Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

TIỂU LUẬN đề bài vận DỤNG học THUYẾT HÌNH THÁI KINH tế xã hội vào THỰC TIỄN đổi mới NGƯỜI LAO ĐỘNG ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.99 KB, 14 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÀI TIỂU LUẬN

ĐỀ BÀI: VẬN DỤNG HỌC THUYẾT HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI
VÀO THỰC TIỄN ĐỔI MỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
NGƯỜI THỰC HIỆN
LỚP
MÃ SINH VIÊN

Hà Nội, ngày 4 tháng 12 năm 2021


LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................
PHẦN NỘI DUNG..............................................................................
I. LÝ LUẬN.............................................................................................................

1.Khái niệm hình thái Kinh tế - Xã hội...............

2.Kết cấu hình thái Kinh tế - Xã hội....................
2.1.

Lực lượng sản

2.2.

Quan hệ sản x


2.3.

Kiến trúc thượ

3.Sự phát triển hình thái kinh tế - xã hội là một

3.1. Sự vận động và phát triển của xã hội tn

của chính bản thân cấu trúc hình thái kinh tế - x

3.2. Quy luật chung của lịch sử nhân loại là ph

qua năm hình thái kinh tế - xã hội......................

3.3. Quy luật phát triển đi lên của các hình thá

“bỏ qua”.............................................................
II. VẬN DỤNG........................................................................................................

1.Sự phát triển đi lên và tình hình của nước ta h

2.Yếu tố con người và yếu tố khoa học – kỹ thuậ
2.1.

Yếu tố con ng

2.2.

Yếu tố khoa h


3.Những đổi mới cần thiết ở người lao động......

KẾT LUẬN........................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................

LỜI MỞ Đ
Chủ nghĩa duy vật lịch sử là hệ thống quan điểm duy vật biện chứng về xã hội
của triết học Mác-Lênin, là một trong ba bộ phận hợp thành nên triết học Mác. Nó là
1


kết quả của sự vận dụng các phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và phép
biện chứng duy vật vào việc nghiên cứu đời sống xã hội và lịch sử nhân loại. Chủ
nghĩa duy vật lịch sử là một trong những phát hiện vĩ đại nhất của chủ nghĩa Mác bởi
việc vận dụng triệt để chủ nghĩa duy vật để xem xét lĩnh vực những hiện tượng xã hội
đã loại bỏ được hạn chế của những lý luận lịch sử trước kia đồng thời tìm ra được quy
luật cơ bản nhất, phổ biến nhất chi phối sự vận động và phát triển của xã hội loài
người. Cho ta nhận thấy được q trình xã hội lồi người vận động thay thế nhau, phát
triển thay thế nhau từ thấp đến cao thực chất chính là việc giải quyết các mâu thuẫn
trong lịng nó, sự vận động nội tại của những quy luật khách quan trong lịng hình thái
kinh tế-xã hội và sự phát triển của các hình thái kinh tế-xã hội đó là một q trình lịch
sử tự nhiên.
Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội do Mác – Ăngghen phát hiện ra vào
những năm 40 của thế kỷ 19, được V.I.Lênin kế thừa, phát triển, và là một nội dung cơ
bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử, vạch ra những quy luật cơ bản nhất, phổ biến nhất
của sự vận động phát triển xã hội, là phương pháp khoa học để nhận thức, cải tạo xã
hội. Qua thời gian, thế giới đã có những chuyển biến, thay đổi to lớn nhưng học thuyết
hình thái kinh tế - xã hội vẫn giữ nguyên được những giá trị khoa học và thời đại của
nó.
Ngày nay chúng ta đang sống trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với

sự kết hợp của công nghệ số và sinh học đã tạo ra khả năng sản xuất hoàn toàn mới và
có tác động sâu sắc đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của thế giới. Với việc vận
dụng linh hoạt, sáng tạo học thuyết hình thái kinh tế - xã hội vào cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0 chúng ta cần có những hướng đi, chính sách đúng đắn để xây dựng, phát
triển đất nước và cụ thể hơn chính là việc cần phải đổi mới, đào tạo người lao động có
kỹ năng và phong cách làm việc năng động, sáng tạo bởi người lao động là giai cấp
tiên phong trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và là lực lượng đi đầu trong sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh. Cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0 chính là cơ hội to lớn để
Việt Nam thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước tiên tiến và thực hiện được mục
tiêu sớm trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Tuy nhiên, bên cạnh những
cơ hội vẫn sẽ có những thách thức khơng hề nhỏ đối với người lao động. Để hóa giải
2


thách thức, tận dụng tốt cơ hội, việc đổi mới người lao động là vô cùng cần thiết và
quan trọng.
Từ những lý do trên em đã chọn đề tài: “Vận dụng học thuyết hình thái kinh
tế - xã hội vào thực tiễn đổi mới người lao động ở Việt Nam hiện nay”
Trong suốt thời gian vừa qua, tuy tình hình dịch bệnh COVID 19 vẫn và đang
diễn ra rất phức tạp, cơ và trị trường Đại học Kinh tế Quốc dân phải gặp nhau qua
màn ảnh nhỏ, nhưng với cách giảng dạy và truyền đạt khoa học của cô Nghiêm Châu
Giang - giảng viên bộ môn Triết Học Mác - Lênin đã giúp em có những cái nhìn, hiểu
biết hơn về bộ mơn để từ đó tiếp tục học tập, nắm vững kiến thức và nghiên cứu
những lĩnh vực liên quan. Tuy vậy, là một sinh viên năm nhất, em chưa có nhiều cơ
hội trải nghiệm thực tế nên bài tiểu luận có thể vẫn cịn những thiếu sót. Em rất mong
sẽ nhận được những góp ý tận tình từ cơ để bài tiểu luận của em hồn thiện hơn nữa và
rút kinh nghiệm cho những lần tiếp theo. Em xin chân thành cảm ơn cô!

3



PHẦN NỘI DUNG
I. LÝ LUẬN
I.1. Khái niệm hình thái Kinh tế - Xã hội
Hình thái kinh tế - xã hội là một phạm trù cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử,
dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, với một kiểu quan hệ sản xuất
đặc trưng cho xã hội đó, được xây dựng trên một trình độ nhất định của lực lượng sản
xuất và với một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những quan hệ
sản xuất ấy.
I.2. Kết cấu hình thái Kinh tế - Xã hội
I.2.1. Lực lượng sản xuất
Lực lượng sản xuất là tổng hợp các yếu tố vật chất và tinh thần tạo thành sức
mạnh thực tiễn cải biến giới tự nhiên theo nhu cầu sinh tồn, phát triển của con người.
Lực lượng sản xuất bao gồm các nhân tố thuộc về người lao động (như năng
lực, kỹ năng, tri thức… của người lao động) cùng với các tư liệu sản xuất nhất định
(như đối tượng lao động, cơng cụ lao động…). Trong đó nhân tố “người lao động” giữ
vai trị quyết định. Bởi vì, xét đến cùng thì các tư liệu sản xuất chỉ là sản phẩm mà con
người tạo ra, đồng thời giá trị và hiệu quả thực tế của tư liệu sản xuất chỉ được phát
huy triệt để khi người lao động có kỹ năng, tri thức và trình độ cao. Bên cạnh đó, trong
q trình sản xuất cơng cụ lao động bị hao phí thì người lao động tạo ra giá trị lớn hơn
giá trị ban đầu của nó, người lao động là nguồn gốc của mọi sáng tạo trong sản xuất
vật chất, sự phát triển sản xuất... Mặt khác, trong tư liệu sản xuất nhân tố công cụ lao
động là nhân tố phản ánh rõ nhất trình độ phát triển của lực lượng sản xuất nó là cầu
nối giữa người lao động và đối tượng lao động, giữ vai trò quyết định trực tiếp đến
năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Công cụ lao động là yếu tố động nhất,
cách mạng nhất trong lực lượng sản xuất, là nguyên nhân sâu xa của mọi biến đổi kinh
tế xã hội trong lịch sử hay được coi là thước đo trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất.
Lực lượng sản xuất là nền tảng vật chất- kỹ thuật của hình thái kinh tế - xã hội

và là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt các thời đại kinh tế khác nhau. Ngoài ra, khi
lực lượng sản xuất thay đổi nó dẫn đến quan hệ sản xuất thay đổi và kéo theo đó là
4


phương thức sản xuất thay đổi mà mỗi phương thức sản xuất được đặc trưng bởi một
hình thái kinh tế - xã hội nên ta có thể nói lực lượng sản xuất xét đến cùng là yếu tố
quyết định đến sự vận động và phát triển của hình thái kinh tế - xã hội.
I.2.2. Quan hệ sản xuất
Quan hệ sản xuất là tổng hợp các quan hệ kinh tế - vật chất giữa người với
người trong quá trình sản xuất vật chất. Quan hệ sản xuất bao gồm: quan hệ sở hữu đối
với tư liệu sản xuất, quan hệ trong tổ chức – quản lý quá trình sản xuất và quan hệ về
phân phối sản phẩm lao động xã hội. Những quan hệ sản xuất này tồn tại trong mối
quan hệ thống nhất, chi phối và tác động lẫn nhau trong đó quan hệ sản xuất về tư liệu
sản xuất giữ vai trò quyết định.
Quan hệ sản xuất là quan hệ khách quan, cơ bản, chi phối và quyết định trực
tiếp tất cả các quan hệ xã hội khác hay có thể hiểu quan hệ sản xuất giống như cái
khung, cái sườn của cơ thể xã hội. Đồng thời, là tiêu chuẩn khách quan, quan trọng
nhất để phân biệt các xã hội khác nhau trong lịch sử.
Quan hệ sản xuất trong hình thái kinh tế - xã hội vừa tồn tại với tư cách là hình
thức kinh tế của sự phát triển lực lượng sản xuất, vừa tồn tại với tư cách là cái hợp
thành cơ cấu kinh tế của xã hội (cơ sở hạ tầng) mà dựng trên nó chính là một hệ thống
kiến trúc thượng tầng.
I.2.3. Kiến trúc thượng tầng
Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm, tư tưởng xã hội với các
thiết chế chính trị - xã hội tương ứng cùng những quan hệ nội tại của thượng tầng hình
thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định.
Cấu trúc của kiến trúc thượng tầng (theo chiều ngang) gồm những quan điểm,
tư tưởng về chính trị, pháp quyền, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật, triết học… và các
thiết chế xã hội tương ứng như nhà nước, đảng phái, giáo hội, các đoàn thể và tổ chức

xã hội khác. Cùng các quan hệ xã hội nội tại trong các lĩnh vực đó.
Trong xã hội có đối kháng giai cấp thì kiến trúc thượng tầng cũng mang tính
đối kháng giai cấp và bộ phận có tác động mạnh nhất là nhà nước - cơng cụ quyền lực
chính trị đặc biệt của giai cấp thống trị.

5


Kiến trúc thượng tầng là sự thể hiện các mối quan hệ giữa người với người
trong lĩnh vực tinh thần hay được hiểu như là da, thịt, mạch máu, thần kinh của cơ thể
xã hội, thể hiện vai trò năng động của hoạt động có ý thức của con người. Là công cụ
để bảo vệ và phát triển cơ sở hạ tầng.
I.3. Sự phát triển hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên
I.3.1. Sự vận động và phát triển của xã hội tuân theo các quy luật khách
quan của chính bản thân cấu trúc hình thái kinh tế - xã hội
I.3.1.1. Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển lực lượng
sản xuất
Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ thống
nhất biện chứng, trong đó lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất và quan hệ
sản xuất tác động tích cực với lực lượng sản xuất.
Lực lượng sản xuất là nội dung còn quan hệ sản xuất là hình thức của phương
thức sản xuất. Lực lượng sản xuất biến đổi nhanh là yếu tố động còn quan hệ sản xuất
thường ổn định và biến đổi chậm hơn so với lực lượng sản xuất. Ban đầu quan hệ sản
xuất cịn là hình thức phù hợp với lực lượng sản xuất nhưng qua thời gian khi mà
người lao động mâu thuẫn với tư liệu sản xuất và bộc lộ khả năng nâng cao năng suất,
chất lượng, hiệu quả sản xuất. Cùng với đó việc cải tiến cơng cộng lao động, nâng cao
nhận thức, kỹ năng làm việc… là lúc lực lượng sản xuất phát triển đi lên thì quan hệ
sản xuất đã trở nên lỗi thời, lạc hậu, kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất mới và quan hệ sản xuất lỗi thời sẽ biểu hiện thành
cuộc đấu tranh giữa các giai cấp lao động và cách mạng chống lại giai cấp thống trị lỗi

thời. Đấu tranh giai cấp phát triển đến tột đỉnh sẽ chuyển thành cách mạng xã hội, kết
quả là phương thức sản xuất cũ sẽ bị thay thế bằng phương thức sản xuất mới cao hơn,
tiên tiến hơn, ra đời một xã hội mới cao hơn, văn minh hơn, tiến bộ hơn.
I.3.1.2. Quy luật kiến trúc thượng tầng phù hợp với cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là hai phương diện cơ bản của đời sống
xã hội lần lượt là phương diện kinh tế và phương diện chính trị - xã hội. Chúng luôn
tồn tại trong mối quan hệ thống nhất biện chứng với nhau, tác động lẫn nhau và cơ sở
hạ tầng giữ vai trò quyết định đối với kiến trúc thượng tầng.
6


Cơ sở hạ tầng quyết định sự ra đời của kiến trúc thượng tầng, tương ứng với
một cơ sở hạ tầng nhất định sẽ sinh ra một kiến trúc thượng tầng phù hợp có tác dụng
bảo vệ cho cơ sở hạ tầng đó. Cơ sở hạ tầng cũng quyết định cơ cấu, tính chất của kiến
trúc thượng tầng và kiến trúc thượng tầng là sự phản ánh đối với cơ sở hạ tầng, khi cơ
sở hạ tầng mâu thuẫn thì tất yếu cũng xảy ra mâu thuẫn trong kiến trúc thượng tầng.
Chẳng hạn, sự xung đột trong lợi ích chính trị - xã hội có nguyên nhân sâu xa từ mâu
thuẫn và cuộc đấu tranh giành lợi ích trong cơ sở kinh tế xã hội. Tuy cơ sở hạ tầng
quyết định kiến trúc thượng tầng nhưng không như nhau mà với mỗi yếu tố, hình thái
của kiến trúc thượng tầng nó có sự tác động gần, xa trực tiếp, gián tiếp rất phức tạp.
Tính chất phụ thuộc của kiến trúc thượng tầng vào cơ sở hạ tầng có nguyên
nhân sâu xa từ tính tất yếu kinh tế đối với tồn bộ các lĩnh vực sinh hoạt của xã hội.
Tính tất yếu kinh tế lại phụ thuộc vào tính tất yếu của nhu cầu duy trì và phát triển lực
lượng sản xuất khách quan của xã hội.
I.3.2. Quy luật chung của lịch sử nhân loại là phát triển đi lên từ thấp đến
cao qua năm hình thái kinh tế - xã hội
Quá trình phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội tức là quá trình thay thế
lẫn nhau của các hình thái kinh tế - xã hội trong lịch sử nhân loại đều do tác động của
các quy luật khách quan đó là lực lượng sản xuất thay đổi dẫn đến quan hệ sản xuất
thay đổi và quan hệ sản xuất thay đổi phù hợp với lực lượng sản xuất sẽ tạo ra một

phương thức sản xuất mới mà chính phương thức sản xuất mới này lại đặc trưng cho
một hình thái kinh tế - xã hội nhất định. Dưới tác động đó mà lịch sử nhân loại thay
thế tuần tự của các hình thái kinh tế xã hội: cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ,
phong kiến, tư bản chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa.
I.3.3. Quy luật phát triển đi lên của các hình thái kinh tế - xã hội bao hàm cả
sự “bỏ qua”
Khi khẳng định tính chất lịch sử - tự nhiên của sự phát triển xã hội chủ nghĩa
Mác - Lênin đồng thời khẳng định vai trò của những nhân tố khác đối với tiến trình
phát triển của lịch sử nhân loại nói chung và lịch sử mỗi cộng đồng người cụ thể nói
riêng. Đó là các nhân tố như điều kiện lịch sử, địa lý, tương quan lực lượng chính trị
của các giai cấp, truyền thống văn hóa… Chính do các nhân tố này mà tiến trình phát
triển của mỗi cộng đồng người có thể diễn ra những con đường khác nhau, tạo nên sự
7


phong phú đa dạng có thể bao hàm bước phát triển “bỏ qua” một hay vài hình thái
kinh tế - xã hội nhất định. Tuy nhiên sự “bỏ qua” như vậy đều có những điều kiện
khách quan và chủ quan nhất định.
II. VẬN DỤNG
II.1. Sự phát triển đi lên và tình hình của nước ta hiện nay
Nước ta là một nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội và đã bỏ qua hình thái kinh tế
- xã hội tư bản chủ nghĩa trong quá trình phát triển.
Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là một tất yếu lịch
sử đối với nước ta vì:
-Tồn thế giới đã bước vào thời đại q độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã
hội. Thực tiễn đã khẳng định chủ nghĩa tư bản là chế độ xã hội đã lỗi thời về mặt lịch
sử, sớm hay muộn cũng phải được thay bằng hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ
nghĩa mà giai đoạn đầu là giai đoạn xã hội chủ nghĩa. Cho dù hiện nay, với những cố
gắng để thích nghi với tình hình mới, chủ nghĩa tư bản thế giới vẫn đang có những
thành tựu phát triển nhưng vẫn khơng vượt ra khỏi những mâu thuẫn cơ bản của nó,

những mâu thuẫn này không dịu đi mà ngày càng phát triển gay gắt và sâu sắc. Chủ
nghĩa tư bản không phải là tương lai của lồi người mà đó phải là cộng sản chủ nghĩa.
-Cách mạng Việt Nam phát triển theo con đường độc lập dân tộc gắn liền với
chủ nghĩa xã hội. Tính tất yếu lịch sử ấy xuất hiện từ những năm 20 của thế kỷ XX.
Nhờ đi con đường ấy, nhân dân ta đã làm Cách mạng Tháng Tám thành công, đã tiến
hành thắng lợi hai cuộc kháng chiến hồn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc. Ngày
nay, chỉ có đi lên chủ nghĩa xã hội mới giữ vững được độc lập, tự do cho dân tộc, mới
thực hiện được mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Sự lựa chọn con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta, như vậy
là sự lựa chọn của chính lịch sử dân tộc lại vừa phù hợp với xu thế của thời đại. Điều
đó cũng đã thể hiện sự quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở
nước ta là một tất yếu lịch sử.
Hiện nay trong cuộc cách mạng 4.0 đây là cuộc cách mạng mở ra nhiều cơ hội,
đồng thời cũng đặt ra nhiều khó khăn, thách thức kể cả trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản
lý và thực thi ở nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, do trình độ phát triển của nước ta cịn có
khoảng cách so với các quốc gia công nghệ hàng đầu, tiềm lực công nghệ và tiềm lực
8


tài chính cho đầu tư đổi mới, phát triển cơng nghệ cịn hạn chế; thể chế, chính sách cịn
nhiều bất cập; cơ sở hạ tầng và cơ cấu, chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được
yêu cầu kịp yêu cầu, nhiệm vụ phát triển của con người và xã hội trong thời kỳ mới.
Với điều kiện, Việt Nam là nước đi sau nên có thể là cơ hội để “đi tắt, đón đầu”, bỏ
qua một số giai đoạn phát triển khác thì chúng ta có thể tiết kiệm được thời gian so với
các nước khác. Và trong điều kiện nước ta là một nước nông nghiệp cho nên chúng ta
cần đẩy mạnh phát triển công nghiệp, xây dựng dịch vụ. từng bước cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước trong đó trọng tâm là cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp
nơng thơn.
II.2. Yếu tố con người và yếu tố khoa học – kỹ
thuật II.2.1. Yếu tố con người

Với những thách thức thấy được ở trên cùng với cơ sở lý luận của học thuyết
hình thái kinh tế - xã hội ta thấy được vấn đề sâu xa của việc phát triển đất nước chính
nằm ở việc đổi mới người lao động.
Đầu tiên chúng ta cần nhìn nhận những điểm tích cực của lực lượng sản xuất ở
Việt Nam. Từ khi lập nước đến nay, Việt Nam chủ yếu vẫn là một nước nông nghiệp
mà nghề nông là một nghề lao động vất vả, khơng chỉ địi hỏi nhiều sức lao động mà
còn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Trong khi đó, điều kiện tự nhiên ở nước ta lại
biến đổi rất thất thường, thường xuyên xảy ra hạn hán, mất mùa, thiên tai. Chính nhờ
những đặc điểm này đã hình thành nên giá trị của người lao động Việt Nam là sự cần
cù, chăm chỉ, sáng tạo, gắn bó bền chặt. Bên cạnh đó Việt Nam cũng được biết đến là
một nước có nguồn nhân lực dồi dào giá rẻ nên cũng sẽ thu hút được những nguồn đầu
tư từ nước ngoài.
Tuy nhiên người lao động ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế. Đầu tiên là về mặt
thể chất của người lao động Việt Nam còn ở mức trung bình. Bên cạnh đó, việc nhận
thức về cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0 của tồn xã hội còn nhiều hạn chế, thống
nhất. Người lao động chưa nắm rõ được tầm quan trọng của cuộc cách mạng này và
những cơ hội to lớn mở ra khi chúng ta tiếp cận được nó. Khả năng phân tích, dự báo
chiến lược về xu thế phát triển khoa học, công nghệ tác động đến đời sống kinh tế - xã
hội của đất nước còn hạn chế. Tư duy trong xây dựng và tổ chức thực hiện thể chế phù

9


hợp với yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư chậm được đổi mới, sức
ỳ còn lớn.
Tiếp theo đó là việc chủ động tham gia cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0 của
nước ta cịn thấp. Điển hình là cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, Việt
Nam chỉ có gần 30% người lao động được đào tạo tức là trên 70% lực lượng lao động
sản xuất kinh doanh chỉ dựa vào kinh nghiệm là chính, tác phong cơng nghiệp cịn hạn
chế, tính tùy tiện tự do vẫn còn phổ biến, tổ chức kỷ luật chưa cao. Và chính do trình

độ cịn thấp khơng đáp ứng được yêu cầu của cuộc cách mạng 4.0 - một cuộc cách
mạng địi hỏi trí thức, nước ta khơng cịn thu hút được nhiều nguồn đầu tư từ nước
ngoài mặc dù có nguồn lao động dồi dào, giá rẻ. Ngồi ra, khoa học công nghệ và đổi
mới sáng tạo quốc gia được hình thành nhưng thiếu đồng bộ và hiệu quả. Quá trình
chuyển đổi số quốc gia diễn ra chậm, thiếu chủ động do hạ tầng phục vụ quá trình
chuyển đổi số quốc gia còn nhiều hạn chế.
Vậy để biến thách thức thành cơ hội thì việc thay đổi lực lượng sản xuất chính
là yếu tố đầu tiên mà người lao động lại chính là thành phần quyết định đến trình độ
của lực lượng sản xuất. Vậy nên việc đổi mới người lao động là vô cùng quan trọng và
cấp thiết. Chỉ khi thay đổi được tư duy, thái độ, kiến thức, kỹ năng… của người lao
động chúng ta mới thay đổi được các vấn đề sau đó.
II.2.2. Yếu tố khoa học – kỹ thuật
Bên cạnh đó yếu tố khoa học – kỹ thuật được coi như công cụ lao động cũng
góp phần quan trọng trong việc phát triển đất nước. Với sự xuất hiện của ba trụ cột cơ
bản đó là: (1) Trong lĩnh vực cơng nghệ sinh học sẽ tập trung nghiên cứu, tạo ra những
bước phát triển đột phá trong ý dược (thuốc và phương pháp chữa bệnh mới), nông
nghiệp và thủy sản, chế biến thực phẩm (chất lượng cao, sạch và an toàn)… (2) Trong
lĩnh vực vật lý sẽ tập trung vào việc chế tạo robot thế hệ mới, máy in 3D, các phương
tiện tự lái (xe, máy bay…), vật liệu siêu bền… (3) Trong lĩnh vực kỹ thuật số, cách
mạng 4.0 tập trung vào phát minh, sáng tạo, phát triển trí tuệ nhân tạo (AI), kết nối
internet vạn vật (IoT), Big Data và nhiều nền tảng cơng nghệ số khác nó đã đề ra một
u cầu rất lớn về nguồn nhân lực chất lượng cao để có thể tận dụng và phát triển được
hết những tiềm năng của các nền tảng khoa học – kỹ thuật của thời đại.

10


II.3. Những đổi mới cần thiết ở người lao động
Thứ nhất, người lao động cần có tư duy nhạy bén, nhận thức linh hoạt để hiểu
rõ về những cơ hội và thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đối với

nước ta để từ đó chủ động đối đầu trước những thay đổi của thời đại. Trước kia chúng
ta có thể quen với những cơng việc có tính chất lặp đi lặp lại, sử dụng đến sức người
nhưng ngày nay với những công nghệ mà khoa học – kỹ thuật đem lại người lao động
gần như đã được thay thế bằng máy móc và điều họ cần làm đó là ra lệnh cho chúng
làm việc nó sẽ giúp tiết kiệm tối đa thời gian làm việc, tối ưu chất lượng, độ chính xác,
sức người lao động. Bên cạnh đó, cần khơng ngừng tư duy, sáng tạo, sẵn sàng chấp
nhận những thay đổi để thích ứng với những chuyển biến nhanh chóng của cuộc cách
mạng 4.0. Cụ thể nhà quản lý cần nắm bắt chính xác hạn chế của doanh nghiệp, chiến
lược phát triển của doanh nghiệp để từ đó đưa ra những giải pháp nhanh chóng và phù
hợp. Ví dụ như khi cảm thấy cách thức làm việc hiện tại không mang lại hiệu quả tối
đa cần đưa ra quy trình làm việc mới thúc đẩy năng suất cơng việc tốt hơn hoặc nếu
nguồn nhân lực cịn yếu kém cần có giải pháp đào tạo nâng cao chuyên môn, kỹ năng
nghề nghiệp.
Thứ hai, người lao động cần nâng cao năng lực bản thân, tiệm cận nhanh nhất
với hơi thở của thời đại để giúp người lao động vững vàng trong công việc, chủ động
trong cuộc sống và khơng bị bỏ lại phía sau. Với những cơng nghệ khoa học – kỹ thuật
mới mẻ, tiên tiến nó đã đề ra một lượng lớn nguồn nhân lực chất lượng cao có tri thức
am hiểu cơng nghệ thơng tin và ngoại ngữ, có kỹ năng chuyên nghiệp, kỷ luật, thái độ
làm việc nghiêm túc, trách nhiệm, sẵn sàng thay đổi để vận hành tốt những cơng nghệ
đó, ứng phó nhanh trước những trở ngại khơng có dự báo. Một ví dụ điển hình trong
những năm trước khi thế giới chưa hội nhập người lao động không chú trọng nhiều
đến ngoại ngữ nhưng ngày nay khi ta đang sống trong một thế giới gọi là “thế giới
phẳng” thì việc nắm trong tay các ngoại ngữ điển hình là tiếng anh là một cơng cụ vơ
cùng quan trọng để chúng ta có thể giao lưu, học hỏi nhiều hơn những kiến thức, công
nghệ tân tiến từ những nước bạn với từng thế mạnh riêng và đem về xây dựng, cải
tiến, áp dụng sao cho phù hợp với tình hình đất nước, góp phần đưa nước ta dần đi lên,
theo kịp những xu hướng mới trên thế giới.

11



KẾT LUẬN
Trong quá trình phát triển của một đất nước, cộng đồng học thuyết hình thái
kinh tế - xã hội ln giữ một vai trị quan trọng, dù trải qua bất kể thời kì nào thì
những giá trị khoa học và thời đại của học thuyết vẫn giữ nguyên và được áp dụng ở
hầu hết mọi quốc gia. Đối với nước Việt Nam ta một nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội
thì học thuyết hình thái kinh tế - xã hội đã giúp ta nhận thức được một cách khoa học,
có biện chứng giữa các kết cấu của xã hội để từ đó Đảng và nhà nước đề ra được
những hướng đi đúng đắn đưa đất nước hướng đến mục tiêu cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa, cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Và đối với sinh viên từ
việc nghiên cứu đề tài “Vận dụng học thuyết hình thái kinh tế - xã hội vào thực
tiễn đổi mới người lao động ở Việt Nam” em nhận thấy đầu tiên việc học tập tốt,
đảm bảo có một chun mơn tốt tiếp theo đó là việc rèn luyện thêm các ngoại ngữ,
tham gia nhiều vào các hoạt động tập thể để xây dựng những kỹ năng quan trọng như
làm việc nhóm, thuyết trình, lên kế hoạch… Ngồi ra, sinh viên cũng cần có cho mình
những cái nhìn đa chiều về mọi khía cạnh của vấn đề, tư duy sáng tạo đổi mới, thái độ
học tập, làm việc tích cực, trách nhiệm, dám nghĩ dám làm dám thay đổi.

12


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, Nhà xuất bản
chính trị quốc gia
2. Giáo trình Triết học Mác – Lênin – Hội đồng biên soạn Giáo trình Mơn Triết học
Mác - Lênin, GS.TS Phạm Văn Đức (chủ biên)
3. Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ chính trị về một số chủ
trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

13




×