Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

DAP AN HSG DL10 THPT CHUYEN KV DH DBBB 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.44 KB, 6 trang )

KỲ THI HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN
KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
LẦN THỨ XI, NĂM 2018

ĐÁP ÁN MƠN: ĐỊA LÍ
LỚP 10

ĐÁP ÁN

(Đáp án gồm 06 trang)

Câu 1
(4,0 điểm)

Ý
a

Nội dung

Điểm

Trình bày đặc điểm chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời. Giải 2,0
thích tại sao nhiệt độ trung bình của bán cầu Bắc vào thời kì Trái Đất xa Mặt
Trời lại cao hơn thời kì Trái Đất ở gần Mặt Trời. (Lê Khiết – Quảng Ngãi + Nguyễn
Tất Thành – Yên Bái)

* Đặc điểm chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời:
- Trái Đất chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời trên quỹ đạo hình elíp gần
trịn. Hướng chuyển động: Từ Tây sang Đông.
- Trong khi chuyển động trên quỹ đạo, trục Trái Đất ln nghiêng so với mặt phẳng
quỹ đạo một góc là 66º33’ và không đổi phương.


- Tốc độ chuyển động khơng đều, trung bình 29,8 km/s; tốc độ lớn nhất khi Trái
Đất ở gần Mặt Trời nhất 30,3 km/s (ngày cận nhật 3/1); tốc độ nhỏ nhất khi Trái
Đất ở xa Mặt trời nhất 29,3 km/s (ngày viễn nhật 5/7).
- Thời gian trái đất chuyển động một vòng quanh Mặt Trời là 365 ngày 6 giờ.
* Nhiệt độ trung bình của bán cầu Bắc vào thời kì Trái Đất xa Mặt Trời cao
hơn thời kì Trái Đất ở gần Mặt Trời
- Thời kì Trái Đất ở xa Mặt Trời:
+ Thời gian chiếu sáng dài (186 ngày) do quỹ đạo chứa điểm viễn nhật vào ngày
5/7.
+ Góc nhập xạ lớn, thời gian ban ngày dài hơn ban đêm do bán cầu Bắc ngả về
phía Mặt Trời.
- Thời kì Trái Đất ở gần Mặt Trời:
+ Thời gian chiếu sáng ngắn (179 ngày) do quỹ đạo chứa điểm cận nhật vào ngày
3/1.
+ Góc nhập xạ nhỏ, thời gian ban ngày ngắn hơn ban đêm do bán cầu Nam ngả về
phía Mặt Trời nên ở bán cầu Bắc
b

Địa hình ảnh hưởng thế nào tới sự hình thành đất và phân bố sinh vật?
(Lê Thánh Tông – Quảng Nam, Hạ Long – Quảng Ninh)

0,25
0,25
0,25

0,25

0,25
0,25


0,25
0,25

2,0 đ


- Địa hình ảnh hưởng đến sự hình thành đất:
+ Ở vùng núi cao, do nhiệt độ thấp nên quá trình phong hóa diễn ra chậm, q
trình hình thành đất yếu.
+ Địa hình dốc làm cho quá trình xâm thực, xói mịn mạnh, đặc biệt khi lớp phủ
thực vật bị phá hủy, nên tầng đất thường mỏng, bạc màu.
+ Ở nơi bằng phẳng, quá trình bồi tụ chiếm ưu thế nên tầng đất thường dày và
giàu dinh dưỡng hơn.
+ Địa hình ảnh hưởng đến nhiệt độ và độ ẩm, từ đó tạo nên các vành đai đất khác
nhau theo độ cao.
+ Các hướng sườn khác nhau sẽ nhận được lượng nhiệt, ẩm khác nhau, vì thế sự
phát triển của lớp phủ thực vật cũng khác nhau, ảnh hưởng gián tiếp đến sự hình
thành đất
- Địa hình ảnh hưởng đến sự phân bố sinh vật: thông qua độ cao, hướng sườn và độ
dốc địa hình
+ Độ cao địa hình làm nhiệt độ, độ ẩm khơng khí thay đổi dẫn đến hình thành các
vành đai sinh vật khác nhau.
+ Hướng sườn khác nhau thường nhận được nhiệt, ẩm và chế độ chiếu sáng khác
nhau, do đó ảnh hưởng đến độ cao bắt đầu và kết thúc của các vành đai sinh vật.
+ Độ dốc địa hình: nơi có độ dốc lớn, đất bị xói mịn, xâm thực mạnh mẽ hơn nơi
có độ dốc nhỏ, từ đó sự phát triển của sinh vật cũng khác nhau.
Câu 2
(4 điểm)

a


Chứng minh rằng sự phân bố nhiệt độ khơng khí trên bề mặt Trái Đất thể
hiện tính địa đới và phi địa đới. Phân tích sự khác biệt trong thay đổi nhiệt độ
theo vĩ độ và theo độ cao địa hình. (Trần Phú – HP, Vùng cao Việt Bắc, Vĩnh Phúc)
* Sự phân bố nhiệt độ khơng khí trên bề mặt Trái Đất thể hiện tính địa đới và
phi địa đới.
- Tính địa đới:
+ Nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ xích đạo về 2 cực; biên độ nhiệt năm tăng
từ xích đạo về 2 cực.
+ Trên Trái Đất có 7 vịng đai nhiệt: vịng đai nóng, hai vịng đai ơn hịa, hai vịng
đai lạnh, hai vịng đai băng giá vĩnh cửu.
- Tính phi địa đới:
+ Nhiệt độ trung bình năm ở chí tuyến cao hơn ở xích đạo. Biên độ nhiệt độ năm ở
khoảng vĩ độ 20oB tăng nhanh.
+ Nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt độ thay đổi theo lục địa và đại dương.
Nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất đều nằm trên lục địa; đại dương có
biên độ nhiệt độ nhỏ, lục địa có biên độ nhiệt độ lớn. Càng vào sâu trong lục địa,
nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt độ càng tăng.
+ Nhiệt độ khơng khí thay đổi theo địa hình. Càng lên cao, nhiệt độ khơng khí
càng giảm (trung bình cứ lên cao 100m, nhiệt độ giảm 0,6 oC). Sườn đón nắng có
nhiệt độ cao hơn sườn khuất nắng, sườn dốc có nhiệt độ cao hơn sườn thoải.
* Phân tích sự khác biệt trong thay đổi nhiệt độ theo vĩ độ và theo độ cao địa
hình.
- Nguyên nhân giảm nhiệt:
+ Theo độ cao: phụ thuộc vào bức xạ mặt đất (càng lên cao khơng khí càng lỗng, bức
xạ mặt đất giảm).
+ Theo vĩ độ: phụ thuộc vào bức xạ Mặt Trời và tính chất bề mặt đệm (lục địa hay đại
dương…).
- Quá trình giảm nhiệt:


0,25
0,25
0,25
0,25
0,25

0,25
0,25
0,25

2,0 đ

0,25
0,25

0,25
0,25

0,25

0,25

0,25


b

+ Theo độ cao: sự giảm nhiệt diễn ra đồng nhất (đều), không bị gián đoạn.
+ Theo vĩ độ: sự giảm nhiệt không liên tục và không đồng nhất.
- Tốc độ giảm nhiệt: Tốc độ giảm nhiệt theo độ cao nhanh hơn theo vĩ độ…

0,25
Chế độ mưa và chế độ nước sơng có mối quan hệ với nhau như thế nào? Tại 2,0 đ
sao chế độ nước sơng có sự phân hóa theo thời gian? (Ninh Bình, Thái Bình, Hùng
Vương)

Câu 3
(4,0 điểm)

a.

* Chế độ mưa và chế độ nước sông có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại
và phụ thuộc nhau.
- Chế độ mưa → chế độ nước sơng:
+ Ở đới nóng, địa hình thấp của vùng ơn đới; nguồn cung cấp nước chính cho
sơng là nước mưa nên chế độ nước sông của từng nơi phụ thuộc chặt chẽ vào chế
độ mưa của nơi đó.
+ Tổng lượng mưa có sự phân hóa theo khơng gian nên tổng lượng nước phân hóa
theo khơng gian. Ví dụ: xích đạo, ơn đới có lượng mưa trung bình năm lớn nên
sơng có tổng lượng nước lớn; chí tuyến lượng mưa trung bình năm khá ít nên sơng
có tổng lượng nước nhỏ.
+ Chế độ mưa phân hóa theo mùa nên chế độ nước phân hóa theo mùa. Ví dụ:
xích đạo mưa quanh năm, chế độ nước khơng phân mùa; cận xích đạo đến vùng ôn
đới ấm: chế độ mưa phân mùa nên chế độ nước sông theo sát nhịp điệu mưa: mùa
mưa trùng với mùa lũ, mùa khô trùng với mùa cạn của sơng ngịi; chế độ mưa thất
thường nên chế độ nước thất thường.
- Chế độ nước sông ảnh hưởng nhất định đến chế độ mưa thông qua việc cung cấp
hơi nước cho q trình bốc hơi, đây cũng chính là nguyên nhân gây mưa cho các
địa điểm nằm sâu trong lục địa khơng có gió biển thổi đến.
* Chế độ nước sơng có sự phân hóa theo thời gian
- Các nhân tố ảnh hưởng là chế độ mưa, băng tuyết và nước ngầm chịu sự tác động

trực tiếp của yếu tố khí hậu, mà yếu tố này thay đổi theo thời gian (nhịp điệu mùa,
nhịp điệu ngày – đêm) nên chế độ nước sơng có sự thay đổi theo thời gian.
- Các nhân tố thực vật, hồ - đầm tác động đến chế độ dòng chảy cũng chịu sự tác
động gián tiếp của khí hậu nên cũng có sự thay đổi theo thời gian.
Cách giải 2:
- Kể tên các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông: chế độ mưa, băng tuyết,
nước ngầm, thực vật, hồ đầm. (0,25 điểm)
- Các nhân tố này có sự phân hóa theo thời gian nên chế độ nước sơng có sự thay
đổi theo thời gian. (0,25 điểm)
Giải thích tại sao lượng mưa phân bố không đều trên Trái Đất. (Hạ Long)
- Lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đều theo vĩ độ, vị trí gần hay xa đại
dương, độ cao địa hình…
- Có nhiều nhân tố tác động đến lượng mưa: khí áp, frơng, gió, dịng biển, địa hình
- Mỗi nhân tố ảnh hưởng khác nhau đến lượng mưa trên Trái Đất
+ Khí áp: Các khu áp thấp hút gió và đẩy khơng khí ẩm lên cao sinh ra mây, mây
gặp lạnh ngưng tụ thành mưa; các vùng áp thấp thường là nơi có lượng mưa lớn
trên Trái Đất. Ở các khu áp cao khơng khí ẩm khơng bốc lên được, lại chỉ có gió
thổi đi, khơng có gió thổi đến, nên rất ít mưa, hoặc khơng có mưa. Vì thế dưới các
khu áp cao cận chí tuyến thường là những hoang mạc lớn
+ Frơng: dọc các Frơng nóng cũng như lạnh, khơng khí nóng bốc lên trên khơng
khí lạnh nên bị co lại và lạnh đi, gây mưa trên cả 2 loại frơng. Những miền có
frơng, dải hội tụ nhiệt đới đi qua thường có mưa nhiều đó là mưa frơng hoặc mưa
dải hội tụ.

0,5

0,25

0,25


0,5

0,25

0,25

2,0 đ
0,25
0,25
0,25

0,25


b

Câu 4
(3 điểm)

a

+ Gió: những vùng sâu trong lục địa nếu khơng có gió từ đại dương thổi vào thì
mưa rất ít, chủ yếu do ngưng kết hơi nước từ các ao, hồ, sơng, rừng cây bốc lên.
Miền có gió mậu dịch hoạt động ít mưa, vì gió mậu dịch chủ yếu là gió khơ. Miền
có gió mùa mưa nhiều vì gió mùa mùa hạ thổi từ đại dương vào có nhiều hơi nước.
+ Dịng biển: bờ đại dương gần nơi có dịng biển nóng đi qua thì mưa nhiều, vì
khơng khí trên dịng biển nóng chứa nhiều hơi nước, gió mang hơi nước vào lục địa
gây mưa; bờ đại dương gần nơi có dịng biển lạnh đi qua mưa ít, vì khơng khí trên
dịng biển bị lạnh, hơi nước khơng bốc lên được.
+ Địa hình: độ cao: càng lên cao nhiệt độ càng giảm nên lượng mưa càng nhiều,

nhưng đến một độ cao nhất định, độ ẩm khơng khí đã giảm nhiều, sẽ khơng cịn
mưa, khơng khí trở lên khơ ráo. Cùng một dãy núi, sườn đón gió mưa nhiều, sườn
khuất gió mưa ít, khơ ráo.
- Mối quan hệ giữa các nhân tố với nhau tác động đến lượng mưa khơng giống
nhau. Ví dụ khu vực gió mùa nhưng có cao áp dịch chuyển đến thì lượng mưa ít.
Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời có tác động như thế nào đến hoạt
động của frơng? Tại sao khí hậu nhiệt đới gió mùa có thời tiết diễn biến thất
thường. (Vĩnh Phúc, Nguyễn Tất Thành – Yên Bái)
* Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời có tác động đến hoạt động của
frông.
- Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời gây ra hiện tượng chuyển động biểu
kiến hàng năm của Mặt Trời, kéo theo chuyển động của các khối khí và frơng.
- Về mùa hạ, các frơng chuyển dịch về phía cực, ngược lại về mùa đơng, chuyển
dịch về phía xích đạo.
*Khí hậu nhiệt đới gió mùa có thời tiết diễn biến thất thường.
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa chịu sự chi phối của gió mùa.
- Hoạt động thất thường của các loại gió mùa cả về thời gian và cường độ đã tác
động đến sự thất thường của khí hậu.
- Hồn lưu khí quyển: mùa hạ ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới, áp thấp nhiệt đới,
bão.
- Khác: các nhiễu loạn khí hậu tồn cầu El Nino, La Nina…
Phân biệt tỉ số giới tính và tỉ lệ giới tính. Giải thích tại sao ở các nước đang
phát triển, tỉ lệ nam giới thường lớn hơn tỉ lệ nữ giới? (Lê Thánh Tông – Quảng

0,25

0,25

0,25


0,25
2,0 đ

0,5
0,5

0,25
0,25
0,25
0,25
1,5 đ

Nam, Vĩnh Phúc)

b

* Phân biệt tỉ số giới tính và tỉ lệ giới tính.
- Định nghĩa:
+ Tỉ số giới tính: biểu thị tương quan giữa giới nam so với giới nữ.
+ Tỉ lệ giới tính: biểu thị tương quan giữa giới nam hoặc giới nữ so với tổng số
dân.
- Công thức tính:
+ Tỉ số giới tính: (Dnam/Dnữ) x 100%
+ Tỉ lệ giới tính: (Dnam hoặc Dnữ / Tổng số dân) x 100%
* Ở các nước đang phát triển, tỉ lệ nam giới thường lớn hơn tỉ lệ nữ giới
- Ở độ tuổi dưới 15, nam giới chiếm tỉ lệ lớn hơn nữ giới; từ 65 tuổi trở lên, nữ giới
chiếm tỉ lệ lớn hơn hẳn nam giới. Các nước đang phát triển có cơ cấu dân số trẻ, số
người ở nhóm tuổi 0 – 14 nhiều, số người trên 65 tuổi ít, do đó nam nhiều hơn nữ.
- Trình độ phát triển kinh tế - xã hội.
- Chăm sóc sức khỏe, phong tục tập quán – tâm lí xã hội, kĩ thuật y tế… cũng tác

động đến tỉ số giới.
Kể tên các nhân tố ảnh hưởng đến phân bố dân cư. Giải thích vì sao mật độ

0,25
0,25

0,25

0,25

0,25
0,25
1,5 đ


Câu 5
(5 điểm)

a

dân số của Việt Nam vào loại cao so với trung bình thế giới? (ĐHSPHN)
* Các nhân tố ảnh hưởng đến phân bố dân cư
- Các nhân tố kinh tế - xã hội: trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; tính chất
của nền kinh tế.
- Các nhân tố tự nhiên: khí hậu, nguồn nước, địa hình, đất đai, khoáng sản…
- Lịch sử khai thác lãnh thổ.
- Các dòng chuyển cư.
* Mật độ dân số của Việt Nam vào loại cao so với trung bình thế giới
- Tương quan giữa diện tích và dân số: diện tích nước ta thuộc loại trung bình
nhưng dân số thuộc loại cao (thứ 13 thế giới) nên mật độ dân số rất cao.

- Tính chất nền kinh tế: nước ta là khu vực trồng lúa nước phát triển từ lâu. Hoạt
động này vừa đòi hỏi tập trung lao động lại vừa có thể ni được nhiều người trên
một đơn vị diện tích đất đai.
- Điều kiện tự nhiên nước ta thuận lợi cho sản xuất và cư trú (địa hình, đất đai, khí
hậu, nguồn nước…).
- Nguyên nhân khác: lịch sử khai thác lâu đời, dân cư trú ổn định từ hàng ngàn
năm; gia tăng dân số: ln duy trì mức sinh khá cao…
Phân tích mối quan hệ giữa nguồn lực bên trong và nguồn lực bên ngồi. Vì
sao ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam phải chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng tăng tỉ trọng của công nghiệp và dịch vụ ? (Thái Nguyên,

0,25

0,25

0,25
0,25

0,25
0,25
2,0 đ

Nguyễn Bỉnh Khiêm – Quảng Nam, Nguyễn Tất Thành – Yên Bái, Hà Nam, Hịa Bình)

b

* Mối quan hệ giữa nguồn lực bên trong và nguồn lực bên ngoài:
- Khái niệm nguồn lực bên trong và bên ngoài.
- Nguồn lực bên trong và bên ngồi có mối quan hệ mật thiết với nhau; hỗ trợ, hợp
tác, bổ sung cho nhau trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi và tơn trọng độc lập

chủ quyền của nhau.
- Vai trò cụ thể của từng loại nguồn lực:
+ Nguồn lực trong nước đóng vai trị quan trọng, có tính chất quyết định việc phát
triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.
+ Nguồn lực nước ngồi có vai trị quan trọng, thậm chí đặc biệt quan trọng đối
với nhiều quốc gia đang phát triển ở những giai đoạn lịch sử cụ thể. Tuy nhiên
nguồn lực nước ngồi chỉ tạo ra động lực chứ khơng có vai trị quyết định sự phát
triển kinh tế của 1 quốc gia.
* Ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam phải chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng tăng tỉ trọng của công nghiệp và dịch vụ
- Hiện trạng: các nước đang phát triển là đa số là những nước chủ nghèo, nền nông
nghiệp chiếm vai trò chủ đạo trong nền kinh tế , tốc độ phát triển kinh tế chậm.
- Ý nghĩa: chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỉ trọng công nghiệp, dịch
vụ, tiến hành cơng nghiệp hóa để có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và đảm bảo sự
phát triển về kinh tế - xã hội.
- Các nhân tố tác động đến cơ cấu kinh tế luôn thay đổi, nên sự chuyển dịch là một
tất yếu, phù hợp với các quy luật vận động của tự nhiên, kinh tế , xã hội.
- Sự chuyển dịch phù hợp và gắn liền với xu thế chung của thế giới và khu vực.
Vẽ biểu đồ tốc độ tăng trưởng, nhận xét, giải thích. (Lê Q Đơn – Bình Định, Vùng cao Việt Bắc)
Xử lí số liệu
Lấy năm 1960 = 100%, xử lí số liệu thể hiện tốc độ tăng trưởng (%),
Bảng tốc độ tăng trưởng một số sản phẩm công nghiệp năng lượng của thế giới,
thời kì 1960 – 2013. Đơn vị: %

0,25
0,25

0,25
0,25


0,25
0,25

0,25
0,25
3,0 đ

0,5


1960
1990
2003
2010
2013
Than
100
130,1
203,6
231,5
263,5
Dầu mỏ
100
316,6
371,1
343,6
350,8
Điện
100
513,5

644,6
923,1
1004,4
(HS tính sai 1,2 ý vẫn cho điểm tối đa)
Vẽ biểu đồ.
- Dạng biểu đồ: biểu đồ đường. Các loại biểu đồ khác không cho điểm
- Yêu cầu:
+ Đúng: vẽ trên cùng một hệ trục tọa độ, trục tung thể hiện tốc độ tăng trưởng
(%), trục hoành thể hiện thời gian (năm); khoảng cách năm chính xác, các số liệu
trên trục tung được chia đều…
+ Đủ các yếu tố: gốc tọa độ, chú giải, số liệu các năm, tên biểu đồ.
+ Đảm bảo tính thẩm mĩ.
(thiếu hoặc sai mỗi yếu tố trừ 0.25 điểm, riêng lỗi sai: các đường biểu diễn bắt
đầu từ gốc tọa độ trừ 0,5 điểm)
* Dựa vào biểu đồ nhận xét và giải thích.
Nhận xét
- Tốc độ tăng trưởng một số sản phẩm công nghiệp trong giai đoạn 1960 – 2013
tăng liên tục nhưng không đều nhau.
- Tốc độ tăng trưởng của các ngành:
+ Điện là sản phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất và tăng liên tục (d/c)
+ Dầu mỏ có tốc độ tăng trưởng nhanh thứ hai, nhưng tăng không liên tục (d/c)
+ Than đá có tốc độ tăng trưởng khá chậm và tăng liên tục (d/c)
Giải thích
- Các ngành cơng nghiệp năng lượng đều tăng do nhu cầu sử dụng trong sản xuất
và đời sống
- Tốc độ tăng trưởng các ngành công nghiệp năng lượng
+ Điện tăng nhanh nhất và liên tục do nhu cầu sử dụng năng lượng điện trong sản
xuất và đời sống tăng nhanh, nhiều nhà máy điện được xây dựng mới với nhiều
nguồn năng lượng mới được đưa vào để sản xuất điện.
+ Dầu mỏ tăng nhanh thứ hai do dầu mỏ có nhiều ưu điểm (khả năng sinh nhiệt

lớn, thuận lợi trong việc sử dụng, vận chuyển...) nên nhu cầu dầu mỏ ngày càng
tăng. Sự phát triển các loại động cơ đốt trong cùng với công nghệ khai thác, hóa
dầu cũng là những yếu tố thúc đẩy sản lượng dầu mỏ tăng nhanh.
+ Than đá có tốc độ tăng trưởng chậm do những hạn chế trong việc khai thác và
sử dụng than đá (nhất là vấn đề môi trường) cùng với sự xuất hiện của nguồn năng
lượng ưu việt hơn nên tốc độ tăng của than đá chậm lại.
* Phần lớn sản lượng điện trên thế giới tập trung vào các nước phát triển.
- Sự phát triển của lực lượng sản xuất, tiến bộ hoa học kĩ thuật.
- Nhu cầu của sản xuất, đời sống văn hóa – văn minh của con người.
____________HẾT___________

1,0

0,25
0,25

0,25
0,25

0,25
0,25



×