NGÂN HÀNG ĐỀ THI SỬ 6 NĂM HỌC 2019 -2020
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Lịch sử là gì ?
A. Là những gì xảy ra trong quá khứ.
B. Là những gì xảy ra trong hiện tại.
C. Là những gì xảy ra trong tương lai.
Đáp án A
Câu 2. Câu danh ngôn : "
Lịch sử là thầy dậy cuộc sống"là của ai?
A. Lê Nin.
B. Bác Hồ.
C. Xi Xê Rông.
D. Ăng Ghen.
Câu 3. Để hiểu biết lịch sử chúng ta dựa vào cái gì?
A. Tư liệu truyền miệng, hiện vật, chữ viết.
B. Phim ảnh.
C. Đồ vật.
D. Bản đồ.
Đáp án : A
Câu 4. Tư liệu hiện vật là gì?
A. Di tích đồ vật của người xưa.
B. Truyền thuyết về cuộc sống của người xưa.
C. Lời kể về người xưa.
D. Những câu truyện cổ.
Đáp án :A
Câu 5. Tư liệu truyền miệng gồm:
A. Hiện vật.
B. Câu truyện, lời kể truyền đời.
B. Công cụ.
D. Tranh ảnh.
Đáp án : B
Câu 6. Câu danh ngơn "
Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống"có ý nghĩa như thế nào ?
A. Để hiểu biết về cuộc sống của người xưa.
B. Người đời nay cần biết sử.
C. Biết lịch sử để nhớ.
D. Cung cấp bài học lịch sử cho đời sau.
Đáp án : D
Câu 7: 100 Năm là:
A. 1 thập niên.
B. 1 thế kỉ
C. 1 thập kỉ
D. 1 thiên niên kỉ
Đáp án : B
Câu 8 . Xã hội chiếm hữu nơ lệ có các giai cấp:
A. Nô lệ và nông dân tự do
B. Chủ nô và thợ thủ công
C. Chủ nô và nô lệ.
D.Quý tộc , nông dân
Đáp án : C
Câu 9 . Các loại nhà nước chủ yếu thời cổ đại là:
A. Nhà nước chuyên chế cổ đại và chiếm hữu nô lệ
B. Nhà nước chiếm hữu nô lệ ở phương Tây
C. Nhà nước chuyên chế cổ đại phương Đơng
D. Nhà nước Cộng Hịa
Đáp án : A
Câu 10 .Xác định thời gian các quốc gia cổ đại phương Tây xuất hiện:
A. Cách đây khoảng 1 triệu năm
B. Cuối thiên niên kỉ IV - đầu thiên niên kỉ III TCN
C. Khoảng đầu thiên niên kỉ I TCN
D. Khoảng thiên niên kỉ II TCN
Đáp án : C
Câu 11. Nghề nơng trồng lúa nước ra đời có ý nghĩa gì đối với đời sống con người?
A. Tạo ra nguồn lương thực chính cho con người;
B. Đời sống của con người chưa ổn định;
C. Sống du canh du cư.
D. Tạo ra của cải
Đáp án : A
Câu 12: Người nước nào đã phát minh ra hệ thống chữ số, kể cả chữ số 0 mà ta
đang dùng hiện nay?
A. Người Ai Cập
B. Người Ấn Độ
C. Người Hi Lạp
D. Người Trung Quốc
Đáp án : B
Câu 13 : Người phương Đông cổ đại đều sử dụng loại chữ nào sau đây?
A. Chữ Nơm.
B. Chữ Hán
C. Chữ tượng hình
D. Hệ thống chữ cái a,b,c…
Đáp án : C
Câu 14. Câu thơ sau là của nhân vật lịch sử nào?
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt nam”
A. Nguyễn Trãi
B. Hồ Chí Minh
C. Lê Lợi
D. Quang Trung
Đáp án B
Câu 15. Kim tự tháp là cơng trình văn hóa cổ đại của quốc gia nào ?
A. Ai Cập
B. Trung Quốc
C. Hi Lạp
D. Rô-ma
Đáp án : A
Câu 16. Nêu tên các quốc gia cổ đại phương Đông.
A. Ai Cập , Rô – ma, Ấn Độ, Trung Quốc
B. Trung Quốc, Ấn Độ, Lưỡng Hà, Ai Cập
C. Hi-Lạp, Rô- ma, Ấn Độ, Lưỡng Hà
D. Hi- Lạp, Rô-ma, Ấn Độ, Ai Cập
Đáp án B.
Câu 17. Xã hội cổ đại phương Đơng có mấy tầng lớp ?
A. Ba tầng lớp
B. Bốn tầng lớp
C. Hai tầng lớp
D. Năm tầng lớp
Đáp án A
Câu 18. Nhà nước cổ đại phương Đơng là nhà nước gì ?
A. Dân chủ chủ nơ
B. Qn chủ chun chế
C. Cộng hịa
D. Lập hiến
Đáp án B
Câu 19. Thành Ba-bi-lon ở đâu ?
A. Ai Cập
B. Hi Lạp
C. Lưỡng Hà
D. Ấn Độ
Đáp án C
Câu 20. Đền Pác- tê - nông ở đâu ?
A. Ai Cập
B. Lưỡng Hà
C. La- mã
D. Hi- Lạp
Đáp án D
Câu 21. Thân phận của nô lệ dưới chế độ chiếm hữu nô lệ là gì ?
A. Phụ thuộc vào chủ
B.Khơng phụ thuộc vào c
C. Phụ thuộc một phần vào chủ
D. Phụ thuộc hoàn toàn vào chủ
Đáp án D
Câu 22. Các quốc cổ đại phương Tây bao gồm những nước nào ?
A. Hi Lạp , Trung Quốc
B. Hi Lạp, Rô –ma
C. Rô-ma , Lưỡng Hà
D. Ai Cập , Hi Lạp
Đáp án B
Câu 23. Người tối cổ sống cách chung ta bao nhiêu năm ?
A. Khoảng 3 – 4 triệu năm
B. Khoảng 3 – 2 vạn năm
C. Khoảng 40 – 30 vạn năm
D. Khoảng 4000 năm
Đáp án A
Câu 24. Người tinh khôn sống cách đây khoảng bao nhiêu năm ?
A. Khoảng 2 vạn năm
B. Khoảng vạn năm
C. Khoảng 4 vạn năm
D. khoảng 12.000 – 4.000 năm
Đáp án A
Câu 25: Dấu tích của người tối cổ trên đất nước ta được tìm thấy ở đâu ?
A. Lạng Sơn
B. Thanh Hóa
C. Đồng Nai
D. Khắp cả ba miền
Đáp án : D
Câu 26: Văn hóa Đơng sơn là ở:
A. Tây Nam Bộ.
C. Đông Nam Bộ.
Đáp án : D
B. Nam Trung Bộ.
D. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
Câu 27. Ý nghĩa của việc phát minh trồng trọt , chăn nuôi thời nguyên thủy :
A. Biết phụ thuộc vào tự nhiên
B. Có thể ở lại lâu dài một nơi nào đó
C. Giảm bớt cảnh sống nay đây mai đó
D. Tự tạo ra lương thực, thức ăn cần thiết
Đáp án D
Câu 28. Tổ tiên ta thời Phùng Nguyên – Hoa Lộc đã có phát minh quan trọng nào ?
A. Làm đồ gốm
B. Thuật luyện kim
C. Nghề trồng lúa nước
D. Dệt vải
Đáp án B
Câu 29: Thuật luyện kim ra đời dựa trên cơ sở của nghề:
A. Làm đồ gốm
B. Rèn sắt
C. Làm đồ đá
D. Làm đồ trang sức.
Đáp án : A
Câu 30: Nhiều chiềng, chạ có quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành:
A. Làng bản
B. Thôn
C. Xã
D. Bộ lạc
Đáp án : D
Câu 31: Truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh nói lên hoạt động gì của nhân dân ta?
A. Chống lũ lụt, bảo vệ sản xuất nơng nghiệp
B. Chống giặc ngoại xâm
C. Giải thích việc tạo thành núi
D. Giải thích việc sinh ra lũ lụt
Đáp án : A
Câu 32. Kinh đô của nước Văn Lang ở đâu ?
A. Cổ Loa
B.Mê Linh
C. Bạch Hạc
D. Đông Anh
Đáp án : C
Câu 33. Đứng đầu các bộ ở nhà nước Văn Lang là ai ?
A. Lạc Tướng
B. Bồ Chính
C. Lạc Hầu
Tể Tướng
Đáp án : A
Câu 34. Nghề chính của cư dân Văn Lang là gì ?
A. Săn bắt thú rừng
B. Đúc Dồng
C. Trồng lúa nước
D. Làm đồ gốm
Đáp án : C
Câu 35. xã hội thời Văn Lang chia thành những tầng lớp nào ?
A. Những người quyền quý, dân tự do, nơ tì
B. Chủ nơ, nơ lệ
C. Phong kiến, nông dân công xã
D. Quý tộc , nông nô
Đáp án : A
Câu 36. Thành Cổ Loa được xây dựng theo hình gì ?
A. Hình trịn
B. Hình chữ nhật
C. Hình vng
D. Hình Xốy trơn óc
Đáp án D
Câu 37. Kinh đơ của nước Âu Lạc đặt ở đâu ?
A. Cổ Loa
B. Bạch Hạc
C. Mê Linh
D. Cửa sông Tô Lịch
Đáp án : C
Câu 38. Vũ khí đặt biệt lợi hại nhất của người Âu Lạc là gì ?
A. Giáo mác
B. Nỏ
C. Dao găm
D. Rìu
Đáp án : B
Câu 39: Cả nước Văn Lang được chia thành:
A. 14 bộ
B. 15 bộ
C. 16 bộ
Đáp án : B
D. 17 bộ
Câu 40. Vị vua đầu tiên trong lịch sử nước ta là ai ?
A. Lí Bí
B. Hùng Vương
C. Bà Triệu
D. An Dương Vương
Đáp án : B
II. CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu 1. Trình bày thành tựu tiêu biểu của văn hóa cổ đại phương Đông?
Đáp án:
- Biết làm lịch và dùng lịch âm, biết làm đồng hồ đo thời gian bằng bóng nắng mặt trời.
- Sáng tạo chữ viết gọi là chữ tượng hình, viết trên giấy pa-pi-rut, trên mai rùa.
- Toán học: phát minh các phép đếm đến 10, các chữ số từ 1 đến 9 và số 0, tính được số Pi bằng
3,16
- Kiến trúc: Các cơng trình kiến trúc đồ sộ: Kim Tự tháp ở Ai Cập; thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà.
Câu 2 Trình bày thành tựu về văn hóa của các quốc gia cổ đại phương tây.
Đáp án:
- Họ sáng tạo ra dương lịch dựa trên quy luật của trái đất quay xung quanh mặt trời.
- Họ sáng tạo ra hệ chữ cái: a,b,c mà ngày nay chúng ta vẫn đang dùng.
- Đạt được những thành tựu nhiều lĩnh vực: Toán học, Thiên văn, vật lý, triết học, sử học, địa lý
với những nhà khoa học nổi tiếng.
- Văn học Phát triển rực rỡ với những bộ sử thi nổi tiếng thế giới: Ơđixê, Iliat của Hơme, kịch
thơ độc đáo như Ôrexti của Etsin.
- Sáng tạo những cơng trình kiến trúc , điêu khắc độc đáo.
+ Đền Páctênông ( Aten)
+ Đấu trường côlidê ( Rô Ma)
+Tượng lực sĩ ném đĩa.
+Tượng thiên vệ nữ ( Mi Lô).
Câu 3 .Các tầng lớp xã hội chính thời cổ đại ở phương Đơng và phương Tây
Đáp án:
- Phương Đơng: Có 3 tầng lớp chính: Nơng dân cơng xã, q tộc, nơ lệ
- Phương Tây: Có hai tầng lớp: Giai cấp chủ nô và giai cấp nô lệ.
Câu 4. Những dấu vết của người tối cổ được tìm thấy ở đâu?
Đáp án:
-Đơng phi,Nam Âu,Châu Á(Bắc kinh,GiaVa)
Câu 5 .Điểm khác nhau giữa người tinh khôn & ngươi tối cổ về con người:
Đáp án
Người tối cổ
Người tinh khôn.
- 2 tay tự do.
- 2 tay khéo léo.
- Trán thấp.
- Trán cao.
- U lông mày cao.
- U lông mày phẳng.
- Hộp sọ ,não nhỏ.
- Hộp sọ, não lớn.
- Cơ thể thô chậm .
- Cơ thể gọn, linh hoạt.
-Trên người có lớp lơng -Trên người khơng
mỏng.
cịn lớp lơng.
Câu 6. Thời cổ đại có những quốc gia lớn nào?
Đáp án:
-Phương Đơng: Ai cập, Ân độ, Trung quốc,Lưỡng hà.
-Phương Tây: Hy lạp và Rơma.
Câu 7 .Những dấu tích của người tối cổ được tìm thấy ở đâu trên đất nước ta?
Đáp án:
Những dấu tích của người tối cổ được tìm thấy trên đất nước ta:
- Những chiếc răng của người tối cổ tìm thấy ở hang Thẩm Khuyên Thẩm Hai (Lạng Sơn). Ở
một số nơi khác như: Núi Đọ, Quan Yên (Thanh Hóa), Xuân Lộc (Đồng Nai) ... người ta đã phát
hiện được nhiều công cụ đá, ghè đẽo thô sơ dùng để chặt đập, nhiều mảnh đá ghè mỏng ở nhiều
chỗ.
Câu 8. Giai đoạn đầu, Người tinh khôn sống như thế nào?
Đáp án
- Cách đây 3 -2 vạn năm Người tối cổ chuyển dần thành Người tinh khôn.
- Địa điểm: mái đá Ngườm (Thái Nguyên), Sơn Vi (Phú thọ)& nhiều nơi khác :Lai châu,Sơn
la,Bắc giang, Thanh hóa, Nghệ An.
- Cơng cụ:Bằng đá, ghè đẽo thơ sơ có hình thù rõ ràng hơn.
->Nguồn thức ăn kiếm được nhiều hơn, cuộc sông ổn định hơn.
Câu 9 .Giai đoạn phát triển Người tinh khôn có gì mới?
Đáp án:
- Họ sống ở Hịa bình, Bắc sơn(Lạng sơn), Quỳnh văn(Nghệ an), Hạ long(Quảng Ninh), Bàu tró
(Q/ bình).
- Cách đây 10.000 -4000 năm.
- Cơng cụ đá được cải tiến mài sắc nhọn .Ngồi ra cịn có cơng cụ bằng xương , sừng.
- Đã biết làm đồ gốm.
=>Đây là bước nhảy vọt thứ 2,con người phát tiển cao hơn 1 bước.
Câu 10. Thế nào là chế độ thị tộc? Thị tộc mẫu hệ?
Đáp án:
- Chế độ thị tộc là tổ chức của những người cùng quan hệ lâu dài, cùng huyết thống đã họp thành
một nhóm riêng, cùng sống trong một hang động hay mái đá, hoặc trong một vùng nhất định nào
đó.
- Thị tộc mẫu hệ là chế độ của những người cùng huyết thống sống chung với nhau và tôn người
mẹ lớn tuổi nhất làm chủ
Câu 11 .Đời sống vật chất của người nhuyên thủy trên đất nước ta ntn?
Đáp án:
- Người tinh khôn thường xuyên cải tiến và đạt được những bước tiến về chế tác công cụ
- Cơng cụ thời Hồ Bình-Bắc Sơn chủ yếu là đá được mài thành các loại cơng cụ như rìu,bơn,
chày. Ngồi ra cịn dùng tre, gỗ, xương , sừng làm công cụ.
+ Biết làm đồ gốm.
+Biết trồng trọt (rau, đậu, bí) và biết chăn ni ( chó, lợn).
Câu 12 .Điểm mới trong đời sống tinh thần của người nguyên thủy là gì:
Đáp án
- Biết chế tác và sử dụng đồ trang sức bằng đá, đất nung.
- Biết vẽ hình mơ tả cuộc sống tinh thần của mình
- Hình thành một số phong tục tập quán: Thể hiện trong mộ táng có trơn theo lưỡi cuốc đá.
Câu 13 .Thuật luyện kim được phát minh ntn?
Đáp án:
- Nhờ sự phát triển của nghề làm gốm, người Phùng Nguyên ,Hoa Lộc đã phát minh ra thuật
luyện kim .
- Kim loại đầu tiên là đồng.
- Mở ra một thời đại mới trong việc chế tạo công cụ lao động,năng suất lao động tăng.
Câu 14. Thuật luyện kim ra đời có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của người Việt
cổ?
Đáp án:
Công cụ kim lọai ra đời con người không ngừng mở rộng Sx, nâng cao năng suất lao động,
ngành trồng trọt được xuất hiện với nghề nông trồng lúa, cuộc sống con người ngày càng ổn định
nâng cao.
Câu 15 Ý nghĩa của việc phát minh ra nghề trồng lúa nước ?
Đáp án:
Nhờ có cơng cụ sản xuất ngày càng được cải tiến, con người định cư lâu dài ở các vùng đồng
bằng ,ven các con sông lớn,ven biển, họ đã phát minh ra nghề trồng lúa nước -> đời sống được
nâng cao.Phát triển cả về mặt vật chất và tinh thần.
Câu 16. Sự phân cơng lao động đã được hình thành như thế nào?
Đáp án:
- Sự phát triển sản xuất dẫn đến sự phân công lao động.
- Thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp dẫn đến sự phân công lao động trong xã hội.
+ Phụ nữ: làm việc nhà, tham gia vào sản xuất nông nghiệp như cấy, hái, dệt vải, làm gốm...
+ Nam giới: làm nông nghiệp, săn bắt, đánh cá; Một số chuyên chế tác công cụ, đồ trang sức
(nghề thủ cơng).
Câu 17. Từ khi có sự phân cơng LĐ Xã hội có gì đổi mới ?
Đáp án:
- hình thành hàng loạt làng bản.
- Nhiều làng bản trong một vùng có quan hệ chặt chẽ với nhau gọi là bộ lạc .
- Đứng đầu thị tộc là tộc trưởng (già làng ). Đứng đầu bộ lạc là tù trưởng.
- Chế độ mẫu hệ chuyển sang chế độ phụ hệ.
- Xã hội đã có sự phân chia giàu nghèo (nhưng chưa lớn).
Câu 18. Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào ?
Đáp án:
- Khoảng cuối TK VIII – đầu TK VII TCN, ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung đã hình thành
những bộ lạc lớn, gẫn gũi nhau về tiếng nói và phương thức hoạt động kinh tế
- Sản xuất phát triển.
- Trong các chiềng, chạ có sự phân biệt giàu nghèo, mâu thuẫn giàu nghèo đã nảy sinh.
- Sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước ở lưu vực các con sơng lớn gặp nhiều khó khăn: lũ, lụt.
- Các bộ lạc, chiềng, chạ đã liên kết với nhau và bầu ra người có uy tín để tập hợp nhân dân các
bộ lạc chống lũ lụt, bảo vệ mùa màng và cuộc sống.
=> Cư dân Lạc Việt luôn phải đấu tranh với thiên nhiên để bảo vệ màu màng. Họ còn đấu tranh
chống ngoại xâm và giải quyết xung đột giữa các tộc người, các bộ lạc với nhau => Nhà nước
Văn Lang ra đời.
Câu 19 .Nhà nước Văn Lang được tổ chức như thế nào?
Đáp án
-Chính quyền ở trung ương:( vua là Hùng Vương ,lạc hầu , lạc tướng ),vua nắm mọi quyền
hành đời đời cha truyền con nối đều gọi là Hùng Vương.
- Ở địa phương:Chia nước làm 15 bộ. Đóng đơ ở Bạch Hạc (Việt Trì - Phú Thọ).
-Đứng đầu bộ là lạc tướng. Đứng đầu chiềng chạ là bồ chính.
-Nhà nước chưa có quân đội chưa có pháp luật.
Câu 20. Đời sống vật chất của cư dân Văn Lang.
Đáp án
- Ở nhà sàn (làm băng tre, gỗ, nứa...), ở thành làng chạ.
- Ăn: cơm rau, cá, dùng bát, mâm, muôi. Dùng mắm, muối, gừng.
- Mặc:
+ Nam đóng khố, mình trần, chân đất.
+ Nữ mặc váy, áo xẻ giữa có yếm che ngực, tóc để nhiều… dùng đồ trang sức trong ngày lễ hội
như vịng tay,khun tai ,mũ cắm lơng chim…
- Đi lại bằng thuyền.
Câu 21. Đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang ntn.
Đáp án:
- Xã hội chia thành nhiều tầng lớp khác nhau: Quí tộc, dân tự do, nô tỳ (sự phân biệt giữa các
tầng lớp chưa sâu sắc).
- Tổ chức lễ hội, vui chơi nhảy múa, đua thuyền.
- Có phong tục ăn trầu, nhuộm răng, làm bánh, xăm mình.
- Tín ngưỡng: Thờ cúng mặt trăng, mặt trời (các lực lượng siêu nhiên), thờ cúng tổ tiên.. Người
chết được chơn trong thạp, bình và có đồ trang sức.
- Có khiếu thẩm mĩ cao.
=> Đời sống vật chất và tinh thần hồ quyện vào nhau tạo nên tình cảm cộng đồng trong con
người Văn lang (Cơ sở của TY nước – một truyền thống quý báu của dân tộc ta).
Câu 22. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần diễn ra như thế nào?
Đáp án:
* Nguyên nhân:
- Đời vua Hùng thứ 18 đất nước mất ổn định.
- Nhà Tần mở rộng lãnh thổ.
* Diễn biến:
- Năm 218 TCN quân Tần tiến đánh xuống mạn Bắc Văn Lang- nơi người Lạc Việt – người Tây
Âu sinh sống.
- Sau 4 năm chinh chiến, quân Tần kéo xuống đánh vùng Bắc Văn Lang.
- Thủ lĩnh người Tây Âu bị giết nhưng người Tây Âu và người Lạc Việt vẫn tiếp tục kháng
chiến, họ kéo vào rừng sâu.
- Họ bầu Thục Phán làm thủ lĩnh chỉ huy cuộc K/C.
- Ban ngày thì im hơi lặng tiếng trốn trong rừng, đến đêm thì bất thần sông ra đánh địch, làm
cho quân địch tiến không được thốt khơng xong.
* Kết quả:
- Năm 214 TCN Người Việt đánh tan quân Tần giết được hiệu úy Đồ Thư.Kháng chiến thắng lợi
vẻ vang.
Câu 23. Trình bày diễn biến cuộc chiến chống Triệu Đà năm 179 TCN.
Đáp án:
- Năm 207 TCN nhà Tần suy yếu, Triệu Đà thành lập nước Nam Việt rồi đem quân đánh xuống
Âu Lạc.
- Khoảng năm 181- 180 TCN Triệu Đà đem quân đánh xuống Âu Lạc.
- Nhân dân Âu Lạc chiến đấu dũng cảm đánh bại cuộc tấn công của Triệu Đà,giữ vững nền độc
lập.
- Triệu Đà biết khơng đánh được bèn vờ xin hịa và dùng mưu kế chia rẽ nội bộ nước ta.
- Năm 179 TCN Triệu Đà đánh Âu Lạc, An Dương Vương mắc mưu Triệu Đà để Âu Lạc rơi vào
tay nhà Triệu .
Câu 24. Sự thất bại của An Dương để lại bài học gì về quá trình đấu tranh giữ nước.
Đáp án:
- Bài học xương máu, do chủ quan, quá tự tin vào lực lượng =>An Dương Vương mắc mưu kẻ
thù, nội bộ khơng cịn thống nhất để cùng nhau chống giặc…đây là bài học lớn về chống ngoại
xâm của lịch sử DT.Phải ln cảnh giác đề phịng với kẻ thù.
Câu 25. Những điều kiện nào dẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang- Âu Lạc.
Đáp án:
- Vùng cư trú: đồng bằng châu thổ các con sông lớn (s.Hồng, Mã) ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
- Cơ sở kinh tế: Nghề nông trồng lúa nước đã trở thành nghành chinh, chăn nuôi cũng phát triển
- Thủ công: Nghề luyện kim phát triển đạt đến trình độ cao nhất là nghề đúc đồng, làm ra nhiều
công cụ sản xuất phục vụ sản xuất: Lưỡi cày, cuốc, đặc biệt là trống đồng
- Các quan hệ xã hội:
+ Dân cư ngày càng đông quan hệ xã hội ngày càng rộng.
+ Xuất hiện sự phân biệt giàu, nghèo ngày càng rõ .
- Tình cảm cộng đồng: nhu cầu hợp tác trong sản xuất, trong chiến đấu bảo vệ độc lập dân tộc.
- Sự xuất hiện của các nền văn hoá lớn (tiêu biểu là Đông Sơn).
- Sự p.triển kinh tế ( chăn nuôi, trồng trọt, lúa nước…)
- Chống thiên tai, ngoại xâm (nhà Tần).
Câu 26. Cơng trình văn hố tiêu biểu của Văn Lang, Âu Lạc.
Đáp án:
- Trống đồng: là hiện vật tượng trưng cho nền văn ming Văn Lang, Âu Lạc
- Thành cổ Loa: là kinh đô của Âu Lạc, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hố của đất nước, khi có
chiến tranh là thành quân sự bảo vệ an ninh quốc gia.