Tải bản đầy đủ (.docx) (294 trang)

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.64 MB, 294 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN XUÂN THỦY

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI
ĐIỆN TỬ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ
VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

HUẾ - 2016


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN XUÂN THỦY

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI
ĐIỆN TỬ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ
VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG

Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Mã số
: 62.34.01.02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. NGUYỄN TÀI PHÖC


2. GS.TS. ĐẶNG ĐÌNH ĐÀO


LỜI CAM ĐOAN
Đề tài luận án Tiến sĩ “Nghiên cứu phát triển thƣơng mại
điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm
miền Trung” do nghiên cứu sinh thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa
học của các thầy giáo hướng dẫn.
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận
văn này là trung thực, chính xác. Các số liệu và thơng tin trong luận
án này chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào và các thơng tin
trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Thành phố Huế, tháng 11 năm 2016
Tác giả

Nguyễn Xuân Thủy


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn đến Ban Giám đốc Đại học Huế, Ban
Giám hiệu, các thầy cô giáo Khoa Quản trị Kinh doanh, Phòng quản lý Đào tạo sau
đại học, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế đã giảng dạy, hướng dẫn, trang bị cho
tơi kiến thức và kinh nghiệm trong tồn khố học.
Tơi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc, GS.TS. Đặng Đình
Đào đã hướng dẫn và đóng góp những ý kiến quý báu cho tôi trong suốt quá trình
thực hiện luận án này.
Tơi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn - Giám đốc Đại học
Huế, PGS.TS. Trần Văn Hòa - Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế; PGS. TS.
Nguyễn Đăng Hào - Trưởng Khoa Quản Trị Kinh Doanh; PGS.TS. Bùi Dũng Thể Trưởng Phòng quản lý Đào tạo sau đại học cùng các thầy cô giáo Đại học Huế và
trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế đã nhiệt tình giúp đỡ, góp ý chân thành và chia

sẻ những kinh nghiệm quý báu để tôi thực hiện nghiên cứu. Xin cảm ơn TS. Dương
Tuấn Anh, Trưởng đại diện tập đồn VNPT tại TT-Huế, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc
VNPT Thừa Thiên Huế đã tạo điều kiện, truyền đạt kinh nghiệm và động viên tơi
trong q trình thực hiện đề tài.
Xin cảm ơn các nhà khoa học độc lập, các tổ chức, cá nhân đã giúp đỡ tôi định
hướng nghiên cứu, xin cảm ơn VNPT Thừa Thiên Huế, sở Thông tin và Truyền
thông, Trung tâm Kinh doanh VNPT các tỉnh Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng
Nam, Quảng Ngãi và Bình Định, xin cảm ơn Hiệp hội Thương Mại Điện tử Việt
Nam, Hiệp hội Internet Việt Nam, Cục Thương mại Điện tử và Công nghệ Thông tin
bộ Công Thương, các cơ quan ban ngành liên quan…đã cung cấp những tài liệu,
thơng tin rất bổ ích, tạo điều kiện thuận lợi để tôi thu thập dữ liệu.
Xin cảm ơn gia đình, đồng nghiệp, bạn bè, người thân đã ln động viên,
khuyến khích và tạo mọi điều kiện để giúp tơi hồn thành luận án.
Thành phố Huế, tháng 11 năm 2016
Tác

giả

Nguyễn Xuân Thủy


MỤC LỤC

Trang

PHẦN 1. MỞ ĐẦU.............................
1

1.1. Tính cấp thiết của đề tài............
1


1.2. Mục tiêu nghiên cứu.................
3

1.3. Đối tượng và phạm vi
nghiên cứu................................
4

1.4. Đóng góp mới của luận án........
5

1.5. Kết cấu luận án.........................
6
PHẦN 2. TỔNG QUAN
NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT
TRIỂN THƢƠNG MẠI
ĐIỆN TỬ TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP DỊCH

VỤ.......................................................
7

2.1. Các cơng trình nghiên cứu
của thế giới...............................
7

2.2. Các cơng trình nghiên cứu
của Việt Nam............................
16


PHẦN 3. KẾT QUẢ NGHIÊN
CỨU....................................................
21
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ
LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ PHÁT TRIỂN
THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
TRONG CÁC DOANH

NGHIỆP DỊCH VỤ.............................
21


1.1. Tổng quan thương mại điện tử trong các
doanh nghiệp dịch vụ
21
1.1.1. Doanh nghiệp dịch vụ và sự cần thiết
phát triển thương mại điện tử 21
1.1.2. Thương mại điện tử trong các doanh
nghiệp dịch vụ 23
1.2. Phát triển thương mại điện tử trong các
doanh nghiệp dịch vụ
30
1.2.1. Phát triển thương mại điện tử
và các nội dung phát triển
thương mại điện tử

30

1.2.2. Cấp độ phát triển thương mại điện tử

trong các doanh nghiệp dịch vụ
35
1.2.3. Chỉ số phát triển thương mại điện tử
36
1.2.4. Mơ hình nghiên cứu TOE
(Technology - Organization Environment) 37
1.3. Các yếu tố tác động đến sự phát
triển thương mại điện tử trong
doanh nghiệp dịch vụ

38

1.3.1. Yếu tố liên quan đến công nghệ
(Technology) 38
1.3.2. Yếu tố liên quan đến tổ chức doanh
nghiệp (Organization) 39
1.3.3. Yếu tố liên quan đến môi trường
(Environment) 40
1.4. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển
thương mại điện tử và bài học cho
doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế
trọng điểm miền Trung

42

1.4.1. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển
thương mại điện tử 42


1.4.2. Bài học kinh nghiệm đối với các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế

trọng điểm miền Trung............................................................................46
1.4.3. Thương mại điện tử trên nền tảng di động là hướng phát triển mới của
thương mại điện tử trên thế giới cũng như Việt Nam...............................47
CHƢƠNG 2. ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....49
2.1. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung..............................................................49
2.1.1. Điều kiện tự nhiên...................................................................................49
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội...........................................................................51
2.1.3. Đặc điểm các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung....55
2.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................................56
2.2.1. Khung nghiên cứu và quy trình nghiên cứu.............................................56
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu định tính..........................................................57
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu định lượng.......................................................58
2.2.4. Phương pháp nghiên cứu khác.................................................................61
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM
MIỀN TRUNG.........................................................................................................62
3.1. Khái quát về doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.......62
3.1.1. Doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung....................62
3.1.2. Doanh nghiệp dịch vụ theo sở hữu vốn...................................................67
3.1.3. Doanh nghiệp dịch vụ theo quy mơ vốn..................................................67
3.1.4. Tổng mức bán lẻ hàng hóa.......................................................................68
3.2. Thực trạng phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ
vùng KTTĐMT..............................................................................................69
3.2.1. Chỉ số thương mại điện tử các doanh nghiệp vùng kinh tế trọng điểm
miền Trung..............................................................................................69
3.2.2. Đánh giá theo các nội dung phát triển thương mại điện tử......................74
3.2.3. Doanh thu thương mại điện tử của các doanh nghiệp dịch vụ.................80
3.2.4. Đầu tư của các doanh nghiệp dịch vụ cho việc ứng dụng thương mại
điện tử......................................................................................................81
3.2.5. Nhân lực về thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ............82

3.3. Đánh giá của các đối tượng khảo sát về phát triển thương mại điện tử vùng
kinh tế trọng điểm miền Trung.......................................................................83


3.3.1. Khái quát về mẫu điều tra........................................................................83
3.3.2. Đánh giá của các chuyên gia công nghệ thông tin và thương mại điện
tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.............................................................86
3.3.3. Đánh giá của doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. 95
3.3.4. Đánh giá của khách hàng sử dụng Internet và cơng nghệ thơng tin.......107
3.3.5. Phân tích nhận diện các nhân tố phát triển thương mại điện tử trong
các doanh nghiệp dịch vụ từ điều tra khảo sát các đối tượng.................109
3.4. Đánh giá chung về phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp
dịch vụ ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.............................................115
3.4.1. Những kết quả đạt được về phát triển thương mại điện tử trong các
doanh nghiệp dịch vụ ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung...............115
3.4.2. Những mặt hạn chế về phát triển thương mại điện tử trong các doanh
nghiệp dịch vụ ở vùng KTTĐMT..........................................................117
CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG
CÁC DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM
MIỀN TRUNG.......................................................................................................120
4.1. Quan điểm và định hướng phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp
dịch vụ ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung....................................................120
4.1.1. Quan điểm phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ ở
vùng kinh tế trọng điểm miền Trung...............................................................120
4.1.2. Định hướng phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ ở
vùng kinh tế trọng điểm miền Trung...............................................................122
4.2. Giải pháp phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng
kinh tế trọng điểm miền Trung............................................................................124
4.2.1. Các giải pháp từ phía nhà nước, chính quyền địa phương các tỉnh/thành phố
vùng kinh tế trọng điểm..................................................................................124

4.2.2. Các giải pháp từ phía doanh nghiệp dịch vụ trên địa bàn các tỉnh vùng kinh tế
trọng điểm miền Trung....................................................................................130
4.2.3. Giải pháp đối với cộng đồng các doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề.............134
PHẦN 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................136
1. Kết luận...........................................................................................................136
2. Kiến nghị.........................................................................................................138


3. Những hạn chế của nghiên cứu........................................................................140
4. Hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai....................................................140
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ........................142
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN...............................................................................142
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................143

PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt
AEC
APEC
ASEAN
ASEM
B2B
B2C
BMGF-VN
C2C
CNTT
CREC
CTC

DN
DNNVV
DVNV
G2B
GDP
HĐĐT
KD
KS
KTTĐ
KTTĐMT
KTXH

OECD

SXKD
TMĐT

Tiếng Anh
Association of E-Commerce
Asia-Pacific Economic
Cooperation
Association of Southeast Asian
Nations
The Asia-Europe Meeting
Business to Business
Business to Consumer
Bill & Melinda Gates Fund
Consumer to Consumer
Center for Research on
Electronic Commerce

Community Technology Center

Government to Business
Gross Domestic Product

Organisation for Economic
Cooperation and Development

Tiếng Việt
Hiệp hội thương mại điện tử
Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á
Thái Bình Dương
Hiệp hội các quốc gia Đơng Nam Á
Diễn đàn hợp tác Á Âu
Doanh nghiệp - Doanh nghiệp
Doanh nghiệp - Người tiêu dùng
Quỹ tài trợ Bill & Melinda Gates
Người tiêu dùng-Người tiêu dùng
Công nghệ thông tin
Trung tâm nghiên cứu và thương mại
điện tử
Trung tâm công nghệ cộng đồng
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Doanh nghiệp dịch vụ
Chính phủ - Doanh nghiệp
Tổng sản phẩm trong nước
Hợp đồng điện tử
Kinh doanh
Khách sạn

Kinh tế trọng điểm
Kinh tế trọng điểm miền Trung
Kinh tế xã hội
Nghị định
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
Quyết định
Sản xuất kinh doanh
Thương mại điện tử


TSCĐ
TTg
UNCITRAL United Nations Commission on
International Trade Law
UNDP
United Nations Development
Programme
USD
United States Dollar
VECOM
Vietnam E-commerce
Association
VNPT
Vietnam Post and
Telecommunication
WTO
World Trade Organization

Tài sản cố định
Thủ tướng Chính phủ

Ủy ban liên hiệp quốc về thương mại
quốc tế
Chương trình phát triển liên hợp quốc
Đơ la Mỹ
Hiệp hội thương mại điện tử Việt
Nam
Tập đồn Bưu chính Viễn thơng
Việt Nam
Tổ chức thương mại thế giới


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.2:

Khung khái niệm về mơ hình TOE.........................................................38

Bảng 2.1:

Diện tích, dân số trung bình vùng KTTĐMT, giai đoạn 2010 - 2015.....51

Bảng 2.2:

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên vùng KTTĐMT, giai đoạn
2010 - 2015............................................................................................52

Bảng 2.3:

Tổng sản phẩm trên địa bàn vùng KTTĐMT theo giá hiện hành phân
theo khu vực kinh tế, giai đoạn 2010 - 2015...........................................53


Bảng 2.4:

Một số chỉ tiêu chủ yếu tính bình qn đầu người vùng KTTĐMT,
giai đoạn 2010 - 2015.............................................................................55

Bảng 2.5:

Quy trình nghiên cứu..............................................................................57

Bảng 2.6:

Tổng hợp tình hình mẫu điều tra các đối tượng......................................59

Bảng 2.7:

Tổng hợp số lượng mẫu phân bổ điều tra đối tượng chuyên gia, cán bộ
quản lý về TMĐT; đối tượng DN theo từng địa phương........................60

Bảng 2.8:

Tổng hợp số lượng mẫu điều tra khách hàng sử dụng TMĐT phân bố
theo từng địa phương..............................................................................61

Bảng 3.1:

Chỉ số phát triển doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền
Trung, giai đoạn 2010-2014...................................................................62

Bảng 3.2:


Số doanh nghiệp dịch vụ vùng KTTĐMT theo lĩnh vực kinh doanh,
giai đoạn 2010-2014...............................................................................63

Bảng 3.3:

Chỉ số phát triển vốn SXKD theo loại hình doanh nghiệp dịch vụ vùng
KTTĐMT, giai đoạn 2010 - 2014...........................................................64

Bảng 3.4:

Chỉ số phát triển giá trị TSCĐ theo loại hình doanh nghiệp dịch vụ
vùng KTTĐMT, giai đoạn 2010-2014....................................................65

Bảng 3.5:

Chỉ số phát triển lao động theo loại hình doanh nghiệp dịch vụ vùng
KTTĐMT, giai đoạn 2010-2014.............................................................66

Bảng 3.6:

Số lượng doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
theo sở hữu vốn, giai đoạn 2010-2014....................................................67

Bảng 3.7:

Doanh nghiệp dịch vụ theo quy mô vốn vùng kinh tế trọng điểm miền
Trung, năm 2015....................................................................................67

Bảng 3.8:


Tổng mức bán lẻ hàng hóa theo loại hình doanh nghiệp dịch vụ vùng
KTTĐMT, giai đoạn 2010-2015.............................................................68


Bảng 3.9:

Chỉ số nguồn nhân lực và hạ tầng CNTT...............................................69

Bảng 3.10: Chỉ số về giao dịch B2C.........................................................................70
Bảng 3.11: Chỉ số về giao dịch B2B.........................................................................71
Bảng 3.12: Chỉ số về giao dịch G2B.........................................................................72
Bảng 3.13: Chỉ số thương mại điện tử (EBI) các doanh nghiệp vùng KTTĐMT......73
Bảng 3.14: Số liệu đào tạo về TMĐT vùng KTTĐMT, giai đoạn 2013-2015...........79
Bảng 3.15: Doanh thu TMĐT của DNDV vùng KTTĐMT, giai đoạn 2010-2015....80
Bảng 3.16: Tổng đầu tư phần cứng cho các DN vùng KTTĐMT, 2010 - 2015........82
Bảng 3.17: Lĩnh vực kinh doanh của các DN dịch vụ...............................................85
Bảng 3.18: Qui mô doanh thu các DN dịch vụ, giai đoạn 2011-2015.......................86
Bảng 3.19: Đánh giá của các chuyên gia về thực trạng phát triển TMĐT trong
kinh doanh dịch vụ ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung....................87
Bảng 3.20: Ý kiến của chuyên gia về các lợi ích của TMĐT trong hoạt động kinh
doanh của các DN dịch vụ......................................................................89
Bảng 3.21: Đánh giá của các chuyên gia về mức độ ứng dụng TMĐT trong các
lĩnh vực kinh doanh dịch vụ ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung......90
Bảng 3.22: Ý kiến của chuyên gia về mức độ đóng góp của TMĐT trong vùng
kinh tế trọng điểm miền Trung...............................................................91
Bảng 3.23: Ý kiến chuyên gia về mức độ quan trọng của các điều kiện để phát
triển TMĐT trong các DN dịch vụ vùng KTTĐMT...............................92
Bảng 3.24: Ý kiến chuyên gia về những khó khăn ảnh hưởng đến phát triển
TMĐT ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.......................................93

Bảng 3.25: Đánh giá của các chuyên gia về động lực phát triển TMĐT cho vùng
kinh tế trọng điểm miền Trung...............................................................94
Bảng 3.26: Đánh giá của các chuyên gia về các giải pháp phát triển TMĐT trong
các DN dịch vụ vùng KTTĐMT.............................................................95
Bảng 3.27: Tỉ lệ đóng góp của TMĐT trong tổng doanh thu của DNDV vùng
KTTĐMT...............................................................................................96
Bảng 3.28: Ý kiến của DN về các hình thức TMĐT áp dụng trong các DNDV
vùng KTTĐMT......................................................................................97
Bảng 3.29: Đánh giá của DN về mức tiết kiệm chi phí từ việc sử dụng phần mềm
trong quản lý hoạt động kinh doanh của DN..........................................99


Bảng 3.30: Đánh giá của DN về lợi ích của TMĐT đối với quản lý hoạt động kinh
doanh trong các DN dịch vụ.................................................................100
Bảng 3.31: Đánh giá của DN về tầm quan trọng của các giải pháp phát triển
TMĐT trong các DN dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.....101
Bảng 3.32: Kiểm định One-Sample Kolmogorov-Smirnov đối với các biến của
tầm quan trọng các giải pháp phát triển TMĐT....................................103
Bảng 3.33: Kiểm định sự khác biệt ý kiến đánh giá của các loại hình DN về tầm
quan trọng của các giải pháp phát triển TMĐT....................................104
Bảng 3.34: Kiểm định One-Sample Kolmogorov-Smirnov đối với các biến của
tầm quan trọng các giải pháp phát triển TMĐT lấy từ 2 bộ dữ liệu......105
Bảng 3.35: Kiểm định sự khác biệt ý kiến đánh giá của Chuyên gia và DN về tầm
quan trọng của các giải pháp phát triển TMĐT....................................106
Bảng 3.36: Quan điểm của khách hàng về lợi ích của TMĐT................................109


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1:


Doanh số thương mại điện tử bán lẻ Mỹ tính đến q 3/2014................43

Hình 1.2:

Doanh số thương mại điện tử bán lẻ Trung Quốc giai đoạn 2013-2018..46

Hình 1.3:

Ơng Trần Hữu Linh trình bày về tầm quan trọng của TMĐT trên nền
tảng di động tại chuỗi sự kiện Mobile Day 2016....................................47

Hình 2.1:

Bản đồ phát triển Kinh tế xã hội vùng KTTĐMT...................................50

Hình 2.2:

Cơ cấu tổng sản phẩm vùng KTTĐMT, giai đoạn 2010 - 2015..............54

Hình 2.3:

GDP bình quân đầu người vùng KTTĐMT so với cả nước, giai đoạn
2010 - 2015.............................................................................................54

Hình 2.4:

Khung nghiên cứu của luận án...............................................................56

Hình 3.1:


Biểu đồ chỉ số EBI các DN vùng KTTĐMT năm 2014..........................74

Hình 3.2:

Ngày mua sắm trực tuyến Online Friday 04/12/2015.............................77

Hình 3.3:

Tỷ lệ hình thức đào tạo về CNTT và TMĐT cho người lao động, giai
đoạn 2009-2014......................................................................................78

Hình 3.4:

Các hình thức thanh tốn chủ yếu, giai đoạn 2012 - 2014......................79

Hình 3.5:

Cơ cấu chi phí cho CNTT và TMĐT trong DN, giai đoạn 2012 - 2014. . .81

Hình 3.6:

Số lượng máy tính trong DN, giai đoạn 2010 - 2013..............................81

Hình 3.7:

Tỷ lệ DN có cán bộ chuyên trách về CNTT và TMĐT giai đoạn
2010-2014...............................................................................................82

Hình 3.8:


Tỉ lệ các DN có bộ phận chuyên trách TMĐT........................................83

Hình 3.9:

Cơ cấu loại hình DN dịch vụ..................................................................84

Hình 3.10: Cơ cấu quy mơ của DN dựa trên số lượng nhân viên..............................84
Hình 3.11: Quy mơ vốn kinh doanh của DN dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm
miền Trung.............................................................................................85
Hình 3.12: Mức độ các DN dịch vụ sử dụng CNTT trong hoạt động kinh doanh
của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung................................................86
Hình 3.13: Ý kiến của các chuyên gia đánh giá điều kiện phát triển TMĐT trong
các DN dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.............................88
Hình 3.14: Số lượng đơn hàng đặt qua TMĐT của các DN dịch vụ trong năm 2014 96
Hình 3.15: Số lượng đơn đặt hàng qua TMĐT bị hủy bỏ của các DN trong
năm 2014................................................................................................97


Hình 3.16: Ý kiến của DN về mức độ sử dụng các cơng cụ điện tử trong hoạt
động kinh doanh.....................................................................................98
Hình 3.17: Các loại phần mềm áp dụng trong hoạt động kinh doanh của các
DNDV vùng KTTĐMT..........................................................................99
Hình 3.18: Ý kiến của các DN về các biện pháp đảm bảo an toàn thơng tin trong
hoạt động kinh doanh...........................................................................100
Hình 3.19: Ý kiến của DN về tầm quan trọng của các giải pháp phát triển TMĐT
trong kinh doanh dịch vụ ở các DNDV vùng KTTĐMT......................102
Hình 3.20: Đánh giá của khách hàng về hình thức và mức độ sử dụng trong hoạt
động kinh doanh liên quan đến TMĐT.................................................107
Hình 3.21: Đánh giá của khách hàng về thời điểm sử dụng Internet cho các nhu
cầu trong hoạt động hàng ngày.............................................................108

Hình 3.22: Ý kiến của DN về nhân tố chính sách kinh tế xã hội ảnh hưởng đến
TMĐT trong các DNDV vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.............110
Hình 3.23: Ý kiến của DN về nhân tố nguồn nhân lực ảnh hưởng đến TMĐT
trong các DNDV vùng KTTĐMT.........................................................111
Hình 3.24: Ý kiến của DN về nhân tố khoa học công nghệ ảnh hưởng đến TMĐT
trong các DNDV vùng KTTĐMT.........................................................111
Hình 3.25: Ý kiến của DN về nhân tố môi trường pháp lý ảnh hưởng đến TMĐT
trong các DNDV vùng KTTĐMT.........................................................112
Hình 3.26: Ý kiến của DN về nhân tố hình thức thanh tốn ảnh hưởng đến TMĐT
trong các DNDV vùng KTTĐMT.........................................................113
Hình 3.27: Ý kiến của DN về nhân tố an toàn bảo mật thông tin ảnh hưởng đến
TMĐT trong các DNDV vùng KTTĐMT.............................................113
Hình 3.28: Ý kiến của DN về nhân tố chuyển phát hàng hóa ảnh hưởng đến
TMĐT trong các DNDV vùng KTTĐMT.............................................114
Hình 3.29: Ý kiến của DN về các nhân tố ảnh hưởng đến TMĐT trong kinh
doanh dịch vụ ở các DNDV vùng KTTĐMT........................................115


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Cơng nghệ thông tin và thương mại điện tử đã được ứng dụng rộng rãi vào đời
sống xã hội nói chung và doanh nghiệp nói riêng. Đối với doanh nghiệp, thương
mại điện tử góp phần hình thành những mơ hình kinh doanh mới, tăng doanh thu,
giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh và mở ra một thị trường rộng lớn với
mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước. Đối với người tiêu dùng, thương
mại điện tử giúp người mua chỉ ngồi tại nhà mà vẫn có thể lựa chọn hàng hóa, dịch
vụ trên các thị trường ở mọi nơi trên thế giới bằng một vài động tác kích chuột.
Thương mại điện tử là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển
kinh tế, là nhân tố chính đẩy nhanh q trình quốc tế hóa đời sống kinh tế thế giới.
Nhờ ứng dụng thương mại điện tử mà bất kỳ doanh nghiệp nào, thậm chí ở một

nước nghèo nhất, một vùng xa xôi hẻo lánh trên địa cầu, cũng có thể dễ dàng tiếp
cận với các thị trường rộng lớn thông qua mạng Internet. Thương mại điện tử đã
làm cho hoạt động thương mại của các doanh nghiệp vượt ra khỏi phạm vi quốc gia
và trở thành hoạt động mang tính tồn cầu.
Ngày 12/7/2010, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 1073/QĐ-TTg về
phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2011-2015.
Trong đó xác định “Thương mại điện tử được sử dụng phổ biến và đạt mức tiên tiến
trong các nước thuộc hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), góp phần nâng
cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy
q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Thời gian gần đây, cơng nghệ
thơng tin đã góp phần không nhỏ vào công tác quản lý nhà nước của các bộ, ngành,
địa phương, nhất là trong xử lý hồ sơ hành chính, quản lý ngân sách, thuế, kho bạc,
hải quan, bảo hiểm xã hội, thành lập doanh nghiệp... Ngay trong năm 2015, tỷ lệ
doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế điện tử đã tăng từ 65% lên 98%; thời gian nộp
thuế của doanh nghiệp giảm từ 537 giờ/năm xuống còn 167 giờ/năm. Việc thực hiện
thủ tục hải quan điện tử theo hệ thống thông quan tự động và cơ chế một cửa quốc
gia tại cảng biển quốc tế đã giảm thời gian thơng quan hàng hóa bình qn từ 21

17


ngày xuống còn 14 ngày đối với xuất khẩu, 13 ngày đối với nhập khẩu, giảm được
10% đến 20% chi phí và 30% thời gian thơng quan hàng hóa xuất nhập khẩu cho
doanh nghiệp [46].
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung được thành lập theo nghị định
92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của chính phủ, gồm 5 tỉnh, thành phố: Thừa Thiên
Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định. Ngày 13/10/2014, Thủ tướng
Chính phủ có quyết định số 1874/QĐ-TTg về việc “Phê duyệt quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030” theo đó: vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có vị trí đặc

biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo quốc phòng an
ninh đối với cả khu vực duyên hải miền Trung - Tây Nguyên. Xây dựng vùng kinh
tế trọng điểm miền Trung thành trung tâm kinh tế biển mạnh, tạo thế tiến ra biển
nhằm bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc [58]. Tính đến cuối năm
2015 vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có đến 18.830 doanh nghiệp dịch vụ tập
trung chủ yếu vào các ngành nghề như bán buôn bán lẻ, vận tải kho bãi, lưu trú, lữ
hành du lịch, tư vấn, dịch vụ xây dựng và thi công…Cùng với các doanh nghiệp
dịch vụ ở hai đầu đất nước, doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền
Trung đang trên đường đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế. Trong đó, thương mại
điện tử được xem như một phương thức mới, đáp ứng sự lưu thơng hàng hóa dịch
vụ, đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong môi
trường dịch vụ ngày càng lớn và nhiều mối quan hệ không thể tiến hành thương mại
truyền thống được. Thương mại điện tử giúp đẩy nhanh tốc độ kinh doanh, giảm
thiểu chi phí, khắc phục được các trở ngại về khơng gian, thời gian. Vì thế, việc
phát triển thương mại điện tử trong các hoạt động của doanh nghiệp nói chung,
doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nói riêng là tất yếu trong
bối cảnh hiện nay.
Thương mại điện tử vào Việt Nam từ khoảng năm 2000, phát triển với tốc độ
nhanh, đặc biệt là trong các doanh nghiệp dịch vụ. Mặc dù vậy, việc ứng dụng
thương mại điện tử của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, doanh nghiệp dịch
vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nói riêng phát triển chưa mạnh mẽ như


mong muốn. Sự phức tạp về mặt công nghệ, sự đầu tư thiếu đồng bộ về cơ sở hạ
tầng, sự thiếu chuyên nghiệp của đội ngũ nguồn nhân lực, trình độ kinh doanh,
ngoại ngữ… đang là rào cản, làm cho việc triển khai thương mại điện tử gặp nhiều
khó khăn. Mặt khác, các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
có đặc thù riêng, chậm phát triển hơn, quy mô kinh doanh nhỏ lẻ, yếu về vốn, nguồn
nhân lực hạn chế, thiếu tính liên kết…do đó, nhiều doanh nghiệp dịch vụ vẫn còn xa
lạ với thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh của mình. Trong lúc đó, tiềm

năng cũng như cơ hội để ứng dụng, phát triển thương mại điện tử trong các doanh
nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có nhiều, nhưng các doanh
nghiệp dịch vụ không được nắm bắt và quan tâm phát triển.
Làm thế nào để tháo gỡ những vấn đề còn tồn tại trong việc phát triển thương
mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
hiện nay? Những nhân tố nào tác động đến sự phát triển thương mại điện tử trong
các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung? Làm thế nào để các
doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung quan tâm hơn nữa đến
việc phát triển thương mại điện tử nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và năng lực
cạnh tranh của mình? Cần phải có nghiên cứu phát triển thương mại điện tử trong
các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung một cách đầy đủ và
toàn diện. Đồng thời, cần phân tích thực trạng và các nhân tố tác động đến sự phát
triển thương mại điện tử, từ đó luận giải để tìm ra các biện pháp, chính sách thúc
đẩy sự phát triển thương mại điện tử. Việc nghiên cứu phát triển thương mại điện tử
trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung sẽ có ý nghĩa
to lớn trong việc thực hiện các chính sách phát triển kinh tế của đất nước. Với
những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu phát triển thƣơng mại điện
tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung” cho
nghiên cứu của mình.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở đánh giá thực trạng và các nhân tố tác động đến sự phát triển
thương mại điện tử, đề xuất hệ thống giải pháp có tính khả thi nhằm phát triển
thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền


Trung, góp phần đưa thương mại điện tử trở thành hoạt động phổ biến, nâng cao
năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền
Trung, thúc đẩy q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể

Để thực hiện được mục tiêu tổng quát nêu trên, tác giả nghiên cứu đứng trên
góc độ vi mơ - tức là đứng về phía doanh nghiệp - để tiếp cận nghiên cứu nhằm
thực hiện các mục tiêu cụ thể của đề tài luận án như sau:
- Nghiên cứu, hệ thống hóa các lý thuyết về phát triển TMĐT đối với các doanh
nghiệp dịch vụ; những lý luận về phát triển; khái niệm, đặc điểm, lợi ích và thế
mạnh của thương mại điện tử; doanh nghiệp dịch vụ; vùng kinh tế trọng điểm miền
Trung.
- Phân tích thực trạng phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ
vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, qua đó rút ra những kết quả đạt được, những
hạn chế và nguyên nhân trong phát triển thương mại điện tử.
- Nhận diện các nhân tố tác động đến sự phát triển thương mại điện tử trong các
doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
- Nghiên cứu đề xuất quan điểm, phương hướng, chính sách, giải pháp và kiến nghị ở
góc độ vi mơ và vĩ mô nhằm đẩy mạnh việc phát triển thương mại điện tử trong các
doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030.
1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến phát
triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm
miền Trung.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Trên cơ sở lý thuyết về sự phát triển, thương mại điện
tử, doanh nghiệp dịch vụ, các thông tin, số liệu liên quan đến vùng kinh tế trọng
điểm miền Trung để phân tích, đánh giá mức độ phát triển thương mại điện tử của
doanh nghiệp dịch vụ trong địa bàn nghiên cứu. Xây dựng mơ hình nghiên cứu, từ


đó thực hiện việc khảo sát, đánh giá thực trạng cũng như khảo sát các số liệu thứ
cấp, sơ cấp,



luận giải, nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thương mại điện tử
vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, để từ đó đề xuất các giải pháp, chính sách,
kiến nghị có tính khả thi nhằm phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp
dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030.
Phạm vi về khơng gian: Nghiên cứu sự phát triển thương mại điện tử trong các
doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, bao gồm 5 tỉnh, thành
phố: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.
Phạm vi về thời gian: Thời gian nghiên cứu chủ yếu vào giai đoạn 2008 - 2015
và giải pháp định hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Các nghiên cứu và kết quả
cơng bố được tiến hành từ năm 2013 đến năm 2016.
1.4. Đóng góp mới của luận án
- Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về thương mại điện tử cũng như phát triển thương mại
điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ. Làm nổi bật đặc điểm, vai trị, lợi ích và thế
mạnh của thương mại điện tử đối với quá trình phát triển kinh doanh của các doanh
nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
- Vận dụng mơ hình lý thuyết TOE (Technology - Organization - Environment) vào
việc đi sâu nghiên cứu phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ
vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
- Chỉ rõ tiềm năng, thế mạnh của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, việc phát triển
thương mại điện tử được coi là giải pháp đột phá trong khai thác hiệu quả những
tiềm năng, thế mạnh đó.
- Phân tích, đánh giá toàn diện thực trạng phát triển thương mại điện tử trong các
doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Từ đó, nêu lên những
kết quả đạt được, những mặt còn hạn chế, những nguyên nhân và các vấn đề đặt ra
cần được giải quyết trong phát triển thương mại điện tử.
- Luận án đã đi sâu nghiên cứu một trường hợp điển hình về ứng dụng thương mại
điện tử cho dịch vụ lưu trú ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả nghiên cứu thực tiễn

này đã bổ sung và làm phong phú thêm về lý thuyết phát triển thương mại điện tử
và là nguồn tư liệu tham khảo hữu ích cho các doanh nghiệp muốn áp dụng thương


mại điện tử nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng doanh thu, giảm chi phí, tăng
lợi nhuận và phát triển bền vững.


- Luận án đã xác định được các nhân tố và mức độ tác động của từng nhân tố đến sự
phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ, đó là: các nền tảng
chính sách kinh tế xã hội; nhân lực liên quan đến thương mại điện tử; cơng nghệ;
mơi trường pháp lý; hình thức thanh tốn; bảo mật và chuyển phát hàng hóa. Kết
quả nghiên cứu này có ý nghĩa thiết thực khơng chỉ đối với các nhà quản lý doanh
nghiệp mà còn đối với các nhà hoạch định chính sách để thúc đẩy thương mại điện
tử phát triển.
- Luận án đã xác định được các phương hướng, mục tiêu và đề xuất chính sách, giải
pháp mang tính khả thi, có tính khoa học nhằm phát triển thương mại điện tử trong
các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
1.5. Kết cấu luận án
Kết cấu của luận án bao gồm 4 phần, cụ thể như sau:
Phần 1. Mở đầu.
Phần 2. Tổng quan nghiên cứu về phát triển thương mại điện tử trong các
doanh nghiệp dịch vụ.
Phần 3. Kết quả nghiên cứu, gồm 4 chương.
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển thương mại điện tử trong
các doanh nghiệp dịch vụ.
Chương 2. Địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.
Chương 3. Thực trạng phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp
dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
Chương 4. Giải pháp phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp

dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
Phần 4. Kết luận và kiến nghị.


PHẦN 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN
THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ
2.1. Các công trình nghiên cứu của thế giới
Hiện nay, phát triển thương mại điện tử (TMĐT) trong các doanh nghiệp (DN)
nói chung và doanh nghiệp dịch vụ (DNDV) nói riêng đã được nhiều cơng trình
trong và ngồi nước nghiên cứu đề cập trên nhiều khía cạnh khác nhau. Đặc biệt là
đối với các cơng trình nước ngồi liên quan lại càng đa dạng và nghiên cứu theo
nhiều góc độ khác nhau.
Về mức độ sẵn sàng ứng dụng thương mại điện tử: Nghiên cứu của tác giả
Tung X. Bui (2003) [106], với mục đích xác định các yếu tố góp phần làm tăng độ
sẵn sàng về TMĐT của một quốc gia, phát triển một bộ các định lượng có thể được
sử dụng để tính điểm cho các yếu tố đo lường độ sẵn sàng về TMĐT, cung cấp một
khung lý thuyết tổng thể rằng có thể kết hợp những yếu tố này để phát triển một chỉ
số sẵn sàng về TMĐT. Tác giả Tung đề cập đến 52 mức độ đo lường cho việc tính
tốn chỉ số mức độ sẵn sàng về TMĐT của mỗi một quốc gia và 8 nhân tố ảnh
hưởng đến mức độ sẵn sàng về TMĐT, đó là: Cơng dân có kiến thức Knowledgeable Citizens; tham gia của lực lượng lao động có kỹ năng - Access to
Skilled Workforce; kinh tế vĩ mô - Macro Economy; cơ sở hạ tầng kỹ thuật số Digital Infrastructure; sự cạnh tranh của ngành - Industry Competitiveness; văn hóa
- Culture; khả năng, độ sẵn sàng cho đầu tư - Ability, Willingness to Invest; chi phí

sinh hoạt và giá cả - Cost of Living and Pricing.
Theo hai tác giả Seyed Kamal Vaezi và H. Sattary I. Bimar (2009), so sánh
một số khía cạnh như định nghĩa của mức độ sẵn sàng điện tử, quan điểm mục tiêu
của mơ hình và phạm vi áp dụng TMĐT. Trong đó, nghiên cứu đề cập ba cơng cụ
để đo lường mức độ sẵn sàng về TMĐT là:
(1) Hướng dẫn về độ sẵn sàng cho cuộc sống trong thế giới nối mạng của dự án chính
sách hệ thống máy tính (The Computer System Policy Project's (CSPP)’s Readiness

Guide for Living in the networked World). Công cụ tự đánh giá này được thiết kế để
giúp các cá nhân và cộng đồng xác định cách chuẩn bị để tham gia vào "thế giới nối
mạng", hướng dẫn về sự phổ biến và hội nhập của công nghệ thông tin


×