chuỗi, giữ vai trò quan trọng, chủ chốt, có
ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; cung cấp các vật liệu thô cho công ty
sản xuất sản phẩm, quyết định đầu vào cho doanh nghiệp; tác động lớn đến chất lượng cũng như
số lượng sản phẩm.
Nhà cung cấp: Giữ vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp;
cung cấp vật liệu đóng gói và hệ thống sản xuất cho cơng ty sản xuất sản phẩm; cũng có tác động
lớn đến chất lượng cũng như số lượng sản phẩm, ảnh hưởng đến hình ảnh của sản phẩm.
Cơng ty sản xuất: Quyết định hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, lập lịch trình sản xuất, tiếp
nhận nguyên vật liệu từ các nhà cung cấp; điều độ sản xuất, phân cơng máy móc thiết bị lao động



với mục đích sử dụng cơng suất sẵn có hiệu quả và mang lợi ích cao nhất nhằm hạn chế sản
lượng hao hụt thấp nhất; kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi chuyển qua kho thành phẩm;
thành phẩm chuyển qua kho sẽ được lưu và bảo quản sản phẩm, đảm bảo chất lượng trước khi
xuất hàng
Nhà phân phối: Ảnh hưởng đến đầu ra của doanh nghiệp; tồn trữ hàng với số lượng lớn từ nhà
sản xuất và phân phối sản phẩm đến khách hàng; theo dõi tiến độ kinh doanh sản phẩm.
Trung gian phân phối: Khâu cuối cùng để sản phẩm đến tay người tiêu dùng; tiếp nhận sản
phẩm từ nhà phân phối và cung cấp sản phẩm tới tay người tiêu dùng
Khách hàng cuối cùng: quyết định sản lượng bán ra và doanh thu của doanh nghiệp.
Câu 3:
Mức độ chia sẻ thông tin giữa các thành viên trong chuỗi là liên tục và diễn ra hai chiều:
− Nhà cung cấp chia sẻ thông tin cho nhà sản xuất về chất lượng của nguyên vật liệu, số
lượng có thể cung cấp và nhận lại thông tin về đơn đặt hàng, yêu cầu riêng đối với nguyên vật
liệu từ nhà sản xuất.
− Nhà sản xuất nhận thông tin từ nhà phân phối về thị trường, tốc độ tiêu thụ các sản
phẩm để điều độ phân công sản xuất; bên cạnh đó cung cấp thơng tin về sản phẩm hiện có (số
lượng hàng tồn, thời hạn bảo hành…) để nhà phân phối lên kế hoạch đưa sản phẩm vào thị
trường. Tiếp nhận đơn hàng từ các nhà phân phối trung gian hoặc khách hàng trực tiếp.
− Các nhà phân phối trung gian tiếp nhận các thông tin yêu cầu của khách hàng, chuyển
các yêu cầu của sản phẩm tới nhà phân phối.
Hiện nay, Suntory PepsiCo Việt Nam đã triển khai sử dụng ERP trong chuỗi cung ứng. Cụ thể
là SAP S/4 HANA và DMS-Lite:
− SAP S/4 HANA là giải pháp hệ thống quản lý nguồn nhân lực ERP (dựa trên điện tốn
đám mây) vận hành trên nền tảng cơng nghệ HANA với dữ liệu lưu trữ và xử lý trên in-memory
(truy cập dữ liệu trực tiếp trên bộ nhớ thay vì tìm kiếm trên ổ cứng). Điều này giúp hệ thống vận
hành và truy xuất dữ liệu theo thời gian thực, rút ngắn thời gian hiện thực hóa giá trị. Bên cạnh
đó SAP S/4 HANA cịn kết nối giữa trụ sở chính, các chi nhánh và đối tác kinh doanh trong cùng
một hệ thống để phục vụ khách hàng tốt hơn, giúp quản lý luồng thơng tin và nhịp nhàng hóa
những quy trình kinh doanh, mang lại hiệu quả hoạt động tối ưu.

− DMS-Lite là hệ thống quả lý phân phối tích hợp với ERP. DMS-Lite triển khai tại
Suntory PepsiCP có các phân hệ chính: Phân phối (tự động hóa q trình bán hàng, kiểm sốt
hoạt động phân phối, duy trì hàng tồn kho ở mức tối ưu, tiết kiệm thời gian và cải thiện tốc độ thị
trường); Quản lý đội ngũ bán hàng (quản lý chỉ tiêu bán hàng theo nhân viên và tuyến, gia tăng
hiệu suất làm việc…). Bên cạnh đó DMS-Lite cịn giúp các nhà phân phối quản lý tài chính, dịch
vụ bán hàng, chương trình khuyến mại, tích hợp và truyền tỉa thơng tin…
Câu 4:
Em khơng đồng tình với nhận định “Chỉ có cộng tác ở mức độ cao, phối hợp hoặc đồng bộ, thì
các thành viên trong chuỗi mới cần chia sẻ thông tin với nhau”.
Giải thích: Nhu cầu ở khách hàng thay đổi có thể gây ra dự báo nhu cầu sản phẩm leo thang.
Tác động “roi da” dẫn đến sản xuất số lượng lớn, hàng tồn kho rất cao so với nhu cầu thị trường.
Để giải quyết tác động của “roi da” thì cách tốt nhất là chia sẻ thông tin giữa các công ty trong
chuỗi cung ứng. Việc chia sẻ thông tin không phụ thuộc hoàn toàn vào mức độ cộng tác mà còn


phụ thuộc vào việc các công ty trong chuỗi cung ứng cần chia sẻ những thơng tin gì. Các bên
thường có những thơng tin khác nhau. Ví dụ như, các đại lý hiểu rõ nhu cầu của khách hàng hơn
nhà sản xuất, ngược lại nhà sản xuất hiểu rõ sản phẩm hơn các đại lý. Vì thế, nếu khơng chia sẻ
thơng tin, thì khách hàng cuối cùng sẽ có những đánh giá sai về sản phẩm, sản phẩm không đáp
ứng được nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, sẽ dẫn tới việc khi có những thay đổi nhỏ về nhu
cầu sản phẩm của người tiêu dùng tại đầu vào của chuỗi cung ứng và được diễn giải ngày càng
sai lệch, bị thổi phồng khi thông tin đến được với các doanh nghiệp sâu trong chuỗi cung ứng.
Đây cũng chính là nguyên nhân phá vỡ mối quan hệ hợp tác giữa các bên trong chuỗi cung ứng.



×