Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

On tap Vat ly 8 Lan 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.49 KB, 8 trang )

Giáo viên: Lê Thị Khoa
ƠN TẬP VẬT LÍ 8 HKII (LẦN 4)
I. LÝ THUYẾT:
Câu 1: Điều kiện để có một công cơ học? Công thức tính công cơ học ?
- Thuật ngữ công cơ học chỉ dùng trong trường hợp có lực tác dụng vào vật làm vật chuyển
dời.
- Cơng cơ học phụ thuộc vào hai yếu tố: lực tác dụng vào vật và quãng đường vật dịch chuyển.
* Công thức tính cơng cơ học:
A= F.s
Trong đó:
A: Cơng của lực F (J)
F: Lực tác dụng vào vật(N)
s: quãng đường vật di chuyển (m)
- Đơn vị của cơng là Jun, kí hiệu là J (1J=1N.m)
- Bội số của Jun: 1kJ=1000J

* Lưu ý:
- Nếu vật chuyển dời không theo phương của lực thì cơng được tính bằng 1 cơng thức khác sẽ
học ở lớp trên.
- Nếu vật chuyển dời theo phương vuông góc với phương của lực thì cơng của lực đó bằng 0.
(A =0).

Câu 2: Phát biểu định luật về công?
- Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về cơng. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì
lại thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.
Câu 3: Cơng suất là gì? Viết cơng thức tính cơng suất?
- Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong một đơn vị thời gian.

Trang

1




Giáo viên: Lê Thị Khoa
A
Cơng thức: P = t

Trong đó: A: Công thực hiện (J); P: Công suất (W)

A = F.s : công thực hiện được trong một đơn vị thời gian (J)
t: thời gian thực hiện công (s).
- 1 W = 1 J/s.
- Ngoài ra: P = F.v;

F: lực thực hiện làm vật chuyển động với vận tốc v.

Câu 4:Cơ năng của một vật bằng gì? Có mấy dạng cơ năng? Cho ví dụ vật vừa có
động năng và thế năng.
Cơ năng của một vật bằng tổng động năng và thế năng của nó. Đơn vị: Jun(J).
-

Có hai dạng cơ năng: Động năng và thế năng.
Ví dụ: Máy bay đang bay, quả táo đang rơi.
*Thế năng tại vật mốc bằng 0.
* Các dạng cơ năng, sự phụ thuộc:

II. TRẮC NGHIỆM: Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng
Câu 1. Trọng lực của vật thực hiện công khi
Trang

2



Giáo viên: Lê Thị Khoa
A. vật chuyển động trên mặt bàn nằm ngang.
B. vật được treo trên một sợi dây.
C. vật rơi từ trên cao xuống.
D. vật đứng yên một chỗ trên mặt đất.
Câu 2. Bạn Nam và Bắc kéo nước từ cùng một cái giếng lên. Gàu nước của Nam nặng gấp đơi của Bắc,
cịn thời gian kéo của Bắc lại chỉ bằng một nửa của Nam. Hãy so sánh công suất kéo nước của hai
người.
A. PNam = PBắc
B. PNam = 2PBắc.
C. PBắc = 2PNam.
D. PNam = 4PBắc
Câu 3. Động năng của vật phụ thuộc vào
A. trọng lượng của vật.

B. độ biến dạng của vât.

C. vị trí của vật so với mặt đất.

D. khối lượng và vận tốc của vật

Câu 4. Động năng chuyển hóa thành thế năng trong trường hợp nào dưới đây?
A. Bắn bi A vào bi B trên mặt bàn nằm ngang làm bi B chuyển động.
B. Một vật được ném lên cao
C. Quả bưởi rơi từ trên cây xuống.
D. Kim đồng hồ quay sau khi lên dây cót cho đồng hồ.
Câu 5. Người nào dưới đây đang thực hiện công cơ học?
A. Người ngồi đọc báo.

B. người lực sĩ đỡ quả tạ ở tư thế thẳng đứng.
C. Người đi xe đạp xuống dốc không cần đạp xe.
D. Một bạn học sinh đang kéo nước từ dưới giếng lên.
Câu 6. Câu nào sau đây không đúng?
A. Công thực hiện trong trường hợp một quả dừa rơi từ trên cây xuống là công của quả dừa.
B. Dùng máy cơ đơn giản lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi.
C. Cơng suất cho biết vật thực hiện công nhanh hay chậm.
D. Thế năng của một vật phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất, hoặc độ biến dạng đàn hồi của vật.
Câu 7. Trường hợp nào dưới đây có sự chuyển hóa từ động năng thành thế năng và ngược lại?
Trang

3


Giáo viên: Lê Thị Khoa
A. Vật rơi từ trên cao xuống.
B. Vật được ném lên rồi rơi xuống.
C. Vật lăn từ đỉnh dốc xuống.
D. Vật chuyển động trên mặt bàn nằm ngang.
Câu 8. Hải và Hiền cùng kéo nước từ một giếng lên. Gàu nước của Hải nặng gấp đôi gàu nước của
Hiền. Thời gian kéo gàu nước của Hiền chỉ bằng một nửa thời gian của Hải. So sánh công suất của Hải
và Hiền trong trường hợp nào dưới đây là đúng?
A. Cơng suất của Hải lớn hơn vì gàu nước của Hải nặng gấp đôi.
B. Công suất của Hiền lớn hơn vì thời gian kéo nước của Hiền chỉ bằng một nửa thời gian kéo nước của
Hải.
C. Công suất của Hải và Hiền như nhau.
Câu 9. Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào khơng có cơng cơ học?
A. Người lực sĩ đang nâng quả tạ từ thấp lên cao.
B. Người công nhân đang đẩy xe goong làm xe chuyển động.
C. Một người đang cố sức đẩy hịn đá nhưng khơng đẩy nổi

D. Người cơng nhân đang dùng ròng rọc kéo một vật lên cao.
Câu 10. Câu nào sau đây nói về máy cơ đơn giản là đúng?
A. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì được lợi bấy nhiêu lần về đường đi.
B. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì được lợi bấy nhiêu lần về cơng.
C. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về công.
D. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi.
Câu 11. Ghép một nội dung ở cột bên trái với một nội dung ở cột bên phải để thành câu có nội dung
đúng
a) Động năng của vật
b) Thế năng hấp dẫn
c) Thế năng đàn hồi
d) Thế năng chuyển hóa thành động năng
e) Động năng chuyển hóa thành thế năng
Trang

1. khi vật được ném lên.
2. là công mà vật thực hiện được.
3. phụ thuộc vào vị trí của vật đối với mặt đất.
4. phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của vật.
5. khi vật rơi từ trên cao xuống.
6. phụ thuộc vào độ biến dạng của vật.
4


Giáo viên: Lê Thị Khoa

a) - …

b) - …


c) - …

d) - …

e) - …

Câu 12. Điền từ hay cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong câu:
Cơng cơ học chỉ có trong trường hợp………(1)...................vào vật, làm vật ……(2)…………

III. TỰ LUẬN:
Câu 13. Một người ném một quả bóng rổ lên cao. Quả bóng lên đến một độ cao nhất định thì rơi xuống
đất rồi nảy lên độ cao nhỏ hơn; lại rơi xuống đất rồi lại nảy lên độ cao nhỏ hơn nữa … Sau nhiều lần
như vậy, quả bóng đứng yên trên mặt đất.
Hãy mô tả sự biến đổi cơ năng của quả bóng kể từ khi được ném lên độ cao lớn nhất cho đến khi quả
bóng đứng yên trên mặt đất. Tại sao độ cao nảy lên của quả bóng lại giảm dần?
Câu 14. Một cầu thủ đá một quả bóng, quả bóng đập vào cột dọc cầu mơn rồi bắn ra ngồi. Cơ năng
của quả bóng ở đây biến đổi như thế nào?
Câu 15. Dùng hệ thống rịng rọc như hình vẽ để nâng một vật nặng có khối lượng là 100 kg lên cao. Bỏ
qua ma sát ở ròng rọc và trọng lượng của ròng rọc. Hỏi muốn nâng vật nặng lên cao 2 m thì lực kéo F
tối thiểu phải bằng bao nhiêu và phải kéo dây đi một đoạn bằng bao nhiêu?

Câu 16. Máy thứ nhất sinh ra một công 300 kJ trong 1 phút. Máy thứ hai sinh ra một công 720 kJ trong
nửa giờ. Máy nào có cơng suất lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu lần?
Câu 17. Một con ngựa kéo một cái xe đi đều với vận tốc 2,5 m/s. Lực kéo của con ngựa là

200N. Tính cơng suất của ngựa?
Câu 18. Người ta dùng lực kéo 125 N để đưa một vật có khối lượng 50 kg lên cao 2 m bằng mặt phẳng
nghiêng.
a) Tính cơng phải dùng để đưa vật lên cao.
b) Tính chiều dài của mặt phẳng nghiêng.


Trang

5


Giáo viên: Lê Thị Khoa
Câu 19. Một cái giếng sâu 8m. Bạn A mỗi lần kéo được một thùng nước nặng 20kg mất 10 giây. Bạn
B mỗi lần kéo được một thùng nước nặng 30 kg mất 20 giây. Tính
a) Công thực hiện của mỗi người ?
b) Ai làm việc khỏe hơn ?

* ĐÁP ÁN BT TRẮC NGHIỆM VÀ HƯỚNG DẪN BT TỰ LUẬN:
Câu
Đáp án

1
C

2
A

3
D

4
B

5
D


6
A

7
B

8
C

9
C

10
D

Câu 11. a – 4; b – 3; c – 6; d – 5; e – 1.
Câu 12. (1) có lực tác dụng; (2) chuyển dời.
Câu 13.
Khi quả bóng ở độ cao lớn nhất thì động năng bằng 0, thế năng lớn nhất, cơ năng của quả bóng bằng
tổng động năng và thế năng.
Khi quả bóng đang rơi xuống đất, thế năng của quả bóng biến đổi thành động năng và do sức cản của
khơng khí nên một phần cơ năng của nó chuyển thành dạng năng lượng khác, cơ năng của nó giảm dần.
Khi quả bóng chạm đất, thế năng giảm đến bằng 0 và động năng tăng đến giá trị lớn nhất.
Khi quả bóng nảy lên và đến độ cao nhỏ hơn, động năng của quả bóng biến đổi thành thế năng và do va
chạm với mặt đất, cũng như do sức cản không khí nên một phần cơ năng của nó chuyển thành dạng
năng lượng khác. Tổng cơ năng của quả bóng giảm dần. Bởi vậy, quả bóng lên đến độ cao nhỏ hơn
trước. Khi đó, thế năng bằng 0, động năng lớn nhất, cơ năng của quả bóng nhỏ hơn trước.
Mỗi một lần rơi xuống, nảy lên, cơ năng của quả bóng lại giảm đi so với trước. Đến khi cơ năng của
quả bóng chuyển hóa hồn tồn thành các dạng năng lượng khác, thì quả bóng nằm n trên mặt đất.

Câu 14.
Chân cầu thủ truyền cho quả bóng một động năng.
Khi quả bóng đập vào cột dọc cầu mơn, quả bóng bị chặn lại và biến dạng. Khi đó, động năng của quả
bóng chuyển hóa thành thế năng đàn hồi của nó.
Sau đó, quả bóng lấy lại hình cầu như trước làm nó bật trở ra. Khi đó thế năng của quả bóng đã chuyển
hóa thành động năng của nó.
Câu 15. Trọng lượng của vật P = 1000 N
Vật được treo vào rịng rọc động. Do đó, lực kéo dây giữa ròng rọc động và ròng rọc cố định là:
Trang

6


Giáo viên: Lê Thị Khoa
F

P 1000

500 ( N )
2
2

Muốn kéo vật nặng lên qua rịng rọc cố định, thì lực kéo F tối thiểu phải là F = 500 N.
Lực kéo F chỉ bằng 1/2 trọng lượng P của vật, tức là hệ ròng rọc cho lợi 2 lần về lực. Theo định luật về
công, sẽ thiệt 2 lần về đường đi. Vậy để nâng vật lên cao 2 m thì phải kéo dây đi một đoạn
s = 2.2 = 4 (m).
Câu 16. Công suất của máy thứ nhất:

P1 = A1/t1 = 300 000/60 = 5 000(W)
Công suất của máy thứ hai:


P2 = A2/t2 = 720 000/30.60 = 400(W)
Máy thứ nhất có cơng suất lớn hơn và lớn hơn:
n = P1 /P2 = 5 000/400 = 12,5
Câu 17. Công suất của ngựa là:

Ta có: P=A/t = F.s/t = F.v = 200.2,5 = 500 (W)
Câu 18. a) Công dùng đưa vật lên cao:
A = Ph = 50.10.2 = 1 000 (J).
b) Chiều dài của mặt phẳng nghiêng:

l

A 1000

8(m)
F 125
.

Câu 19.
-Tóm tắt: s = 8m , F1 = P1= 10.m1 =10.20 = 200N , t1 = 10s
F2 = P2= 10.m2 =10.30 = 300N , t2 = 20s
a) - Công thực hiện của bạn A: A1= F1 .s = 200.8 = 1600 (J)
- Công thực hiện của bạn B : A2= F2 .s = 300.8 = 2400 (J)
b) -Công suất của bạn A: PA = A1 / t1 = 1600/10 =160 (w)
Trang

7



Giáo viên: Lê Thị Khoa
-Công suất của bạn B: PB = A2 / t2 =2400/20 =120(w)
Vậy bạn A làm việc khỏe hơn bạn B.

Trang

8



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×