Ngày soạn: 22/9/2018
Tiết 5
BÀI 9: CÁCH SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN CÁC LOẠI PHÂN
BĨN THƠNG THƯỜNG
I. Mục tiêu
Sau khi học xong bài này HS phải:
1. Kiến thức
- Nêu được các cách bón phân, cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón
thơng thường.
2. Kĩ năng
- Hình thành kĩ năng bón phân và bảo quản phân.
3. Thái độ
- Có ý thức tiết kiệm và bảo vệ môi trường khi sử dụng phân bón.
II. Chuẩn bị của thầy và trị
1. Giáo viên
- Máy chiếu chiếu các nội dung:
+ Các hình 7, 8, 9,10 SGK.
+ Bảng cách sử dụng các loại phân bón thơng thường.
2. Học sinh
- Đọc và xem trước mới.
- Tìm hiểu các cách sử dụng và bảo quản phân bón ở địa phương.
III. Phương pháp dạy học
- Phương pháp dạy học: phương pháp thuyết trình, đàm thoại, phương pháp dạy
học theo nhóm.
- Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật đặt câu
hỏi.
IV. Tiến trình giờ dạy
1. Ổn định tổ chức lớp (1 phút)
Ngày dạy
Lớp dạy
Sĩ số
7A
7B
2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)
Câu hỏi: Phân bón là gì? Bón phân vào đất có tác dụng gì?
Trả lời: Phân bón là thức ăn của cây. Bón phân làm tăng độ phì nhiêu của đất,
làm tăng năng suất cây trồng và chất lượng nông sản.
3. Bài mới
a. Mở bài (2 phút)
Trong thực tế, các em đã biết được một số loại phân bón thường dùng trong
nông nghiệp. Bài hôm nay các em sẽ học cách sử dụng các loại phân bón đó sao
cho có thể thu được năng suất cây trồng cao, chất lượng nông sản tốt và tiết
kiệm được phân bón.
b. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách bón phân (12 phút)
- Mục tiêu: trình bày được cách bón phân.
- Phương pháp dạy học: phương pháp thuyết trình, đàm thoại, phương pháp dạy
học theo nhóm.
- Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật đặt câu
hỏi.
Hoạt động của thầy và trị
GV: YCHS đọc SGK:
- Bón phân nhằm mục đích gì?
HS: Để cung cấp chất dinh dưỡng cho
cây trồng.
GV: Căn cứ vào thời kì bón, người ta
chia làm mấy cách bón phân?
HS: 2 cách: bón lót và bón thúc.
GV: Thế nào là bón lót, bón thúc, mục
đích của các cách bón đó?
HS: Suy nghĩ, trả lời.
GV: Căn cứ vào hình thức bón, người ta
chia làm mấy cách bón phân? Đó là
những cách nào?
HS: Suy nghĩ, trả lời.
GV: YCHS đọc SGK kết hợp quan sát
H 7, 8, 9, 10 và chia lớp thành 4 nhóm
thảo luận trong thời gian 3 phút: Nhóm
1, 2, 3, 4 tương ứng với H7, 8, 9, 10:
- Em hãy cho biết tên của các cách
bón phân, ưu, nhược điểm của từng cách
bón đó?
HS: Thảo luận, cử nhóm trưởng trả lời.
GV: Nhận xét, bổ sung:
+ H7: Theo hốc: ƯĐ:1, 9 và NĐ: 3,7
+ H8: Theo hàng: ƯĐ:1,9 và NĐ: 3
+ H9: Bón vãi: ƯĐ: 6, 9 và NĐ: 4
+ H10: Phun trên lá: ƯĐ: 1, 2, 5 và
NĐ:8
GV: Chốt lại, ghi bảng.
HS: Ghi bài.
GV: Gia đình em đã sử dụng cách bón
phân nào cho cây trồng?
HS: Liên hệ, trả lời.
Nội dung ghi bảng
I. Cách bón phân
- Bón phân để cung cấp chất dinh dưỡng
cho cây trồng.
- Căn cứ vào thời kì bón, người ta chia
ra:
+ Bón lót: Là bón phân vào đất trước khi
gieo trồng.
+ Bón thúc: Là bón phân trong thời gian
sinh trưởng của cây.
- Căn cứ vào hình thức bón, người ta
chia thành các cách: Bón vãi, bón theo
hàng, theo hốc, hoặc phun trên lá.
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách sử dụng các loại phân bón thơng thường
(10 phút)
- Mục tiêu: nêu cách sử dụng các loại phân bón.
- Phương pháp dạy học: phương pháp thuyết trình, đàm thoại.
- Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật đặt câu hỏi.
Hoạt động của thầy và trò
GV: YCHS đọc SGK:
- Em hãy cho biết đặc điểm chủ yếu
của phân hữu cơ, phân đạm, kali, phân
hỗn hợp và phân lân?
HS: Đọc, trả lời
GV: YCHS hoàn thành bài tập
SGK/22
HS: Suy nghĩ, hoàn thành bài tập.
GV: Nhận xét, bổ sung, chốt lại, ghi
bảng.
HS: Ghi bài
GV: Em đã sử dụng cách bón phân
nào để bón cho cây trồng?
HS: Liên hệ, trả lời.
Loại phân bón
Phân hữu cơ
Nội dung ghi bảng
II. Cách sử dụng các loại phân bón
thơng thường:
- Phân hữu cơ thường dùng để bón lót
- Phân đạm, kali, phân hỗn hợp thường
dùng để bón thúc. Nếu bón lót thì chỉ
bón lượng nhỏ.
- Phân lân thường dùng để bón lót.
Đặc điểm chủ yếu
Thành phần có nhiều
chất dinh dưỡng. Các
chất dinh dưỡng thường
ở dạng khó tiêu, cây
khơng sử dụng được
ngay, phải có thời gian
để phân bón phân huỷ
thành các chất hồ tan
cây mới sử dụng được.
Phân đạm, kali và phân Có tỷ lệ dinh dưỡng cao,
hỗn hợp
dễ hoà tan nên cây sử
dụng được ngay
Phân lân
Ít hoặc khơng hồ tan
Cách sử dụng chủ yếu
Thường dùng để bón lót
Thường dùng bón thúc
nếu bón lót thì bón lượng
nhỏ
Thường dùng để bón lót
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Hoạt động 3: Tìm hiểu cách bảo quản các loại phân bón thơng thường
(10 phút)
- Mục tiêu: nêu được cách bảo quản các loại phân bón thông thường .
- Phương pháp dạy học: phương pháp thuyết trình, đàm thoại.
- Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật đặt câu hỏi.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
GV: YCHS đọc SGK:
III. Bảo quản các loại phân bón
- Vì sao phải bảo quản phân bón?
thơng thường
HS: Để giữ phân được lâu, khơng bị
hỏng.
GV: Có các biện pháp nào để bảo
quản phân bón?
- Đối với các loại phân hóa học cần bảo
HS: Có nhiều biện pháp.
quản bằng các biện pháp sau:
GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.
+ Đựng trong chum, vại đậy kín hoặc
HS: Ghi bài
gói nilon.
GV: Vì sao khơng được để lẫn lộn các + Để ở nơi cao ráo, thoáng mát.
loại phân với nhau?
+ Không để lẫn lộn các loại phân bón
HS: Để tránh xảy ra phản ứng làm với nhau.
giảm chất lượng phân.
- Đối với phân chuồng có thể bảo quản
GV: Vì sao phải dùng bùn ao để phủ tại chuồng hoặc lấy ra ủ thành đống,
kín đống phân ủ?
dùng bùn chát kín.
HS: Để tạo điều kiện cho VSV phân
giải phân hoạt động, hạn chế đạm bay
đi và giữ vệ sinh mơi trường.
GV: Bổ sung
GV: Gia đình và địa phương em đã
dùng các biện pháp nào để bảo quản
phân bón?
HS: Liên hệ, trả lời.
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
4. Củng cố (4 phút)
- GV gọi 1, 2 học sinh đọc ghi nhớ SGK/T17.
? Tìm loại phân bón hay cây trồng phù hợp điền vào chỗ chấm các câu sau:
a. Phân ………….cần bón 1 lượng rất nhỏ.
b. Phân………….. có thể bón lót và bón thúc cho lúa.
c. Phân …………..... cần trộn lẫn với phân hữu cơ để bón lót cho ngơ.
5. Hướng dẫn về nhà (2 phút)
- Về nhà học bài và trả lời toàn bộ câu hỏi cuối bài.
- Đọc và xem trước “ Bài 10: Vai trò của giống và phương pháp chọn tạo giống
cây trồng ”.
+ Tìm hiểu vai trị của giống cây trồng và các phương pháp chọn tạo giống cây
trồng.