Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Bao cao KQ hoat dong cua BDDcha me hoc sinh nam hoc 20162017 va phuong huong thuc hien nhiem vu nam hoc 20172018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.69 KB, 6 trang )

TRƯỜNG MN MỸ HƯNG
BAN ĐẠI DIỆN CMHS
Số: 05/BC-BĐDPH-MNMH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Mỹ Hưng, ngày 20 tháng 5 năm 2017

BÁO CÁO KẾT QUẢ
Hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh năm học 2016 - 2017
Phương hướng thực hiện nhiệm vụ năm học 2017 - 2018
Thực hiện Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011 của Bộ giáo dục
và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh;
Thực hiện Quy chế và Kế hoạch hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học
sinh trường MN Mỹ Hưng năm học 2016 - 2017. Ban thường trực báo cáo những
việc đã thực hiện được như sau:
I. Báo cáo kết quả hoạt động BĐD cha mẹ học sinh năm học 2016 - 2017:
Năm học 2016 - 2017 là năm tiếp tục thực hiện các cuộc vận động “Học tập
và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Nói khơng với
bệnh thành tích trong giáo dục, vi phạm nhân cách nhà”, cuộc vận động "Xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực", đồng thời thực hiện chủ trương đẩy
mạnh cơng tác xã hội hố giáo dục. Với những nội dung thực hiện trên, trong năm
học 2016 - 2017 Hội cha mẹ học sinh trường MN Mỹ Hưng đã tập trung thực hiện
tốt kế hoạch và các nhiệm vụ mà Hội nghị Ban đại diện hội cha mẹ học sinh đã đề
ra. Cụ thể được đánh giá như sau:
1. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm chỉ đạo của Chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường và các tổ
chức trong nhà trường.
- Đội ngũ Ban đại diện CMHS nhiệt tình, trách nhiệm, các thành viên trong
hội đều ủng hộ nhiệt tình các hoạt động của Hội.
2. Khó khăn:


- Do đặc thù trường nằm trên địa bàn nông thôn, khơng có nghề phụ, do vậy
đời sống kinh tế của nhiều phụ huynh trong trường cịn khó khăn, nên đã ảnh
hưởng nhiều đến việc vận động các bậc phụ huynh tham gia các công tác hội cũng
như việc tham gia đóng góp để gây quỹ để Hội hoạt động.
- Một số phụ huynh trong trường chưa thực sự quan tâm đến việc học hành
của con em mình, nên việc phối kết hợp giáo dục giữa nhà trường và phụ huynh
gặp nhiều khó khăn, cịn tồn tại về việc các cháu đi học chưa chuyên cần, học yếu,
chưa ngoan...
- Ban Đại diện CMHS đều kiêm nhiệm, thay đổi từng năm, do vậy việc nắm
bắt tâm tư nguyện vọng của các phụ huynh trong tồn trường chưa thường xun,
vì vậy cũng ảnh hưởng rất nhiều đến các hoạt động công tác của Hội.
3. Kết quả hoạt động:
a. Công tác tổ chức, xây dựng các hoạt động của Hội:
Ngay từ đầu năm học 2016 - 2017, Ban đại diện Hội CMHS đã tham mưu
Chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường để xin phép tổ chức hội nghị Ban đại diện hội
CMHS toàn trường họp có sự tham gia của Ban giám hiệu nhà trường, bầu ra các
ông bà tham gia trong ban thường trực hội cha mẹ học sinh và đề nghị Hiệu trưởng


ra Quyết định số 76/QĐ-MNMH ngày 04/9/2016 về việc thành lập Ban đại diện
cha mẹ học sinh năm học 2016-2017 gồm 03 ông bà trong Ban thường trực hội
phụ huynh và 09 ông bà là thành viên trong BĐD hội cha mẹ học sinh. Ban đại
diện hội cha mẹ học sinh đã thống nhất xây dựng Quy chế hoạt động của hội và
xây dựng kế hoạch hoạt động của Hội để thực hiện trong năm học 2016-2017.
Các thành viên trong Ban chấp hành đa số đều nhiệt tình trong cơng tác của
Hội. Do phải làm kiêm nhiệm, vì bận nhiều công việc khác nhau, nên đôi lúc Ban
Đại diện chưa thực sự phát huy hết vai trò, trách nhiệm của mình, chưa đi sâu đi
sát và tham gia vào các hoạt động của nhà trường. Năm học 2016 - 2017 đã thành
lập được 12 Chi hội lớp, mỗi chi hội có 03 thành viên: 01 chi hội trưởng, 01 chi
hội phó và 01 thành viên. Một số Chi hội lớp chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa các

thành viên trong Chi hội và Ban thường trực hội phụ huynh của trường, nên khi
thực hiện còn chưa đảm bảo yêu cầu, một số nội dung của Kế hoạch và Quy chế
của hội đã đề ra chưa thực hiện một cách triệt để.
b. Công tác phối hợp, hỗ trợ hoạt động chăm sóc, ni dưỡng và giáo dục:
Trong năm học Ban đại diện hội PH các lớp và Ban thường trực hội PH của
trường cũng đã có nhiều cố gắng trong việc vận động, hỗ trợ và giúp đỡ học sinh
học tập, tích cực tham dự vào các cuộc họp với Ban giám hiệu nhà trường và các
buổi họp tại các lớp để nắm bắt và hiểu thêm về các hoạt động của nhà trường
trong công tác CS,ND và GD trẻ đặc biệt là công tác phấn đấu“Xây dựng trường
MN đạt chuẩn Quốc gia ” vào năm học 2017-2018 và công tác tuyên truyền về
“Xây dựng môi trường học tập lấy trẻ làm trung tâm” do nhà trường phát động.
Làm tốt công tác tuyên truyền vận động các bậc phụ huynh của trường và các nhà
hảo tâm trên đia bàn xã ủng hộ và tặng cho nhà trường nguyên phế liệu, các loại
cây hoa, cây cảnh, chậu cảnh, các loại đồ dùng như: xốp trải nền vào mùa đông,
rèm che nắng ngoài hiên các lớp, các loại hộp đựng đồ dùng, bàn gấp cho trẻ chơi
hoạt động góc..., gây quỹ hội để có kinh phí hoạt động như: tặng q cho các cháu
học giỏi, các cháu có hồn cảnh khó khăn đặc biệt trong các ngày lễ hội và ngày
tết trong năm, tổ chức liên hoan, ăn búp phê cho các cháu tồn trường, hỗ trợ tổ
chức các chương trình vui liên hoan văn nghệ và tặng quà cho các cháu trong các
hội thi do nhà trường và PGD tổ chức. Hỗ trợ kịp thời cho các phong trào thi đua
“Nuôi tốt, dạy tốt” và các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các hội thi của học sinh,
các hoạt động ngoại khoá của học sinh, kết hợp với nhà trường hỗ trợ kinh phí
khen thưởng cuối năm, động viên kịp thời cho các cháu học giỏi, các cháu có hồn
cảnh khó khăn có cố gắng phấn đấu trong học tập.
Việc giữ gìn truyền thống tơn sư trọng đạo ln được Ban Đại diện CMHS
quan tâm kịp thời. Trong năm học, Hội đã tham dự, tổ chức kỉ niệm, chúc mừng
thầy cô nhân ngày 20/11, nhân dịp tết nguyên đán, tổ chức họp mặt kỷ niệm ngày
Nhà giáo Việt nam 20/11.
Đối với cơng tác chăm sóc, ni dưỡng Ban đại diện phụ huynh của trường
đã thường xuyên phân công theo dõi, dự các hoạt động giờ ăn thực tế tại nhóm lớp

để có ý kiến trao đổi đóng góp, phối hợp cùng nhà trường thực hiện ngày càng tốt
hơn về chất lượng dinh dưỡng bữa ăn cho trẻ, cũng như phối kết hợp cùng giáo
viên hình thành các nề nếp, thói quen, kỹ năng trong ăn uống cho con em mình.
Đồng thời phối hợp cùng nhà trường, quan tâm và hỗ trợ cho việc phòng, chống
trẻ suy dinh dưỡng, thừa cân và béo phì, đây là một cơng việc khá khó khăn cho cả
phụ huynh và giáo viên, đòi hỏi sự kiên trì, nhẫn nại và thực hiện một cách nghiêm


ngặt những qui định yêu cầu trong các chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt
hàng ngày và tăng cường chế độ thể dục, vận động cơ thể; do đó kết quả tỷ lệ trẻ
thừa cân- béo phì cuối năm giảm hản so với đầu năm học. Ngoài ra hội phụ huynh
còn phối hợp cùng nhà trường thực hiện tốt cơng tác phịng chống các dịch bệnh
và ngộ độc thực phẩm cho trẻ với khẩu hiệu “Ba không: Không dịch bệnh - không
ngộ độc - không tử vong” trong nhà trường, phối hợp cùng tổ chức cho phụ huynh
cập nhật thường xuyên các kiến thức về phòng ngừa dịch bệnh cho trẻ, để ngăn
chặn kịp thời không để xảy ra tình trạng dịch bệnh lây lan trong nhà trường.
c. Cơng tác vận động xây dựng và quản lý quỹ Hội:
Công tác vận động xây dựng quỹ chủ yếu từ nguồn huy động và đóng góp
của các bậc phụ huynh trong toàn trường. Năm học 2016 - 2017 hầu hết các bậc
phụ huynh trong tồn trường đều nhiệt tình ủng hộ và tự nguyện đóng góp kinh phí
để XD quỹ hội. Công tác quản lý, sử dụng quỹ Hội được Ban thường trực hội phụ
huynh quản lý và thực hiện đúng theo Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT ngày
22/11/2011 của Bộ giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ Ban đại diện cha
mẹ học sinh, các văn bản hướng dẫn của Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội và
UBND Huyện Thanh Oai. Việc chi tiêu luôn đúng nguyên tắc và tiết kiệm. Quỹ
hội được duyệt quyết toán thu chi rõ ràng, minh bạch. Sau đây là kết quả thu chi
quỹ hội PH năm học 2016 - 2017:
A. Phần thu
Tổng
- Thu quỹ năm học 2016 - 2017

39.465.000 đ
Tổng thu
39.465.000 đ
B. Phần chi:
39.464.000 đ
1. Chi âm năm học 2015 - 2016
308.000 đ
2.Chi mua Phích tặng Hội trưởng hội PH nghỉ
120.000 đ
3. Chi mua bánh kẹo tổ chức tết Trung thu các lớp
3.009.000 đ
3. Chi thuê trang pục ngày khai giảng cho học sinh
2.395.000 đ
4. Thuê trang phục hội thi “Giai điệu tuổi hồng”
2.205.000 đ
5. Mua nước, bánh kẹo tập văn nghệ, khai giảng
830.000 đ
6. Chi mua đồ phục vụ Hội thi Giai điệu tuổi hồng
1.012.000 đ
7. Chi mua phấn trang điểm cho trẻ
796.000 đ
8. Chi tổ chức liên hoan văn nghệ mừng 20/11
9.750.000 đ
9. Chi Tổ chức gói bánh trưng cho các lớp
6.400.000 đ
10. Chi thuê trang phục Hội thi chúng cháu vui khỏe
1.283.000 đ
11. Chi thưởng Hội thi chúng cháu vui khỏe
3.490.000 đ
12. Chi thăm hỏi Hội trưởng PH ốm

200.000 đ
13. Chi mua sách vở, giấy khen thưởng cho trẻ cuối
2.016.000 đ
năm học 2016-2017
14. Chi mua bánh kẹo các lớp liên hoan cuối năm
5.650.000 đ
Cộng
39.464.000 đ
Ngồi ra hội phụ huynh cịn tuyên truyền phát động trong hội phụ huynh toàn
trường và các cá nhân hảo tâm ủng hộ và tặng cho nhà trường bằng hiện vật cho
nhà trường và các cháu như: Rèm che nắng ngoài hiên các lớp cho các cháu trị giá
5 triệu đồng, 100 m2 xốp trải nền nhà vào mùa đông cho các lớp tổng trị giá 9
triệu đồng, hộp đựng đồ dùng cho các lớp trị giá 3 triệu đồng, 10 chậu cảnh loại


nhỡ để trồng cây cảnh trị giá 3 triệu đồng, các loại cây hoa, cây cảnh trị giá
khoảng 2,5 triệu đồng...
d. Về chế độ hội họp, các hoạt động phong trào:
Trưởng Ban đại diện hội cha mẹ học sinh của trường và Ban đại diện cha mẹ
học sinh các nhóm, lớp và toàn thể phụ huynh học sinh trong trường cũng đã tham
dự khá đầy đủ các buổi họp do nhà trường tổ chức, các ngày lễ hội của trường
trong năm học.
II. Phương hướng nhiệm vụ trọng tâm năm học 2017 - 2018:
1. Về cơng tác tổ chức:
- Kiện tồn BĐD cha mẹ học sinh của trường và từng nhiệm kỳ mới năm
học 2017 - 2018 theo Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh (Ban hành kèm theo
Thông tư số 55/2011/TT-BGD&ĐT ngày 22 tháng 11 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ
GD-ĐT), đảm bảo số lượng và tiêu chuẩn quy định. Về tiêu chuẩn là những người
có tâm huyết với con em, có điều kiện tham gia các kỳ họp, có khả năng nắm bắt
tâm tư nguyện vọng của cha mẹ học sinh toàn trường để phản ảnh cho nhà trường,

khả năng triển khai thực hiện kế hoạch thực hiện của Hội phụ huynh.
- Phân công trách nhiệm các thành viên trong BĐD rõ ràng cụ thể tiếp tục
phối hợp với nhà trường, phát huy vai trò của BĐD thật sự là chiếc cầu nối giữa
nhà trường với gia đình. Đặc biệt là xác định trách nhiệm của mình trước cha mẹ
học sinh trong toàn trường và trước lãnh đạo địa phương, thực hiện đầy đủ các
cuộc họp của BĐD CMHS theo quy định, cuộc họp của Ban đại diện CMHS tồn
trường được tiến hành ít nhất 3 lần/năm học: Vào đầu năm học, khi kết thúc học kì
I, khi kết thúc năm học và tổ chức họp bất thường khi có ít nhất 50% cha mẹ học
sinh lớp yêu cầu. Đối với cuộc họp BĐD cha mẹ học sinh tổ chức các cuộc họp
thường kỳ (mỗi quý họp 1 lần) theo đúng chương trình hoạt động của năm học và
có thể họp bất thường khi có ít nhất 50% số cha mẹ học sinh đề nghị, hoặc do
trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh đề nghị.
2. Về việc tổ chức các hoạt động:
- Tạo điều kiện đầy đủ các phương tiện học tập cho con em, dành khơng
gian cho các cháu có một mơi trường học tập tốt, tạo điều kiện thuận lợi để con em
tham gia học tập ở nhà, học tập và rèn luyện ở trường. Động viên con em mình đi
học chuyên cần. Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn để chăm sóc,
quản lý, động viên học sinh tích cực, tự giác học tập, rèn luyện đạo đức, tuân thủ
qui định của Điều lệ và nội qui của nhà trường.
- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động, hỗ trợ và giúp đ ỡ cho các cháu
có hồn cảnh khó khăn đặc biệt, tích cực tham dự vào các cuộc họp với Ban giám
hiệu nhà trường và các buổi họp tại các lớp để nắm bắt và hiểu thêm về các hoạt động
của nhà trường trong công tác CS,ND và GD trẻ đặc bi ệt là công tác tuyên truy ền v ề
“Xây dựng môi trường học tập lấy trẻ làm trung tâm” do nhà trường phát động. Làm
tốt công tác tuyên truyền vận động các bậc phụ huynh của tr ường và các nhà h ảo tâm


trên đia bàn xã ủng hộ và tặng cho nhà trường nguyên phế liệu, các lo ại cây hoa, cây
cảnh, chậu cảnh, các loại đồ dùng như: xốp trải nền vào mùa đơng, rèm che n ắng
ngồi hiên các lớp, các loại hộp đựng đồ dùng, bàn gấp cho tr ẻ ch ơi ho ạt đ ộng góc và các

nguyên phế liệu để XD môi trường học tập cho trẻ..., gây quỹ hội đ ể có kinh phí
hoạt động như: tặng quà cho các cháu học giỏi, các cháu có hồn c ảnh khó kh ăn đ ặc
biệt trong các ngày lễ hội và ngày tết trong năm, tổ ch ức liên hoan, ăn búp phê cho các
cháu toàn trường, hỗ trợ tổ chức các chương trình vui liên hoan văn ngh ệ và t ặng
quà cho các cháu trong các hội thi do nhà trường và PGD t ổ ch ức. H ỗ tr ợ k ịp th ời cho
các phong trào thi đua “Nuôi tốt, dạy tốt” và các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các hội thi
của học sinh, các hoạt động ngoại khoá của học sinh, k ết hợp với nhà tr ường h ỗ
trợ kinh phí khen thưởng cuối năm, động viên kịp thời cho các cháu h ọc gi ỏi, các
cháu có hồn cảnh khó khăn có cố gắng phấn đấu trong học tập.
- Đối với cha mẹ học sinh các lớp phải thường xuyên phối hợp và liên lạc
với giáo viên chủ nhiệm lớp để nắm bắt tình hình học tập của con em mình, trên cơ
sở đó có kế hoạch theo dõi nhắc nhở động viên con em học tập, tránh tình trạng
khốn trắng cho nhà trường, đồng thời phải có thái độ nghiêm khắc với con em
trong học tập. Tham gia ký cam kết với nhà trường để cùng chăm sóc và giáo dục
con em mình, chấp hành tốt và đóng góp đầy đủ các khoản đóng góp do nhà
trường đã quy định cho con em. Đồng thời phản ánh trung thực ý kiến của cha mẹ
học sinh về chất lượng chăm sóc, ni dưỡng và giáo dục của giáo viên, để nhà
trường kịp thời điều chỉnh phương pháp chăm sóc và giáo dục trẻ phù hợp.
- BĐD CMHS phải có mặt kịp thời để động viên phong trào giáo dục của
nhà trường, các hoạt động giáo dục, xây dựng quỹ phụ huynh, trích quỹ để hỗ trợ
các hoạt động vui liên hoan văn nghệ, các hội thi của các cháu, đồng thời khen
thưởng kịp thời cho các cháu đạt thành tích cao trong các hội thi, ngày lễ tết trong
năm, khen thưởng các cháu vào dịp cuối năm, cuối kỳ, và hỗ trợ cho các cháu có
hồn cảnh khó khăn đặc biệt trong trường.
III. Đề xuất, kiến nghị:
1. Đối với nhà trường:
- Nhà trường cần xem xét các khoản đóng góp của học sinh chia đều ra từng
đợt trong năm học để cha mẹ học sinh có điều kiện chuẩn bị và nộp đúng theo quy
định của nhà trường, xem xét để miễn giảm một số khoản đóng góp cho con em
diện nghèo, diện cận nghèo, diện mồ côi để các em có điều kiện đóng góp.

- Hàng ngày, giáo viên chủ nhiệm các lớp cần quan tâm và trao đổi thơng tin
về tình hình sức khỏe, nhận thức và kết quả học tập của từng học sinh tới từng phụ
huynh, để cha mẹ học sinh kịp thời nắm bắt được tình hình sức khỏe và kết quả
học tập và rèn luyện của con em, qua đó có điều kiện phối hợp với giáo viên để
đưa ra các biện pháp chăm sóc và giáo dục phù hợp với từng học sinh.
2. Đối với lãnh đạo địa phương và các ban ngành đoàn thể:


- Lãnh đạo địa phương cần quan tâm củng cố xây dựng quỹ khuyến học của
xã ngày càng dồi dào để kịp thời động viên tinh thần học tập cho con em, giúp đỡ
cho những học sinh có hồn cảnh khó khăn được tiếp tục học tập.
- Các tổ chức đồn thể ở địa phương cần có sự phối kết hợp chặt chẽ với nhà
trường và tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất, động viên tinh thần cho nhà
trường để họ yên tâm công tác và chăm sóc cho các cháu được tốt hơn.
Trên đây là báo cáo tổng kết hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh
trường MN Mỹ Hưng năm học 2016 - 2017 và phương hướng hoạt động của hội
năm học 2017 - 2018. Chúng tôi rất mong được sự phối hợp và tạo điều kiện tốt
của nhà trường và cán bộ địa phương để hội phụ huynh thực hiện tốt các nhiệm vụ
của hội đã đề ra.
Xin trân trọng cảm ơn!
Nơi nhận:
- UBND xã Mỹ Hưng (để b/c);

T/M HỘI PHỤ HUYNH

T/M NHÀ TRƯỜNG

Hội trưởng

Hiệu trưởng


Nguyễn Văn Hà

Nhữ Thị Thủy

- BGH nhà trường (để b/c);
- Lưu BĐDPH./.



×