Dấu mốc TDTT nổi bật trong 59 năm qua
24/03/2005
Những định hướng, quan điểm, chính sách đầu tiên của Đảng và Chủ
tịch Hồ Chí Minh về TDTT
Đối với lĩnh vực TDTT trong đời sống xã hội, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã sớm định hướng về quan điểm và mục tiêu phát triển. Ngay từ năm
1941, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và mặt trận Việt Minh đã nêu những
định hướng lớn đầu tiên về quan điểm, chính sách TDTT của chính quyền
cách mạng. “Chương trình Việt Minh” công bố tháng 10 - 1941 (được bổ
chính tháng 3 - 1944) đề cập một hệ thống chính sách của nước Việt Nam
mới, trong đó có hai nội dungvề TDTT:
Y “Khuyến khích và giúp đỡ nền thể dục quốc dân, làm cho nòi giống ngày
thêm mạnh”;
Y “Trẻ em được Chính phủ đặc biệt săn sóc về thể dục, trí dục và đức dục”.
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh
vừa lãnh đạo nhân dân chống giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm; vừa quan
tâm khắc phục nạn yếu, tức là sức khoẻ sút kém của nhân dân, hậu quả của
chế độ thực dân, phong kiến áp bức, bóc lột kéo dài, trực tiếp là nạn đói và
chiến tranh. Trong hoàn cảnh đó, dù công việc lãnh đạo đất nước vô cùng bề
bộn, khẩn trương, nhưng với trí tuệ siêu việt, tinh thần cách mạng và tầm
nhìn xa trông rộng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành cho công tác TDTT một
sự quan tâm đặc biệt.
Từ yêu cầu của thực tế và định hướng chính sách đã nêu trên, đặt ra nhiệm
vụ sớm xây dựng và phát triển sự nghiệp TDTT của chế độ mới, để góp
phần tăng cường sức khoẻ cho nhân dân, cải tạo nòi giống. Do vậy, phải
thành lập cơ quan lãnh đạo, chỉ huy về TDTT của quốc gia.
Nha Thể dục Trung ương trong Bộ Thanh niên
Trung tuần tháng 12 - 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh giao cho ông Dương
Đức Hiền, Bộ trưởng Bộ Thanh niên trong Chính phủ lâm thời, chuẩn bị
thành lập tổ chức cơ quan TDTT Trung ương. Ông Dương Đức Hiền đã gặp
gỡ, họp mặt một số người hoạt động TDTT trước đây để bàn việc lập cơ
quan TDTT của chính quyền cách mạng. Sau một thời gian khẩn trương
chuẩn bị, đã hoàn tất các thủ tục để Bộ Thanh niên trình Chính phủ phê
duyệt thành lập tổ chức TDTT.
Ngày 30-1-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời ký Sắc
lệnh số 14 thiết lập tại Bộ Thanh niên một Nha Thể dục Trung ương. Sắc
lệnh nêu rõ mục đích "Xét cải tạo nòi giống Việt Nam", do vậy: "Nay thiết
lập tại Bộ Thanh niên một Nha Thể dục Trung ương, nhiệm vụ là liên lạc
mật thiết với Bộ Y tế và Bộ Giáo dục để nghiên cứu phương pháp và thực
hành thể dục trong toàn quốc" (đăng trong Việt Nam dân quốc công báo"
ngày 23-2-1946).
Sắc lệnh số 14 là văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên của Chính phủ Việt
Nam dân chủ cộng hoà thành lập cơ quan quản lý Nhà nước về TDTT, khai
sinh nền TDTT của chế độ mới.
Thi hành Sắc lệnh số 14, cùng ngày 30-1-1946, Bộ trưởng Bộ Thanh niên
Dương Đức Hiền ký ban hành Quyết định số 13/TN xác định cụ thể nhiệm
vụ, hoạt động, tổ chức của Nha Thể dục Trung ương. Nhiệm vụ của Nha Thể
dục Trung ương là: gây dựng trong nước một phong trào ham thích luyện tập
thể dục; tăng cường sức khoẻ của đại chúng; cải tạo nòi giống thật mạnh
bằng cách thực hành một chương trình và phương pháp thể dục Việt Nam,
áp dụng phù hợp với hoàn cảnh kinh tế và xã hội.
Về tổ chức, những cán bộ đầu tiên được bổ nhiệm trực tiếp phụ trách Nha
Thể dục Trung ương là các ông: Hà Đức Toàn - Giám đốc; Nguyễn Văn
Cảnh - Phó Giám đốc; Nguyễn Văn Phú - Chủ sự Văn phòng; cùng các ban
chuyên môn gồm các ông: Lê Văn Lãng (Ban nghiên cứu); Đặng Toàn Thân
(Ban huấn luyện); Nguyễn Huy Khôi (Ban cổ động) và Trần Văn Dzi (Ban
Kiểm soát).
Nha Thể dục Trung ương hoạt động trong tổ chức bộ máy của Bộ Thanh
niên thuộc Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Ngày 1-1-
1946 sau khi Chính phủ lâm thời tự cải tổ thành Chính phủ liên hiệp lâm
thời, Bộ Thanh niên vẫn là thành viên của Chính phủ.
Nha Thanh niên và Thể dục trong Bộ quốc gia Giáo dục
Sau cuộc Tổng tuyển cử ngày 6-1-1946, kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khoá
I tại Hà Nội ngày 2-3-1946 đã quyết định thành lập Chính phủ liên hiệp
kháng chiến gồm 10 Bộ. Trong các thành viên của Chính phủ này không còn
Bộ Thanh niên và Bộ Thông tin - Tuyên truyền; riêng Bộ Cứu tế - Xã hội,
Bộ Lao động, Bộ Y tế hợp nhất thành Bộ Xã hội kiêm Y tế - Cứu tế và Lao
động.
Chính phủ liên hiệp kháng chiến sắp xếp lại tổ chức và nhân sự cho phù hợp
với điều kiện và yêu cầu mới, trong đó có tổ chức của ngành TDTT.
Ngày 27-3-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ mới ký Sắc
lệnh số 38 về việc thiết lập trong Bộ Quốc gia Giáo dục một Nha Thanh niên
và Thể dục, gồm Phòng Thanh niên Trung ương và Phòng Thể dục Trung
ương (đăng trong Việt Nam dân quốc công báo ngày 6-4-1946).
Sắc lệnh số 38 mục đích chủ yếu là để chuyển đổi về tổ chức, hợp nhất cơ
quan Thanh niên với cơ quan Thể dục đặt trong Bộ quốc gia Giáo dục. Do
vậy, Sắc lệnh số 38 tiếp tục thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra
trong Sắc lệnh số 14. Điều này được cụ thể hoá trong các văn bản quy phạm
pháp luật tiếp theo.
Ngày 28-3-1946, Bộ trưởng Quốc gia Giáo dục Đặng Thai Mai ký ban hành
Quyết định số 167/QĐ về việc uỷ nhiệm một Thứ trưởng của Bộ này trực
tiếp phụ trách Nha Thanh nhiên và Thể dục; đổi Nha Thể dục Trung ương
thành Phòng Thể dục Trung ương; cử ông Hà Đức Toàn, nguyên Giám đốc
Nha Thể dục Trung ương giữ chức Tổng uỷ viên Thể dục phụ trách Phòng
Thể dục Trung ương. Nguyên Bộ trưởng Bộ Thanh niên Dương Đức Hiền
được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc Nha Thanh niên và Thể dục. Phòng Thể
dục Trung ương tiếp tục thực hiện tất cả các công việc của Nha Thể dục
Trung ương cũ
Cũng trong ngày 27-3-1946, ban hành Sắc lệnh số 38, Chủ tịch Hồ Chí Minh
còn trực tiếp động viên đồng bào tập thể dục. Báo “Cứu Quốc”, cơ quan
tuyên truyền, tranh đấu của Tổng bộ Việt Minh (số 119, ra ngày 27-3-1946)
đăng trang trọng ở trang nhất bài báo của Người với đầu đề: “Hồ Chủ tịch hô
hào đồng bào tập thể dục: Sức khoẻ và Thể dục”. Đây là một văn kiện quý
giá soi đường cho nền TDTT và có sức cổ vũ to lớn cho phong trào “Khoẻ vì
nước” sôi động trong năm 1946.
Căn cứ vào những sự kiện lịch sử và truyền thống đó, ngày 29-1-1991, Hội
đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam đã ra Quyết định số 25-CT, lấy ngày 27-3 hằng năm làm “Ngày Thể
thao Việt Nam”.
Đây là thời kỳ khởi đầu của nền Thể dục Thể thao cách mạng đã được Đảng
và Chủ tịch Hồ Chí Minh chăm lo cả về tổ chức, cả về quan điểm đường lối,
cả về hoạt động.
Thời kỳ 1956-1959:
Ban Thể dục Thể thao Trung ương (trực thuộc Chính phủ)
Ngày 6-3-1957, Chính phủ ban hành Nghị định số 068-TTg thành lập Ban
TDTT Trung ương trực thuộc Chính phủ. Thành phần của Ban TDTT Trung
ương có Thứ trưởng các Bộ Quốc phòng, Giáo dục, Văn hoá, Y tế và đại
biểu của Đoàn Thanh niên, Tổng liên đoàn .
Nghị định 068-TTg cũng quy định thành lập các Ban TDTT ở cấp khu, cấp
thành phố và tỉnh với thành phần các ngành như quy định đối với Ban TDTT
Trung ương.
Thời kì 1960-1970: Uỷ ban TDTT
Ngày 6-1-1960, Hội nghị Thường vụ Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị
định chuyển Ban TDTT Trung ương thành Uỷ ban TDTT trực thuộc Hội
đồng Chính phủ, thành lập Đảng Đoàn Uỷ ban TDTT.
Tại Nghị định này, lần đầu tiên Chính phủ quy định tổ chức ngành TDTT
theo 4 cấp: Trung ương, thành phố, huyện, xã. Cơ quan TDTT các cấp gồm
đại diện các ngành Quốc phòng, Giáo dục, Y tế, Thanh niên, Tổng Liên
đoàn Lao động, và một số ngành hữu quan. Riêng cấp xã gồm: xã đội, thanh
niên, cán bộ phụ trách văn xã của Uỷ ban hành chính xã. Đồng thời yêu cầu
nghiên cứu xây dựng dần các tổ chức quần chúng của TDTT.
Ngày 29-9-1961, Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định 139/CP quy định
nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Uỷ ban TDTT theo Luật tổ
chức Hội đồng Chính phủ ngày 14-7-1960.
Thời kì 1971-1990: Tổng cục Thể dục Thể thao
Nhiệm vụ Cách mạng những năm 70 rất nặng nề, đòi hỏi toàn quân, toàn dân
đẩy mạnh công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và tiến hành
cách mạng giải phóng miền Nam. Thường vụ Quốc hội chuyển Uỷ ban
TDTT thành Tổng cục TDTT trực thuộc Chính phủ:
Ngày 9-1-1971, Nghị quyết số 1035-NQ/TVQH của Uỷ ban Thường vụ
Quốc hội chuyển UBTDTT Trung ương thành Tổng cục TDTT.
Ngày 19-1-1971, Chính phủ ban hành Nghị định 13-CP về việc sửa đổi tổ
chức TDTT với hệ thống 4 cấp: Tổng cục TDTT, Ty hoặc Sở TDTT. Phòng
TDTT, Ban TDTT xã. Bên cạnh đó, thành lập Hội đồng TDTT ở mỗi cấp để
tham gia ý kiến với các cơ quan TDTT cùng cấp về phương hướng, nhiệm
vụ, kế hoạch và biện pháp lớn đối với công tác TDTT. Tiếp sau đó, Phủ Thủ
tướng ban hành Thông tư số 107-BT ngày 10-12-1971 hướng dẫn cụ thể về
tổ chức và biên chế của tổ chức TDTT địa phương, Chính phủ ban hành Chỉ
thị 187/TTg ngày 28-6-1972, về việc chuyển hướng công tác TDTT trong
tình hình mới.
Ngày 20-12-1976, Chính phủ cho phép thành lập Uỷ ban Olympic Quốc gia
tại Quyết định số 500/TTg để chuẩn bị cho thể thao của nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam tham gia Đại hội Olympic lần thứ 22 tại Matxcơva
(1980), tiếp sau đó tham dự các Đại hội thể thao châu Á, SEA Games diễn ra
trong thời kỳ này.
Ngày 11-1-1978, Chính phủ ra quyết định số 07/TTg xác lập ngành TDTT là
đơn vị kế hoạch của Nhà nước.
Những hoạt động TDTT cả nước phát triển và quy tụ nhiều cuộc thi đấu thể
thao cấp toàn đoàn, tiêu biểu là Hội khoẻ Phù đổng lần thứ nhất (1983), Đại
hội TDTT toàn quốc lần thứ nhất (1985).
Thời kì 1990 -1992: Bộ Văn hoá - Thông tin - Thể thao và Du lịch, sau
đó là Bộ Văn hoá - Thông tin và Thể thao
Ngày 31-3-1990, Hội đồng Nhà nước ban hành Nghị định 244-NQ/HĐNN8
về việc thành lập Bộ Văn hoá - Thông tin - Thể thao và Du lịch.
Ngày 29-01-1991, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Quyết
định 25-CT về việc lấy ngày 27-3 làm “Ngày Thể thao Việt Nam”.
Trong thời kỳ này đã diễn ra Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ II năm 1990
và Đoàn Thể thao Việt Nam tham gia Đại hội Thể thao châu Á tại Bắc Kinh,
Trung Quốc (1990) và SEA Games 16 (1991). Hiến pháp nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam (1992) đã quy định điều 41 về công tác TDTT. Đại
hội Đảng Toàn quốc VII (6-1991) tiếp tục đặt những yêu cầu xây dựng và
phát triển sự nghiệp TDTT theo đường lối đổi mới.
Thời kỳ 1992-1997: Tổng cục Thể dục Thể thao
Ngày 26-10-1992, Chính phủ ban hành Nghị định 04/CP thành lập Tổng
Cục TDTT theo Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước.
Ngày 28-11-1992, Chính phủ ban hành Nghị định 11/CP về chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục TDTT.
Trong thời gian này, TW đảng và Chính phủ đã ban hành nhiều Chỉ thị,
Quyết định rất quan trọng:
Ngày 24-3-1994, Ban Bí thư TW Đảng CSVN ra Chỉ thị số 36/CT/TW về
"công tác TDTT trong giai đoạn mới". Chỉ thị đề cập một hệ thống các quan
điểm cơ bản của Đảng về TDTT, các mục tiêu và nội dung chỉ đạo phát triển
TDTT toàn diện và lâu dài.
Ngày 7-3-1995, Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 133-TTg về việc xây
dựng quy hoạch phát triển ngành TDTT.
Ngày 29-11-1995, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam ban hành Quyết định
số 711-KT/CTN tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh cho ngành TDTT.
Ngày 27-4-1996, Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị 274-TTg về quy hoạch và
sử dụng đất đai phục vụ sự nghiệp phát triển TDTT.
Đại hội lần thứ VIII Đảng CSVN (tháng 6-1996), trong báo cáo chính trị của
Ban chấp hành TW Đảng nội dung công tác TDTT được đề cập ở một số
phần, với trọng tâm nhiệm vụ là: "Phát triển phong trào TDTT sâu rộng
trong cả nước, trước hết là trong thanh, thiếu niên; tạo chuyển biến tích cực
về chất lượng và hiệu quả giáo dục thể chất trong trường học, trong các lực
lượng dự bị quốc phòng và lực lượng vũ trang. Mở rộng quan hệ quốc tế về
TDTT. Từng bước hình thành lực lượng thể thao chuyên nghiệp"
Văn kiện Đại hội về phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế -
xã hội 5 năm 1996-2000, về công tác TDTT có nêu chỉ tiêu "đạt 8-10% số
dân tập luyện TDTT, 50% trường học các cấp thực hiện giáo dục thể chất có
nền nếp "
Quyết định 341/CT-TTg ngày 21-5-1997 về phê duyệt chương trình Quốc
gia về thể thao.
Ngày 19-7-1997, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 560/TTg về việc
nâng cấp Trường Trung học TDTT TW III thành Trường Cao đẳng TDTT
Đà Nẵng.
Quyết định 788/TTg ngày 24-9-1997 về người Việt Nam định cư ở nước
ngoài và người Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài cư trú tại Việt Nam
tham gia các hoạt động trong các đoàn thể thao Việt Nam ở trong nước và
ngoài nước.
Thời kỳ 1997 đến nay: Uỷ ban TDTT
Nghị quyết số 02 NQ-1997/QH 10 ngày 29-9-1997 của Quốc hội nước
CHXHCN Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ nhất, quy định danh sách các bộ và
cơ quan ngang bộ của Chính phủ, trong đó Uỷ ban TDTT thuộc các cơ quan
ngang bộ
Ngày 6-1-1998, Chính phủ ban hành Nghị định số 03/1998/NĐ-CP về chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của UBTDTT. Các cơ quan
TDTT các địa phương được quy định tại Thông tư liên bộ số 28/1998 ngày
13-1-1998 giữa UBTDTT- Bộ Văn hoá Thông tin-Ban Tổ chức cán bộ
Chính phủ.
Nghị định 73/1999/NĐ-CP ngày 19-8-1999 của Chính phủ về chính sách
khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế,
văn hoá, thể thao.
Quyết định 49/1998/QĐ-TTg ngày 28-2-1998 của Thủ tướng Chính phủ về
một số chế độ đối với VĐV, HLV thể thao.
Pháp lệnh TDTT được ban hành theo Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ
Quốc hội ngày 25-9-2000 và được Chủ tịch nước ký lệnh công bố chính thức
có hiệu lực pháp luật ngày 9-10-2000. Đây là văn bản pháp luật cao nhất
trong suốt 59 năm qua kể từ ngày thành lập ngành TDTT. Pháp lệnh TDTT
đã thể chế hoá đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta trong công
tác xây dựng và phát triển sựï nghiệp TDTT. Pháp lệnh đã phát huy hiệu lực,
đi vào thực tiễn đời sống và kịp thời điều chỉnh các mặt của hoạt động
TDTT trên toàn lãnh thổ trong suốt 5 năm qua.
Từ năm 2000 đến năm 2004, Chính phủ đã ban hành một số văn bản pháp
luật để thi hành Pháp lệnh TDTT như: Nghị định 111/2002/NĐ-CP ngày 31-
12-2002 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh
TDTT.
Nghị định 22/2003/NĐ-CP ngày 11-3-2003 quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Uỷ ban TDTT.
Chỉ thị 15/2002/CT-TTg về chống tiêu cực trong hoạt động TDTT.
Quyết định 57/2002/QĐ-TTg về phê duyệt quy hoạch phát triển ngành
TDTT đến năm 2010.
Nghị định 141/2004/NĐ-CP ngày 1-7-2004 về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực TDTT; Nghị định 144/2004/NĐ-CP ngày 14-7-2004 về tổ
chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra Uỷ ban TDTT.
Từ năm 2000 đến năm 2004, Uỷ ban TDTT đã liên tịch với các Bộ, cơ quan
ngang Bộâ và các ngành, đoàn thể chính trị xã hội ban hành 7 Thông tư liên
tịch, 9 Quyết định và 2 Chỉ thị của Bộ trưởng hướng dẫn và phối hợp thực
hiện các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực TDTT.
Chỉ thị 17/CT-TW ngày 23-10-2002 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá
IX về phát triển sự nghiệp TDTT đến năm 2010.
Ngày 27-6-2001, Quốc hội đã phê chuẩn và Thủ tướng Chính Phủ Phan Văn
Khải đã đọc tờ trình về việc bổ nhiệm chức danh Bộ trưởng - Chủ nhiệm
UBTDTT đối với ông Nguyễn Danh Thái, nguyên Phó Chủ nhiệm - phụ
trách UBTDTT. (Trước đó đã có Quyết định 657/2001/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ Phan Văn Khải bổ nhiệm ông Nguyễn Danh Thái - Phó
Chủ nhiệm thường trực UBTDTT phụ trách UBTDTT trong khi chờ bổ
nhiệm Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBTDTT mới).
Theo Tạp chí Thể thao
URL: