Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Tap doc 4 Tuan 27 Con se

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.42 KB, 10 trang )

THIẾT KẾ BÀI GIẢNG
Môn: Tiếng Việt
Bài dạy: Con sẻ
Ngày dạy: 15/8/2017
Người soạn: Vương Lệ Thủy
Lớp dạy: 4G
A. Mục tiêu
I. Kiến thức
1. Đọc đúng
- Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ nhầm lẫn: tuồng như, kính cẩn, náu,…
- Đọc lưu lốt tồn bài,biết ngắt nghỉ đúng chỗ
- Biết đọc diễn cảm bài văn, chuyển giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến của câu
chuyện: hồi hộp, căng thẳng ( ở đoạn đầu –tả sự đồi đầu giữa sẻ mẹ và chó săn);
chậm rãi, thán phục ( ở đoạn sau- sự ngưỡng mộ của tác giả trước tnhf mẹ con
thiêng liêng, hành động dũng cảm bảo vệ con của sẻ mẹ).
2. Đọc hiểu
- Hiểu những từ ngữ khó trong bài: tuồng như, khản đặc, kính cẩn,…
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi hành động dũng cảm, xả thân cứu sẻ non của sẻ già.
II. Kĩ năng
- Đọc diễn cảm, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung, ngắt nghỉ đúng.


- Rèn kĩ năng đọc hiểu.
III. Thái độ
- HS yêu thích tiết học, mơn học
- Có ý thức tự giác luyện đọc bài
- Hiểu được tình mẫu tử thiêng liêng khơng chỉ ở con người mà cịn ở lồi vật, từ
đó thêm yêu thiên nhiên, yêu con người và đặc biệt là mẹ của mình.
B. Chuẩn bị đồ dùng
1. Giáo viên
- SGV, SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2


- Tranh minh họa SGK
- Phiếu in ý chính của bài
2. Học sinh
- SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2
- Đồ dùng học tập
C. Hoạt động dạy và học
Hoạt động của giáo viên
1. Ổn định tổ chức( 1 phút)

Hoạt động của học sinh

- GV cho cả lớp hát: “ Lớp chúng ta đoàn kết”.
2. Kiểm tra bài cũ( 4-5 phút)

- Cả lớp hát tập thể

- GV gọi 1 HS lên đọc đoạn 4 của bài: Cuộc chạy đua

- HS lên đọc và trả lời câu hỏi

trong rừng. Trả lời câu hỏi:


+ Vì sao Ngựa Con khơng đạt kết quả trong hội thi?

- Vì Ngựa Con chủ quan, khơng nghe lời
cha dặn dị nên khi chạy đua bộ móng của
Ngựa Con đã bị lung lay và không thể
tiếp tục chạy.


- GV yêu cầu HS nhận xét

- HS nhận xét

- GV nhận xét
+ Nêu ý chính của bài tập đọc?

- Bài tập đọc khuyên chúng ta làm việc
gì cũng phải cẩn thận, chu đáo. Nếu chủ
quan , coi thường những thứ tưởng chừng
nhỏ sẽ thất bại.

- GV yêu cầu HS nhận xét

- HS nhận xét

- GV nhận xét

- HS lắng nghe.

- GV nhận xét chung: Qua phần kiểm tra bài cũ vừa rồi,
cơ thấy cả lớp mình đã học bài rất tốt, cô khen cả lớp!
II. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài
- GV treo tranh lên bảng:
+Bức tranh vẽ gì?

- HS trả lời

- GV: Bức tranh vẽ một chú chó to đang đứng khựng lại

trước cảnh con chim mẹ xù lông, xòe cánh bảo vệ chim
non.
- GV dẫn vào bài kết hợp chỉ tranh: Một bên là sẻ mẹ

- HS lắng nghe

đang bảo vệ con của mình, một bên là một chú chó hung
dữ, vậy diễn biến câu chuyện ra sao, điều gì khiến sẻ mẹ
dũng cảm như vậy, cả lớp cùng vào bài ngày hôm nay:
Con sẻ.
- GV viết bảng tên bài bằng phấn màu.

- HS viết bài vào vở


2. Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ ngữ
2.1. HS khá, giỏi đọc toàn bài
- GV gọi 1 HS khá, giỏi đọc toàn bài

- Cả lớp theo dõi SGK

- Nếu HS đọc sai từ ngữ, thiếu từ,...thì GV sửa cho HS
2.2. Hướng dẫn HS luyện đọc và giải nghĩa từ ngữ
a. Hướng dẫn HS luyện đọc đoạn
- GV gọi HS nêu cách chia đoạn

- HS nêu

- HS nhận xét


- HS nhận xét

- GV chốt cách chia đoạn, yêu cầu HS dùng bút chì đánh

- HS thực hiện yêu cầu

dấu vào sách.
+ Đoạn 1: Tôi đi dọc lối...tổ xuống.
+ Đoạn 2: Con chó chậm rãi...con chó.
+ Đoạn 3: Sẻ già lao đến...xuống đất.
+ Đoạn 4: Có chó của tơi...thán phục.
+ Đoạn 5: Vâng....tình u của nó.
* HS đọc nối tiếp từng đoạn lần 1
- GV gọi HS đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp, yêu cầu

- HS đọc, cả lớp theo dõi gạch chân

HS gạch chân những từ mà HS thấy khó đọc.
- GV gọi HS nhận xét.

- HS nhận xét

- GV gọi HS phát hiện các từ khó đọc

- HS nêu

- GV nhận xét, chốt các từ khó đọc và viết bằng phấn
màu lên bảng: tuồng như, cuốn nó.
- Mỗi một từ khó GV yêu cầu 1,2 HS đọc => Cả lớp


- HS thực hiện yêu cầu của GV

đồng thanh.
* HS đọc nối tiếp từng đoạn lần 2
- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn lần 2

- HS đọc nối tiếp

- GV gọi HS nhận xét

- HS nhận xét


- GV nhận xét, lưu ý sửa nếu HS đọc sai từ, thiếu từ,…

- HS lắng nghe

GV lưu ý cho HS câu: Bỗng / từ trên cao gần đó, một
con sẻ già có bộ ức đen nhánh lao xuống như hịn đá/
rơi trước mõm con chó.
- Bạn nào nêu cho cô cách ngắt nghỉ của câu này? ( Ngắt

- HS trả lời

giọng sau các từ bỗng, hòn đá).
- Chúng ta cần nhấn giọng vào những từ nào?( Nhấn

- HS trả lời

giọng các từ lao xuống, rơi.

- GV nhận xét, chốt cách ngắt giọng và các từ cần nhấn

- HS lắng nghe

giọng.
- GV yêu cầu HS đọc lại câu văn.

- HS đọc

- GV yêu cầu HS nhận xét

- HS nhận xét

- GV nhận xét, nếu HS đọc chưa chính xác => GV gọi

- HS lắng nghe

HS khác đọc tốt hơn.
* HS đọc theo nhóm
- GV: Vừa rồi cơ đã lưu ý cho cả lớp câu văn khó đọc,

- HS đọc

bây giờ chúng ta luyện đọc theo nhóm, 2 bàn thành một
nhóm lần lượt mỗi bạn đọc 1 đoạn, nếu còn thời gian
chúng ta đọc tiếp.
- GV gọi đại diện các nhóm đọc bài

- HS đọc bài


- GV gọi HS nhận xét

- HS nhận xét

- GV nhận xét, có thể so sánh 2 nhóm, tuyên dương.

- HS lắng nghe

b. Hướng dẫn HS luyện đọc bài
- GV giải nghĩa một số từ khó cho HS:
- GV yêu cầu HS đọc phần chú giải

- HS đọc
- tuồng như: có vẻ như là, dường như
- khản đặc: nói, kêu ( gần như khơng ra


tiếng)
-bối rối: lúng túng, mất bình tĩnh, khơng
biết nên xử trí như thế nào
- kính cẩn : tỏ rõ sự kính trọng bằng điệu
bộ, cử chỉ, nét mặt rất nghiêm trang
- GV đọc toàn bộ bài văn.

- HS trả lời
- HS lắng nghe, gạch chân những từ cần
nhấn giọng.

3. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài
- Vừa rồi cả lớp đã cùng lắng nghe cô đọc vậy để biết


- HS lắng nghe

được nội dung của bài tập đọc thì cơ và cả lớp cùng tìm
hiểu nhé! Các con đọc thầm đoạn , đoạn 1 và đoạn 2,
bạn nào cho cô biết:

- HS trả lời

+ Trên đường đi con chó thấy gì ?( Trên đường đi con
chó thấy một con sẻ non vừa rơi từ trên tổ xuống)
+ Con chó định làm gì sẻ non?(Con chó chậm rãi tiến
đến lại gần sẻ non)

- HS trả lời

+ Con chó định tiến lại gần để ăn thịt sẻ non, nhưng
việc gì đột ngột xảy ra khiến con chó dừng lại?(Bỗng

- HS trả lời

nhiên từ trên cao một con sẻ già lao xuống để cứu con,
dáng vẻ của sẻ rất hung dữ khiến con chó phải dừng lại).
- GV yêu cầu HS nhận xét
- GV: Trước con chó to như vậy, nhưng sẻ mẹ vẫn quyết

- HS nhận xét

lao xuống cứu con, vậy các con thấy sẻ mẹ có dũng cảm
khơng? Cả lớp cùng đọc tiếp đoạn 3 và cho cơ biết:

Hình ảnh dũng cảm của sẻ mẹ được miêu tả như thế
nào?( sẻ mẹ lao xuống như hịn đá, lơng dựng ngược,

- HS trả lời


miệng rít lên, nó nhảy hai ba bước về phía mõm con chó,
lấy thân mình phủ kín sẻ con, giọng yếu ớt nhưng hung
dữ, khản đặc.)
- GV yêu cầu HS nhận xét, bổ sung
- GV kết luận: Hình ảnh sẻ mẹ lao xuống cứu con được

- HS nhận xét, bổ sung

tác giả miêu tả rất rõ nét và sinh động. Sẻ mẹ phải đối
đầu với con chó, cũng giống như khi đứng trước một vật
nguy hiểm chúng ta có thể bỏ chạy vì sợ, nhưng sẻ mẹ
vẫn lao tới, tác giả đã dùng từ lao tới( rất nhanh) để thể
hiện sẻ mẹ không cần thời gian suy nghĩ, đắn đo. Vậy tại
sao nguy hiểm là thế, biết là lao xuống có thể hi sinh

- HS trả lời

tính mạng nhưng sẻ mẹ vẫn làm, điều đó có ý nghĩa
gì?
- GV u cầu HS nhận xét, bổ sung
- GV kết luận: Đó là tình mẫu tử thiêng liêng, khơng gì

- HS nhận xét, bổ sung


có thể sánh bằng. Tình mẫu tử khơng chỉ có ở con người
mà cịn ở các lồi động vật, vì sẻ non sẻ mẹ sẵn sàng hi
sinh thân mình, lao vào hiểm nguy.
- Gọi HS đọc câu cuối của đoạn 3. Theo các con sức
mạnh vơ hình đó có nghĩa là gì?( GV viết bảng: sức
mạnh vơ hình)
- Đó là sức mạnh của tình mẹ con, một tình cảm tự nhiên
bản năng trong con sẻ, khiến nó dù khiếp sợ con chó săn
to lớn vẫn lao vào nơi nguy hiểm để cứu con.
- GV kết luận: Vậy ở 3 đoạn đầu, tác giả đã miêu tả
cuộc đối đầu bảo vệ con của sẻ mẹ với con chó săn,
cũng như sự dũng cảm, tình yêu con, sức mạnh của tình

- 1,2 HS nêu ý kiến


mẫu tử.
- Vậy trước tình cảm đó, tác giả có suy nghĩ như thế
nào? Cả lớp cùng đọc 2 đoạn cịn lại để tìm câu trả lời
- Tác giả lịng đầy thán phục.Vậy các con hiểu “thán
phục” là như thế nào? – GV viết bảng “thán

- HS trả lời

phục”( ngưỡng mộ, cảm phục, khen ngợi)
- Vì sao tác giả bày tỏ lòng thán phục với con sẻ nhỏ

- HS trả lời

bé?( Vì con sẻ nhỏ bé dũng cảm đối đầu với con chó săn

hung dữ để cứu con là một hành động đáng trân trọng,
khiến con người phải cảm phục, kính cẩn nghiêng mình

- HS trả lời

trước nó.)
- GV u cầu HS nhận xét
- GV nhận xét
- GV: Qua phần tìm hiểu bài vừa rồi, bạn nào có thể nêu

- HS nhận xét

cho cơ ý chính của bài ngày hơm nay?
- GV gắn phiếu in nội dung ý chính lên bảng, yêu cầu HS
viết vào vở.

- HS nêu

- GV yêu cầu HS đọc lại

- HS đọc lại
4. Luyện đọc lại và hướng dẫn HS đọc diễn cảm
- GV hỏi HS giọng đọc toàn bài

- HS trả lời

- Giọng đọc phù hợp với diễn biến của câu chuyện, đoạn
chậm rãi, đoạn hồi hộp, căng thẳng,… => GV viết bảng
- Chúng ta đọc đoạn 1 với giọng như thế nào?(Giọng
khoan thai, từ câu 3 chuyển giọng hồi hộp, tò mò.


- HS trả lời


- GV gọi HS đọc, yêu cầu HS khác nhận xét, GV nhận

- HS thực hiện yêu cầu của GV

xét sửa nếu HS đọc thiếu từ, nhầm từ.
- Đoạn 2 và 3 để thể hiện cuộc đối đầu của sẻ mẹ và chó

- HS trả lời

săn chúng ta đọc với giọng như thế nào? (hồi hộp, căng
thẳng.
- Chúng ta nhấn giọng vào các từ ngữ nào?( lao xuống,

- HS trả lời

dựng ngược, rít len, thảm thiết, khổng lồ, khản đặc, cuốn
nó,…)
- GV gọi HS đọc, yêu cầu HS khác nhận xét, GV nhận

- HS thực hiện yêu cầu của GV

xét sửa nếu HS đọc thiếu từ, nhầm từ.
- GV gọi HS nhận xét
- GV kết luận
- Đoạn 4 và 5: Là lòng cảm phục của tác giả các con sẽ


- HS trả lời

thể hiện giọng đọc ra sao? (giọng chậm rãi, thán phục.)
- Chúng ta cần nhấn giọng vào các từ ngữ nào?( dừng lại, - HS trả lời
lùi, đầy thán phục, kính cẩn nghiêng mình,…
- GV gọi HS đọc, yêu cầu HS khác nhận xét, GV nhận
xét sửa nếu HS đọc thiếu từ, nhầm từ.
- GV gọi 1 HS đọc diễn cảm cả bài

- HS đọc

- GV yêu cầu HS nhận xét

- HS nhận xét

- GV nhận xét, tuyên dương
- GV cho HS thi đọc nếu còn thời gian
IV. Củng cố, dặn dị
- Qua bài học ngày hơm nay, các con có những suy nghĩ

- HS trả lời

gì?
- Các con ạ, tình mẫu tử thiêng liêng thật đáng trân trọng, - HS nêu ý kiến
mẹ đã sinh ra, nuôi chúng ta khôn lớn từng ngày vậy các


con cần làm gì để mẹ ln hạnh phúc?
- Cơ mong qua bài học ngày hôm nay, các con sẽ thêm
hiểu rằng lồi vật cũng có tình cảm giống như con người

và điều quan trọng hơn là các con luôn trân trọng, yêu
thương mẹ của các con.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về chuẩn bị bài sau



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×