Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

lích sử việt nam hiệp định paris

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.24 KB, 15 trang )

HIỆP ĐỊNH PARIS
I.Quá trình đàm phán:
1.Sau hiệp định Giơ-ne-vơ:
Việt Nam chia đôi đất nước từ vĩ tuyến 17 tuy vậy nhưng Hiệp định Gv một
hiệp định khơng trịn vẹn về hịa bình nhưng nó là bài học quan trọng trên nhiều
phương diện khác nhau của hội nghị Paris 1968- 1973 và nếu khơng có hiệp định
gv sẽ khơng có hiệp đinh Paris về sau này.
2.Quá trình đàm phán:
Việc đàm phán giữa Hoa Kỳ và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là việc phải xảy ra
khi chẳng ai dứt điểm được ai bằng quân sự. Sau sự kiện Tết Mậu Thân 1968 đã
giáng một đòn quyết định vào chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mỹ, buộc Mỹ
và Việt Nam Cộng hịa phải bắt đầu q trình xuống thang chiến tranh, phải chuyển
hướng chiến lược “phi Mỹ hoá chiến tranh” rồi “Việt Nam hoá chiến tranh”, bắt
đầu rút dần quân Mỹ về nước, chấm dứt cuộc chiến tranh phá hoại đối với miền
Bắc Bắc từng phần – 1968, (ngày 31-3-1968) đến toàn bộ (ngày l-11-1968 các bên
đã ngồi vào thương lượng cho tương lai chiến tranh Việt Nam. Việc thương lượng
đã diễn ra rất phức tạp. Vì một mặt, các bên chưa thật sự thấy cần nhượng bộ và
mặt khác, Liên Xô và Trung Quốc muốn can thiệp vào đàm phán (đặc biệt là Trung
Quốc). Nước này không muốn Việt Nam Dân chủ Cộng hịa tự đàm phán mà muốn
thơng qua Trung Quốc giống như Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954. Nhưng Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa cự tuyệt dù bị áp lực bởi hai đồng minh.
Ngày ký: 27 tháng 1 năm 1973
Địa điểm: Paris, Pháp
Có hiệu lực : 28/02/1973
Hết hiệu lực : Vơ hiệu hóa 20/4/1975
Bên tham dự gồm có :
Hoa Kỳ , Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Việt Nam
Cộng hồ, Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hồ Miền Nam Việt Nam
Ngôn ngữ đàm phán: Anh và Việt



Từ phiên họp đầu tiên (ngày 13-5-1968) đến khi đạt được giải pháp Hiệp định Pari
(ngày 27-1-1973)
1967 giai đoạn dẫn đến đàm phán:
 23 đến 26/1: Hội nghị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam quyết định
nâng hoạt động ngoại giao thành một mặt trận để phối hợp với mặt trận
quân sự và chính trị.
 28/1: Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh trả lời phỏng vấn nhà báo
Australia Winfred Burchet: "Nếu Mỹ chấm dứt không điều kiện việc ném
bom miền Bắc Việt Nam thì Việt Nam Dân chủ Cộng hịa có thể nói
chuyện với Mỹ".
 29/9: Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson tuyên bố công thức San Antonio
về vấn đề nói chuyện với Việt Nam Dân chủ Cộng hịa.
 29/12: Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh tuyên bố: "Sau khi Mỹ
chấm dứt không điều kiện việc ném bom miền Bắc Việt Nam, Việt Nam
Dân chủ Cộng hịa sẽ nói chuyện với Mỹ về những vấn đề liên quan"
Giai đoạn: 1968-1972
Khi một bên đang thắng thế trên chiến trường thì đàm phán thường bế tắc và điều
đó đúng với Hội nghị Paris suốt thời kỳ từ 1968 đến 1972. Các bên dùng hội nghị
như diễn đàn đấu tranh chính trị. Trong suốt q trình hội nghị các cuộc họp chính
thức chỉ mở màn, tố cáo nhau, tranh luận vài điều mà không thể giải quyết được
rồi kết thúc mà không đi vào thực chất. Chỉ có các cuộc tiếp xúc bí mật của cố vấn
đặc biệt Lê Đức Thọ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Tiến sĩ Henry Kissinger,
cố vấn của Tổng Thống Hoa Kỳ - Richard Nixon, là đi vào thảo luận thực chất
nhưng không đi được đến thoả hiệp
 30 và 31/1/1968: Lực lượng giải phóng tổng tấn cơng và nổi dậy Tết
Mậu Thân ở tồn miền Nam.
 Ngày 31/3/1968, Tổng thống Mỹ Johnson tuyên bố đơn phương ngừng
đánh phá miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra; không ra tranh cử Tổng thống



Mỹ nhiệm kỳ 2 và cử người đàm phán với đại diện Chính phủ Việt Nam
Dân chủ Cộng hồ tại Paris.
 Ngày 3/4/1968, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hồ tun bố: Sẵn
sàng cử đại diện của mình tiếp xúc với đại diện của Mỹ nhằm xác định
với Mỹ việc Mỹ chấm dứt không điều kiện việc ném bom và mọi hành
động chiến tranh chống nước Việt Nam Dân chủ Cộng hồ để có thể bắt
đầu cuộc nói chuyện.
 2/5/1968: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mỹ thỏa thuận lấy thành
phố Paris làm điểm tiếp xúc sau một cuộc tranh luận kéo dài gần một
tháng..
 Ngày 13 tháng 5 năm 1968, Hội nghị Paris giữa 2 bên khai mạc. Do lập
trường cương quyết của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hồ, Mỹ
buộc phải ngồi nói chuyện chính thức với Mặt trận Dân tộc Giải phóng
miền Nam Việt Nam và từ tháng 6 năm 1969 là Chính phủ Cách mạng
lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam.
 Ngày 18 tháng 1 năm 1969, phiên họp đầu tiên của Hội nghị Paris về
Việt Nam khai mạc tại phòng họp của trung tâm Hội nghị quốc tế ở Paris.
 Ngày 25 tháng 1 năm 1969, khai mạc phiên họp toàn thể lần thứ nhất
của Hội nghị bốn bên về Việt Nam ở Pari.
 Ngày 08 tháng 5 năm 1969, phái đồn Cộng hịa miền Nam Việt
Nam tạo ra đột phá khi đưa ra "giải pháp hịa bình 10 điểm" trong đó nêu
rõ Mỹ phải rút qn, thành lập chính phủ liên hiệp tại miền Nam
 Ngày 04 tháng 8 năm 1969, tiến sĩ Henry Kissinger, cố vấn an ninh
quốc gia của Nhà trắng bí mật gặp Bộ trưởng Xuân Thủy lần đầu ở Pari.
 Ngày 25 tháng 8 năm 1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời thư của Tổng
thống Mỹ Nixon, nêu rõ: Muốn có hồ bình, Mỹ phải chấm dứt chiến
tranh xâm lược và rút quân ra khỏi miền Nam Việt Nam, tôn trọng quyền
tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam và của dân tộc Việt Nam. Đó
là con đường để Mỹ rút khỏi cuộc chiến tranh trong danh dự.[7]
 Ngày 21 tháng 1 năm 1970, Hoa Kỳ tiến hành oanh tạc miền Bắc



 Ngày 26 tháng 1 năm 1970, phái đoàn Cộng hòa miền Nam Việt
Nam chấp nhận ngừng bắn với điều kiện Mỹ phải rút quân, thành lập
chính phủ liên hiệp tại miền Nam để Tổng tuyển cử thống nhất với miền
Bắc
 Ngày 21 tháng 2 năm 1970, cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ và Bộ trưởng
Xuân Thủy gặp Kissinger. Từ đó bắt đầu cuộc gặp riêng giữa cố vấn đặc
biệt Lê Đức Thọ và Kissinger.
 Tháng 3/1970, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam quyết
định đẩy mạnh tấn cơng qn sự, chính trị và ngoại giao, địi thành lập
chính phủ liên hiệp ở miền Nam.
 4/5/1970: Cảnh sát Mỹ bắn chết 4 sinh viên phản đối chiến tranh Việt
Nam ở Đại học Kent. 5 ngày sau, biểu tình phản đối chiến tranh Việt
Nam nổ ra khắp nước Mỹ..
 10/12/1970: Tại phiên họp toàn thể lần thứ 94 Hội nghị Paris, Nguyễn
Thị Bình đưa ra "Tuyên bố ba điểm" về ngừng bắn và yêu cầu quân Mỹ
rút khỏi miền Nam vào ngày 31 tháng 7 năm 1971.
Giai đoạn 1972-1973
Đến giữa năm 1972, khi Việt Nam Dân chủ Cộng hịa có chủ trương chuyển hướng
sang chiến lược hịa bình. Áp lực quốc tế và trong nước đối với Hoa Kỳ về việc ký
kết thỏa thuận hịa bình ngày càng tăng, đặc biệt áp lực tăng tới đỉnh điểm khi
Chiến dịch Lam Sơn 719 của Quân lực Việt Nam Cộng hòa thất bại và được coi là
minh chứng cho việc Chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh của Hoa Kỳ đã sụp đổ,
thì đàm phán mới đi vào thực chất thoả hiệp.
 Lập trường ban đầu của Hoa Kỳ: quân đội Hoa Kỳ cùng các đồng minh
nước ngoài rút khỏi Việt Nam phải đồng thời với việc Quân đội Nhân
dân Việt Nam rút khỏi Nam Việt Nam. Chính quyền Việt Nam Cộng Hịa
của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu có quyền tồn tại trong giải pháp hồ
bình. Khơng có Tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam.

 Lập trường ban đầu của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: các lực lượng quân
đội Hoa Kỳ phải rút khỏi Việt Nam. Thành lập Chính phủ liên hiệp lâm


thời gồm 3 lực lượng chính trị: Chính quyền Sài Gòn, Chỉnh phủ Cách
mạng Cộng hòa miền Nam Việt Nam và lực lượng trung lập để tiến hành
Tổng tuyển cử thống nhất với miền Bắc. Việc đòi hỏi Quân đội Nhân dân
Việt Nam và Quân đội Hoa Kỳ cùng rút khỏi miền Nam Việt Nam là một
sự đánh đồng không thể chấp nhận được.
Cụ thể như sau:
 Ngày 11 tháng 9 năm 1972, lần đầu tiên kể từ khi Kissinger bắt đầu hội
đàm bí mật với Hà Nội vào tháng 8 năm 1969, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
đã gợi ý rằng họ có thể sẽ chấp nhận một cuộc ngừng bắn tại Nam Việt Nam
mà không cần loại bỏ chính quyền Nguyễn Văn Thiệu. Một sự thỏa hiệp bắt
đầu có vẻ khai thơng.
 Tháng 10-1972, Mỹ đã phải chấp nhận bản dự thảo Hiệp định về chấm dứt
chiến tranh, lập lại hịa bình ở Việt Nam, do ta chủ động đưa ra. Ngày 22-101972, văn bản Hiệp định đã được hồn thành giữa ta và Mỹ.
Nhưng, ngày ngày hơm sau, Mỹ lại tráo trở, lật lọng.
Đầu tháng 12- 1972, Mỹ lại ngang ngược đòi sửa đổi nhiều điểm quan
trọng trong nội dung Hiệp định, đồng thời tính tốn bước leo thang mới,
hòng gây áp lực đối với ta trên bàn thương lượng.
 Cuối tháng 12-1972, Ních-xơn tàn bạo và tráo trở đã huy động một lực
lượng lớn không quân chiến lược và chiến thuật mở cuộc tập kích đánh phá
có tính chất hủy diệt dã man thủ đơ Hà Nội, thành phố cảng Hải Phòng và
nhiều địa phương khác trên miền Bắc.



Trong mười hai ngày đêm đọ sức quyết liệt của trận "Điện Biên Phủ trên
không" ấy, quân và dân ta đã bắn rơi 81 máy bay, trong đó có 34 chiếc B.52 và 5

chiếc F.111 - những con chủ bài cuối cùng của Mỹ.
Thế là Cuối năm 1972 chính phủ Hoa Kỳ của Tổng thống Richard Nixon đã
nhượng bộ trong vấn đề cốt lõi này. Về phía mình, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
cũng nhượng bộ về vấn đề tiếp tục tồn tại của chính quyền của Tổng thống Nguyễn
Văn Thiệu nhằm thành lập chính phủ liên hiệp.
Dự thảo khung của thoả hiệp đạt được là: "Quân đội Mỹ và các đồng minh
nước ngoài phải rút khỏi Việt Nam chính quyền của Tổng thống Thiệu được quyền
tồn tại trong một giải pháp hồ bình, trao trả tù binh khơng điều kiện trong vịng
60 ngày."


Trước những thất bại hết sức nặng nề trong cuộc tập kích chiến lược ấy, bị lên án
và cơ lập hơn bao giờ hết về chính trị trên thế giới và ngay cả trong nước Mỹ, tập
đồn Ních-xơn đã phải từ bỏ thái độ "thương lượng trên thế mạnh", cuối cùng
phải ký Hiệp định Pa-ri về Việt Nam vào ngày 27-1-1973.
 Những ngày lịch sử nối tiếp nhau dồn dập.
o Ngày 22-1-1973, các chuyên viên của Việt Nam và Hoa Kỳ so lại lần cuối
củng các văn kiện đã thỏa thuận xong giữa hai bên.
o Ngày 23-1-1973, đúng 12 giờ 30 phút (giờ Paris) Hiệp định chấm dứt
chiến tranh, lập lại hịa bình ở Việt Nam đã được ký tắt giữa cố vấn đặc
biệt Lê Đức Thọ và Kít-xinh-giơ. Ngày 27-1-1973, đúng 11 giờ (giờ
Paris) Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hịa bình ở Việt Nam đã
được ký chính thức giữa các bộ trưởng ngoại giao của các bên.
Cùng ngày, bốn Nghị định thư của Hiệp định cũng đã được ký kết.
o Ngày 29 tháng 3 năm 1973, quân nhân Mỹ cuối cùng rời Việt Nam,
chấm dứt mọi sự can thiệp quân sự của Hoa Kỳ đối với vấn đề Việt Nam.
Từ nay chỉ còn Quân lực Việt Nam Cộng hòa đơn độc chống lại quân
Quân đội nhân dân Việt Nam và Quân giải phóng miền Nam Việt Nam
ngày càng mạnh.
Như thế là sau 4 năm, 8 tháng, 14 ngày, với 202 phiên họp công khai và 24 đợt

gặp riêng, cuộc đấu tranh của nhân dân ta trân bàn thương lượng đã giành
được thắng lợi. Tập văn bản Hiệp định và Nghị định thư bằng hai thứ tiếng Việt và
Anh đã được thỏa thuận xong. Buổi lễ ký kết đã diễn ra trong khung cảnh tranh
nghiêm tại phòng họp lớn của trung tâm các hội nghị quốc tế Clê-be. ở bên ngoài,
dọc đại lộ Clê-be, hàng ngàn đại biểu Việt kiều và nhân dân Pháp đã nồng nhiệt vỗ
tay, vẫy cờ đỏ sao vàng và cờ xanh đỏ có sao vàng ở giữa, hơ khẩu hiệu chào mừng
các đại biểu Việt Nam chiến thắng.
II. Nội dung hiệp định Paris năm 1973:
Nội dung hiệp định được chia thành chín "chương", nói về các chủ đề về cơ bản
giống như trong bản dự thảo 9 điểm mà Hoa Kỳ và Việt nam Dân chủ Cộng hoà
đã thống nhất với nhau vào tháng 10 năm 1972
1.Phía Hoa Kỳ ký kết hiệp định Paris:


Hoa Kỳ tơn trọng độc lập chủ quyền và tồn vẹn lãnh thổ của Việt Nam
như được công nhận bởi hiệp định Geneva:
Đây là lập trường có tính ngun tắc mà phía Bắc Việt Nam kiên quyết giữ
vững. Phía Việt Nam Cộng Hòa coi đây là điều khoản nguy hại cho mình nên
đã ra sức bác bỏ. Hoa Kỳ thuyết phục tổng thống Thiệu rằng điều khoản này chỉ
có tính nguyên tắc trên lý thuyết, thực tế không trực tiếp gây nguy hại cho an ninh
của Việt Nam Cộng hoà. Ngồi ra trong hiệp định cịn có điều khoản quy định
Nhân dân Miền Nam Việt Nam có quyền tự định đoạt chế độ chính trị của mình
thơng qua bầu cử có giám sát quốc tế,là điều khoản vơ hiệu hố được mối đe doạ
của điều khoản thứ nhất này.
Năm 1973, sau khi ký chính thức hiệp định trong một chuyến đi hội đàm đến Hà
Nội ơng Kissinger có đến thăm Bảo tàng lịch sử Việt Nam tại Hà Nội. Khi nghe
cán bộ bảo tàng dịch nghĩa các câu thơ chữ Hán của bài thơ: "Nam quốc sơn hà"
của Lý Thường Kiệt trên tường nhà bảo tàng, ông Kissinger nhận xét: "Điều 1
khoản 1 của Hiệp định Paris!"
Ngừng bắn trên toàn Việt Nam sẽ bắt đầu từ 27 tháng 1 năm 1973:

Mọi tranh chấp về quyền kiểm soát lãnh thổ sẽ được giải quyết bởi uỷ ban quân
sự liên hợp giữa hai lực lượng của Việt Nam Cộng Hoà và Việt Cộng
Trong vịng 60 ngày, sẽ có cuộc rút lui hồn toàn của quân đội Mỹ và đồng minh
cùng các nhân viên quân sự Mỹ ra khỏi Việt Nam Cộng hòa. Các bên khơng được
tăng cường binh lính, nhân viên qn sự, vũ khí, đạn dược hoặc vật liệu chiến
tranh vào Nam Việt Nam, trong trường hợp để thay thế thì phải theo nguyên tắc
một-đổi một. Hoa Kỳ sẽ không tiếp tục can thiệp quân sự vào "các vấn đề nội bộ"
của Nam Việt Nam.
Đây là vấn đề quan trọng số một là thực chất của hiệp định nó quy định quân đội
Hoa Kỳ và đồng minh phải rút hết khỏi Việt Nam chấm dứt mọi can thiệp vào công
việc nội bộ của Việt Nam, trong khi đó quân đội Bắc Việt Nam tiếp tục được ở lại
trên chiến trường miền Nam đây là nhượng bộ lớn nhất mà qua 4 năm đấu tranh
trên chiến trường và bàn hội nghị cuối cùng Hoa Kỳ đã thoả hiệp. Đây là điều
khoản mà Việt Nam Cộng hồ cương quyết bác bỏ vì thấy trước là mối hiểm hoạ
nhất định nổ ra sau khi Hoa Kỳ rút hết quân. Trong chương này có điều khoản về
thay đổi quân số và binh bị theo nguyên tắc một-đổi-một: đây là nhượng bộ của
phía Bắc Việt Nam nhưng thực ra điều khoản này trên thực tế sẽ nhanh chóng bị vơ


hiệu hố vì khơng có một lực lượng nào có thể kiểm chứng số lượng, trang bị của
quân Bắc Việt Nam trên chiến trường và trên đường tiếp tế.
=>Hoa Kì phải rút hết quân viễn chinh và quân chư hầu về nước, hủy bỏ hết các
căn cứ quân sự, cam kết khơng tiếp tục dính líu hay can thiệp vào công việc nội bộ
của miền Nam Việt Nam.

2.Bộ Trưởng Nguyễn Thị Bình ký hiệp định:

 Điều khoản 1: Tất cả tù binh chiến tranh của các bên sẽ được trao trả khơng
điều kiện trong vịng 60 ngày. Các tù nhân chính trị sẽ được trả tự do sau đó
theo thoả thuận chi tiết của các phía Việt Nam.

Điều khoản trao trả tù binh khơng điều kiện trong vịng 60 ngày có tầm quan
trọng rất lớn và cực kỳ nhạy cảm đối với chính phủ của Tổng thống Nixon. Uy
tín chính quyền Nixon trong con mắt người dân Mỹ phụ thuộc lớn vào việc có
nhanh chóng đưa được các tù binh Mỹ về nước như đã hứa khi bầu cử tổng
thống hay không và điều rất quan trọng nữa là điều này tạo ra được ấn tượng tâm
lý "ra đi trong danh dự". Việc giải phóng tù binh khơng điều kiện, còn tù nhân
dân sự sẽ được giải quyết sau phản ánh nguyên tắc của phía Hoa Kỳ là tách các
vấn đề thuần tuý quân sự ra khỏi các vấn đề rất phức tạp về chính trị. Chính
vì vấn đề tù binh Mỹ quá quan trọng với chính quyền của Tổng thống Nixon nên
đây cũng là một lý do giải thích cho phản ứng rất dữ dội của Nixon bằng chiến
dịch Linebacker II khi phía Bắc Việt Nam đặt lại vấn đề phóng thích tù binh
phải gắn liền với vấn đề tù chính trị.
 Điều khoản 2: Miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai qn đội, hai vùng
kiểm sốt.Các bên tạo điều kiện cho dân chúng sinh sống đi lại tự do giữa hai
vùng.Nhân dân Nam Việt Nam sẽ quyết định tương lai chính trị của mình
qua"tổng tuyển cử tự do và dân chủ dưới sự giám sát quốc tế".
Điều khoản này phản ánh thực tế hai chính quyền, hai qn đội, hai vùng kiểm
sốt. Phía Mỹ u cầu phải có điều khoản bảo đảm cho quyền của nhân dân miền
Nam quyết định tương lai chính trị của mình thông qua bầu cử tự do dân chủ dưới
sự giám sát quốc tế là để ngăn ngừa về mặt pháp lý sự thơn tính bằng vũ lực của
Bắc Việt Nam đối với Nam Việt Nam. Đối với yêu cầu này Bắc Việt Nam khơng có
phản đối gì đặc biệt.


 Điều khoản 3: Sự tái thống nhất Việt Nam sẽ được thực hiện từng bước bằng
các biện pháp hòa bình.
Chương này khẳng định ranh giới và khu phi quân sự tại vĩ tuyến 17 chỉ là tạm
thời theo như quy định tại Hiệp định Genève. Hai bên Việt Nam sau này tiến
hành đàm phán để đi đến thống nhất Việt Nam... cụ thể vấn đề thống nhất chỉ
mang tính ngun tắc khơng có cơ chế thi hành: các biện pháp đó là gì, tiến

hành như thế nào thì hiệp định chưa xem xét đến.

 Điều khoản 4: Để giám sát việc thực hiện hiệp định, một uỷ ban kiểm sốt và
giám sát quốc tế và phái đồn qn sự liên hợp bốn bên (gồm Bắc Việt, Hoa
Kỳ, Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam và Việt Nam Cộng hoà)
sẽ được thành lập.
Cơ chế giám sát thi hành này trong thực tế khơng có hiệu lực gì đáng kể.
 Điều khoản 5: Lào và Campuchia giữ vị trí trung lập và tự chủ, khơng cho
nước ngồi được phép giữ các căn cứ quân sự trong lãnh thổ của hai nước
này. Đây là trói buộc của Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa đối với các căn cứ và
tuyến vận chuyển của Bắc Việt Nam và cộng sản miền Nam trên đường mịn
Hồ Chí Minh trên đất Lào và Campuchia.
=> Đây là một nhượng bộ của phía cộng sản nhưng trên thực tế thì phía Hoa Kỳ
và Việt Nam Cộng hịa khơng có cách gì để bắt buộc đối phương thi hành điều
khoản này một phần vì ngay tại các nước này cũng đang nội chiến khơng có một
chính quyền trung ương mạnh.

 Điều khoản 6: Hoa Kỳ có nghĩa vụ sẽ giúp đỡ việc tái thiết sau chiến tranh,
đặc biệt là ở Bắc Việt Nam và trên tồn Đơng Dương, để hàn gắn các thiệt
hại do chiến tranh.
Điều khoản tái thiết sau chiến tranh sau này không được thi hành. Sau này trong
thập niên 1990 khi bình thường hố quan hệ giữa hai nước thì một u cầu của
phía Hoa Kỳ là Việt Nam phải chấm dứt đòi hỏi Hoa Kỳ nghĩa vụ tái thiết sau
chiến tranh mà như hiệp định đã quy định.

 Điều khoản 7: Tất cả các bên đồng ý thi hành hiệp định. Và hiệp định được
sự bảo trợ của quốc tế thông qua việc các quốc gia ký nghị định thư quốc tế
về chấm dứt chiến tranh lập lại hồ bình ở Việt nam.



*Điều khoản cuối của hiệp định và cũng khơng có điều khoản cưỡng chế: hiệp
định không đưa ra được biện pháp và lực lượng cưỡng chế nếu một bên vi
phạm hiệp định.

III. Vi phạm Hiệp định Paris:
1.Về cơ bản, các cam kết của Hiệp định Paris mà hai phía Nam và Bắc Việt
Nam phải tuân thủ bao gồm các điều sau:
– Ngừng bắn trên toàn miền Nam và ngừng phá hoại miền Bắc từ 24 giờ (giờ
GMT) ngày 27-1 1973. Sự chấm dứt chiến sự này là vững chắc và không thời
hạn.
– Trao trả tù binh chiến tranh.
– Việc thống nhất nước Việt Nam sẽ được thực hiện từng bước bằng phương
pháp hịa bình trên cơ sở bàn bạc và thỏa thuận giữa miền Bắc và miền Nam
Việt Nam, không bên nào cưỡng ép hoặc thơn tính bên nào và khơng có sự can
thiệp của nước ngồi. Thời gian thống nhất sẽ do miền Bắc và miền Nam
Việt Nam thỏa thuận.
– Từ khi thực hiện ngừng bắn cho đến ngày thành lập chính phủ hịa giải dân tộc
ở miền Nam thông qua bầu cử, hai bên ở Nam Việt Nam không được nhận đưa
vào miền Nam Việt Nam quân đội, cố vấn quân sự và nhân viên quân sự, kể cả
nhân viên quân sự kỹ thuật, vũ khí, đạn dược và dụng cụ chiến tranh.
– Các bên tham gia Hội nghị Paris về Việt Nam cam kết không dùng lãnh thổ của
Campuchia và lãnh thổ của Lào để xâm phạm chủ quyền và an ninh của nhau
và của các nước khác. Các nước ngoài sẽ chấm dứt mọi hoạt động quân sự ở
Campuchia và Lào, rút hết và không đưa trở lại vào hai nước đó quân đội,
cố vấn quân sự và nhân viên quân sự, vũ khí, đạn dược và dụng cụ chiến
tranh.

2. Các điều khoản đã bị vi phạm:
Trên thực tế, khơng có ngừng bắn trên tồn bộ lãnh thổ miền Nam kể từ
24 giờ (giờ GMT) ngày 27-1-1973. Nguyên nhân là từ ngày 28-1 1973, Tổng

thống Nguyễn Văn Thiệu đưa ra kế hoạch “Tràn ngập lãnh thổ” bằng các
cuộc tiến công ồ ạt vào các vùng do Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam
Việt Nam (sau đây gọi tắt là Mặt trận) kiểm soát, nhằm lợi dụng tâm lý chủ
quan của quân Giải phóng khi hiệp định vừa có hiệu lực.


Đứng trước thực tế đó, có hai luồng phản ứng.
+ Một là tuân thủ các điều cam kết của Hiệp định Paris, không bắn trả mà chờ
ủy ban quốc tế đến điều tra và xử lý.
+ Hai là, dựa trên tình hình thực tế, đánh trả qn địch. Nói chung thì tại miền
Nam, các đơn vị thuộc quân khu 8 và quân khu 9 chủ trương đánh trả.
Mặc dù vậy, những nhân vật trọng yếu của quân khu 9 như các ông Lê Đức
Anh, Võ Văn Kiệt, Phạm Văn Trà vẫn kiên quyết đánh trả. Kết quả là chỉ có
hai quân khu này giữ vững và mở rộng được vùng giải phóng (thêm 30 ấp với
35.000 dân ở quân khu 9, tính đến tháng 5-1973) trong khi các quân khu khác
chịu mất đất, bị đẩy lui. Ông Lê Đức Anh bị Bộ chỉ huy Miền gọi ra Trung
ương ở Hà Nội để khiển trách, nhưng ơng Lê Duẩn lúc đó lại ủng hộ chủ
trương của ông Anh, nên ông này được vơ sự.
Phía Bắc Việt Nam khơng hồn tồn rút quân khỏi lãnh thổ Lào và
Campuchia.
Biên niên sử của Việt Nam khoe rằng ngày 15-8-1973, "Mỹ kết thúc chiến
dịch ném bom bí mật (Freedom Deal) đánh phá các căn cứ của ta ở Campuchia”
(Việt Nam, những sự kiện lịch sử 1945-1975). Tướng Đồng Sĩ Nguyên, người
lãnh đạo hệ thống Đường mịn Hồ Chí Minh thì nói trong hồi ký của mình rằng,
sau khi Hiệp định Paris có hiệu lực, hệ thống đường chiến lược ở Đông Trường
Sơn và Tây Trường Sơn (chạy ngang lãnh thổ Lào) được tăng cường và mở
rộng.
Việc mở rộng đường chiến lược Trường Sơn đi đôi với việc hàng hóa và vật
tư phục vụ chiến tranh ồ ạt đổ vào miền Nam.
Tổng thống Mỹ Nixon viết trong hồi ký rằng vào tháng 2-1973, máy bay

trinh sát Mỹ phát hiện một đoàn xe vận tải 175 chiếc đi qua khu phi quân sự
ngăn cách hai miền, và thêm 223 xe tăng di chuyển trên đường mòn Hồ Chí
Minh hướng về nam. Chỉ trong tháng 5-1973, miền Bắc đã đưa vào Nam trên
35.000 quân và trên 30.000 tấn vật tư chiến tranh. Điều nghi ngại đó được phía
Việt Nam vơ tình xác nhận. Trong Lịch sử qn nhu quân đội nhân dân Việt
Nam, cũng như trong hồi ký của tướng Đồng Sĩ Nguyên đều có khoe rằng: việc
vận chuyển hàng chi viện cho miền Nam sau hiệp định đã vượt qua khối lượng
vận chuyển được ở giai đoạn trước.
Từ ngày 29-6-1973 đến 6-7-1973
Hội nghị lần thứ 21 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa III) đã ra
nghị quyết chỉ rõ: “Con đường cách mạng miền Nam là con đường bạo lực cách


mạng”. Trong khi văn bản hiệp định ghi rõ “việc thống nhất nước Việt Nam sẽ
được thực hiện từng bước bằng phương pháp hịa bình trên cơ sở bàn bạc và
thỏa thuận giữa miền Bắc và miền Nam Việt Nam, khơng bên nào cưỡng ép
hoặc thơn tính bên nào” vẫn còn chưa ráo mực.
Đỉnh cao của việc vi phạm hiệp định Paris là việc qn Giải phóng đánh
chiếm hồn tồn tỉnh Phước Long trong Chiến dịch đường số 14 - Phước
Long (từ ngày 13-12-1974 đến 6-1 1975). Theo cam kết miệng của Mỹ với chính
quyền Thiệu, Mỹ sẽ quay lại Việt Nam nếu quân đội miền Bắc có hành động leo
thang. Tuy nhiên, phía Mỹ khơng hề có một cố gắng đáng kể nào để thực hiện lời
hứa đó. Điều này đã tiếp thêm sức mạnh cho những người cộng sản đẩy mạnh các
hoạt động vũ trang nhằm giải phóng miền Nam.
Hiệp định Paris được tuân thủ nghiêm chỉnh ở các điều khoản Mỹ rút quân ra
khỏi Việt Nam và miền Bắc trao trả tù binh chiến tranh, vì các điều này phù
hợp với lợi ích của hai bên.
Nhưng phía Nam Việt Nam hoàn toàn phản đối hiệp định. Họ cho rằng việc
ngưng bắn mà không chuyển quân tập kết (như đã quy định trong Hiệp định
Geneve) là hoàn toàn có lợi cho phía cộng sản. Hiệp định Paris sẽ dẫn đến sự thất

bại của chế độ miền Nam. Vì vậy, từ những giờ đầu tiên khi hiệp định có hiệu lực,
Thiệu đã tìm cách phá hoại nó.
Đối với miền Bắc Việt Nam mà nói, việc tuân thủ hiệp định có thể dẫn đến việc
thống nhất đất nước hịa bình thơng qua bầu cử - với điều kiện phía Thiệu cũng
tôn trọng hiệp định. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh là Tổng thống Thiệu muốn
diễn lại kịch bản của ông Diệm hồi năm 1954-1956, nhằm bình định miền Nam.
Việc đơn phương tuân thủ hiệp định Paris do đó sẽ chỉ đem lại kết quả giống hệt
những gì đã thấy ở Hiệp định Geneve: mất đất, mất dân, tổn thất lực lượng, hịa
bình chờ mãi khơng thấy có.
Ngồi Bắc Việt và Việt Nam Cộng Hồ vi phạm hiệp định thì Mỹ cũng vi phạm
hiệp định. Trong hiệp định có ghi rõ: "Mỹ phải rút toàn bộ lực lượng ra khỏi VN",
tuy nhiên, Mỹ vẫn để cố vấn quân sự ở lại cho đến ngày 30/4/1975.
IV. Vai trò và Kết quả của Hiệp định Paris:
1.Vai trò :


 Là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất của quân và dân
ta trên cả hai miền đất nước. Hiệp định đã buộc Mỹ phải thừa nhận độc lập ,
chủ quyền , thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam , rút hết quân Mỹ và
quân chư hầu ra khỏi miền Nam Việt Nam .
 Việc Mỹ phải ký Hiệp định Paris là một thắng lợi to lớn , tạo ra cục diện có lợi
to lớn , tạo ra cục diện có lợi cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam , thống
nhất đất nước của nhân dân Việt Nam .
 Mở ra giai đoạn mới , tạo điều kiện cho việc hoàn thành giải phóng miền Nam
2.Kết quả:
 Buộc Hoa Kỳ và các nước đồng minh tôn trọng chủ quyền độc lập của Việt
Nam
 Hoa Kỳ chấm dứt mọi hoạt động quân sự và cắt đứt hỗ trợ cho chính quyền
VNCH
 Trao trả tù nhân giữa 2 bên. Chính quyền Mỹ và VNDCCH cam kết tôn

trọng những nguyên tắc cơ bản và quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam, để
dân việt nam tự quyết định tương lai của mình và kh có sự can thiệp của
nước ngoài.
 Nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai bằng Hiệp thương tổng tuyển
cử.
 Bảo đảm giám sát và thực hiện bằng 1 Hội đồng bao gồm 4 bên ( Mỹ,
VNCH, VNDCCH, CHMNVB), phối hợp và hành động trong việc kiểm
soát và rút quân, đồng thời huỷ bỏ các căn cứ quân sự của quân đội Mỹ
trong thời hạn 60 ngày.


Việt nâm

- Tg : Vào thập niên 1920, dưới sự thống trị và đàn áp của thực dân Pháp với phong

-

trào chống Pháp, Nguyễn Thái Học, một sinh viên trường Cao đẳng Thương mại Hà
Nội, đã cùng một số người Việt yêu nước khác như Nhượng Tống, Phạm Tuấn
Tài, Phạm Tuấn Lâm, Hồ Văn Mịch, Phó Đức Chính, Nguyễn Ngọc Sơn, Lê Văn
Phúc... bí mật thành lập tổ chức đấu tranh cách mạng nhằm đánh đuổi thực dân
giành độc lập và tự do cho dân tộc.
Mục đích : đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền

Thành phần : Đại hội bầu ra ban lãnh đạo gồm:


Nguyễn Thái Học: Chủ tịch Tổng bộ




Nguyễn Thế Nghiệp: Phó Chủ tịch



Phó Đức Chính: Trưởng ban Tổ chức



Nhượng Tống: Trưởng ban Tuyên truyền



Nguyễn Ngọc Sơn: Trưởng ban Ngoại giao



Đặng Đình Điển: Trưởng ban Tài chánh



Nguyễn Hữu Đạt: Trưởng ban Giám sát



Tưởng Dân Bảo: Trưởng ban Trinh sát



Hoàng Văn Tùng: Trưởng ban Ám sát


-

Chỉ trong 2 năm, năm 1928 và đầu năm 1929, họ đã bí mật kết nạp hàng nghìn đảng
viên bao gồm các thành phần trí thức, nơng dân, địa chủ, thương gia, công
chức, sinh viên, học sinh, công nhân, và binh lính người Việt yêu nước trong quân đội
Pháp.

Lý tưởng cách mạng :


Ngày thành lập : 14/7/1925
Thành phần tham gia gồm các phần tử thanh niên trí thức , học sinh , công chức ,
tiểu thương , và công nông , đặc biệt là những người có học.
lí tưởng cách mạng : Lãnh đạo cơng nhân, nơng dân, binh lính trong nước, liên
lạc với các dân tộc bị áp bức trên thế giới đánh đổ chủ nghĩa đế quốc Pháp thiết lập
1 chế độ bình đẳng, bác ái ở nước ta.

Hoạt động :
Lý luận và tư tưởng cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin có ảnh hưởng lớn, lơi
cuốn nhiều đảng viên trẻ đi theo.
vai trò của VNQDD với tư cách là một chính đảng cách mạng trong phong trào
dân tộc vừa mới xuất hiện đã chấm dứt cùng với sự thất bại của khởi nghĩa Yên
Bái
Ý nghĩa: Sự ra đời của tổ chức Tân Việt phản ánh tư tưởng yêu nước và nguyện
vọng cứu nước của thanh niên, trí thức tiểu tư sản Việt Nam. Ra đời và hoạt động
trong điều kiện hội Việt Nam cách mạng thanh niên phát triển mạnh nên khuynh
hướng quốc gia tư sản trong Tân Việt khơng cịn đất sống phải nhường chỗ cho
khuynh hướng cộng sản. Sự chuyển biến của Tân Việt theo Việt Nam cách mạng
thanh niên là phù hợp với xu thế phát triển tất yếu của phong trào yêu nước trước

đó. Nó góp phần làm suy yếu và đánh bại chủ nghĩa cải lương, chủ nghĩa dân tộc
hẹp hịi. Qua đó, tăng cường thêm sứ mệnh cho giai cáp vô sản trong cuộc đấu
tranh quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

- Nội bộ Tân Việt diễn ra cuộc đấu tranh giữa hai xu hướng tư tưởng: vô sản và tư
sản.
- Một số đảng viên tiên tiến của Tân Việt chuyển sang Hội Việt Nam Cách mạng
Thanh niên, tích cực chuẩn bị thành lập một chính đảng kiểu mới .



×