Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

Đề cương động vật học đvkxs

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.27 KB, 35 trang )

ĐỀ CƯƠNG ĐỘNG VẬT KHƠNG XƯƠNG SỐNG
Câu 1: Q trình phát triển và tiến hóa các hệ cơ quan của động vật khơng xương sống
Hệ tiêu hố:
Q trình phát triển và tiến hố ĐVKXS tương ứng
Chưa có cơ quan tiêu hoá

Động vật đơn bào
Đại diện: Trùng roi, trùng giày…vv

Tiêu hoá bằng túi tiêu hoá

Ruột khoang, giun giẹp

Tiêu hoá dạng ống

Các ngành ĐVKXS còn lại
Giun tròn, thân mềm, chân khớp
..vv.

Hệ tuần hồn:
Q trình phát triển và tiến hố

ĐVKXS tương ứng

Chưa có hệ tuần hoàn, các chất được trao đổi trực
tiếp qua bề mặt cơ thế

Động vật đơn bào và một số động vật đa bào
có cơ thể nhỏ, dẹp
Đại diện: Trùng roi, trùng giày, ruột khoang,
giun dẹp…vv



Hệ tuần hoàn hở

Thân mềm
Chân khớp

Hệ tuần hồn kín

Giun đốt, giun vịi, lớp chân đầu (mực, bạch
tuộc…) ..vv.

Hệ bài tiết:
Quá trình phát triển và tiến hoá

ĐVKXS tương ứng


Chưa có hệ bài tiết, các chất được trao đổi trực tiếp qua bề mặt cơ
thế

Động vật đơn bào, ruột
khoang

Nguyên đơn thận

Giun giẹp, giun vòi….

Hậu đơn thận

Thân mềm, chân khớp …vv


Hệ hơ hấp:
Q trình phát triển và tiến hố ĐVKXS tương ứng
Hô hấp qua bề mặt cơ thế

Động vật đơn bào
Ruột khoang, giun dẹp, giun trịn, …vv.

Hơ hấp bằng hệ thống ống khí

Lớp sâu bọ, nhiều chân

Hơ hấp bằng mang

Thân mềm, một số lớp thuộc chân khớp
(mọt)

Hô hấp bằng phổi sách

Lớp hình nhện

Hệ sinh dục:
Quá trình phát triển và tiến hố

ĐVKXS tương ứng

Sinh sản vơ tính bằng ngun phân, hoặc hữu tính bằng tiếp hợp

Động vật ngun sinh


Sinh sản vơ tính (mọc chồi, cắt ngang, cắt dọc) và hữu tính

Ruột khoang


Hệ sinh dục có thêm các tuyến phụ sinh dục, ống dẫn sinh dục
và có thể có cả cơ quan giao phối

Giun giẹp ..vv.

Hệ sinh dục dạng ống nằm trong xoang cơ thể, có gai giao phối

Giun trịn, giun cước, giun đốt,
chân khớp…vv

Hệ thần kinh:
Quá trình phát triển và tiến hoá

ĐVKXS tương ứng

Tế bào thần kinh mạng lưới và một vài giác quan

Ruột khoang

Hệ thần kinh dạng chuỗi

Giun giẹp, giun tròn

Hệ thần kinh bậc thang


Thân mềm, giun đốt
..vv.

Tập chung hạch thần kinh bụng và phát triển của hệ thần kinh giao cảm chân khớp…vv
Não 3p: Não trước, giữa, sau

Câu 2: Nêu đặc điểm chung của các ngành động vật nguyên sinh. Cơ quan tử nào của tế bào động
vật nguyên sinh không thấy trong cấu tạo tế bào của động vật đa bào.
1. Đặc điểm chung:


Cơ thể chỉ gồm 1 tế bào nhưng cấu trúc và hình thái của chúng có thể thay đổi rất nhiều.



Tế bào của ĐVNS có 1 số đặc điểm khác với tế bào của ĐV đa bào:



Là tế bào biệt hóa đa năng.



Tế bào chất thường tạo thành lớp ngoại chất quánh hơn, phần nội chất lỏng hơn.



Có 1 số cơ quan tử ít hoặc không gặp ở Đv đa bào.




Cơ quan tử di chuyển là chân giả, roi bơi hoặc lơng bơi.



Bao chích - cơ quan tử tấn công và tự vệ.



Không bào co bóp - cơ quan tử điều hịa áp suất trong tế bào chất.



Kiểu dinh dưỡng: tự dưỡng và dị dưỡng.




Tiêu hóa nội bào bằng khơng bào tiêu hóa.



Cách bắt mồi, ăn mồi và thải chất bã khác nhau ở từng lồi.



Sinh sản vơ tính phổ biến ở ĐVNS: phân đơi, mọc chồi, liệt sinh hoặc phân ngun hình.




Sinh sản hữu tính: có hiện tượng phân tính ở mức độ tế bào hoặc mức độ nhân.



Ở mức độ tế bào: Có cách hình thức sinh sản hữu tính khác nhau: đẳng giao (giao tử giống nhau),
dị giao và noãn giao (giao tử gần giống với tinh trùng).



Ở mức độ nhân: Gặp ở hiện tượng tiếp hợp của trùng lông bơi.



ĐVNS có khả năng kết bào xác: Khi gặp điều kiện bất lợi → thu mình lại → Loại bỏ thức ăn ra
khỏi cơ thể → Loại bỏ bớt cơ quan tử → Tiết lớp màng → Nằm yên trong màng 1 thời gian (sống
ở trạng thái tiềm sinh).

Vai trò của bào xác: giúp ĐVNS chịu đựng được các thay đổi quá ngưỡng của môi trường như nước bị
cạn, đất khô hạn, nhiệt độ thay đổi,..
2. Cơ quan tử không thấy trong cấu tạo của động vật đa bào:


Bao chích, thể phóng - cơ quan tử tấn cơng và tự vệ.



Khơng bào co bóp - cơ quan tử điều hịa áp suất trong tế bào chất.

Câu 3: So sánh Chân khớp với Giun đốt? Những đặc điểm nào giúp Chân khớp phát triển đa dạng
hơn trong môi trường cạn?

1. So sánh:


Giống nhau:



Đều là động vật không xương sống, cơ thể phân đốt.



Hệ tiêu hóa dạng ống, có thể xoang hồn chỉnh.



Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch.



Cơ thể đối xứng hai bên.



Tuyến sinh dục có ống dẫn.



Phát triển qua ấu trùng.




Khác nhau:

Tiêu chí

Giun đốt

Chân khớp

Phân bố

Phần lớn sống trong
đất.

Trên cạn, trong đất, dưới nước, trong cơ thể động vật
và thực vật.


Đặc điểm hình
dạng

+ Cơ thể khơng có
phần phụ.
+ Khơng có lớp
cuticun.

+ Cơ thể có phần phụ.
+ Có lớp cuticun cứng cáp bao bọc bên ngoài như một
lớp áo bảo vệ.


Hệ hô hấp

Qua da chủ yếu,
mang

Đa dạng: mang, mang sách, ống khí, phổi sách,...

Hệ tuần hồn

Kín

Hở

Hệ bài tiết

Điển hình là hậu đơn
thận.

+ Ống Malpighi..

Di chuyển

Bao cơ, chi bên
(rươi),...

Chân có khớp linh hoạt.

Sinh sản

Ấu trùng trochophora. Lột xác nhiều lần.


Hệ thần kinh và
giác quan

+ Não có cấu trúc đơn + Não có cấu trúc phức tạp hơn.
giản hơn.
+ Giác quan đa dạng (cơ quan phát sáng, có mắt kép,
+ Giác quan kém đa
các loại cơ quan cảm giác cơ học và hóa học,...)
dạng hơn.

+ Các tuyến là dạng biến đổi của hậu đơn thận, chỉ còn
giữ lại ở một số đốt.

2. Những đặc điểm giúp chân khớp phát triển đa dạng hơn trong mơi trường cạn:


Cơ thể có tầng cuticun bao bên ngồi như một lớp áo bảo vệ, chống thốt nước.



Ở lớp cơn trùng, hơ hấp bằng hệ thống ống khí, có buồng dự trữ khí khi bay.



Cơ quan bài tiết là ống Malpighi.



Cơ thể phân đốt, khớp động → di chuyển linh hoạt.




Xuất hiện phần phụ của cơ thể (cánh,...)

→ Thích nghi với mơi trường cạn.


Câu 4: Tiến hóa của hệ tiêu hóa trong động vật khơng xương sống?
1. Các mốc tiến hóa của động vật khơng xương sống:


Trải qua 5 mốc chính:



Từ động vật đơn bào → động vật đa bào



Từ chưa có mơ và hệ cơ quan → có mơ và hệ cơ quan



Từ đối xứng tỏa tròn → Đối xứng 2 bên



Từ chưa có thể xoang → có thể xoang




Từ dưới nước → Cạn



Các ngành thuộc nhóm động vật khơng xương sống:



Động vật Nguyên sinh



Động vật cận đa bào và đa bào



Động vật có miệng nguyên sinh



Động vật có miệng thứ sinh

1. Q trình phát triển và tiến hóa hệ tiêu hóa của động vật nguyên sinh và động vật cận đa bào:
Hệ Cơ
Quan

Động Vật Nguyên Sinh


Động Vật Cận Đa Bào

Hệ tiêu
hóa

Chưa phân hóa:

Chưa phân hóa:

- Tiêu hóa nội bào

- Tiết enzim biến đổi thức ăn ở ngồi cơ thể. Tiêu hóa
ngoại bào (Động vật hình tấm

- Tiêu hóa nhờ các khơng
bào tiêu hóa
- Dị dưỡng, tự dưỡng hoặc
hỗn dưỡng

- Tiêu hóa nội bào, thức ăn do dòng nước đưa đến (Thân
lỗ)

3. Q trình phát triển và tiến hóa các hệ cơ quan của ngành động vật đa bào:
Hệ Cơ
Quan

Ngành Ruột
Khoang

Ngành Sứa Lược


Ngành
Giun
Dẹp

Ngành
Giun Vịi

Ngành Giun Trịn

Hệ
tiêu
hóa

- Tua miệng

- Tua miệng

- Hệ tiêu hóa dạng
túi, có khoang tiêu
hóa thơng với bên
ngồi qua lỗ miệng.

- Hệ tiêu hóa dạng
túi, chia ống rất
phức tạp

- Lỗ
miệng


- Vịi là cơ
quan bắt
mồi

- Hệ tiêu hóa dạng
ống

- Hệ tiêu
hóa dạng
túi

- Hệ tiêu
hóa dạng

- Lỗ miệng phía
trước cơ thể, 3 môi
bao quanh (1 môi


- Tiêu hóa vừa ngoại
bào vừa nội bào

- Tiêu hóa ngoại
bào trong khoang
hầu và tiêu hóa nội
bào trong dạ dày

ống (Có hậu
mơn)


lưng, 2 mơi bụng)

4. Q trình phát triển và tiến hóa các hệ cơ quan của ngành động có miệng nguyên sinh
Hệ Cơ
Quan

Thân Mềm

Giun Đốt

Chân Khớp

Hệ tiêu hóa

- Dạng ống, có lưỡi bào đặc trưng - Hệ tiêu hóa dạng ống Hệ tiêu hóa dạng ống

5. Q trình phát triển và tiến hóa các hệ cơ quan của ngành động vật có miệng thứ sinh
Hệ Cơ
Quan

Da Gai

Hàm Tơ

Hệ tiêu hóa

- thơng qua hệ máu và hệ ống
nước

- Dạng ống


Câu 6: Nêu đặc điểm chung của các ngành ĐVNS. Lấy ví dụ minh họa?


Đặc điểm chung:



Cơ thể chỉ gồm 1 tế bào nhưng cấu trúc và hình thái của chúng có thể thay đổi rất nhiều.



Tế bào của ĐVNS có 1 số đặc điểm khác với tế bào của ĐV đa bào:



Là tế bào biệt hóa đa năng.



Tế bào chất thường tạo thành lớp ngoại chất quánh hơn, phần nội chất lỏng hơn.



Có 1 số cơ quan tử ít hoặc không gặp ở Đv đa bào.



Cơ quan tử di chuyển là chân giả, roi bơi hoặc lơng bơi.




Bao chích - cơ quan tử tấn công và tự vệ.



Không bào co bóp - cơ quan tử điều hịa áp suất trong tế bào chất.



Kiểu dinh dưỡng: tự dưỡng và dị dưỡng.



Tiêu hóa nội bào bằng khơng bào tiêu hóa.



Cách bắt mồi, ăn mồi và thải chất bã khác nhau ở từng lồi.



Sinh sản vơ tính phổ biến ở ĐVNS: phân đơi, mọc chồi, liệt sinh hoặc phân nguyên hình.



Sinh sản hữu tính: có hiện tượng phân tính ở mức độ tế bào hoặc mức độ nhân.




Ở mức độ tế bào: Có cách hình thức sinh sản hữu tính khác nhau: đẳng giao (giao tử giống nhau),
dị giao và noãn giao (giao tử gần giống với tinh trùng).




Ở mức độ nhân: Gặp ở hiện tượng tiếp hợp của trùng lơng bơi.



ĐVNS có khả năng kết bào xác: Khi gặp điều kiện bất lợi → thu mình lại → Loại bỏ thức ăn ra
khỏi cơ thể → Loại bỏ bớt cơ quan tử → Tiết lớp màng → Nằm yên trong màng 1 thời gian (sống
ở trạng thái tiềm sinh).



Vai trò của bào xác: giúp ĐVNS chịu đựng được các thay đổi quá ngưỡng của môi trường như
nước bị cạn, đất khơ hạn, nhiệt độ thay đổi,..

Ví dụ: Ngành Trùng Lông bơi – Đại diện: Trùng đế giày
Đặc điểm:


Cơ thể gồm một tế bào được biệt hóa đa năng



Cơ thể có lơng phủ ngồi, có phức hợp cấu trúc gốc lơng bơi và có khoang dưới màng




Có 2 kiểu nhân: nhân lớn (dinh dưỡng) và nhân bé (sinh sản)

Hệ thống màng tế bào:


Có cấu trúc phức tạp gồm 2 lớp: màng ngồi và màng trong



Có hệ thống khơng bào co bóp phức tạp với lỗ thải của khơng bào co bóp tồn tại thường xuyên
được định vị bằng hệ thống vi ống



Một số lồi cịn có bào giang tồn tại thường xuyên

Di chuyển:


Mỗi lông bơi hoạt động như một mái chèo, uốn mạnh về một phía (ngược với chiều di chuyển) để
tạo lực đẩy cơ thể di chuyển, rồi nhẹ nhàng lấy lại vị trí ban đầu để chuẩn bị cho lần uốn mới

Dinh dưỡng:


Phần lớn ăn vụn bã hữu cơ hoặc các sinh vật bé (vi khuẩn, tảo đơn bào,…)

Sinh sản:



Kiểu sinh sản tiếp hợp ở trùng lơng bơi là kiểu sinh sản hữu tính rất đặc trưng

Câu 7: Nêu các đặc điểm chung của ngành Chân khớp. Phân biệt biến thái hồn tồn và khơng
hồn tồn? Lấy ví dụ của các đại diện thuộc ngành Chân khớp.


Đặc điểm chung của ngành Chân khớp:



Chân khớp là ngành rất lớn, bao gồm trên 2/3 số lòa động vật hiện biết, phân bố rất rộng trong
mọi ngõ ngách của hành tinh chúng ta. Có 4 phân ngành gồm: phân ngành 3 thùy, phân ngành có
kìm, phân ngành có mang, phân ngành có ống khí



Tuy biểu hiện bên ngồi rất đa dạng nhưng tất cả chân khớp đề có các đặc điểm chung sau:



Có cơ thể và phần phụ chia đốt. các đốt có thể tập hợp thành các nhóm đốt, có hình thái phần phụ
thích hợp với chức năng đảm nhiệm, tạo thành các phần khác nhau của cơ thể.



Có lớp vỏ cutincun bọc ngồi, bảo vệ cơ thể khỏi các va chạm cơ học và hóa học và tạo chỗ bám
cho các chùm cơ bên trong. Khi lên cạn lớp này phát triển tầng cutincun mặt giữ nước cho cơ thể.
Phát triển qua lột xác. Khơng cịn bao mơ bì cơ mà hình thành các chùm cơ.





Hệ tuần hồn hở. các hệ cơ quan khác có biểu hiện đa dạng tùy nhóm, phụ thuộc vào mức độ tiến
hóa và mơi trường sống ở nước hay ở cạn. Ví dụ cơ quan hơ hấp có thể là mang, mang sách (ở
nước) và phổi sách, ống khí (trên cạn); hệ bài tiết có thể là tuyến râu tuyến hàm, tuyến hang (ở
nước) hoặc hệ ống bài tiết (ở cạn); hệ thần kinh và giác quan có thể rất phát triển tùy theo mức độ
hoạt động.



Phân biệt biến thái hồn tồn và khơng hồn tồn:



Biến thái hồn tồn:



Gặp ở cánh cứng, cánh phấn, cánh màng, hai cánh…



Ấu trùng khác hẳn trưởng thành cả về hình thái cấu tạo và sinh học.



Sai khác lớn giữa ấu trùng và trưởng thành địi hỏi giai đoạn trung gian để ấu trùng có thể chuyển
thành, đó là giai đoạn nhộng




VD: ấu trùng bướm ăn lá cây, dạng sâu, cơ quan kiểu nghiền, không có mầm cánh, ngồi 3 đơi
chân ngực cịn có thêm chân bụng, chưa có mắt kép, râu ngắn và nhỏ, ngồi ra cịn có tuyến cơ,
có thể có long độc…bướm trưởng thành trái lại hút mật hoa hoặc nhịn ăn, khơng cịn giữ dạng
sâu, cơ quan miệng kiểu hút, cánh phát triển, 3 đơi chân ngực phát triển, khơng có chân bụng, mắt
kép và râu phát triển, khơng có tuyến tơ.



Biến thái khơng hồn tồn:



Gặp ở sâu bọ có cánh thấp như: cánh thẳng, chuồn chuồn…



Sâu non mới nở đã hao hao giống con trưởng thành tuy mới chỉ có mầm cánh, chưa có đặc điểm
sinh dục thứ cấp nhưng có thể có thêm các cơ quan riêng của ấu trùng (mang ống khí ở ấu trùng
chuồn chuồn và phù du…). Cứ sau mỗi lần lột xác cái sai khác này giảm dần cho đến khi giống
trưởng thành. Số lần lột xác trung bình là 4-5 nhưng thường khơng nhất định và thay đổi tùy lồi.

Câu 9: Trình bày đặc điểm chung của ngành giun đốt.


Cơ thể phân đốt: nhiều cơ quan sắp xếp lặp lại dọc cơ thể, tạo cho cơ thể gồm một chuỗi các hoạt
động giống nhau gọi là các đốt, giữa các đốt liên tiếp có các vách ngăn => mỗi đốt là một phần
của cơ thể, lại vừa là một đơn vị có thể tự điều chỉnh ở một chừng mực nhất định trong hoạt động
chung của cơ thể.


+ 2 loại cơ thể:


Phân đốt đồng hình: cơ thể có các đốt tương đối giống nhau



Phân đốt dị hình: các đốt ở phần khác nhau biến đổi phù hợp với chức năng nó đảm nhận



Cơ thể có thể xoang chính thức: trong thể xoang chứa dịch thể xoang, khoang cơ thể được giới
hạn hoàn toàn bằng lớp thế bào có nguồn gốc từ lá phơi giữa, phần lát mặt trong của cơ thể gọi là
vách, phần lát ống tiêu hóa và nội quan gọi là lá phủ tạng. Thể xoang của mỗi đốt thơng với ngồi
bằng một hậu đơn thận, có phễu thận ở trong thể xoang và ống thận mở ra ngồi đơi lỗ bài tiết ở
đốt tiếp theo. Tuy nhiên khi hoạt động mỗi đốt là một túi kín chứa dịch, tiến hành chức năng của
bộ xương nước, có thể sức căng trong hoạt động di chuyển.

Các sản phẩm bài tiết cũng như tế bào sinh dục được chuyển ra ngoài qua dịch thể xoang.


Mức độ tổ chức cơ quan: có hệ thống tiêu hóa dạng ống, hệ bài tiết là các đơi hậu đơn thận ứng
với từng đốt, hệ thần kinh bậc thang dạng chuỗi, hệ sinh dục có nhiều mức độ tổ chức: từ mức độ


của ruột khoang( chỉ có tuyến sinh dục) đến mức độ của giun dẹp( có tuyến sinh dục, ống dẫn và
tuyến phụ sinh dục). Giun đốt có hệ tuần hồn kín. Cơ quan di chuyển là sức ép của bao cơ và
sức ép của dịch thể xoang cịn các đơi chi bên có các tơ được coi là phần cịn lại của chi bên. Hô
hấp chủ yếu qua da, một số nhóm đã có vùng trao đổi khí riêng gọi là mang( tập chung nhiều mao

quản)


Trứng giun đốt phân cắt xoắn ốc và xác định



Đặc điểm đặc trưng của ngành này là có qua giai đoạn ấu trùng Trochophora và có hình thành 2
loại đốt: đốt ấu trùng và đốt sau ấu trùng.

Câu 10: Trình bày đặc điểm chung của ngành thân mềm? Vai trò của chúng.
1. Đặc điểm chung:


Cơ thể có đối xứng hai bên (trừ phần lớn ốc có cơ thể mất đối xứng).



Cơ thể là 1 khối mềm, thường gồm 3 phần đầu, chân và thân.



Bờ viền phần thân kéo dài thành vạt áo. Bờ vạt áo thường tiết vỏ đá vơi bọc ngồi cơ thể. Khoang
trống giữa vạt áo và các phần khác của cơ thể là khoang áo.



Cơ thể không phân đốt (trừ 1 số nhóm có 1 số cơ quan sắp xếp theo kiểu phân đốt).




Thể xoang chính thức thu nhỏ chỉ cịn 1 phần bao quanh tim (xoang bao tim) và phần bao quanh
tuyến sinh dục (xoang sinh dục), phần còn lại giữa các nội quan có mơ liên kết lấp kín.



Hệ tuần hồn hở nhưng có tim khá chun hóa gồm 1 tâm thất và 1 tâm nhĩ.



Hệ bài tiết là dạng biến đổi của hậu đơn thận.



Hệ thần kinh theo kiểu bậc thang kép (ở nhóm cổ) hoặc hạch phân tán.



Cơ quan hô hấp ở nước là mang lá, ở cạn là phổi có cấu tạo đơn giản.



Sinh sản hữu tính. Trungsws giàu nỗn hồng, phân cắt hồn tồn, xoắn ốc và xác định. Nhóm cổ
phát triển qua ấu trùng trochophora giống ở Giun đốt.



Lưỡi bào (radula) là cấu trúc đặc trưng của thân mềm.




Vỏ của thân mềm là sản phẩm tiết của bờ vạt áo, cấu tạo bằng CaCO3 gắn kết với nhau trên
khn protein.

2. Vai trị:


Đối với đời sống con người:

Lợi ích:


Làm thức ăn cho con người: ốc, trai, sị,...



Làm đồ trang trí, đồ mỹ nghệ: vỏ ốc, vở trai,...



Có giá trị về mặt địa chất: hóa thạch của các lồi ốc, vỏ sị,...



Có giá trị về xuất khẩu: bào ngư, sò huyết,...

Tác hại:





Gây hại cho cây trồng: ốc bươu vàng,...



Vật chủ trung gian truyền bênh giun sán cho con người: ốc tai, ốc mút,...



Đối với sinh giới:

Lợi ích:


Làm nguồn cung cấp thức ăn cho động vật khác: trứng, ấu trùng của sò, hến,...



Làm sạch mơi trường nước: sị, trai, vẹm,...

Tác hại: Vật chủ trung gian truyền bệnh giun sán cho các loài động vật: ốc ao, ốc mút,...
Câu 11: Nêu đăc điểm 5 loại giun dẹp kí sinh gây hại nguy hiếm ở người và vật nuôi. Cơ sở sinh học
của các biện pháp phịng chống chúng.
- 5 loại giun dẹp kí sinh gây hại ở người và vật nuôi là: sán lá gan, sán bã trầu, sán dây, sán lá máu.
- Sán lá gan:
+ Cơ thể sán lá gan hình lá, dẹp, màu đỏ máu.
+ Sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh nên mắt và lơng bơi bị tiêu giảm.. Ngược lại, các giác bám
phát triển.
+ Sán lá gan dùng 2 giác bám chắc vào nội tạng vật chủ. Hầu có cơ khỏe giúp miệng hút chất dinh dưỡng
từ môi trường ký sinh đưa vào hai nhánh ruột chằng chịt để vừa tiêu hóa với tốc độ nhanh vừa dẫn chất

dinh dưỡng nuôi cơ thể.
+ Sán lá gan khơng có hậu mơn.
+ Sán lá gan là lồi lưỡng tính sinh sản nhiều.
+ Nơi sống: kí sinh trong nội tạng trâu, bò.
+ Tác hại đối với vật chủ :do sán bám chặt vào ống mật,dùng mồm để hút thức ăn nên lâu dần gan sẽ bị
xơ hóa lan tỏa và thối hóa mỡ. Độc tố do sán tiết ra có thể gây ra các tình trạng dị ứng,đơi khi là thiếu
máu.
- Sán dây: có sán dây lợn và sán dây bị
+ Sán dây có đầu nhỏ và cơ quan giác bám tăng cường (có 4 giác bám, một số có thêm móc bám).
+ Dinh dưỡng bằng cách thẩm thấu chất dinh dưỡng có sẵn có ruột người qua thành cơ thể, nên rất hiệu
quả.
+ Mỗi đốt có một cơ quan sinh sản lưỡng tính.
+ Nơi sống: kí sinh ở ruột non người và cơ bắp trâu bò
+ Tác hại đối với vật chủ:lấy chất dinh dưỡng,truyền bệnh nang sán,...
- Sán bã trầu:
+ Sán bã trầu mặt bụng có hai giác bám giúp sán bám chắc vào thành ruột.
+ Sán bã trầu bên cạnh giác miệng, giác bụng cịn có ruột, tử cung tuyến sinh trứng, tuyết sinh tinh, tuyến
noãn hoàng.


+ Cơ quan tiêu hóa và sinh dục phát triển
+ Lối sống: Đối tượng là người và lợn (ký sinh ở tá tràng người và ruột non lợn).
+ Tác hại đối với vật chủ: Gây bệnh sán lá ruột lợn.
- Sán lá máu:
+ Sán lá máu thường sống ở những nơi ô nhiễm. Chúng xâm nhập vào da con người khi da tiếp xúc với
môi trường bị ô nhiễm.
+ Sán lá máu có cơ thể phân tính gồm con đực và con cái. Chúng sinh sản = cách tiếp hợp.
+ Lối sống: Chúng kí sinh trong máu người.
+ Tác hại đối với vật chủ: sán lá máu gây ra nhiễm trùng máu và một số bệnh nguy hiểm khác



Biện pháp chống giun dẹp kí sinh

- Ăn chín, uống sơi
- Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh bằng xà phịng
- Tẩy giun định kì
- Khơng đi chân đất
- Giữ gìn vệ sinh mơi trường
- Đi vệ sinh đúng nơi quy định
Câu 12: Thích nghi của Động vật không xương sống với môi trường nước .
Trả lời :Đặc điểm của Động vật khơng xương sống để thích nghi với môi trường nước.
- Ngành động vật nguyên sinh : có các cơ quan vận chuyển như : roi bơi , lơng bơi, chân giả.
- Ngành Ruột khoang: có cấu tạo 2 dạng để thích nghi với đời sống dưới nước thể hiện: dang thủy tức –
thích nghi với đời sống bám dưới nước, dang thủy mẫu (sứa) – thích nghi với đời sống trơi nổi .
+ Ở sứa cịn có cấu tạo là bình nang để di chuyển trơi nổi trong nước mà không sợ mất cân bằng . Bình
nang cịn kích thích hoạt động của rèm bờ dù trong vận động của sứa .
- Ngành Giun dẹp: là nhóm di chuyển định hướng hoặc bị trên giá thể ,hoặc bơi trong nước , có cơ thể
đối xứng hai bên. Với lớp sống kí sinh thì lơng bơi tiêu giảm . Ở giun dẹp thì di chuyển uốn sóng là cơ
chể của sự hoạt động của tế bào cơ tròn lớp cơ vòng và cơ dọc . Ở sán lông , sống tự do lông bơi và bao
cơ là hai cơ quan hỗ trọ nhau trong di chuyển. Tuy nhiên hoạt động của lông bơi bất lực dần ở sán lông cỡ
lớn , nhường cho hoạt động cơ.
=> Các biến đổi trên gắn liền với điều kiện sống riêng của nhóm ký sinh . Chúng sống nhờ vào vật chủ , ít
hoặc khơng di chuyển .
- Ngành Giun trịn : chúng sống ở trong nền đáy nông của các thủy vực nước mặn hay nước ngọt , ….
Giun tròn có kiểu di chuyển riêng biệt gắn liền với 3 cấu trúc riêng : tầng cuticun gồm các sợi cơ khơng
co duỗi bao ngồi, bao cơ chỉ gồm lớp cơ dọc phân thành 4 dải ở trong và dịch trong khoang giả luôn tạo
sức căng lớn. Do kiểu di chuyển đặc trưng này , giun trịn thích hợp với mơi trường sống luồn lách( trong
bùn đáy, trong thảm mục , trong mô vật chủ ).



- Ngành Thân mềm:Phần lớn sống ở biển , số ít sống ở nước ngọt và sống ở cạn. Có bước tiến hóa hơn
các ngành trước. Cơ thể có các phần đầu, chân, thân và áo là 1 khối mềm . Mức độ phát triển và vị trí
tương đối của các phần này là đặc trưng cho từng lớp thân mềm . Mơ bì của phần thân phát triển thành
tấm gọi là vạt áo. Giữa vạt áo và thành cơ thể hình thành khoang áo trong đó có cơ quan vạt áo.Có lưỡi
bào đặc trưng để cạo và cuốn thức ăn vào miệng .
+ Chân rìu có vỏ 2 mảnh khớp với nhau nhờ răng và dây chằng ở mặt lưng . Phần đầu tiêu giảm, thích
ứng với đời sống chui rúc trong bùn.
+ Chân xẻng có vỏ dang ống . Đầu tiêu giảm , thích ứng với đời sống chui rúc trơng bùn.
+ Ở mang ngăn có ống hút đủ khả năng để hút vào các khoang áo các mồi bé như giáp xác và giun.
Tấm miệng bắt thức ăn vào miệng .
+ Hệ tuần hồn hở, chỉ có một chủ động mạch từ tấm thất về phía trước .Tim ->máu -> động mạch
-> đi nuôi cơ thể -> tập trung về đơn thận -> một phần về tim , một phần qua mang lấy oxi -> tim. Máu về
tim đề là máu pha.
+ Cơ quan hô hấp bằng mang lá đối, đặc trưng cho từng bộ ( chân xẻng khơng có mang).
- Ngành Giun đốt: Cơ thể giun đốt mở đầu cho một mức độ tổ chức mới của cơ thể động vật . trong ngành
giun đốt, lớp giun nhiều tơ là lớp thích nghi với đời sống ở dưới nước nhất . Sống ở biển , chỉ có ít lồi
sống ở nước ngọt .Cơ quan di chuyển là chi bên. Phần thân gồm nhiều đốt , mỗi đốt mang một đôi chi bên
và phần đuôi mang sợi đuôi ở tận cùng. Các đốt trước của phần thân tham gia vào chức năng cảm giác và
lấy thức ăn , tạo phần quanh miệng. Một chi bên điển hình có 2 thùy; thùy lưng và thù bụng. Trong mỗi
thùy coa chùm tơ như bơi chèo giúp giun bơi hoặc bò trên nền đáy.
- Ngành Chân khớp : trong ngành Chân khớp thì có lớp giác xác là thích nghi cao với đời sống ở dưới
nước hơn các lớp khác.Các lớp giáp xác có hình dạng phần đầu – phần ngực giáp với nhau, cơ thể được
bao bọc bên ngoài bằng lớp vỏ kitin ,nhờ lớp vỏ thắm canxi và vơi hóa làm cho vỏ giáp xác rất cứng , có
loại vỏ rất đẹp,mỏng manh hay trong suốt ( như rận nước ) để lẫn tránh kẻ thù khi trong nước. Trên đầu có
hai cặp râu, một mắt điểm, hai mắt kép và ba cặp phụ miệng. Các phần phụ đã trải qua q trình tiến hóa
để thích nghi một cách đa dạng với chức năng khác nhau:bơi, bò , cơ quan cảm giác….Nhiều lồi có cặp
chân ngực thứ nhất biến đổi thành vuốt hoặc càng.Cơ quan hô hấp bằng mang , có hai loại mang là mang
và mang sách:
+ Mang: là các nhánh ở phần gốc phụ, thường nằm trong khoang mang , chỉ gặp ở giáp xác.
+ Mang sách : mang gồm các tấm sếp chồng lên nhau như những trang sách ở dưới phần phụ bụng,

chỉ gặp ở một nhóm nhỏ chân khớp cổ điển ( sam, so).
=> Các mang thường đươc gắn ở phần gốc của các cặp chân ngực, vận động của chân ngực sẽ tạo dịng
nước chảy qua mang , giúp cho q trình hô hấp diễn ra.
- Ngành Da gai : Chỉ sống ở biển , kể cả số ít lồi sống ở cửa sông ven biển . Chúng là động vật đáy sống
tự do , cũng có khi có cuống bám trên giá thể. Các nhóm thường gặp là sao biển, cầu gai , hải sâm , huệ
biển …. Các hệ cơ quan thích nghi với mơi trường sống dưới nước:
+ Chân ống là cơ quan chuyển vận độc đáo của da gai, dựa chủ yếu vào sức ép của nước trong hệ
ống nước. Hệ ống nước được hình thành từ túi thể xoang của ấu trùng. Hệ này gồm ốn nước vịng quanh
miệng -> tỏa ra các ống nước phóng xạ , tỏa ra hai bên từng cặp ampun thông với chân ống ở dưới . Hệ
này lấy nước từ môi trường ngồi thơng qua tấm sảng là cơ quan lọc nước nằm ở cực đối miệng. Chân
ống có thành mỏng , co nhờ cơ dọc của chính nó.


+ Hệ máu : Thanh phần chủ yếu là cơ quan trục xốp.Trong hệ trục có xoang trục thơng với 2 vòng
máu, vòng miệng và vòng đối miệng , từ vịng dối miệng có mạch máu ,có các mạch như vậy tới các chân
ống -> thường được coi là hệ tuần hồn .
+ Mơ liên kết biến đổi: chỉ gặp độc nhất ở Da gai hhay còn được gọi là mơ gom. Khi bị kích thích
chúng có thể thoắt cứng hoặc thoắt mềm ,khả năng biến đổi nhanh chóng độ cứng này giúp Da gai bắt
mồi, di chuyển và tự ngắt các phần cơ thể để thoát thân khi bị kẻ thù tấn công.
+ Cơ quan hô hấp của da gai phát triển yếu hoặc thiếu. Chức năng trao đổi khí tiến hành qua da
nhất là qua thành chân ống , hoặc qua “mang”, phổi nước ở vài nhóm.
Câu 13: Thích nghi của động vật khơng xương sống ở mơi trường cạn:
+Tầng cutin dày và cứng hoặc mềm dẻo nhờ sự kết hợp của các protein và có thêm kitin
=>>
chống mất nước, tăng khả năng nâng đỡ, cách li phần bên trong cơ thể với môi trường làm
giảm thay đổi sự tác động của sự thay đổi nhiệt độ bên ngồi mơi trường tới sự chun hóa các chất trong
cơ thể.
+Cơ thể và phần phụ có sự phân đốt=>> thích nghi với sự vận động đi, nhảy, gọi bạn đời… trên cạn
+Thành phần hóa học của bộ xương ngồi đã tạo điều kiện thích nghi rộng: ở chỗ khơ thì tầng epicuticun
dày, tăng khả năng chống mất nước; ở chỗ khớp nối thường exocuticun bị tiêu giảm và relizin chiếm tỉ lệ

cao, bảo đảm khớp động giữa các đốt.
+Hệ bài tiết phát triển đa dạng, đặc biệt là sự xuất hiện của ống Malpighi làm tăng khả năng tái hấp thu
nước, làm giảm áp lực của nhu cầu nước đối với động vật khi vận động trên cạn
+Hệ hô hấp đa dạng giúp động vật thích nghi với nhiều loại môi trường khác nhau ở trên cạn, dặc biệt là
hệ thống ống khí ở ngành Chân Khớp giúp cho động vật có thể hơ hấp thuận lợi trong mơi trường khô
+Cơ quan cảm giác phát triển vượt bậc, đặc biệt là mắt kép (sản phẩm riêng của ngành Chân Khớp) có thể
hoạt động linh hoạt trong mơi trường ngồi sáng.
Câu 14: Quan hệ phát sinh các ngành động vật không xương sống theo các hướng phân ly cấu trúc
cơ thể.
-

Từ động vật đơn bào -> động vật đa bào

+ động vật đơn bào cơ thể chỉ có 1 tế bào, mọi hoạt động sống được thực hiện nhờ các phần biệt hóa
trong phạm vi 1 TB, cơ thể rất nhỏ (DDVNS).
+ động vật đa bào gồm: đa bào ở mức thấp (ngành thân lỗ) và ĐV đa bào ở mức cao ( chân khớp)
-

Chưa có mơ vầ hệ cơ quan -> có mơ và hệ cơ thể

+ Nghành thân lỗ tổ chức cơ thể có nhiều tế bào nhưng khơng có sự liên kết giữa các tế bào đó tạo thành
mơ, cơ quan, chưa có tế bào thần kinh và cảm giác. Để đảm bảo hoạt động sống trong một cơ thể thì cần
phải hình thành mơ và các hệ cơ quan.
+ Ở ruột khoang đã có sự phân hố về chức năng trong một số tế bào của cơ thể như có tế bào gai, tế bào
thần kinh mạng lưới.
+ Ở giun dẹp thì có tiến bộ mới trong tổ chức của một số hệ cơ quan như hệ sinh dục có thêm các tuyến
phụ sinh dục, ống dẫn sinh dục và có cả cơ quan giao phối. Hệ thần kinh tập trung thành não. Có thêm hệ
bài tiết là nguyên đơn thận.



+ Ở chân khớp có hệ tuần hồn hở, các hệ cơ quan khác thì đa dạng. VD: hệ hơ hấp có thể lá mang, mang
sách, phổi sách, ống khí, hệ thần kinh và giác quan rất phát triển.
-

Cơ thể đối xứng tỏa tròn -> đối xứng 2 bên

+ Cơ thể đối xứng toả trịn thích hợp với đời sống bám hoặc di chuyển chậm đó là ruột khoang ( sứa, san
hô, thuỷ tức).
+ Ở sứa lược cơ thể vừa có đối xứng toả trịn vừa có đối xứng hai bên.
Cơ thể đối xứng hai bên làm tăng khả năng nhận biết và phản ứng với thay đổi của môi trường, tăng khả
năng kiếm và bắt mồi.VD: Giun dẹp, giun trịn, giáp xác, chân khớp……
-

Chưa có thể xoang -> có thể xoang

+ Khơng có thể xoang: tức là khơng có khoang trống giữa thành cơ thể và thành ruột. VD: giun dẹp.
+ Thể xoang nguyên thuỷ : là xoang có từ giai đoạn phơi, khơng có giới hạn, khơng có tế bào biểu mô, là
xoang rỗng chứa đầy dịch. VD: giun trịn, giun bụng lơng, trùng bánh xe…
+ Thể xoang chính thức là xoang được hình thành sau, có lớp mơ bì lát xoang (được bao bọc bởi 1 lớp tế
bào mơ bì hay biểu mơ thể xoang). Q trình hình thành thể xoang chính thức là q trình ép dồn thể
xoang nguyên thuỷ. VD: ngành giun đốt (là ngành đầu tiên xuất hiện thể xoang chính thức), ngành thân
mềm, ngành da gai…….
Ngành chân khớp có thể xoang hỗn hợp.
=>Thể xoang góp phần giữ cho mơi trường trong cơ thể ổn định khi mơi trường ngồi biến đổi đột ngột.
-

Đời sống từ nước -> cạn

Đối với động vật sống dưới nước:
+ Cơ quan hô hấp bằng mang hoặc qua bề mặt cơ thể

+ Động vật khơng xương sống kí sinh: giác quan kém phát triển.
VD: Thủy tức…..
+ Động vật không xương sống sống tự do: giác quan phát triển. VD san hơ, hải quỳ…
+ Thụ tinh ngồi là chủ yếu
Đối với động vật sống trên cạn:
+ Hình thành lớp vỏ chống thốt nước bọc ngồi cơ thể
+ Cơ quan hơ hấp chuyển vào trong cơ thể như: Hô hấp bằng ống khí (VD: châu chấu), Hơ hấp bằng phổi
(VD: ốc), Hơ hấp bằng phổi sách ( VD: lớp hình nhện).
+Hình thành cơ chế thụ tinh trong. VD: Nhóm hình nhện thụ tinh bằng bao tinh
Câu 15: Giải thích hiện tượng mất đối xứng của của cơ thể chân bụng. Xây dựng sơ đồ thể hiện
quan hệ của các phân lớp và các bộ của Chân bụng.
*Cấu tạo đối xứng hai bên của nhóm thân mềm cổ và giai đoạn ấu trùng của chân bụng chứng tỏ rằng
không đối xứng của chân bụng chỉ là biến đổi thứ sinh. Tổ tiên của nó vốn có đối xứng 2 bên.
Nguyên nhân đã dẫn đến hiện tượng đảo lộn của cơ thể Chân bụng đã được Naef giải thích bằng quan
điểm hình thái như sau:




Chân bụng ngun thủy vỏ hình nón chuyển dần sang xoắn trong một mặt phẳng. Miệng có vỏ ở
cuối cơ thể, phần nặng của vỏ ở phía trước, khoang áo ở phía sau. Sống bơi



Khi chuyển sang đời sống ở bị, phần nặng chuyển sang phía sau cơ thể để thích nghi với đời
sơng bị bằng cách quay vỏ 180 độ. Khoang áo do đó chuyển về phía trước cơ thể, cầu nối thần
kinh bên- mang do đó bắt chéo (ứng với Hai tâm nhĩ)




Vậy chuyển từ xoắn trong một mặt phẳng sang xoắn chóp để thích nghi với độ bền của vỏ. Trọng
tâm của vỏ lệch sang một bên. Cơ thể điều chỉnh tọng tâm bằng cách quay ngược vỏ về phía sau
và hơi nghiêng về phía thân. Vỏ ép lên cơ quan áo 1 bên gây tiêu biến mang và tâm nhĩ, thân ở
bên đó cũng tiêu giảm theo. Tùy theo mức đọ quay điều hòa của vỏ mà hình thành các nhóm
Mang trước Một tâm nhĩ và Mang sau.

*sơ đồ thể hiện quan hệ của các phân lớp và các bộ của Chân bụng
- So sánh cấu tạo cơ thể của các loài chân bụng và căn cứ vào vị trí tương đối của khoang áo so với khối
nội quan, cơ thể phân biệt thành 4 sơ đồ cấu tạo ứng với các nhóm của Chân bụng
+ Hai tâm nhĩ (Mang trước): Nội quan có cấu tạo kép, xếp đối xứng hai bên (trừ gan, tuyến sinh dục, một
phần của ống tiêu hóa). Hệ thần kinh có cầu nối bên mang bắt chéo trên và dưới ruột. Khoang áo ở phía
sau trước thân.
+ Một âm nhĩ (Mang trước): Khoang áo ở phía trước thân. Cơ quan áo, tâm nhĩ, thậm chí chỉ cịn lại một
bên. Cầu nối bên mang bắt chéo.
+ Có phổi: Sống ở cạn, hơ hấp bằng phổi. Mức độ cấu tạo như một tâm nhĩ
+ Mang sau: Khoang áo lệch phía sau cơ thể. Cơ quan áo, tâm nhĩ, thận chỉ còn lại một bên. Vỏ ít nhiều
tiêu giảm


Sơ đồ:

Thâm mềm – Mang trước + Hai tâm nhĩ
+ Một tâm nhĩ
-Mang sau
-Có phổi
Câu 16 : Trình bày được mức độ tổ chức cơ thể sống của Giun dẹp . Nêu rõ các đặc điểm tiến bộ
hơn và các đặc điểm mới so với ngành Sứa lược và Ruột khoang.
Mức độ tổ chức của giun dẹp
-


Cơ thể giun dẹp có đối xứng 2 bên

-

Giun dẹp sống tự do là nhóm di chuyển định hướng hoặc bị trên giá thể hoặc bơi trong nước

-

Có sự phân hóa thành đầu đi, lưng bụng

Chưa xuất hiện hệ tuần hồn và hơ hấp, một số hoạt động sống( hơ hấp, bài tiết,…) tiến hành trực
tiếp qua bề mặt cơ thể
-

Cơ thể giun dẹp có 3 lá phơi và chưa có thể xoang

-

Cơ thể có 2 dạng túi lồng vào nhau, có chung một lỗ miệng


Túi ngồi là bao mơ bì cơ, túi trong là cơ quan tiêu hóa, giữa bao mơ bì cơ và cơ quan tiêu hóa là
nội quan nằm chìm trong nhu mơ đệm
-

Tế bào cơ xếp thành bao kín gồm 3 lớp : vịng, xiên, dọc

-

Ở giun dẹp chưa có hệ hơ hấp và tuần hồn mặc dầu có gặp huyết cầu tố ở một vài lồi


-

Hệ tiêu hóa vẫn chưa vượt khỏi mức độ tổ chức dạng túi

phối

Hệ sinh dục có thêm các tuyến phụ sinh dục, ống dẫn sinh dục và có thể có cả các cơ quan giao

Hệ thần kinh tập trung thành não phía trước với nhiều đơi dây thần kinh chạy dọc, thường có hai
dâu bên phát triển
Ở giun dẹp đã xuất hiện hệ bài tiết là nguyên đơn thận. Hệ nguyên đơn thận là một hệ thống ống
phân nhánh đổ ra ngoài ở một hay nhiều lỗ bài tiết và tận cùng bằng vô số tế bào cùng nằm trong nhu mơ
đệm
-

Ngồi chức năng bài tiết, nguyên đơn thận còn điều hòa áp suất thẩm thấu của cơ thể

Môi trường sống xuất phát của giun dẹp chính là mơi trường sống của sán lơng sống tự do trong
nước và đất ẩm. Từ môi trường này một số nhóm đã sớm chuyển sang ký sinh trong cơ thể động vật tạo
nên các lớp ký sinh của ngành Giun dẹp
-

Một số cơ quan bị tiêu giảm: lông bơi, các giác quan và ở sán dây cả hệ tiêu hóa

Phát triển 1 số cơ quan : cơ quan bám như giác bám, mép bám, đĩa bám, móc bám và ở sán dây cả
số lượng các cơ quan sinh sản
Tầng các hình thức sinh sản: bên cạnh sinh sản hữu tính có thêm sinh sản bằng tế bào mầm ở sán
lá; sinh sản bằng tạo nang nhiều đầu và bao nang nhiều đầu ở sán dây, tăng số lượng đẻ và tăng số trứng
trong mỗi lứa đẻ

Đặc điểm tiến bộ và điểm mới của Giun dẹp hơn so với Sứa lược và Ruột Khoang:


Cơ thể giun dẹp có đối xứng 2 bên



Có sự phân hóa thành đầu đi, lưng bụng



Ở giun dẹp đã xuất hiện hệ bài tiết là nguyên đơn thận. Hệ nguyên đơn thận là một hệ thống ống
phân nhánh đổ ra ngoài ở một hay nhiều lỗ bài tiết và tận cùng bằng vô số tế bào cùng nằm trong
nhu mơ đệm



Hệ sinh dục có thêm các tuyến phụ sinh dục, ống dẫn sinh dục và có thể có cả các cơ quan giao
phối



Phát triển 1 số cơ quan : cơ quan bám như giác bám, mép bám, đĩa bám, móc bám và ở sán dây
cả số lượng các cơ quan sinh sản => phù hợp với mơi trường sống kí sinh.




Một số cơ quan bị tiêu giảm: lông bơi, các giác quan và ở sán dây cả hệ tiêu hóa
Tầng các hình thức sinh sản: bên cạnh sinh sản hữu tính có thêm sinh sản bằng tế bào mầm ở sán

lá; sinh sản bằng tạo nang nhiều đầu và bao nang nhiều đầu ở sán dây, tăng số lượng đẻ và tăng số
trứng trong mỗi lứa đẻ

Câu 17: Trình bày cấu trúc và hoạt động của nguyên đơn thận.


1. Cấu trúc: gồm


Hệ thống ống phân nhánh



Lỗ bài tiết



Tế bào ngọn lửa chứa túm lông

1. Hoạt động:


Hệ thống ống phân nhánh đổ ra ngoài ở 1 hay nhiều lỗ bài tiết và tận cùng bằng tế bào ngọn lửa



Tế bào ngọn lửa chứa túm lơng hướng vào lịng ống. Tùm lông này vận động như một ngọn lửa là
cho nước và chất hịa tan trong dịch mơ được lọc qua tế bào ngọn lửa để vào trong hệ thống ống.




Khi dịch lọc (nước tiểu) đầy ống sẽ được thải qua lỗ bài tiết

1. Chức năng:


Bài tiết



Điều hòa thẩm thấu



Duy trì cân bằng nội mơi

Câu 18: Nêu các đặc điểm tiến hóa của Chân khớp so với các ngành trước nó.
Chân khớp chiếm tới 2/3 số lồi động vật hiện biết, với số cá thể từng loại rất lớn, phân bố trong mọi
ngõ ngách của sinh quyển. Về mặt số lượng, có thể nói kỉ nguyên của chúng ta là kỷ nguyên của Chân
khớp. Ưu thế đó là do Chân khớp sở hữu những đặc điểm tiến hóa vượt trội và mang tính thích nghi rất
cao bao gồm:

1. Đặc điểm cấu trúc cơ thể:


Cơ thể của Chân khớp có chung sơ đồ cấu trúc ban đầu với Giun đốt tuy nhiên có 1 vài cấu trúc
mới nâng cao khả năng thích nghi của chân khớp khiến nó phát triển tốt trên cả mơi trường cạn và
nước. Đó là: hình thành bộ xương ngồi, hình thành các phần phụ phân đốt và biệt hóa các đốt
có chung chức năng thành các phần khác nhau của cơ thể.




Cơ thể có lớp vỏ cứng bọc ngoài. Lớp này là tầng cuticun. Tầng này vốn đã có ở 1 số giun trịn,
giun dẹp và giun đốt nhưng ở Chân khớp thì nó cứng hơn và hạn chế mất nước ( thích nghi với
đời sống trên cạn )



Chân khớp có các chi , cánh ( ở côn trùng ) giúp di chuyển linh hoạt trên mơi trường sống.



Tổ chức cơ thể nhìn chung là phức tạp hơn vì ở Ruột khoang và các ngành trước chỉ có 2 lớp tế
bào.

1. Các hệ cơ quan:


Hệ tiêu hóa: có nguồn thức ăn và cách lấy thức ăn đa dạng hơn các ngành trước. Ống tiêu hóa
gồm 3 phần: ruột trước, giữa và sau.



Hệ hô hấp: cơ quan hô hấp đa dạng : mang, mang sách, phổi sách, ống khí, bề mặt cơ thể.



Hệ thần kinh và giác quan: hệ thần kinh giao cảm tinh tế và giác quan đa dạng



Câu 19: Chứng minh rằng Da Gai có nguồn gốc từ đối xứng 2 bên?


Các dẫn liệu về hoá thạch cho thấy động vật da gai vốn là nhóm có đối xứng 2 bên và cấu tạo đối
xứng tỏa tròn của phần lớn động vật da gai hiện sống chỉ là hiện tượng thứ sinh.



Mặt khác sự phân cắt trứng phóng xạ, hình thành thể xoang theo kiểu lõm ruột chứng tỏ động vật
da gai có quan hệ gần gũi với các nhóm động vật có miệng thứ sinh khác.



Ấu trùng có đối xứng 2 bên của tất cả các nhóm động vật da gai hiện sống giúp cho chúng ta hình
dung các đặc điểm chính của tổ tiên:



Tổ tiên giả thiết có cơ thể đối xứng hai bên 2 bên, bị trên đáy, miệng ở phía trước, hậu mơn ở
phía sau trên đường bụng, có 3 đơi túi thể xoang và đơi thứ nhất thơng với bên ngồi. Tổ tiên này
có lẽ cũng là tổ tiên chung của tất cả động vật có miệng thứ sinh (deuterostomia).



Bằng chứng là ấu trùng của ngành Nửa dây sống và Có dây sống đều có 3 đơi túi thể xoang ở
giai đoạn đầu và hình dạng của ấu trùng mang ruột cũng rất giống ấu trùng dipleurula của
động vật da gai.

→ Có thể cho rằng tổ tiên của động vật da gai đã dùng phần trước (phần đầu) bám vào giá thể.



Khởi đầu đặc điểm đối xứng tỏa tròn thể hiện trên sự sắp xếp tấm xương, sau đó chuyển dần
vào cơ quan bên trong như hệ thống ống dẫn nước, thần kinh, tuần hồn và sau đó là tiêu hố
và sinh dục.



Kết quả quá trình này là cơ thể động vật da gai chuyển từ đối xứng 2 bên sang đối xứng toả
tròn.



Lớp Cầu biển (Cystoidea) là lớp nguyên thuỷ nhất trong ngành, rồi đến các lớp khác trong
Pelmathozoa như Nụ biển (Blastoidea) và Huệ biển (Crinoidea) tiến hoá theo hướng hình thành
cánh. Trong Eleutherozoa thì Sao biển (Asteroidea), Đi rắn (Ophiuroidea) có quan hệ gần gũi
với nhau:



Hải sâm cịn giữ được đặc điểm nguyên thuỷ như có tấm sàng và lỗ sinh dục trên cực miệng,
chỉ có 1 tuyến sinh dục, ruột hình ống chứng tỏ chúng rất gần với tổ tiên chung.



Cầu gai có vị trí chưa rõ, nhóm động vật cầu gai khơng đều có cấu trúc cơ thể trở lại đối xứng 2
bên, nhưng có thể là nhóm xuất hiện sau cùng.

→ Do lối sống ít di động, phần lớn động vật da gai hiện nay vẫn có cơ thể đối xứng toả trịn.
Câu 20: Phân tích đặc điểm tiến hóa của Da gai so với các ngành động vật có miệng nguyên sinh?
1. Cơ thể da gai có đối xứng tỏa trịn



Đối xứng tỏa trong thường là bậc 5. Do định hướng cơ thể không bằng “ đầu- đuôi” mà bằng “
cực miệng- cực đối miệng” nằm trên trục đối xứng



Ấu trùng da gai đối xứng 2 bên



Đối xứng tỏa tròn của da gai là biến đổi thứ sinh bắt nguồn từ tổ tiên có đối xứng 2 bên

1. Hệ ống nước và chân ống


Hệ ống nước được hình thành từ túi thể xoang của ấu trùng, lấy nước từ ngồi thơng qua tấm
sàng.




Hệ ống nước gồm:



Ống nước vòng quanh miệng -> Tỏa ra các ống nước phóng xạ




Chân ống: 2 dãy chỉ có cơ dọc chúng duỗi ra



Nhờ ampun dẫn nước vào, sức bám nhờ tương tác ion và hoạt động của tế bào tuyến kép chân
ống là nơi trao đổi khí.

1. Hệ tuần hoàn và hệ máu xoang giả.


Cùng với hệ ống dẫn nước, hệ tuần hoàn và hệ xoang máu giả là đặc điểm rất đặc trưng của
động vật da gai. Điển hình có vịng tuần hồn quanh miệng, có 5 ống tuần hồn phóng xạ. Ngồi
ra có vịng tuần hoàn đối miệng và cấc ống tuần hoàn đi vào tuyến sinh dục.Vòng quanh miệng
và vòng đối miệng nối với nhau bằng phức hệ cơ quan trụ. Lưu ý rằng ở động vật da gai khơng
có mạch máu mà chỉ khe xoang

→ Hoạt động tuần hồn thực sự khơng có.


Hệ xoang máu giả là một bộ phận của thể xoang, bao gồm vòng máu giả quanh miệng, các
ống máu giả đi vào các vùng phóng xạ. Chức phận của hệ máu giả là nuôi dưỡng hệ thần kinh.

1. Hệ thần kinh


Hệ thần kinh của da gai cấu tạo đối xứng tỏa trịn và gồm 3 hệ:



Hệ thần kinh ngồi nằm ở mặt miệng có vịng thần kinh bao quanh hầu, thực quản và các dây

thần kinh phóng xạ nằm ở lớp biểu mô đi tới nội quan → chức năng thụ cảm



Hệ thần kinh dưới da nằm ở dưới mạng miệng → chức năng điều khiển vận động dưới da



Hệ thần kinh trong ở phía đối miệng liên hệ với biểu mơ thể xoang



Hệ thần kinh của da gai cịn giữ nhiều nét cổ, tế bào thần kinh chưa tập trung thành hạch

1. Mô liên kết biến đổi


Loại mô này chỉ mới gặp độc nhất ở da gai. Khi bị kích thích chúng có thể thoắt cứng hoặc thoắt
mềm. Khả năng biến đổi nhanh chóng độ cứng này giúp da gai bắt mồi, di chuyển và tự ngắt các
phần của cơ thể để thốt thân khi bị tấn cơng

1. Các hệ cơ quan khác


Hệ hô hấp: Động vật da gai có hệ hơ hấp phát triển yếu hay thiếu, chức phận trao đổi khí
được tiến hành qua da, nhất là qua thành chân ống hay qua "mang" (là các túi trên các tay
thực chất là biến đổi của các phần xoang cơ thể), phổi hình búi như ở lớp Hải sâm.




Cơ quan tiêu hố khơng có đối xứng toả trịn, ống tiêu hố dài, uốn khúc, được dính vào thành
cơ thể nhờ các màng treo ruột. Do lối ăn khác nhau nên cấu tạo ống tiêu hố khác nhau. Ví dụ
như ở các lớp Hải sâm, Cầu gai, Huệ biển có hầu, cịn ở các lớp Đi rắn và Sao biển khơng có
hầu. Ở Đi rắn khơng có cả ruột sau và hậu mơn.



Động vật da gai khơng có cơ quan bài tiết. Sự bài tiết chủ yếu do các tế bào amip trong xoang cơ
thể đảm nhận.



Hệ sinh dục cấu tạo khá đơn giản, các tuyến sinh dục thường xếp đối xứng toả trịn hay hình
ống dài như ở lớp Hải sâm. Động vật da gai có khả năng tái sinh cao, một nửa cơ thể của lớp Hải


sâm hay Đi rắn hay thậm chí một cánh tay của lớp Sao biển cũng có thể tái sinh cho một cá
thể. Khả năng này này ở các lớp Cầu gai và Huệ biển thì ít hơn.
Câu 21: nêu vai trò của da gai đối với tự nhiên và con người?
Da gai là một ngành động vật tương đối lớn, hiện biết khoảng 6500 loài đang sống và 13000 loài hóa đá.
Chỉ sống ở biển, kể cả số lồi đang sống ở cửa song ven biển. chúng thường là động vật đáy sống tự do,
cũng có khi có cuống bám trên giá thể. Các nhóm thường gặp là sao biển, cầu gai, hải sâm, huệ biển…
chúng có nhiều vai trị đối với tự nhiên và con người.
Vai trò của da gai đối với tự nhiên và con người:


Hải sâm và cầu gai được dùng làm thực phẩm. hải sâm khai thác trong tự nhiên hoặc gây nuôi
được bỏ ruột và phơi khơ là hải sản có giá trị cao ở các nước như trung quốc, tiều tiên, nhật bản,
các nước đông nam á và đông phi. Cầu gai được sử dụng tuyến trứng là chủ yếu.




Ngoài giá trị thực phẩm, một số da gai (sao biển, hải sâm) còn là đối tượng khai thác dược liệu. ở
một số vùng, da gai có mật độ cá thể lớn được dùng làm phân bón. Bộ xương đá vơi của da gai có
thể là nguồn vật liệu xây dựng và là vật chỉ thị cho nghiên cứu địa tầng.



Trong tự nhiên da gai là thức ăn của cá đáy, trong số này có cả các lồi cá có giá trị kinh tế.



Tuy nhiên, sao biển lại là kẻ thù nguy hiểm của nghề nuôi hàu.

Câu 22: Chứng minh Da gai là thành viên của động vật có miệng thứ sinh.
Nói Da gai là thành viên của ngành động vật có miệng thứ sinh là do Da gai có những đặc điểm đặc
trưng, đặc điểm chung thuộc liên ngành động vật có miệng thứ sinh như:
Cơ thể đối xứng 2 bên, có xoang cơ thể, có miệng và hậu mơn hình thành từ phía đối diện của miệng
phơi, hậu mơn hình thành ở chỗ miệng phôi. Cơ thể gồm 3 đốt nguyên thuỷ và 3 đơi túi thể xoang.
Trứng phân cắt phóng xạ và không xác định. Hậu môn phát triển từ phôi khẩu. Thể xoang hình thành
bằng lõm ruột.
Cụ thể như sau
1. Sinh sản và phát triển
Đây là đặc điểm quan trọng quyết định da gai thuộc liên ngành động vật có miệng thứ sinh:


Da gai thụ tinh trong nước biển, trứng phân cắt hồn tồn, phóng xạ và xác định

VD: ở cầu gai, giai đoạn 8 phôi bào: phôi bào cực sinh học+sinh dưỡng đều nhau về kích thước
Giai đoạn 16 phơi bào, các phơi bào dần phân hố và là mầm của các phần khác nhau của cơ thể sau này



Phôi vị hình thành bằng cách lõm. Trong suốt quá trình hình thành phơi vị, nhu mơ ấu trùng từ 4
phơi bào nhỏ trên cực sinh dưỡng phân chia và tách các phôi bào trong phôi nang. Các tế bào này
là mầm bộ xương của cơ thể



Lá phơi giữa hình thành bằng cách lõm ruột. Đáy của khoang ruột nguyên thuỷ phân hố thành
một túi và túi đó sớm tách thành 2 phần ở hai bên để hình thành lá phơi giữa và thể xoang chính
thức.




Ở vị trí đối diện lá phơi ngồi lõm vào thông với phần đáy của khoang ruột nguyên thuỷ để thành
hậu môn. Miệng của da gai trưởng thành là Miệng thứ sinh khơng trùng với miệng phơi (từ
đó mà có tên gọi “Động vật có miệng thứ sinh”)

2. Cơ thể Da gai có đối xứng toả trịn, thường bậc 5. Ấu trùng có đối xứng 2 bên
Định hướng cơ thể không bằng “đầu-đuôi” mà bằng “cực miệng-cực đối miệng” nằm trên trục đối xứng.
Tuy cơ thể da gai có đối xứng toả trịn nhưng ấu trùng có đối xứng 2 bên, khác hẳn với đối xứng toả tròn
của ruột khoang và sứa lược, đối xứng toả tròn của da gai là biến đổi thứ sinh bắt nguồn từ tổ tiên có
đx 2 bên
3. Hệ ống nước và chân ống
Chân ống là cơ quan chuyển vận độc đáo của da gai, dựa chủ yếu vào sức ép của nước trong hệ ống nước.
4. Hệ máu
Thành phần chủ yếu: Cơ quan trục xốp, nằm cạnh ống đá.
Trong hệ trục có xoang trục thơng với 2 vịng máu, vịng miệng và vịng đối miệng. Từ vịng đối miệng có
các mạch máu, thực chất là các dải mơ, mỗi dải có thể xoang bao ngoài đi đến tuyến sinh dục

5. Hệ thần kinh
Gồm 3 hệ:
Hệ ngoài: là hệ cảm giác
Hệ dưới da và hệ trong: Hệ vận động.
6. Mơ liên kết biến đổi
Chỉ có ở da gai gọi là Mô liên kết biến đổi hoặc Mơ gom. Khi bị tác động có thể thoắt cứng, thoắt mềm.
Như vậy đặc điểm hình thái, các cơ quan cũng như sinh sản phát triển của da gai đã chứng minh nó thuộc
liên ngành động vật có miệng thứ sinh. Tuy có đặc điểm “đối xứng toả trịn” , không phải là kiểu đối xứng
hai bên nhưng ấu trùng da gai hiện nay lại có kiểu đối xứng toả trịn + các da gai hố đá đã chứng minh
được đặc điểm đxtt chỉ là biến đổi thứ sinh, bắt nguồn từ tổ tiên có kiểu đối xứng toả trịn.
Câu 23: Chân khớp chiếm ¾ số lượng lồi ĐV trên trái đất,vậy nó có ý nghĩa gì đối với tự nhiên và
cuộc sống của con người?
Chân khớp là nhóm chiếm tới ¾ số lồi ĐV,phần lớn đẻ nhiều trứng và sinh sản nhanh với nhiều thế hệ
trong năm, với khơng ít đại diện phát triển qua biến thái,có ấu trùng sống trong các sin cảnh khác với
trưởng thành làm giảm cạnh tranh nội bộ trong loài. Chừng ấy yếu tố đã tạo cho chân khớp có vị trí quan
trọng trong các hệ sinh thái ở cạn cũng như ở nước.


Do đó, trong hệ sinh thái tự nhiên cũng như đối với con người ,chân khớp giữ vai trò cực kì quan
trọng.

Trong tự nhiên ,chân khớp tham gia hóa mùn và hóa khống các vụn hữu cơ phế thải (với vai trị chủ yếu
của cơn trùng và hình nhện ở trên cạn và giáp các ở dưới nước )và là các mắt xích quan trọng trong lưới
thức ăn.ở trên cạn ,chân khớp có mối liên hệ đa dạng với thực vật ,chúng sử dụng thực vật là nguồn thức
ăn,là chỗ trú ngụ.tác hại có thể to lớn do hoạt động thường xuyên của vật gây hại.mặt khác củng có các
thiên địch tự nhiên từ chân khớp khống chế nhóm gây hại như nhện ,nhiều nhóm cơn trùng như bọ
ngựa,bọ rùa...


Quan hệ của chân khớp và con người củng rất đa dạng

Thuận lợi: Cung cấp thực phẩm hàng ngày như tơm, cá.Nhiều lồi à đối tượng gây ni cơng nghiệp như
ni các lồi tơm,ni ong lấy mật,ni cánh kiến lấy nhựa,nuôi ong mắt đỏ hoặc bọ rùa làm thiên địch
trong biện pháp sinh học chống sâu hại.Ngoài ra ,ruồi giấm cịn là đối tượng nghiên cứu di truyền học.
Khó khăn: chân khớp gây thiệt hại cho con người hoặc trực tiếp,hoặc gián tiếp qua cây trồng và vật nuôi
củng rất lớn.Các lồi kí sinh gây hại như cái ghẻ gây bệnh ghẻ,bọ chét kí sinh hoặc tấn cơng hút máu
chim,thú, người,nhiều lồi cịn là vật chủ trung gian truyền bệnh nguy hiểm cho người,gia súc và cây
trồng.
Câu 24. Đặc điểm chung của ngành chân khớp và các đặc điểm của các lớp sán lông,sán lá song
chủ,sán dây.
1. Đặc điểm chung của ngành chân khớp.
Chân khớp tuy rất đa dạng, nhưng chúng mang những đặc điểm đặc trưng chung nhất định của toàn
ngành.
1. Cơ thể và phần phụ phân đốt
Cơ thể chia làm 3 phần:đầu,ngực,bụng và phân đốt theo 2 kiểu:
-phân đốt đồng hình là các đốt có thể nhiều và giống nhau như :rết,cuốn chiếu,sâu bướm…
-phân đốt dị hình là tập trung thành từng phần khác nhau về hình thái và chức năng như ong,tơm,cua…
Ngồi ra phần phụ cũng phân đốt cũng có 2 kiểu
+ 2 nhánh (lớp giáp xác) :tôm,trùng ba thùy…
+1 nhánh (sâu bọ,nhiều chân)….
==> cấu trúc nhiều đốt là sự chuyên hóa đa dạng,di chuyển linh hoạt,đào,bới,nhảy….
2.Có bộ xương ngồi
-Cơ thể có lớp vỏ cứng là tầng cuticun(sp của mơ bì),tầng mặt là lớp mỏng(chất lipoprotein) ngăn cản trao
đổi nước ,tầng dưới dày hơn nhiều(kitin và protein nhiều).
==> Tạo điều kiện thích nghimơi trường rộng(cạn,nước,ẩm ướt..) bảo về cơ thể và chống mất nước.
Ngồi ra cịn tạo mấu lồi bên trong là chỗ bám của cơ,đòn bẩy khi vận động.
-Sự xuất hiện bộ xương ngoài đã làm mất hồn tồn lớp mơ bì có tiêm mao.
3.Cơ thể lớn lên qua nhiều lần lột xác
Vì cơ thể có vỏ cứng bên ngồi nên cơ thể khơng thể lớn lên dần mà phải trải qua nhiều lần lột xác đẻ
tăng trưởng.
-cơ chế:sau từng đợt ,tế bào mơ bì tiết lớp vỏ mới và dịch lột xác chứa enzym hòa tan endocuticun vỏ

cũ.Sắp lột xác chân khớp nuốt căng không khí hoặc nước(tùy mt sống) tạo sức ép làm cơ thể phình lên và
vỡ vỏ cũ rồi chui ra ngồi.Sau khi lột xác lớp vỏ mới cứng dần,lúc này cơ thể con non phát triển rồi
ngừng.số lần lột xác tùy loài,đây là thời kỳ gay cán,nguy hiểm trước kẻ thù.
+,số tuổi = số lột xác-1.
-có 2 kiểu phát triển là :


+trực tiếp
+ PT qua biến thái (hoàn toàn và biến thái khơng hồn tồn).
4.Hệ thần kinh và giác quan
-Não phân hóa (não trước,não giữa,não sau).Đơi dây thần kinh bụng,trung khu thần kinh giao cảm và phó
giao cảm.
-Các giác quan đa dạng: các loại mắt,cơ quan phát sáng,cơ quan cảm giác cơ học và hóa học,cơ quan phát
và nhận âm thanh..)
+ mắt kép là đặc trưng chân khớp.
5.Hệ cơ gồm các chùm cơ
-phát triển,dạng chùm,bao cơ,cơ vân điển hình và các nơron thần kinh
6.Thể xoang hỗn hợp
-có liên quan tới cấu trúc của hệ tuần hoàn.
7.Hệ tuần hoàn hở
-Một mạch chạy dưới sống lưng gọi là “tim” với các đôi lỗ tim ở 2 bên.Tim chưa chuyên hóa sâu, máu có
huyết sắc tố.
8.Cơ quan hô hấp
-đa dạng,mang và mang sách (ở nước),phổi sach và ống khí(cạn),ngồi ra cịn hơ hấp qua bề mặt cơ thể.
9. Cơ quan bài tiết
Có 2 nhóm cơ quan bài tiết
+dạng biến đổi của hậu đơn thận: tuyến hàm,tuyến râu,thân mơi hoặc thân hàm,tuyến háng…
+ Ơng Malpighi cơ quan bài tiết mới xuất hiện ở chân khớp.
10. Tuyến sinh dục và đặc điểm phát triển
-Là phần thu hẹp của thể xoang,nỗn trung hồng,trứng phân cắt bề mặt.Phơi vị hình thành theo kiểu lõm

hoặc di nhập.
-phát triển trực tiếp hoặc qua biến thái(hồn tồn hoặc khơng hồn tồn).
Đặc điểm của lớp sán lông, sán lá song chủ, sán dây:


Lớp sán lơng:

Sán lơng sống tự do, cơ thể có kích thước bé, cịn giữ mơ bì có lơng bơi. Hệ tiêu hóa, sinh dục và thần
kinh có mức độ tổ chức đa dạng. Lỗ miệng thường ở giữa mặt bụng. Trứng phân cắt xoắn ốc, nở trực tiếp
thành con non hoặc ấu trùng Muller.
1. Cấu tạo và sinh lí:
1. Cấu tạo chung:
- Mơ bì: Gồm các tế bào có lơng bơi. Có 2 kiểu mơ bì: Mơ bì bọc ngồi và mơ bì chìm. Xen giữa các tế
bào mơ bì cịn có tế bào tuyến và tế bào hình que chưa rõ chức phận.




Bao cơ: Gồm cơ vòng, cơ dọc, một số còn có lớp cơ xiên xen giữa, ngồi ra cịn có các sợi cơ
lung bụng. Cơ tạo chuyển vận uốn song của cơ thể.



Nhu mơ: là mơ bì chèn giữa bao cơ và thành các nội quan, gồm có các tế bào hình sao giữ chức
phận nâng đỡ, hơ hấp, thực bào và dự trữ. Trong dịch chèn giữa nhu mô có khi có sắc tố hơ hấp
màu đỏ.



1.2. Cơ quan tiêu hóa dạng túi:



Hầu có thể phóng ra ngồi để bắt thức ăn còn ruột giữa là một túi đơn giản hoặc chia nhiều
nhánh.



Mức chia nhánh của túi ruột có quan hệ với kích thước của cơ thể, như là thích nghi phát tán của
thức ăn khi chưa xuất hiện hệ tuần hồn.



Thức ăn có thể tiêu hóa nội bào và tiêu hóa ngoại bào trong khoang ruột. Chất bã từng đợt được
tống ra ngoài qua lỗ miệng.

1.3.Hệ bài tiết:
- Xuất hiện hệ nguyên đơn thận, ngoài nhiệm vụ bài tiết còn điều hòa áp suất thẩm thấu của cơ thể. Một
số sán lơng ở biển có hệ bài tiết không phát triển
1.4.Hệ thần kinh và giác quan:
- xuất hiện hạch não và 5 đôi dây thần kinh gồm 2 kiểu: đối xứng tỏa tròn và 2 bên


Giác quan phát triển: gai cảm giác cơ học và hóa học xếp rải rác khắp bề mặt cơ thể. Một hay
nhiều đôi mắt thường ở phần đầu gần não và bình nang nằm trên não.



Mắt có cấu tạo ngược với kiểu cấu tạo mắt thường gặp (tế bào cảm quang nằm trong lịng cốc sắc
tố ở phía ánh sang đến)


1.5.Hệ sinh dục:
- lưỡng tính. Cơ quan sinh dục có thể rât đơn giản, chỉ mới có tuyến sinh dục( nhóm khơng ruột) hoặc ở
mức độ tổ chức cao hơn: gồm tuyến sinh dục(1 hay nhiều đôi), hệ ống dẫn sinh dục và các tuyến phụ sinh
dục( tuyến nỗn hồng). Một số sán lơng cịn có cơ quan giao phối.
2. Sinh sản và phát triển:


Sinh sản vơ tính: tái sinh hoặc cắt đoạn



Sinh sản hữu tính:

+ Đơn giản nhất tế bào sinh dục theo lỗ miệng ra ngoài
+ Khi thụ tinh cơ quan giao phối của Cryptocoelis alba xuyên vào bất kì phần nào của cơ thể bạn ghép
đơi, cịn ở các nhóm khác thi qua lỗ sinh dục


Lớp sán lá song chủ:

1. Cấu tạo và sinh lí:
1.1.Cấu tạo chung:
- Sán giẹp hình lá, cỡ vài milimet ít khi lớn hơn


×