Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

BÀI GIẢNG TIỀN SẢN GIẬT VÀ BỆNH ÁN SẢN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.93 KB, 14 trang )

12/31/2021

BÀI TẬP LÂM SÀNG
SẢN 3
(Tuần 1)

HỌ VÀ TÊN: P.T THANH LIÊM
MSSV: ……………………….
LỚP: .................


TĂNG HUYẾT ÁP THAI KÌ
ĐẠI CƯƠNG
Tăng huyết áp là biến chứng nội khoa thường gặp nhất ở phụ nữ mang thai, chiếm khoảng
10% tổng số thai kỳ, là 1 trong 3 nguyên nhân quan trọng gây tử vong mẹ trên tồn thế giới.
PHÂN LOẠI
Theo ACOG 2014 gồm 4 nhóm:
- Tiền sản giật (TSG) – sản giật.
- Tăng huyết áp (THA) mạn
- TSG trên nền THA mạn.
- THA trong thai kỳ.
CHẨN ĐOÁN
Tiền sản giật – sản giật
Cơ chế:
Nguồn gốc phát sinh từ bánh nhau gây ra do sự xâm nhập bất thường của nguyên
bào nuôi vào động mạch xoắn và sự tái cấu trúc không trọn vẹn của động mạch xoắn đẫn đến
bánh nhau bị thiếu máu cục bộ làm sản sinh ra nhiều yếu tố gây ra rối loạn chức năng tế bào nội
mô dẫn đến co mạch, tăng huyết áp, rối loạn các cơ quan đích: gan, não, thận.
Yếu tố nguy cơ:
- Con so
- Đa thai


- Tiền sản giật trong lần mang thai trước
- Tăng huyết áp mạn tính
- ĐTĐ trước thai kỳ/ thai kỳ
- Lupus ban đỏ hệ thống
- Hội chứng kháng thể kháng phospholipid
- Tuổi mẹ>35 tuổi
- BMI trước mang thai >30
Thời điểm tầm soát TSG trong thai kỳ:
Tầm soát ở quý I tuổi thai từ 11-13 tuần 6 ngày ( tính theo chiều dài đầu mơng từ 45-84 mm),
kết hợp nhiều yếu tố như: đặc tính thai, bệnh lý nội khoa, tiền căn sản khoa, sinh hóa ( free beta,
hCG, PAPP-A, PIGF) và siêu âm dopler động mạch tử cung để dự báo nguy cơ bị TSG.
Phân loại:
TSG khơng có dấu hiệu nặng và TSG có dấu hiệu nặng.
* Tiêu chuẩn chẩn đoán TSG theo ACOG 2020:
Huyết áp: Huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg hoặc HA tâm trương ≥ 90 mmHg trong hai lần đo
huyết áp cách nhau ít nhất 4h ( sau 20 tuần ở những sản phụ trước đó huyết áp bình thường)
hoặc HA tâm thu ≥ 160 mmHg hoặc HA tâm trương ≥ 110 mmHg (xác định giữa các lần có
thời gian ngắn trong vài phút để dùng thuốc hạ áp kịp thờ). Và kết hợp thêm với 1 trong các dấu
hiệu sau:
Hoặc protein niệu: ≥ 300 mg trong mẫu nước tiểu 24h ( hoặc lượng này được suy luận từ 1
lần lấy nước tiểu và tính tốn) hoặc tỷ trọng protein/ creatinin ≥ 0.3 mg/dl hoặc Que thử 2+
Hoặc kết hợp với bất kì triệu chứng mới khởi phát sau:
1


- Giảm tiểu cầu dưới 100.000 TB/ mm3
- Suy thận: Creatininn máu trên 1.1 mg/dl hoặc nồng độ creatinin máu tăng gấp đơi mà khơng
có các ngun nhân bệnh thận khác.
- Suy chức năng gan: tăng men gan gấp 2 lần giá trị bình thường.
- Phù phổi

- Đau đầu mới khởi phát không đáp ứng điều trị bằng thuốc mà không do các nguyên nhân khác
hoặc rối loạn thị lực.
* Tiêu chuẩn chẩn đoán TSG nặng theo ACOG 2020 khi có bất kì dấu hiệu nào dưới đây:
- HA tâm thu ≥ 160 mmHg hoặc HA tâm trương ≥ 110 mmHg trong hai lần đo cách nhau ít
nhất 4h.
- Giảm tiểu cầu dưới 100.000 TB/ mm3.
- Chức năng gan suy giảm mà không do các nguyên nhân khác, biểu hiện qua men gan cao hoặc
đau nhiều liên tục ¼ trên phải bụng hay thượng vị mà không đáp ứng thuốc.
- Suy chức năng thận.
- Phù phổi.
- Đau đầu.
- Rối loạn thị lực.
Sản giật:
- Là một triệu chứng rất nặng của tiền sản giật, thể hiện tình trạng tổn thương nội mơ ở não.
- Cơn sản giật điển hình gồm 4 giai đoạn:
+ xâm nhiễm: 10-15 giây, run ở mặt, mắt đứng tròng
+ co cứng: 15-20 giây, co cơ, co cứng toàn thân
+ co giật: khoảng 60 giây, các cơ trong cơ thể co giãn liên tục (cơ mặt, cơ hàm, cơ tứ chi).
+ hôn mê: thời gian không cố định, nếu giai đoạn hôn mê càng kéo dài, tiên lượng càng xấu.
- Chẩn đoán phân biệt: Cơn động kinh, tai biến mach máu não, đột quỵ, phản ứng thuốc.
Tăng huyết áp mạn.
Là các trường hợp tăng huyết áp xuất hiện trước tuần thứ 20 của thai kỳ hoặc tăng huyết áp
đã có trước khi mang thai.
Tiền sản giật trên nền tăng huyết áp mạn.
TSG trên THA mạn là hình thái có tiên lượng xấu nhất trong các hình thái tăng huyết áp
trong thai kỳ: Tăng huyết áp mạn có đạm niệu mới xuất hiện sau tuần thứ 20 thai kỳ, men gan
tăng, tiểu cầu <100.000/µL , đau hạ sườn phải, phù phổi.
THA trong thai kỳ
Là các trường hợp tăng huyết áp khởi phát sau tuần lễ thứ 20 của thai kỳ và khơng có đạm
niệu. Trong tăng huyết áp thai kỳ, huyết áp thường sẽ trở về bình thường sau 12 tuần hậu sản.

BIẾN CHỨNG
Mẹ
- Sản giật
- Phù phổi cấp
- Suy thận cấp
- Xuất huyết não, màng não.
- Rối loạn đông máu
- Hội chứng HELLP (tán huyết, tăng men gan, giảm tiểu cầu)
2


Con
- Đẻ non
- Suy dinh dưỡng bào thai
- Chết lưu
ĐIỀU TRỊ
- Thuốc hạ áp:
+ Chỉ định: huyết áp tâm thu >= 150mmHg hay huyết áp tâm trương >=100mmHg.
+ Thuốc: Labetalol, Hydralazine, UC canxi như nifedipin/ nicardipine, Methyldopa.
- Chống co giật
+ Tác dụng: Phòng ngừa co giật
+ Thuốc: Magie
+ Điều kiện sử dụng khi:
 Phản xạ gân xương (+) và
 Nhịp thở >16l/p và
 Lượng nước tiểu >100ml/4h và
 Chất đối kháng: CaCO3 or CaCl2.
Thời gian sử dụng: không nên sử dụng sau 24h hậu sản
- An thần:
+ Chỉ định: TSG nặng.

+ Tác dụng: an thần (khi sử dụng nên cân nhắc vì qua em bé nên khi sanh dễ
bị SHH), khơng có tác dụng chống co giật.
+ Thuốc: Diazepam ( Seduxen)
- Corticoid:
+ Chỉ định: Thai ≤ 34 tuần.
+ Kích thích trưởng thành phổi
+ Thuốc: Ưu tiên sử dụng betamethazol hơn dexamethazol.
DỰ PHÒNG
- WHO khuyến cáo sử dụng Aspirin liều thấp 60-80 mg/ngày để dự phòng tiền sản giật ở các
phụ nữ có nguy cơ cao (khi tính nguy cơ TSG non tháng theo phần mềm FMF >1/100) (*).
- WHO khuyến cáo bổ sung calcium nguyên tố 1.5-2 g/ngày để dự phịng tiền sản giật ở vùng
có khẩu phần calcium < 600 mg/ngày (Nếu có bổ sung sắt thì calcium và sắt phải được dùng
cách xa nhau khoảng 12h )
- Chế độ ăn: kiên muối bổ sung canxi dầu cá
- Vận động tập luyện trong thời gian có thai
- Thuốc lợi tiểu, thuốc hạ huyết áp
- Thuốc chống oxy hóa vitamin C, E, D
- Sử dụng aspirin liều thấp

Nguồn tham khảo:
- Phác đồ Sản phụ khoa BV Từ Dũ 2019
- Bài giảng lâm sàng Thầy Đoàn Thanh Điền.
- (*)
3


BỆNH ÁN SẢN KHOA
(TIỀN SẢN GIẬT)
I. HÀNH CHÁNH:
- Họ và tên: NGƠ THỊ THANH HỊATuổi: 32

- Nghề nghiệp: Nội trợ
- Địa chỉ: Bùi Hữu Nghĩa, P.Bình Thủy, Q. Bình Thủy, TPCT
- Ngày giờ nhập viện: 17h30 phút ngày 22/02/2021
II. LÝ DO VÀO VIỆN: Thai 37 tuần + siêu âm ngoại viện đa ối
III. TIỀN SỬ
1. Gia đình: Mẹ ruột tăng huyết áp, chưa ghi nhận các bệnh lý truyền
nhiễm.
2. Bản thân:
a) Nội khoa: Chưa ghi nhận mắc bệnh lý nội khoa như tăng huyết áp, đái
tháo đường, bệnh miễn dịch, dị ứng thuốc. Sản phụ có thói quen ăn mặn
thời gian gần đây trong thai kì.
b) Ngoại khoa: Chưa ghi nhận các chấn thương vùng bụng, vùng chậu,
chưa có tiền sử phẫu thuật vùng bụng.
c) Phụ khoa và kế hoạch hóa gia đình.
- Kinh nguyệt
 Kinh lần đầu: 13 tuổi
 Kinh đều, chu kì 28 ngày
 Số ngày hành kinh: 3-4 ngày
 Lượng máu kinh vừa, màu đỏ sẫm, không đơng, khơng máu cục, đau
bụng vào ngày đầu kì kinh.
- Bệnh lý phụ khoa: chưa ghi nhận bất thường.
- Phương pháp KHHGĐ: Sử dụng bao cao su.
d) Sản khoa
- Lấy chồng năm 28 tuổi
- PARA: 1001 (Mổ lấy thai 1 bé trai 3600 gr năm 2019 do thai to, chuyển
dạ kéo dài, mổ ngang đoạn dưới tử cung, thời gian nằm viện 5 ngày,
hiện tại bé phát triển bình thường)
- Dự sanh: 17/03/2021 (theo siêu âm thai 7 tuần)

4



- Ngày kinh cuối: Không nhớ.
IV. BỆNH SỬ
Thai phụ 32 tuổi, mang thai lần thứ 2, thai 37 tuần, ngày dự sanh
14/03/2021 (Siêu âm lúc 7 tuần) trong quá trình mang thai, thai phụ khơng
nghén, ăn uống bình thường, thai máy vào tuần thứ 20, thai phụ tăng 13 kg(
từ 53 => 66 kg), được bổ sung sắt và canxi từ tháng thứ 2 đến nay, tiêm
uốn ván 1 mũi (tháng thứ 5). Thai phụ được khám thai 12 lần tại phòng
khám BV Phụ Sản Cần Thơ.
Lần khám gần nhất là ngày 18/02/2021. Kết quả siêu âm 36 tuần 3 ngày,
ngôi đầu to, AFI=30 cm, ước lượng cân nặng thai: 3150 gr, đa ối. Được chẩn
đoán thai to+ đa ối, được đề nghị nhập viện nhưng thai phụ không đồng ý
xin về thu xếp. Cùng ngày nhập viện sản phụ cảm thấy: sưng 2 chi dưới, khó
ngủ nên đi tái khám lại tại bệnh viện Phụ sản TPCT và nhập viện.
Tình trạng lúc nhập viện:
Bệnh tỉnh, tiếp xúc tốt.
Da niêm hồng
Phù nhẹ 2 chi dưới
Không sốt
DHST:

Mạch: 97 lần/phút

HA: 140/90 mmHg

Nhịp thở: 18 lần/phút

Nhiệt độ: 37


BCTC: 31 cm

Vòng bụng: 108 cm

Cân nặng: 66 Kg

Tim thai: 150 lần/ phút

BMI trước mang thai: 22,6
Diễn tiến bệnh phòng:
Ngày 1 – Ngày 2: Tỉnh, tiếp xúc tốt, khơng sốt, khó ngủ, ăn kém, cịn phù
nhẹ 2 chi dưới.
DHST:
Huyết áp: 150/90 mmHg

Mạch: 84 lần/phút

Nhịp thở 23 lần/phút

Nhiệt độ: 37 độ C

Tim thai 150 lần/ phút

BCTC: 31 cm

VB: 108 cm

KQ siêu âm: Đa ối

Xử trí: Methyldopa 250 mg 1v x 2(u)


5


Ngày 3: Tỉnh, tiếp xúc tốt, đau trằn bụng dưới, còn phù nhẹ 2 chi dưới
HA: 150/90

Mạch 84 lần/ phút

Nhịp thở: 22 lần/ phút

Nhiệt độ: 37 độ C

Tim thai: 150 lần/ phút

BCTC: 31 cm

Vòng bụng: 111 cm

Cơn gò: (-)

V. KHÁM LÂM SÀNG: Lúc 8h00 ngày 24/02/2021
1. Tổng trạng:
- Sản phụ tỉnh, tiếp xúc tốt.
- Da niêm hồng
- Không sốt, không đau đầu, không đau hạ sườn phải.
- Phù cẳng, bàn chân 2 chi dưới, phù mềm, ấn lõm, không đau.
- Tuyến giáp không to, hạch ngoại ngoại vi sờ không chạm.
- Chiều cao: 155 cm, cân nặng: 66 kg
- Dấu hiếu sinh tồn:

Mạch: 80 lần/phút

Nhiệt độ: 37 độ C

Huyết áp: 130/80 mmHg

Nhịp thở: 18 lần/ phút

2. Tuần hoàn:
- Tim đều T1, T2 tần số 80 lần/phút, không âm thổi.
-Mạch cánh tay, quay, mu kheo, mu chân đều rõ, tần số 80 lần/ phút.
3. Hô hấp:
- Lông ngực cân đối, di động đều theo nhịp thở
- Rì rào phế nang êm dịu 2 phế trường, phổi không ran
4. Khám vú
- Đầu vú sẫm màu hình dạng trịn đều, khơng nứt, khơng tụt, không tiết dịch
-Vú mềm, không u cục
5. Khám bụng và chuyên khoa
a) Khám bụng
- Có vết mổ cũ ngang trên vệ, kích thước 10 cm, sẹo lành tốt
- Tử cung hình trứng, trục dọc

6


- Bề cao tử cung: 31 cm , vòng bụng: 111 cm
=> ULTLT: 3550 gr
- Khám 4 thủ thuật Leopold:
+ Leopold 1: mông ở đáy tử cung
+ Leopold 2: lưng bên trái, chi bên phải

+ Leopold 3: đầu ở cực dưới
+ Leopold 4 : hai bàn tay hội tụ
=> Ngôi đầu, thế trái, chưa lọt.
- Cơn co tử cung (+)
- Tim thai nghe 1 ổ ¼ dưới trái rốn, tần số 140 lần/ phút, đều rõ.
b) Khám khung chậu ngoài: Hình trám Michalis cân đối
c) Thăm âm đạo:
- Âm hộ: Không sang thương, không phù nề, không viêm nhiễm
- Tầng sinh mơn chắc
- CTC mật độ mềm, 2cm, ối cịn.
- Cơn go 2 cơn/ 10 phút.
6. Các cơ quan khác: chưa ghi nhận bất thường.
VI. TÓM TẮT BỆNH ÁN
Bệnh nhân nữ 32 tuổi, PARA: 1001, vào viện vì lí do thai 37 tuần + Siêu
âm ngoại viện đa ối. Qua hỏi bệnh sử, tiền sử, và thăm khám lâm sàng, ghi
nhận:
- Huyết áp: 130/80 mmHg.
- Triệu chứng phù: Phù cẳng, bàn chân 2 chi dưới, phù mềm, ấn lõm,
không đau
- Bề cao tử cung: 31 cm, vòng bụng: 111 cm => ULTLT: 3350 g.
- Tim thai 150 lần/phút, đều rõ.
- Cơn gị (+).
- Ngơi đầu, thế trái, chưa lọt.
- CTC mật độ mềm, 2 cm, ối còn.

7


- Tiền sử: chưa ghi nhận bất thường. ( không tăng huyết áp vô căn, tiểu
đường, thai kỳ trước không tiền sản giật, khơng mắc ĐTĐ thai kỳ) có mẹ

ruột mắc bệnh THA.
VII. CHẨN ĐỐN:
Chẩn đốn sơ bộ:
Con lần 2, thai 37 tuần 3 ngày, ngôi đầu, chuyển dạ giai đoạn tiềm thời,
theo dõi tiền sản giật + theo dõi đa ối/ vết mổ cũ
Chẩn đoán phân biệt:
Con lần 2, thai 37 tuần 3 ngày, ngôi đầu, chuyển dạ giai đoạn tiền thời,
theo THA thai kỳ + theo dõi đa ối/ vết mổ cũ.
VIII. BIỆN LUẬN:
Nghĩ chuyển dạ giai đoạn tiềm thời: vì sản phụ 37 tuần 3 ngày, ngơi đầu
có dấu hiệu đau trằn bụng dưới, CTC mật độ mềm, cơn go tử cung 2 cơn/ 10
phút.
Nghĩ theo dõi tiền sản giật + theo dõi đa ối vì sản phụ tăng huyết áp sau
tuần lễ 20 của thai kì, lúc vào viện huyết áp 150/90 mmHg ( Huyết áp bình
thường 110/60 mmHg), phù cẳng, bàn chân 2 chi dưới, phù mềm, ấn lõm,
khơng đau. Có yếu tố nguy cơ là đa ối ( theo siêu âm ngoại viện)
Cũng nghĩ thai phụ tăng huyết áp thai kỳ vì sản phụ tăng huyết áp sau
tuần lễ thứ 20 của thai kỳ
Từ đó, cần đề nghị 1 số cận lâm sàng để làm rõ chẩn đoán
IX. CẬN LÂM SÀNG
1. Đề nghị cận lâm sàng:
- Định lượng protein niệu 24h
- Tổng phân tích nước tiểu
- Cơng thức máu, nhóm máu ABO, Rh
- Sinh hóa máu: Abumin, ure, creatinin, glucose máu lúc đói, AST, ALT,
LDH, Billirubin (toàn phần, trực tiếp), điện giải đồ (K, Na, Cl) acid uric,
Protein tồn phần
- FT3, FT4, TSH
- Đơng cầm máu
- Siêu âm thai, doppler

- Monitoring sản khoa
8


- ECG
- Soi đáy mắt
2. Kết quả cận lâm sàng
- CTM:
Bạch cầu: 8670/mm3

Neu: 68%

Hồng cầu: 4500000/ mm3

Hct: 39,8%

Hb: 14,2 g/dl

MCV: 92 fL

MCH: 30.6 pg

TC: 145000/ mm3

Kết luận: Tiểu cầu giảm nhẹ
- Đông cầm máu:
PT: 9,5( 9,4-12,5 giây)

APTT: 25,2 (25,1 – 36,5 giây)


Fibrinogen: 4,94 (2,38- 4,98)

Nhóm máu O (+)

- Sinh hóa máu:
Glucose: 4,54 mmol/L

Ure: 3,4

Creatinin: 57,9

Acid uric: 313

Protein toàn phần: 73,1

Bilirubin TP: 5,4

Abumin :38,7

Bilirubin TT: 2,9

AST: 17

ALT: 12

LDH: 227 U/L

Ca++: 1,04

Na+: 135


Cl -: 10,6

K+: 3,59
- Tổng phân tích nước tiểu:
BC: 24

Tỷ trọng: 1.004

pH: 7,2

FT3: 2,38 pg/ml

FT4: 0,91 pg/ml

TSH: 1,47 UI/ml

Protenin niệu: 728 mg/ dl
Creatinin niệu: 11,1

Ure niệu: 330m
Amylase niệu : 543

Acid uric niệu: 5,4
- HbsAg (-); HIV (-)

9


- Siêu âm:

Ngôi đầu, tim thai 141 nhịp/ phút.
BPD:85 ;FL:72 ;AC:354 .
Nhau: Bám mặt sau, nhóm II
Độ trưởng thành III .
Ối: Kém thuần trạng
AFI: 27 cm ;ULCN: 3,400 gr
Dopler ĐM não giữa: RI= 0,7 PI> 1,3
ĐM rốn: RI =0,6 ;S/D=2,7
Dị tật: Khó khảo sát
Kết luận: 1 thai sống trong lịng tử cung #37w 1 ngày, ngôi đầu.
- ECG: Nhịp nhanh xoang đều TS 124 lần/ phút
- Monitoring sản khoa: 24/12/2021
+ Thời gian đo: 40 phút
+ Nhịp tim thai cơ bản 145 lần/ phút.
+ Dao động nội tại: 5-10 nhịp
+ Nhịp tăng (+)
+ Nhịp giảm (-)
+ Cơn gò: (+)
+ Cử động thai: (+)
Kết luận: CTG nhóm I( theo ACOG 2009)
X. CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH:
Con lần 2, thai 37 tuần 3 ngày, ngôi đầu, chuyển dạ giai đoạn tiềm thời,
đa ối, tiền sản giật/ vết mổ cũ
XI. XỬ TRÍ HIỆN TẠI
Chấm dứt thai kỳ bằng phương pháp mổ lấy thai.
XII. TIÊN LƯỢNG
- Mẹ: Sản phụ có nguy cơ diễn tiến thành sản giật, phù phổi, nhau bong
non, hoặc xa hơn nữa diễn tiến thành tăng huyết áp mạn, nguy cơ tiền sản
giật, trong các lần mang thai sau.


10


- Con: Bé có nguy cơ suy hơ hấp
XIII. DỰ PHÒNG
Mẹ
- Theo dõi huyết áp.
- Theo dõi các dấu hiệu: tri giác, đau đầu, mờ mắt, chóng mặt, đau thượng
vị, đau hạ sườn phải, khó thở, lượng nước tiểu.
- Theo dõi huyết áp 12 tuần sau sinh.
- Tư vấn nguy cơ tiền sản giật cho các lần mang thai sau.
Con:
- Phối hợp chặt chẽ giữa bác sĩ sản khoa và bác sĩ sơ sinh.
- Chuẩn bị phương tiện xm xt chấm dứt thay kì.

NHẬN XÉT
TRÌNH BÀY:
Bệnh án đúng mẫu đầy đủ các phần cũng như đề mục và thứ tự, cách
trình bày như một bệnh án chuyển dạ.
NỘI DUNG:
- Tình trạng lúc nhập viện: cần bổ sung thêm dấu hiệu chuyển dạ có hay
khơng ở sản phụ này ( cơn co tử cung,ngơi, tình trạng ối), chẩn đốn lúc vào
viện.
- Diễn tiến bệnh phịng: khơng thấy mơ tả tình trạng chuyển dạ của sản
phụ.
- Tiền sử:
+Cần khai thác thêm trong phần tiền sử sản khoa huyết áp lúc bệnh nhân
đi khám lần đầu tiên ? nếu có thì hỏi thêm xử trí ?
+ Sanh con to, có được tư vấn xét nghiệm đường huyết thời kì hậu sản
hay khơng ? có bị ĐTĐ hay khơng ? nếu có thì làm tăng nguy cơ THA và ĐTĐ

trong lần mang thai này
- Bệnh sử :
+ ĐTĐ: Cần hỏi thêm tình trạng huyết áp ? Nếu có tăng huyết áp thì xác
định thời gian THA, nơi chẩn đốn, đã cho cls gì, mức độ, điều trị.

11


+ Đa ối xuất hiện lúc nào ? có ĐTĐ hay khơng ? Bệnh nhân có được sàn lọc
ĐTĐ thai kì khơng ? nếu có thì thời gian sàng lọc khi nào?
- Khám lâm sàng:
+ Khám bụng mô tả cơn co (+) là chưa đầy đủ, nếu có cơn co thì mơ tả
trong 10 phút, thời gian co ,thời gian xuất hiện, thời gian nghỉ, để đánh giá
xem có chuyển dạ thực sự hay không
+ Khám âm đạo: Thừa nội dung khám khám cơn co. Khám cơn co nên ở
phần khám bụng sẽ hợp lí hơn.
- Tóm tắt bệnh án:
Huyết áp 130/80 mmHg( HA hiện tại) chưa hợp lí vì phải lấy huyết áp cao
nhất của bệnh nhân hay huyết áp lúc vào viện là 150/80 mmHg.
- Chẩn đoán:
Huyết áp sau tuần 20 tăng cao có thể là tiền sản giật hoặc tăng huyết áp
thai kì, khi chưa có cận lâm sàng nên nghĩ đến đầu tiên là THA thai kì vì q
trình khám thai khơng ghi nhận bệnh nhân THA từ trước, chỉ mới xuất hiện
gần đây, THA nhẹ, khơng có dấu hiệu tiền sản giật nặng. Để phân biệt 2
bệnh lý trên cần làm thêm CLS protein niệu.
- Cận lâm sàng( CLS):
+ Thứ tự CLS nên cho tổng phân tích nước tiểu trước nếu có xuất hiện
protein trong nước tiểu sau đó mới định lượng protein niệu 24h
+ FT3, FT4, TSH trong phần khám lâm sàng cũng không thấy bất thường ở
tuyến giáp và không nằm trong cận lâm sàng chuẩn đoán hay loại trừ nên

chưa cần cho,
+ ECG, soi đáy mắt không nằm trong cận lâm sàng chuẩn đoán hay loại trừ
nên chưa cần cho. Cho khi có tiền sử tăng huyết áp từ trước đó đã lâu có thể
gây ra biến chứng.
+ Siêu âm: Kết luận chưa phù hợp chưa thấy có ghi nhận đa ối là do thiếu
hay kết quả như vậy
+ CTG: Nhịp tăng/ nhịp giảm có hay khơng nếu có cần bổ sung thêm bao
nhiêu nhịp tăng/ giảm. Cơn go bổ sung cụ thể bao nhiêu cơn go/ 10 phút.
CTG không đo được “Cử động thai”, chỉ có non stress test mới có đo cử động
thai và đo khi khơng có cơn go.
- Chẩn đoán xác định:
+ Cần bổ sung: Tiền sản giật khơng có đấu hiệu nặng hoặc TSG có dấu
hiệu nặng. Thêm tiên lượng sanh ở sau chẩn đoán.
+ Trên sản phụ này khơng có triệu chứng nặng của tiền sản giật. Tiên
lượng sanh mổ vì có tiền sản giật khơng có dấu hiệu nặng + đa ối + vết mổ
cũ, nên em chẩn đoán lại như sau:
Con lần 2, thai 37 tuần 3 ngày, ngôi đầu, chuyển dạ giai đoạn tiềm thời,
đa ối, tiền sản giật không dấu hiệu nặng/vết mổ cũ, tiên lượng mổ lấy thai.
- Hướng xử trí hiện tại: Tiếp tục theo dõi đến thai 39 tuần. đau vết mổ cũ,
tiền sản giật nặng ( HA > 200 mmHg), suy thai.

12


- Tiên lương: Khơng có nguy cơ suy hơ hấp do thai đã 37 tuần 3 ngày.
- Dự phòng: Con khơng có nguy cơ suy hơ hấp nên khơng cần phối hợp
bác sĩ sơ sinh. Bổ sung thêm: Đa ối khơng ngun nhân chiếm khoảng
60%,theo dõi thai có dị dạng hay khơng mà dẫn đến tình trạng đa ối. Theo
dõi tình trạng thiểu niệu diễn tiến bệnh phịng, có nhứt đầu hay khơng, đau
trằn bụng có thể là dấu hiệu nặng của tiền sản giật hoặc đau của chuyển

dạ.

13



×