Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

giao duc tieu hoc cd dh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.49 KB, 23 trang )

ĐỀ KIỂM TRA ĐỌC HIỂU
Lớp 2
Phạm vi kiến thức : Tuần 1 đến tuần 18
Thời gian : 40 phút
I.

II.

MỤC TIÊU
- Biết nêu nhận xét đơn giản một số hình ảnh , nhân vật hoặc chi tiết
trong bài học . Liên hệ được với bản thân , thực tiễn bài học .
- Hiểu ý chính của câu truyện . Rút ra bài học
- Biết được ác từ ngữ chỉ sự vật
- Biết đặt câu theo mẫu “Ai làm gì” “Ai thế nào”
- Biết dùng dấu chấm , dấu phẩy , dấu hỏi .
VĂN BẢN
Hai anh em
1. Ở cánh đồng nọ, có hai anh em cày chung một đám ruộng. Ngày mùa
đến, họ gặt rồi bó lúa chất thành hai đống bằng nhau, để cả ở ngồi đồng.
2. Đêm hơm ấy, người em nghĩ: "Anh mình cịn phải ni vợ con. Nếu
phần lúa của mình cũng bằng phần lúa của anh thì thật không công
bằng". Nghĩ vậy, người em ra đồng lấy đống lúa của mình bỏ thêm vào
phần của anh.
3. Cũng đêm ấy, người anh bàn với vợ: "Em ta sống một mình vất vả.
Nếu phần của ta cũng bằng phần của chú ấy thì thật khơng cơng bằng."
Thế rồi anh ra đồng lấy lúa của mình bỏ thêm vào phần của em.
4. Sáng hôm sau, hai anh em cùng ra đồng. Họ rất đỗi ngạc nhiên khi
thấy hai đống lúa vẫn bằng nhau. Cho đến một đêm, hai anh em đều ra
đồng, rình xem vì sao có sự kì lạ đó. Họ bắt gặp nhau, mỗi người đang
ơm trong tay những bó lúa định bỏ thêm cho người kia. Cả hai xúc động,
ôm chầm lấy nhau.


Phỏng theo Lamartine
(Lê Quang Đán dịch )

III. TRẢ LỜI CÂU HỎI
Câu 1 : Sau khi gặt , hai anh em chia đống lúa như thế nào ? ( 0, 5 điểm )


………………………………………………………………………………..
Câu 2 : Điền đúng (Đ) , sai (S) vào ô trống ( 1 điểm )
Mỗi người cho thế nào là công bằng :
A. Anh hiểu công bằng là chia cho em nhiều hơn vì em sống một
mình vất vả
B. Em hiểu công bằng là chia cho anh nhiều hơn vì anh cịn phải ni
vợ con
C. Anh hiểu cơng bằng là chia hai đống lúa khơng bằng nhau thì mới
là công bằng
D. Em hiểu công bằng là chia hai đống lúa khơng bằng nhau thì mới
là cơng bằng
Câu 3 : Đêm đến hai anh em ra đồng làm gì ? (0,5 điểm )
………………………………………………………………………………...
Câu 4 : Nội dung chính của bài “ Hai anh em” ( 1 điểm )
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
IV. LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Câu 5 : Câu “ Hai anh em cày chung một đám ruộng” trả lời cho câu hỏi
? (0, 5 điểm )
A. Ai là gì ?
B. Ai làm gì ?
C. Ai thế nào ?
Câu 6 : Đặt câu hỏi cho bộ phân được gạch chân (0,5 điểm )

“Họ rất đỗi ngạc nhiên khi thấy hai đống lúa bằng nhau”
………………………………………………………………………………...
Câu 7 : Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu sau (0,5 điểm )
Ngồi đồng lúa chín vàng .
………………………………………………………………………………...

Câu 8 : Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống để thành cặp từ trái nghĩa
(0,5 điểm)


Nhanh / ……..
Tối / ……..
V.

TẬP LÀM VĂN ( 5 điểm )
Viết đoạn văn 4-5 câu giới thiệu về gia đình của em
*Gợi ý
- Gia đình em gồm mấy thành viên ? Đó là những ai ?
- Cơng việc hoặc hoạt động chính của các thành viên trong gia đình em .
- Cảm nhận của em về gia đình .
ĐÁP ÁN CÂU HỎI VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu 1: ( 0, 5 điểm ) Hai anh em chia đống lúa thành 2 đống bằng nhau
Câu 2 :(0,5 điểm ) A- Đúng , B- Đúng , C-Sai , D-Sai
Câu 3 : (0,5 điểm ) Cho thêm lúa của mình sang phần của người kia
Câu 4 : (1 điểm ) Ca ngợi tình yêu thương , đùm bọc, quan tâm , chăm
sóc lần nhau của hai anh em
Câu 5 : (0,5 điểm ) B
Câu 6 : (0, 5 điểm ) Họ thế nào khi hai đống lúa bằng nhau ? ( lưu ý câu
hỏi viết hoa đầu câu và cuối câu có dấu hỏi chấm )
Câu 7 : (0,5 điểm ) Ngoài đồng , lúa chín vàng.

Câu 8 :(0,5 điểm ) chậm , sáng


ĐỀ KIỂM TRA ĐỌC HIỂU
Lớp 2
Phạm vi kiến thức : Tuần 1 đến tuần 18
Thời gian : 40 phút
I.
II.

MỤC TIÊU
Xác định được nhân vật , chi tiết trong bài đọc
Hiểu ý chính , nội dung của bài đọc . Liên hệ bản thân
Biết cách dùng dấu chấm , dấu phẩy , dấu chấm hỏi
Biết đặt câu và trả lời các kiểu câu : Ai là gì ? Ai làm gì ? Ai thế nào
Biết các từ ngữ chỉ sự vật , hoạt động
VĂN BẢN
THỎ THẺ
Hôm nào ông tiếp khách
Để cháu đun nước cho
Nhưng cái siêu nó to
Cháu nhờ ơng xách nhé!
Cháu ra sân rút rạ
Ơng phải ơm vào cơ
Ngọn lửa nó bùng to
Cháu nhờ ơng dập bớt
Khói nó chui ra bếp
Ơng thổi hết nó đi
Ơng cười xịa : “Thế thì
Lấy ai ngồi tiếp khách ?”

Hoàng Tả

III.

TRẢ LỜI CÂU HỎI
Câu 1: Đoạn thơ trên là cuộc nói chuyện giữa ai với ai ? (0,5 điểm )
………………………………………………………………………….
Câu 2 : Tìm các từ chỉ hoạt động của ông và cháu ( 1 điểm )
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………


IV.

V.

Câu 3: Câu thơ “Cháu ra sân rút ra” được viết theo mẫu câu
nào ? Chỉ rõ từng bộ phận ( 1 điểm )
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
Câu 4 : Nội dung chính bài thơ trên là gì ? từ đó liên hệ bản thân
em học tập được gì từ bạn nhỏ trong bài thơ trên ( 2 điểm )
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Câu 5 : Điền dấu phẩy thích hợp trong câu sau (0, 5 điểm )
Bạn Na là một học sinh chăm chỉ siêng năng trong học tập .
………………………………………………………………………….
Câu 6 : Đặt câu theo kiểu câu “Ai là gi?” ( 1 điểm )

………………………………………………………………………….
TẬP LÀM VĂN ( 4 điểm )
Viết một đoạn văn 4-5 câu kể về gia đình em
*Gợi ý
-Gia đình em mấy người ? Gồm những ai
-Giới thiệu về từng người trong gia đình
-Tình cảm của em đối với gia đình của mình
ĐÁP ÁN CÂU HỎI VÀ BIỂU ĐIỂM

Câu 1:(0,5 điểm )Đoạn thơ là cuộc nói chuyện giữa ơng và cháu
Câu 2 : ( 1 điểm ) Ông : tiếp khách , xách, ôm , dập , thổi . Cháu : đun nước ,
rút rạ
Câu 3: (1 điểm ) Câu thơ được viết theo mẫu câu Ai làm gì ? “Cháu” là bộ
phận trả lời cho “Ai” . “ra sân rút rạ” là bộ phận trả lời cho “làm gì”)
Câu 4 : ( 2 điểm ) Bài thơ nói về những cơng việc mà bạn nhỏ làm để giúp
ông tiếp khách . Từ đó , khi ở nhà em cần giúp đỡ bố mẹ , ông bà các công
việc phù hợp với bản thân của mình
Câu 5 : (0, 5 điểm ) Bạn Na là một học sinh chăm chỉ , siêng năng trong học
tập


ĐỀ KIỂM TRA ĐỌC HIỂU
Lớp 3
Phạm vi kiến thức : Tuần 1 đến tuần 18
Thời gian : 40 phút
I.

II.

MỤC TIÊU

- Hiểu nội dung bài thơ , phát hiện các biện pháp nghệ thuật có trong
bài
- Ơn tập các kiểu “Ai làm gì?”,
- Ơn tập phép so sánh nhân hóa.
VĂN BẢN
Mùa thu của em
Mùa thu của em
Là vàng hoa cúc
Như nghìn con mắt
Mở nghìn trời đêm
Mùa thu của em
Là xanh hương cốm
Mùi hương như gợi
Từ màu lá sen
Mùa thu của em
Rước đèn họp bàn
Hội rằm tháng tám
Chị Hằng xuống xem
Ngôi trường thân quen
Bạn thấy mong đợi
Lật trang vở mới
Em vào mùa thu
Quang Huy

III.

TRẢ LỜI CÂU HỎI
Câu 1 : Mùa thu trong bài thơ có những màu sắc nào ? (0,5 điểm)
………………………………………………………………………………...



Câu 2 : Màu xanh mùa thu được tác giả gắn với sự vật nào ? (0,5 điểm )
A. Cốm
B. Mùi hương
C. Lá sen
Câu 3 : Khổ thơ thứ 1 tác giả có sử dụng biện pháp nghệ thuật , hãy chỉ
rõ và nêu các đối tượng sự vật được sử dụng biện pháp nghệ thuật ấy ? (
1 điểm )
………………………………………………………………………………..
Câu 4 : Tìm những hình ảnh gợi ra các hoạt động của học sinh vào mùa
thu ? (1 điểm )
………………………………………………………………………………
Câu 5 : Nêu nội dung của bài thơ ( 1 điểm )
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………….
IV.

LUYỆN TỪ VÀ CÂU (1 điểm )
Đặt câu theo mẫu “Ai làm gì”trong đó có sử dụng biện pháp so sánh
hoặc nhân hóa .
...........................................................................................................................

V.

TẬP LÀM VĂN (4 điểm )
Viết đoạn văn từ 5-6 câu kể về một mùa mà em yêu thích
*Gợi ý :

- Giới thiệu về mùa mà em u thích

- Đặc trung của mùa đó có những gì ? ( cảnh vật thiên nhiên , lễ hội )
- Kỉ niệm hoặc những việc em thường làm trong mùa .


ĐÁP ÁN CÂU HỎI VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu 1:(0,5 điểm) Màu vàng , màu xanh
Câu 2 : (0,5 điểm ) A
Câu 3 : ( 1 điểm ) Biện pháp so sánh hoa cúc nở vàng như nghìn con mắt nhìn bầu
trời đêm
Câu 4 : (1 điểm ) Rước đèn Tết trung thu , tựu trường gặp bạn gặp thầy
Câu 5 : ( 1 điểm ) Bài thơ là bức tranh sinh động về mùa thu đặc trưng với sắc
vàng hoa cúc , sắc xanh của cốm và những hoạt động vui chơi rước đèn , tựu
trường của học sinh
Câu 6 : ( 1 điểm ) Chị Thỏ chạy nhanh như cắt .


ĐỀ KIỂM TRA ĐỌC HIỂU
Lớp 3
Phạm vi kiến thức
Thời gian : 40 phút
I.

II.

III.

MỤC TIÊU
- Nắm được nội dung bài đọc . rút ra bài học và liên hệ bản thân
- Ôn tập từ đồng nghĩa , dấu câu , kiểu câu “Ai làm gì ?”
VĂN BẢN

Sư tử và Kiến
Sư Tử chỉ kết bạn với loài vật nào to khỏe như mình và cho rằng
những con vật bé nhỏ chẳng có ích lợi gì cho nó . Một lần , Kiến Càng
đến xin kết bạn với Sư Tử , liền bị Sư Tử xua đuổi .
Một hôm , Sư Tử cảm thấy đau nhức trong tai , không thể ra khỏi
hang đi kiếm ăn được . Bạn bè của Sư Tử đến thăm , Sư Tử nhờ các bạn
chưa chạy giúp . Nhưng Voi , Hổ , gấu … đều kiếm cớ từ chối ra về ,
mặc cho Sư Tử đau đớn .
Nghe tin Sư Tử đau tai , Kiến không để bụng chuyện cũ , vào tận hang
thăm Sư Tử . Kiến bị vào tai Sư Tử và lơi ra con rệp .
Sư tư khỏi đau , hối hận vì đã đối xử không tốt với Kiến . Sư Tử vội
vàng xin lỗi Kiến và từ đó coi Kiến là bạn thân nhất trên đời .
Theo Truyện cổ dân tộc Lào
TRẢ LỜI CÂU HỎI
Câu 1 : Sư Tử chỉ kết bạn với lồi vật nào ?
A. Những lồi vật có ích
B. Loài vật nhỏ bé
C. Loài vật to khỏe
D. Voi , Hổ ,Gấu
Câu 2 : Khi Sư Tử bị đau , bạn bè đã đối xử với Sư Tử như thế nào ?
A.
B.
C.
D.

Đến thăm và tìm cách chạy chữa cho Sư Tử
Đến thăm nhưng khơng giúp gì , bỏ mặc Sư Tử
Không đến thăm hỏi lần nào , từ chối giúp đỡ .
Khơng đến thăm nhưng âm thầm tìm cách chữa trị



Câu 3 : Nghe tin Sư Tử bị đau tai , Kiến Càng đã làm gì ?
A.
B.
C.
D.

Vui mừng
Mặc cho Sư Tử đau đớn
Vào tận hang thăm Sư Tử
Nhờ các bạn của Sư Tử chữa chạy cho Sư Tử

Câu 4 : Vì sao Sư Tử coi Kiến Càng là người bạn thân nhất trên đời ?
…………………………………………………………………………..
Câu 5 :Nêu suy nghĩ gì về hành động của Kiến Càng ( viết 1-2 câu )
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
Câu 6 : Em rút ra bài học gì cho mình từ câu chuyện trên ?
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
IV.

LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Câu 7: Trong câu “ Sư Tử khỏi đau , hối hận vì đã đối xử khơng tốt
với Kiến” . Có thể thay từ “ hối hận” bằng từ nào ?
A.
B.
C.
D.


Hối hả
Ân cần
Ân hận
Đau đớn

Câu 8 : Bộ phận được gạch chân trong câu : “ Kiến bò vào tai Sư Tử
và lôi ra một con rệp” trả lời cho câu hỏi nào ?
……………………………………………………………………………
Câu 9 : Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu dưới đây :
Voi Hổ Gấu và Kiến Càng là bạn của Sư Tử


V.

TẬP LÀM VĂN
Viết đoạn văn 5-7 câu viết vể loài vật mà em u thích .
*Gợi ý
- Đó là con vật gì ? Lý do em thích nó ?
- Đặc trưng , đặc điểm của con vật
- Kỉ niệm của em đối với loài vật ấy
ĐÁP ÁN CÂU HỎI VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu 1
C

Câu 2
B

Câu 3
C


Câu 6
C

Câu 4 :Vì Kiến Càng tốt bụng , đã cứu giúp Sư Tử
Câu 5 : Hành động của Kiến Càng thể hiện đó là người bạn tốt bụng ,
giàu lịng vị tha
Câu 7 : Khơng nên coi thường loài vật nhỏ bé , chúng ta phải biết sống
chan hòa với tất cả mọi người xung quanh
Câu 8 :Trả lời cho “làm gì”
Câu 9 : Voi , Hổ , Gấu và Kiến Càng là bạn của Sư Tử


KIỂM TRA ĐỌC HIỂU
Lớp 4
Phạm vi kiến thức : Tuần 1 đến tuần 18
Thời gian :60 phút
I.
MỤC TIÊU
- Nắm nội dung văn bản , xác định được các hình ảnh trong bài.
- Xác định chủ ngữ , vị ngữ trong câu .
- Ơn tập động từ và tính từ .
II.
VĂN BẢN
Bánh khúc
Vào những ngày đầu năm , tiết trời ấm áp , trên những thừa ruộng tạm
bỏ hoang mọc đầy cây tầm khúc . Lá nhỏ , thân gầy có màu trắng đục , pha
chút xanh lục nên gọi là tầm khúc tráng hay tầm khúc tuyết . Loại cây dại
này lại có thể chế biến thành thứ bánh rất hấp dẫn .
Rau khúc hái về rửa sạch rồi luộc chín . Rút hết cọng già ( bỏ
xương ) , sau đó cho vào cối giã nhuyễn . Mẻ rau khúc lúc này khi quết , dẻo

quánh , màu xanh đậm và có mùi đặc trưng quyến rũ , được đem trộn lẫn với
bột gạo . Những chiếc bánh thường nặn thành hình mặt trăng , trong có nhân
là thịt băm , hành mỡ xào . Có nhà làm nhân bằng sườn . Sau đó những chiếc
bánh được lăn một lớp gạo nếp đã được ngâm kỹ , thường gọi là áo bánh .
Sau khi đò xong , như đồ xôi , bánh bốc mùi thơm của nếp hao vàng quyện
với mùi nhân hành mỡ , thịt … Cũng có nhà khơng đi lấy được rau thì dùng
rau diếp luộc lên trộn lẫn với bột làm bánh .Nhưng không dễ gì đánh lừa
được người sành ăn . Bánh khúc là loại bánh bột nếp độn rau tầm khúc ,
nhưng dẻo quánh , để hai ngày vẫn mềm . Bánh có mùi thơm không thể lẫn
với bất kỳ một loại rau nào độn nào .
Sưu tầm
III. TRẢ LỜI CÂU HỎI
Câu 1 : Cây tầm khúc thường mọc vào thời điểm nào ?
A. Cuối năm
B. Giữa năm
C. Đầu năm , tiết trời mát mẻ


Câu 2 : Món bánh khúc gồm những nguyên liệu gì ?
A. Bột nếp , rau khúc , thịt băm , hành mỡ xào , gạo nếp
B. Rau diếp , bột nếp
C. Lá gai , bột nếp
Câu 3 : Rau khúc sau khi giã nhuyễn có đặc điểm gì ?
A. Thơm , có màu trắng
B. Sánh như nước , màu xanh nhạt
C. Dẻo quánh , màu xanh đậm đen , mùi thơm đặc trưng của lá
khúc
Câu 4 : Để làm bánh , người ta chế biến lá khúc như thế nào ?
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………

IV.

LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Câu 5 : Xác định chủ ngữ , vị ngữ của câu sau : “Vào những
ngày đầu năm , tiết trời ấm áp , trên những thừa ruộng tạm bỏ
hoang mọc đầy cây tầm khúc .”
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
Câu 6 : Tìm và ghi ra các động từ , tính từ có trong câu sau :
“Rau khúc hái về rửa sạch rồi luộc chín .”
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………

V.

TẬP LÀM VĂN ( 5 điểm )
Viết bài văn Tả về loài cây mà em yêu thích .


ĐÁP ÁN CÂU HỎI VÀ BIỂU ĐIỂM

-

Câu 1.C
Câu 2 : A
Câu 3: C
Câu 4 : Rau khúc hái về rửa sạch , luộc chín , rút hết cọng già , cho
vào cối giã nhuyễn
Câu 5 : Chủ ngữ : Trên những thửa ruộng tạm bỏ hoang
Vị ngữ : mọc đầy cây tầm khúc

Câu 6 : Động từ : hái về , rửa , luộc
Tính từ : sạch , chín
TLV :
Bố cục đủ 3 phần : mở bài ,thân bài , kết bài ( 0, 5 điểm )
Mở bài : Giới thiệu được loại cây yêu thích ( 0,5 điểm )
Thân bài : Tả bao quát (0, 5 điểm ) , tả một số bộ phân (0,5 điểm ) ,
nêu kỉ niệm (0,5 điểm )
Kết bài : Nêu lợi ích , biện pháp bảo vệ ( 0,5 điểm )
Viết câu đúng ngữ pháp , dùng từ đúng , không mắc lỗi chính tả , chữ
viết sạch đẹp , trình bày sạch sẽ ( 1 điểm )


ĐỀ KIỂM TRA ĐỌC HIỂU
LỚP 4
Phạm vi kiến thức : Tuần 18 đến 20
Thời gian : 60 phút
I.
II.

III.

MỤC TIÊU
VĂN BẢN
ĂNG – CO VÁT
Ăng-co Vát là một cơng trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của
nhân dân Cam-pu-chia được xây dựng từ đầu thế kỉ VII.
Khu đến chính gồm ba tầng với những ngọn tháp lớn. Muốn thăm hết
khu đền chính phải đi qua ba tầng hành lang dài gần 1500 mét và vào
thăm 398 gian phòng. Suốt cuộc dạo xem kì thú đó, du khách sẽ cảm thấy
như lạc vào thế giới của nghệ thuật chạm khắc và kiến trúc cổ đại. Đây,

những cây tháp lớn được dựng bằng đá ong và bọc ngoài bằng đá nhẵn.
Đây, những bức tường buồng nhẵn bóng như mặt ghế đá, hồn tồn được
ghép bằng những tảng đá lớn đẽo gọt vuông vức và lựa ghép vào nhau
kín khít như xây gạch vữa.
Tồn bộ khu đền quay về hướng tây. Lúc hồng hơn, Ăng-co Vát thật
huy hoàng. Mặt trời lặn, ánh sắng chiếu soi vào bóng tối cửa đền. Những
ngọn tháp cao vút ở phía trên, lấp lống giữa những chùm lá thốt nốt xòa
tán tròn vượt lên hẳn những hàng muỗm già cổ kính. Ngơi đển cao với
những thềm đá rêu phong, uy nghi kì lạ, càng cao càng thâm nghiêm dưới
ánh trời vàng, khi đàn dơi bay tỏa ra từ các ngách.
(Theo NHỮNG KÌ QUAN THẾ GIỚI)
TRẢ LỜI CÂU HỎI
Câu 1 . Ăng-co Vát được xây dựng ở đâu ?
A. Lào. B. Cam-pu-chia. C. Thái Lan.
Câu 2 . Khu đền chính gồm mấy tầng với những ngọn tháp lớn ?
A. Gồm ba tầng. B. Gồm một tầng. C. Gồm hai tầng.
Câu 3 . Những cây tháp lớn được dựng bằng gì và bọc ngồi bằng gì ?
A. Dựng bằng đá vơi và bọc ngoài bằng đá tảng.
B. Dựng bằng đá cuội và bọc ngoài bằng đá vàng.
C. Dựng bằng đá ong và bọc ngoài bằng đá nhẵn.


IV.

V.

Câu 4 . Toàn bộ khu đền Ăng-co Vát quay mặt về hướng nào ?
A. Hướng tây. B. Hướng nam. C. Hướng đơng.
Câu 5: Khu đền Ăng-co Vát có bao nhiêu gian phòng ?
A. 389 gian phòng. B. 839 gian phòng. C. 398 gian phòng.

Câu 6: Từ nào sau đây cùng nghĩa với từ “Du lịch ”
A.Rong chơi B. Tham quan C. Giải trí
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Câu 7: Khi muốn mượn bạn cái bút, em có thể chọn những cách nói
nào ?
A. Cho mượn cái bút.
B. Bạn ơi, cho tớ mượn cái bút.
C. Tớ mượn cái bút
Câu 8: Tìm trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu sau :
“Mùa xuân, trong vườn, mn lồi hoa đua”
……………………………………………………………………………..
Câu 9 : Xác định trạng ngữ , chủ ngữ , vị ngữ trong câu sau :
“Xa xa đàn bò đang gặm cỏ”
……………………………………………………………………………
TẬP LÀM VĂN
Viết bài văn tả về đồ dùng học tập mà em yêu thích .
ĐÁP ÁN CÂU HỎI

Câu 1: B

Câu 2 :A

Câu 3 :C

Câu 8 : Trong vườn
Câu 9 : Trạng ngữ : Xa xa
Chủ ngữ : Đàn bò
Vị ngữ : Đang ngặm cỏ

Câu 4 :A


Câu 5 :C

Câu 6 :B

Câu 7:B


ĐỀ KIỂM TRA ĐỌC HIỂU
LỚP 5
Phạm vi kiến thức :Tuần 1 đến 10
Thời gian : 90 phút
I.
MỤC TIÊU
- Hiểu nội dung bài thơ , nhận biết các tín hiệu nghệ thuật
- Ơn tập từ vựng
II.
VĂN BẢN
Vẽ ngơi nhà đang xây
Chiều đi học về
Chúng em qua ngôi nhà xây dở
Gián giáo tựa cái lồng che chở
Trụ bê tông nhô lên như một mầm cây
Bác thợ nề ra về còn huơ hươ cái bay :
Tạm biệt !
Ngôi nhà tựa vào nền trờ sẫm biếc
Thở ra mùi vôi vừa nồng hang
Ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong
Là bức tranh con nguyên màu vơi gạch
Bầy chim đi ăn về

Rót vào ơ cửa chưa sơn vài nốt nhạc
Nắng đừng ngủ quên
Trên những bức tường
Làn gió nào về mang hương
Ủ đầy những rãnh tường chưa trát vữa .
Bao ngơi nhà đã hồn thành
Đều qua những ngày xây dở.
Ngôi nhà như trẻ nhỏ
Lớn lên với trời xanh …
Đồng Xuân Lan
III. TRẢ LỜI CÂU HỎI
Câu 1 :Trong bài , các bạn nhỏ đứng ngắm ngôi nhà đang xây
dở vào thời gian nào ?
A. Sáng
B. Trưa
C. Chiều


Câu 2 : Công việc thường làm của người thợ nề là :
A. Sửa đường

B.Xây nhà

C. Quét vôi

Câu 3 : Cách nghỉ hơi đúng ở dòng thơ “chiều đi học về” là
A. Chiều / đi học về
B. Chiều đi / học về
C. Chiều đi học / về
Câu 4 : Hình ảnh ngơi nhà đang xây nói lên điều gì

A. Sự đổi mới hàng ngày trên đất nước ta
B. Cuộc sống giàu đẹp của đất nước ta
C. Đất nước ta có nhiều cơng trình xây đựng
Câu 5 : Trong bài thơ , tác giả đã quan sát bằng những giác
quan nào ?

IV.

A. Thị giác , khứu giác , xúc giác
B. Thị giác , vị giác , khứu giác
C. Thị giác , thính giác , khứu giác
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Câu 6 : Bộ phân chủ ngữ trong câu “ Trụ bê tông nhú lên như
một mầm cây”
A. Trụ
B. Trụ bê tông
C. Trụ bê tông nhú lên
Câu 7 : Từ “tựa” trong “ giàn giáo tựa cái lồng” và tựa trong
“ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc” là những từ :
A. Cùng nghĩa
B. Nhiều nghĩa
C. Đồng âm


Câu 8 : Tìm một hình ảnh so sánh và một hình ảnh nhân hóa
trong bài thơ
………………………………………………………………….......................
...........................................................................................................................
V.


TẬP LÀM VĂN
Viết bài văn tả cô giáo của em
ĐÁP ÁN CÂU HỎI

Câu 1: C

Câu 2 :B Câu 3 :A
*Tập làm văn:

Câu 4 :A

Câu 5 :C

Câu 6 :B

Câu 7:B

- Mở bài : Giới thiệu cô giáo
- Thân bài : Miêu tả khái quát đến chi tiết vóc dáng , đặc điểm tính
cách , thói quen làm việc
- Kết bài : Nêu cảm nghĩ của em về cơ giáo của mình .


ĐỀ KIỂM TRA ĐỌC HIỂU
LỚP 5
Phạm vi kiến thức : Tuần 5 đến tuần 12
Thời gian : 60 phút
I.

II.


III.

MỤC TIÊU
- Nắm được nội dung chính của bài .
- Xác định , hiểu được các hình ảnh ẩn dụ trong bài
- Ôn tập từ láy , quan hệ từ .
VĂN BẢN
Cao Nguyên Mộc Châu
Đã trưa rồi mà cao nguyên Mộc Châu mát lạnh như đầu một mùa
xuân nào . Dưới chân tôi và sau tôi một ngày đường Hà Nội đang nhễ nhại
trong tiếng ve sầu và đường nhựa bốc hơi. Mây trắng Mộc Châu là là trên
những ngọn cỏ mát rờn , một thứ cỏ cơm bữa của dê , bị , ngựa nơng trường
. Ngay chỗ đỗ xe là căng tin . Những cái bóng linh lợi của người lính hịa
bình kiến thiết Tây Bắc . Bát phở nóng căng tin , năm sáu năm tới hẳn là
ngậy lên cái mùi thịt chín , thịt tái cuả chính bị nơng trường đây . Tách cà
phê nóng gợi lên cái hương vị cà phê tương lai của nông trường Tây Bắc .
Chẳng bù với quang cảnh năm nào , bồ đội ta vào Tây Bắc mở rộng căn cứ ,
đất ở đây chỉ một màu trúc và cỏ cháy , nồng lên cái mùi hổ đói . Hàng ngày
, đường khơng có tiếng nói của người đi . Tồn là cỏ dại và củ riềng , cái vị
gừng cay muối mặn nhớ đời của bữa cơm đơn vị chủ lực vào mở đất Sơn
La . Bây giờ thì khác quá đi rồi . Cuộc đời mới đang bén rễ đâm chồi mạnh
và nơi đây đang kết tinh nhiều giống hoa say quả nồng chưa nở một lần nào
trên lũng đồi Thái Mèo .
Theo Nguyễn Tuân
TRẢ LỜI CÂU HỎI
Câu 1 : Cao nguyên Mộc Châu nằm ở vùng nào của nước ta ?
A. Tây Bắc
B. Việt Bắc
C. Tây Nguyên

D. Hà Nội



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×