Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

NGAM TRANG DI DUONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.44 KB, 2 trang )

TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI
TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI

HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC (Lần 6)
MÔN NGỮ VĂN - LỚP 8A2
Giáo viên: Trần Linh Thảo
Thời gian tự học: từ ngày 09/3 đến 14/3/2020
Thời gian nộp bài kiểm tra: Thứ bảy, ngày 14/03/2020
NỘI DUNG
Đọc kĩ hai bài Ngắm trăng, Đi đường của Hồ Chí Minh và
các câu hỏi đọc hiểu trong SGK để soạn bài theo mẫu sau:
NGẮM TRĂNG – ĐI ĐƯỜNG
(Hồ Chí Minh)
I. Đọc - tìm hiểu chú thích:
1. Đọc (đọc kĩ nhiều lần và học thuộc, chú ý các từ khó được
chú thích trong SGK).
2. Chú thích:
a. Tác giả?
b. Tác phẩm
- Hồn cảnh ra đời?
- Thể thơ?
II. Đọc - tìm hiểu văn bản: (tìm hiểu lần lượt từng bài)
A. Ngắm trăng
1. Bố cục?
(Giới hạn và nội dung chính của từng phần)
2. Hoàn cảnh ngắm trăng trong tù của Bác.
- Em có nhận xét gì về đề tài ngắm trăng trong thơ?
- Bác đã ngắm trăng, cảm nhận vẻ đẹp của trăng trong một hồn cảnh, điều
kiện như thế nào? Có giống như người xưa thường hay uống rượu thưởng trăng
không?
- Em hãy so sánh giá trị biểu ý và biểu cảm của câu thơ thứ hai trong bản dịch


thơ và trong nguyên tác?
- Hai câu thơ đầu thể hiện điều gì?
3. Một cuộc vượt ngục tinh thần đặc biệt.
? Câu thơ thứ ba thể hiện điều gì? Có ý kiến cho rằng, bài thơ "Ngắm trăng" là
một cuộc vượt ngục tinh thần bằng thơ của Bác. Em có đồng ý với ý kiến này khơng?
Vì sao? So sánh câu thơ dịch và nguyên tác?
- Điều thú vị ở câu thơ cuối là gì? Trăng ở đây có phải là một hiện tượng thiên
nhiên vô tri, vô cảm? Giữa trăng và người tù có mối quan hệ như thế nào?


- Em hãy so sánh nhịp điệu, từ ngữ, hình ảnh ở hai câu chữ Hán so với hai câu
thơ dịch?
- Theo em, điều làm người đọc xúc động sâu sắc nhất sau khi đọc hai câu thơ
cuối cũng như cả bài thơ này là gì?
( Nêu cụ thể và có dẫn chứng từ văn bản)
4. Nhận xét về nghệ thuật của bài thơ?
⁃ Từ ngữ được sử dụng đặc sắc?
⁃ Biện pháp nghệ thuật được vận dụng và hiệu quả nghệ
thuật?
( Nêu cụ thể và có dẫn chứng từ văn bản)
B. Đi dường
1. Bố cục?
(Giới hạn và nội dung chính của từng phần)
2. Nỗi gian lao của người đi đường:
- Câu thơ đầu bài thơ nói lên điều gì? Em có nhận xét gì về câu thơ dịch so với
ngun tác?
- Câu thơ thứ hai muốn nói gì? Ở câu thơ này có hình ảnh nào đáng chú ý?
3. Niềm vui của người đứng trên cao ngắm cảnh:
- Theo em, câu thơ thứ ba có gì mới so với hai câu thơ đầu?
- Câu thơ thứ tư thể hiện điều gì? Tư thế của người đi đường ở đây như thế

nào?
- Hình ảnh con đường núi ghập ghềnh hiểm trở và người ngắm cảnh trên đỉnh
núi cao gợi cho các em những liên tưởng gì về con đường đời và con đường cách
mạng?
( Nêu cụ thể và có dẫn chứng từ văn bản)
4. Nhận xét về nghệ thuật của bài thơ?
⁃ Từ ngữ được sử dụng đặc sắc?
⁃ Biện pháp nghệ thuật được vận dụng và hiệu quả nghệ
thuật?
( Nêu cụ thể và có dẫn chứng từ văn bản)
III. Luyện tập:
1. Học thuộc lòng cả hai bài thơ.
2. Viết một đoạn văn ngắn, 7 đến 10 câu nêu lên cảm nhận của
em về tình yêu thiên nhiên và tinh thần lạc quan, phong thái ung
dung của Bác Hồ được thể hiện qua hai bài thơ.
*Chú ý:
⁃ Ghi chép cẩn thận vào vở bài học.
- Thực hiện đầy đủ phần luyện tập.
⁃ Chụp hình gửi lên cho cơ kiểm tra vào thứ bảy (14/3/2020).



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×