Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

TIỂU LUẬN GIỮA kỳ môn tài chính doanh nghiệp 2 QUYẾT ĐỊNH CHÍNH SÁCH cổ tức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.21 KB, 19 trang )

UBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GỊN
KHOA TÀI CHÍNH – KẾ TỐN

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ
Mơn: Tài chính doanh nghiệp 2

CHƯƠNG 6: QUYẾT ĐỊNH CHÍNH SÁCH CỔ TỨC
Danh sách thành viên
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10. Quan Gia Mẫn
11. Nguyễn Thanh Ngân
12.Trần Hồng Ngọc
13. Lê Gia Nhi
14. Nguyễn Thị Yến Nhi
15. Quách Thảo Sương
16. Lương Thị Minh Thư
17. Nguyễn Ngọc Hương Trâm
TP Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2021


MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................1
1

Khái niệm, các hình thức và cách thức chi trả cổ tức........................................2
1.1 Khái niệm cổ tức................................................................................................2
1.2 Các hình thức chi trả cổ tức..............................................................................2
1.3 Cách thức chi trả cổ tức....................................................................................3

2. Chính sách cổ tức và giá trị doanh nghiệp............................................................4
2.1 Khía cạnh mang tính chiến lược.......................................................................4
2.2 Khía cạnh mang tính pháp lý...........................................................................5
2.3 Các lý thuyết về chính sách cổ tức....................................................................5
2.4 Những bằng chứng nghiên cứu thực nghiệm về chính sách cổ tức................6
3. Lời khuyên về chính sách cổ tức............................................................................6
4. Thiết lập chính sách cổ tức.....................................................................................7
4.1 Chính sách trả cổ tức sau đầu tư......................................................................7
a. Cơ sở lý thuyết...................................................................................................7
b. Thực tiễn chính sách cổ tức sau đầu tư của cơng ty Cổ phần Sữa Việt Nam
(VNM)................................................................................................................... 8
4.2 Chính sách trả cổ tức ổn định...........................................................................9
a. Cơ sở lý thuyết...................................................................................................9
b. Thực tiễn chính sách trả cổ tức ổn định của công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Y
tế Domesco (DMC).............................................................................................. 10
4.3 Chính sách trả cổ tức thỏa hiệp...................................................................... 11
5. Chi trả cổ tức bằng cổ phiếu và chia tách cổ phiếu............................................ 11
5.1 Phân biệt trả cổ tức bằng cổ phiếu và chia tách cổ phiếu.............................11
5.2 Lý do vì sao cơng ty trả cổ tức bằng cổ phiếu hoặc chia tách cổ phiếu........13
6. Mua lại cổ phiếu.................................................................................................... 14
KẾT LUẬN................................................................................................................ 16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................. 17



LỜI MỞ ĐẦU
Cổ tức là nguồn lợi nhuận sau thuế chia cho các cổ đơng hay cũng chính là chủ sở hữu
của công ty (công ty cổ phần) đồng thời cung cấp thông tin về hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp. Một số cổ đông mong muốn nhận được cổ tức, một số khác lại có xu
hướng trơng chờ tăng giá cổ phiếu và không muốn nhận cổ tức ở hiện tại. Do vậy,
chính sách cổ tức khơng chỉ ảnh hưởng đến lợi ích của cổ đơng mà cịn ảnh hưởng đến
chính sách đầu tư của doanh nghiệp. Chính sách cổ tức của doanh nghiệp phụ thuộc
vào nhiều yếu tố, bao gồm cả yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan. Chính sách cổ
tức là một trong ba quyết định tài chính quan trọng trong doanh nghiệp. Trên thế giới
có rất nhiều nghiên cứu về chính sách cổ tức nhưng nó cịn nhiều tranh cải, chính sách
cổ tức của doanh nghiệp thời gian qua cũng là vấn đề nổi lên và được sự quan tâm của
nhà đầu tư và đồng thời các doanh nghiệp vẫn chưa có nhận thức sâu sắc về chính
sách cổ tức. Đó là lý do chúng tơi làm tiểu luận này để tìm hiểu, phân tích về chính
sách cổ tức và trên thực tế những doanh nghiệp đã áp dụng những chính sách này ra
sao.


1

Khái niệm, các hình thức và cách thức chi trả cổ
tức 1.1 Khái niệm cổ tức

Cổ tức dùng để chỉ việc phân phối lợi nhuận kiếm được từ hoạt động của công ty. Khi
công việc kinh doanh của công ty tạo ra lợi nhuận, một phần lợi nhuận được tái đầu tư
vào việc kinh doanh và lập các quỹ dự phòng, gọi là lợi nhuận giữ lại, phần lợi nhuận
còn lại được chi trả cho các cổ đông, gọi là cổ tức. Việc thanh toán cổ tức làm giảm
lượng tiền lưu thông đối với công việc kinh doanh, nhưng việc chia lời cho các chủ sở
hữu tạo lợi nhuận cho các cổ đông.

Bản chất cổ tức là cách doanh nghiệp phân phối lại lợi nhuận sau khi huy động được
vốn đầu tư từ cổ đơng.
1.2 Các hình thức chi trả cổ tức
Doanh nghiệp trả cổ tức cho nhà đầu tư thơng qua 2 hình thức phổ biến:
 Cổ tức bằng tiền mặt (Cash Dividend)
 Cổ tức bằng cổ phiếu (Stock Divedend)
a. Cổ tức bằng tiền mặt (Cash Dividend)
 Cổ tức bằng tiền mặt là doanh nghiệp trả cổ tức trực tiếp bằng tiền mặt. Hội

đồng quản trị của doanh nghiệp, căn cứ trên kết quả hoạt động kinh doanh và
các kế hoạch kinh doanh quyết định tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền mặt. Tại thị
trường Việt Nam khi doanh nghiệp công bố tỷ lệ chi trả cổ tức, thì tỷ lệ chi trả
cổ tức này dựa trên mệnh giá cổ phiếu (một cổ phiếu có mệnh giá niêm yết
theo quy định của luật là 10.000 đồng).
 Công ty thường trả cổ tức bằng tiền và thường là chi trả mỗi năm một lần,
nhưng cũng có thể trả nhiều lần trong một năm. Khi chi trả cổ tức trên bảng cân
đối kế toán, khoản mục tiền mặt và lợi nhuận giữ lại của công ty giảm đi.
Ưu điểm:
 Nhà đầu tư chắc chắn thu được lợi nhuận từ cổ phiếu khi đầu tư vào một doanh
nghiệp bất kỳ.
 Nhà đầu tư thường xem xét đến chính sách chi trả cổ tức tiền mặt của công ty
theo thời gian, chi trả cổ tức có ổn định và tăng trưởng qua các năm hay không
để đánh giá độ hấp dẫn của cổ phiếu khi đầu tư. Những doanh nghiệp chi trả cổ
tức đều đặn hàng năm luôn thu hút được nhà đầu tư.
Nhược điểm:
 Nhà đầu tư chịu thuế 2 lần. Lần thứ 1 là khi cơng ty có lợi nhuận sau thuế (thuế
suất thuế thu nhập doanh nghiệp – ở Việt Nam hiện nay là 25%), và thuế suất
đánh vào cổ tức cho thu nhập cá nhân nhà đầu tư (5% cho Việt Nam).
 Chi trả cổ tức bằng tiền mặt sẽ làm giảm phần lợi nhuận được giữ lại sử dụng
trong đầu tư kinh doanh và thành lập quỹ dự phịng cho các dự án mới. Ở góc

độ tâm lý nhà đầu tư, nếu chính sách cổ tức quá ổn định và công ty không đầu
tư thêm nhiều máy móc thiết bị qua các năm sẽ làm giảm khả năng hoạt động


kinh doanh, điều này làm giảm sức thu hút đầu tư vào cổ phiếu của doanh
nghiệp.
b. Cổ tức bằng cổ phiếu (Stock Divedend)
Cổ tức bằng cổ phiếu là việc công ty thay vì trả cổ tức tiền mặt, mua lại cổ phiếu thì sẽ
phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông. Việc phát hành cổ tức bằng cổ phiếu không làm
thay đổi vốn chủ sở hữu, tỷ lệ nắm giữ của mỗi cổ đông trong doanh nghiệp không đổi
(do cùng nhận một tỷ lệ tương ứng cho phần tăng thêm).
Chi trả cổ tức bằng cổ phiếu làm tăng số cổ phần đang lưu hành, theo đó làm giảm đi
giá trị của mỗi cổ phần.
Ưu điểm:
 Nhà đầu tư tránh được thuế đánh vào cổ tức tiền mặt, khi nhận thêm cổ tức
bằng cổ phiếu. Đối với cơng ty có hoạt động kinh doanh tốt, tâm lý nhà đầu tư
luôn muốn nhận cổ tức bằng cổ phiếu hơn bằng tiền mặt.
 Cơng ty có thể tránh việc chi trả cổ tức bằng tiền mặt khi đang cần dùng số tiền
đó để đầu tư vốn lưu động hoặc tài sản cổ định (Nhà máy, thiết bị, v.v…). Bên
cạnh đó, việc trả cổ tức bằng cổ phiếu còn giúp tăng nhanh khoản giao dịch cổ
phiếu, khi số lượng cổ phiếu phát hành thêm tăng lên, và giá được điều chỉnh
giảm tương ứng. Do đó, cơ hội cổ phiếu đến với nhiều nhà đầu tư hơn, và cơ
hội tăng giá cho chính bản thân cổ phiếu cũng xảy ra.
Nhược điểm:
 Do số cổ phiếu lưu hành tăng lên, vốn hóa khơng đổi nên thị giá một cổ phiếu
sau khi trả cổ tức bằng cổ phiếu sẽ giảm.
1.3 Cách thức chi trả cổ tức
Quyết định về việc chi trả cổ tức thuộc về hội đồng quản trị công ty. Viêc chi trả được
ghi nhận vào một ngày cụ thể. Mức độ chi trả cổ tức nhiều hay ít thường được đo
bằng một số chỉ tiêu như: cổ tức trên cổ phần, tỷ lệ chi trả cổ tức, tỷ lệ lợi nhuận trên

cổ phần. Cơ chế chi trả cổ tức của một cơng ty có thể minh họa theo như sau:

Ngày công bố

Ngày xác lập Ngày khóa sổ Ngày chi trả cổ tức quyền
được
hưởng cổ tức

Trước khi chi trả cổ tức, ngồi việc cơng bố cổ tức được hưởng cơng ty cịn phải
chuẩn bị danh sách cổ đơng được thụ thưởng vào ngày chi trả. Có tất cả 4 ngày được
xem là mốc thời gian cần xem xét.
Ngày công bố - là ngày Hội đồng quản trị thông báo mức cổ tức hay tỷ lệ cổ
tức sẽ được trả, hình thức cổ tức, ngày chốt danh sách cổ đơng và ngày thanh
tốn cổ tức. Ngày này rất quan trọng vì theo đó các thơng tin về tăng, giảm


hoặc duy trì cổ tức sẽ được cơng bố, qua đó thị trường thấy được thơng tin về
tình hình tài chính của doanh nghiệp..
Ngày xác lập quyền hưởng cổ tức - Nếu người mua cổ phiếu vào ngày giao
dịch không hưởng quyền thì sẽ khơng được nhận cổ tức, trong khi người bán
lại được nhận cổ tức vì người bán lại có tên trong danh sách cổ đơng được
hưởng cổ tức. Tùy thuộc vào hệ thống thanh toán bù trừ chứng khốn của từng
nước áp dụng, thơng thường là sau 2 ngày giao dịch, cổ đơng mới có tên trong
danh sách cổ đơng được hưởng cổ tức
Ngày khóa sổ - là ngày công ty lập danh sách cổ đông được xem là cổ đông
được hưởng cổ tức. Ai thông báo mua và sở hữu cổ phiếu sau ngày này sẽ
không được hưởng cổ tức.
Ngày chi trả - Thông thường sau 2 tuần kể từ ngày chốt danh sách cổ đông,
doanh nghiệp sẽ chuyển trả cổ tức cho cổ đơng có thể dưới dạng tiền mặt trực
tiếp hoặc chuyển tiền vào tài khoản của cổ đông ở các công ty chứng khốn.

Với quy trình thanh tốn cổ tức bằng cổ phiếu, về cơ bản cũng giống quy trình
thanh tốn bằng tiền. Thời gian kể từ ngày chốt danh sách cổ đông đến ngày
thanh tốn cổ tức có thể kéo dài hơn, hoặc khi bán cổ phiếu, cổ đơng có thể bán
ln quyền được nhận cổ tức cho người mua vào ngày giao dịch khơng hưởng
quyền.
=> Quy trình chi trả cổ tức cho thấy ngày xác lập quyền được thừa hưởng cổ
tức rất quan trọng bởi vì cá nhân nào mua cổ phiếu trước ngày này sẽ được
hưởng cổ tức năm hiện tại, trong khi cá nhân nào mua cổ phiếu đúng vào ngày
này hoặc sau ngày này sẽ không được hưởng cổ tức. Ngoài ra, ngày xác lập
quyền được hưởng cổ tức, giá cổ phiếu sẽ giảm 1 khoản bằng với cổ tức.
2. Chính sách cổ tức và giá trị doanh nghiệp

Về mặt lý thuyết, với giả định là một thị trường hồn hảo, thì câu trả lời là chính sách
cổ tức chẳng có tác động gì lên giá trị của cả công ty, đại diện cho lập luận này là kết
quả nghiên cứu của hai ông Modigliani và Miller, được công bố lần đầu tiên vào năm
1961, nhưng thực tế, thị trường khơng hồn hảo như lý thuyết giả định, vì tồn tại chi
phí giao dịch, thuế, thơng tin thiên lệch ... cho nên câu trả lời sẽ là: trong thực tế,
chính sách cổ tức có tác động khơng nhỏ đến giá trị của cơng ty và vì vậy sẽ có những
tác động, khơng tốt thì xấu, lên lợi ích của các cổ đơng. Do đó cần thận trọng khi đưa
ra các quyết định liên quan đến chính sách cổ tức.
Chính sách cổ tức phải có tính ổn định, khơng thay đổi thất thường và phải đặc biệt
thận trọng trước khi quyết định thay đổi một chính sách cổ tức này bằng một chính
sách cổ tức khác.
Chính sách cổ tức là vấn đề quan trọng trong quản lý tài chính với mục tiêu cuối cùng
là tối đa hóa giá trị cơng ty.
2.1 Khía cạnh mang tính chiến lược
Hầu hết các nhà kinh tế đều cho rằng một thế giới không có thuế thì các nhà đầu tư sẽ
bàng quan với việc nhận cổ tức hay lãi vốn. Nhưng trong thực tế, thu nhập từ cổ tức bị
đánh thuế cao hơn nhiều so với thu nhập từ lãi vốn. Ngoài ra, thu nhập cổ tức bị đánh



thuế ngay (trong năm hiện hành), còn thu nhập lãi vốn có thể hỗn đến các năm sau.
Vì thế là các nhà đầu tư có thể khơng thích nhận cổ tức. Điều này sẽ được phản ánh
trong giá cổ phiếu. Rõ ràng yếu tố vừa trình bày có xu hướng như khuyến khích doanh
nghiệp giữ lại lợi nhuận nhiều, giúp doanh nghiệp chủ động trong việc sử dụng lợi
nhuận giữ lại để tái đầu tư, nắm bắt kịp thời các cơ hội tăng trưởng nhưng nếu sử dụng
lợi nhuận giữ lại và hạn chế việc trả cổ tức, chính sách này sẽ làm nản lịng những nhà
đầu tư có thu nhập từ cổ tức. Những nhà đầu tư này sẽ bán cổ phiếu công ty mà họ
đang nắm giữ. Từ đó, làm giảm giá trị thị trường của cổ phiếu và đi ngược lại mục
tiêu tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp.
Cịn nếu tiếp tục duy trì việc trả cổ tức ở mức cao và phát hành cổ phiếu mới thì doanh
nghiệp sẽ phải đối diện với các vấn đề như: tốn kém phát sinh do chi phí phát hành cổ
phiếu mới,… Như vậy, doanh nghiệp đang đứng giữa 2 phương án để lựa chọn và
chắc hẳn phương án nào cũng sẽ có cái giá của nó, vấn đề là tùy từng trường hợp cụ
thể mà chọn phương án mang lại lợi ích cao nhất.
2.2 Khía cạnh mang tính pháp lý
Nhà quản trị khơng có tồn quyền tự do trong việc đưa ra các quyết định liên quan đến
chính sách cổ tức vì hệ thống pháp lý hạn chế quyền này của các nhà quản trị. Mặc dù
cổ đông là những người chịu rủi ro cao nhất, nhưng những đối tượng khác như chủ
nợ, người lao động cũng phải gánh chịu rủi ro (tuy nhiên vẫn thấp hơn cổ đông). Để
đảm bảo quyền lợi của các đối tượng này thì hệ thống pháp lý hạn chế việc doanh
nghiệp trả cổ tức vượt q lợi nhuận tích lũy. Ngồi ra, những điều khoản áp đặt bởi
các chủ nợ cũng hạn chế phần nào quyền quyết định của ban quản trị trước các chính
sách cổ tức của doanh nghiệp. Chẳng hạn như trước khi cho vay, chủ nợ yêu cầu công
ty không được trả cổ tức trong một thời gian nhất định nhằm hạn chế việc ban quản lý
dồn rủi ro sang chủ nợ.
2.3 Các lý thuyết về chính sách cổ tức
Khi bàn đến mặt lý thuyết về chính sách cổ tức thì thường sẽ ln có hai quan điểm
được đề cập đến:
+ Chính sách cổ tức có ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp

+ Chính sách cổ tức khơng ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp

Hai quan điểm trên được thể hiện ở hai tình huống dưới đây

Tình huống 1: Nếu doanh nghiệp không thể huy động vốn bằng cách đi vay hay tăng
vốn chủ sở hữu – thì chính sách cổ tức sẽ phát huy tác dụng làm tăng giá trị của một
doanh nghiệp. Vì khơng thể đi vay nên doanh nghiệp buộc phải dựa vào nội lực của
công ty (lợi nhuận sau thuế) để có thể cung cấp vốn đầu tư cho dự án mới và vấn đề
chia cổ tức cho cổ đông, doanh nghiệp sẽ xem xét tình hình hoạt động của cơng ty từ
đó đưa ra những chính sách và quyết định phù hợp. Nhưng tình huống trên là vô lý
bởi trong thực tế không ai cấm doanh nghiệp huy động vốn bên ngoài.


Tình huống 2: Nhưng ngược lại với tình huống 1 nếu tồn tại nguồn tài trợ bên ngồi
thì chính sách cổ tức sẽ khơng có tác động gì đến giá trị của doanh nghiệp. Cũng đồng
nghĩa với việc chính sách cổ tức khơng có ý nghĩa gì cả.
Qua 2 tình huống nêu trên thì ta có thể thấy rằng chính sách cổ tức, về mặt lý thuyết
sẽ khơng có ý nghĩa gì.
Giả sử, doanh nghiệp tạo ra một dịng ngân lưu ròng được giữ lại mỗi năm và vĩnh
viễn. Doanh nghiệp quyết định sử dụng tồn bộ ngân lưu rịng để trả cổ tức D, nếu
suất sinh lời mà cổ đơng địi hỏi là K e. Khi đó, giá trị của vốn chủ sỡ hữu theo mơ
hình chiết khấu cổ tức sẽ là V0= D/ke
Nếu một phần b của dòng ngân lưu ròng được giữ lại mỗi năm – bắt đầu từ năm tới,
khi đó, phần cổ tức sẽ được chia cổ đông mỗi năm sẽ là CF(1-b), giá trị vốn chủ sỡ
hữu trong trường hợp này sẽ được xác định V0= CF(1-b) / (ke -g)
2.4 Những bằng chứng nghiên cứu thực nghiệm về chính sách cổ tức
Hiện nay vẫn có nhiều nghiên cứu thực nghiệm thu thập dữ liệu để đưa ra bằng chứng
về việc trả lời cho câu hỏi: Chính sách cổ tức quan trọng hay khơng quan trọng. Nói
một cách khác là chứng minh về mối quan hệ giữa chính sách cổ tức và giá cả cổ
phiếu. Một số nhà nghiên cứu đã kiểm định mối quan hệ giữa việc chi trả cổ tức và giá

cổ phiếu bằng những cơng cụ phân tích thống kê phức tạp nhưng vẫn chưa cho được
một kết quả rõ ràng, ở một khía cạnh khác thì đã có một số nhà nghiên cứu tìm thấy
rằng mối quan hệ giữa chính sách cổ tức và giá cổ phiếu nhưng những bằng chứng họ
có vẫn chưa thuyết phục.
-Để có thể trả lời chính xác, chúng ta cần biết nhà đầu tư kỳ vọng nhận được là bao
nhiêu cổ tức
-Các nghiên cứu thống kê phức tạp giả định rằng có quan hệ tuyến tính giữa chi trả cổ
tức và giá cổ phiếu nhưng kết quả thực tế quan hệ giữa chi trả cổ tức và giá cổ phiếu
cũng có thế khơng tuyến tính hoặc quan hệ tuyến tính khơng liên tục.
Ta xét trên khía cạnh chiến lược, pháp lý, lý thuyết và kể cả nghiên cứu thống kê thực
nhiệm thì từ trước đến nay vẫn chưa có được những bằng chứng kết luận rõ ràng về
chính sách cổ tức và giá cả cổ phiếu. Nhưng nếu bạn là một nhà quản lý thì bạn sẽ
khơng có quyền lựa chọn và ngồi ra bạn sẽ phải xây dựng chính sách cổ tức cho cơng
ty của mình dựa trên niềm tin và sự hiểu biết mà bạn đang có.
3. Lời khun về chính sách cổ tức
Việc đưa ra chính sách cổ tức như thế nào tùy thuộc vào hồn cảnh cụ thể của từng
cơng ty. Nhìn chung lời khun cho chính sách cổ tức như sau:
• Nên theo đuổi một chính sách cổ tức ổn định, nhất qn.
• Nên theo đuổi một chính sách cổ tức an tồn, đảm bảo sự ổn định, nhất qn của

chính sách cổ tức ngay cả trong trường hợp lợi nhuận hoạt động giảm.


• Một chính sách cổ tức an tồn là một chính sách cổ tức có tỷ lệ chia cổ tức hợp lý

sao cho vừa thỏa mãn được nhu cầu có một nguồn thu nhập ổn định.
• Tránh tối đa việc cắt giảm cổ tức, cho dù cơng ty đang có một cơ hội đầu tư tuyệt

vời.
4. Thiết lập chính sách cổ tức

4.1 Chính sách trả cổ tức sau đầu tư
a. Cơ sở lý thuyết
Chúng ta thấy rằng nếu trả cổ tức cao công ty phải bán cổ phiếu ra bên ngồi thường
xun hơn để tìm nguồn vốn đầu tư cho dự án mới. Điều này đưa đến kết quả làm
thay đổi cấu trúc vốn của công ty và tốn kém chi phí phát hành để huy động vốn bên
ngồi. Muốn tránh hai điều này, công ty chỉ nên trả cổ tức sau khi nhu cầu đầu tư của
công ty được đáp ứng. Chính sách như vậy gọi là chính sách trả cổ tức sau đầu tư.
Chính sách trả cổ tức sau đầu tư là chính sách theo đó cổ tức chỉ được trả sau khi nhu
cầu vốn cho đầu tư đã được đáp ứng đồng thời với việc duy trì tỷ lệ nợ - vốn như
hoạch định. Với chính sách này, mục tiêu trước tiên của công ty là đáp ứng nhu cầu
đầu tư. Kế đến là duy trì tỷ lệ nợ- vốn trước khi trả cổ tức.
Ưu điểm:
- Giúp công ty nắm bắt được cơ hội tăng trưởng tốt
- Giảm được chi phí sử dụng vốn khi phải huy động vốn từ nguồn khác
- Tránh phân chia quyền kiểm soát, biểu quyết với chủ sở hữu mới
- Giúp cổ đơng hỗn phải nộp thuế thu nhập cá nhân

Nhược điểm:
- Nhà đầu tư sẽ yêu cầu tỷ suất sinh lời cao hơn để tiếp tục đầu tư vào cổ phiếu. và

dẫn đến làm giảm giá cổ phiếu
- Có thể sẽ là dấu hiệu không tốt cho nhà đầu tư về khả năng thanh khoản cũng như

triển vọng phát triển của công ty
- Nhà đầu tư sẽ mong muốn nhận được ln thu nhập ở hiện tại, thay vì trơng đợi vào

tương lai không chắc chắn


b. Thực tiễn chính sách cổ tức sau đầu tư của công ty Cổ phần Sữa Việt Nam

(VNM)
Năm 2020, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam đạt lợi nhuận sau thuế là 11.236 tỷ
đồng.Tổng vốn chủ sở hữu là 33.647 tỷ đồng và tổng nợ phải trả là 14.785 tỷ đồng.
Giả sử, công ty Vinamilk chi đầu tư cho năm 2021 được hoạch định là 14 tỷ. Nếu
công ty Vinamilk áp dụng chính sách trả cổ tức sau đầu tư, vậy số tiền cần chi trả cho
cổ tức là bao nhiêu?
Ta có: Cơ cấu vốn như sau
- Vốn = Tổng vốn*100/ (Tổng vốn + tổng nợ)
= 33.647/(33.647+ 14.785) x 100 = 69.47%
- Nợ = 100% - 69.47% = 30.53%
- Tỷ lệ Nợ - Vốn = 30.53%/ 69.47% = 0.4395

Bước 1: Cơng ty quyết định nguồn vốn cơng ty có thể tạo ra mà không cần phải phát
hành thêm cổ phiếu
Nếu cơng ty tái đầu tư tồn bộ số lợi nhuận là 11.236 tỷ đồng và khơng trả cổ tức thì
vốn chủ sở hữu của công ty tăng thêm 11.236 tỷ đồng
Để duy trì tỷ lệ nợ - vốn là 0.4395, công ty phải vay thêm 4.938 tỷ đồng (11.236 x
0,4395 = 4.938 tỷ đồng)
Tổng nguồn vốn cơng ty có thể tạo ra cho đầu tư mà không cần bán thêm cổ phiếu,
bằng 11.236+ 4.938 = 16.174 tỷ đồng. Và đây cũng chính là mức vốn đầu tư tối đa mà
cơng ty có thể chi ra.
Bước 2: Cơng ty quyết định xem có trả cổ tức hay khơng
Để làm điều này, công ty phải so sánh tổng nguồn vốn tạo ra được mà không cần phát
hành thêm cổ phiếu mới so với nhu cầu vốn chi cho đầu tư theo hoạch định. Và theo
như kế hoạch vào năm 2021, công ty Vinamilk hoạch định chi 14 tỷ tức nhỏ hơn so
với tổng mức đầu tư tối đa (16.174 tỷ đồng) nên cơng ty thực hiện chi trả cổ tức.
Ta có kế hoạch chi đầu tư năm 2021 của công ty Vinamilk là 14 tỷ và để duy trì tỷ lệ
nợ - vốn là 0.4395 như năm 2020 thì 69,47% phải được tài trợ bằng vốn và 30,53%
còn lại được tài trợ bằng nợ vay.
- Số tiền đầu tư từ nợ vay = 14 x 30,53% = 4.274 tỷ đồng

- Số tiền đầu tư từ vốn = 14 x 69,47% = 9.726 tỷ đồng


- Lợi nhuận còn lại sau đầu tư = 11.236 – 9.726= 1.510 tỷ đồng.
=> Vậy số lợi nhuận còn lại sau đầu tư này là 1.510 tỷ đồng sẽ dùng để chi trả cổ tức.
Với chính sách cổ tức này, cơng ty có thể thỏa mãn được nhiều mục tiêu đặt ra: vừa
đáp ứng được nhu cầu vốn cho đầu tư, vừa đáp ứng được nhu cầu tiền chi trả cổ tức,
vẫn duy trì được tỷ lệ nợ vốn như cũ và không cần phát hành thêm cổ phiếu mới, nhờ
vậy, tránh tốn kém chi phí phát hành.
4.2 Chính sách trả cổ tức ổn định
a. Cơ sở lý thuyết
Chinh sach trả cổ tức ôn đinh là cô tưc đươc duy tri ơ mưc đô ̣nhât đinh va chi tăng cô
tưc lên mưc cao hơn khi công ty co thê đat đươc sư gia tăng lơi nhuâṇ môṭcach vưng
chăc, đu kha năng cho phep tăng đươc cô tưc.
Doanh nghiệp có thể thiết lập chính sách trả cổ tức ổn định theo một trong hai mô
thức:
+ Ổn định theo kết quả kinh doanh có tính chu kỳ của doanh nghiệp
+ Ổn định theo tỷ lệ cố định

Chính sách trả cổ tức ổn định theo kết quả kinh doanh có tính chu kỳ là chính sách trả
cổ tức tùy thuộc vào kết quả kinh doanh. Năm nào lợi nhuận làm ra nhiều thì trả cổ
tức nhiều và ngược lại.
Chính sách trả cổ tức ổn định theo tỷ lệ là chính sách trả cổ tức theo một tỷ lệ tối thiểu
nào đó và duy trì tỷ lệ này ổn định trong suốt thời kỳ dài.
Ưu điêm của chính sách trả cổ tức ổn định:
- Chinh sach ôn đinh cô tưc đưa ra thông tin hay tin hiêụ vê sư ôn đinh trong kinh

doanh.
- Thưc hiêṇ chinh sach ôn đinh cô tưc nay se tao ra thu nhâp ̣ thưc tê cho cô đông.
- Thưc hiêṇ chinh sach ôn đinh cô tưc la môṭyêu tô quan trong đê ôn đinh thanh phân


cô đông cua công ty tao điêu kiêṇ thuâṇ lơi cho công tac quan li công ty.
- Chinh sach ôn đinh cô tưc con la yêu tô quan trong giup cho công ty co thê đươc dê

dang niêm yêt chưng khoan tai Sơ giao dich chưng khoan. Ơ nhiêu quôc gia, cô phiêu
muôn đươc niêm yêt thi công ty phai tra cô tưc thương xun va ơn đinh.
Nhươc điêm của chính sách trả cổ tức ổn định:


- Viêc ̣ thưc hiêṇ chinh sach ôn đinh cô tưc cung co anh hương nhât đinh đên nguôn

vôn bên trong cua công ty.
- Nêu thưc hiêṇ cơ hôịđâu tư thi phai phat hanh cô phiêu đê huy đông ̣ vôn, khi đo

công ty phai bo ra cac khoan chi phi phat hanh, dân đên lam cho chi phi sư dung vôn
chu sơ hưu tăng lên, đông thơi cô đông phai chia sẻ quyên kiêm soat công ty cho cô
đông mơi.
b. Thực tiễn chính sách trả cổ tức ổn định của công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu
Y tế Domesco (DMC)
Năm 2020, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế Demesco có tổng vốn chủ sỡ hữu là
1.315.371.768.862 đồng, nợ phải trả của công ty là 148.610.690.230 đồng. Mức trả cổ
tức năm 2020 là 2.500 đồng/cổ phiếu. Số lượng cổ phiếu đang lưu hành trên thị
trường của DMC là 34.727.465 cổ phần. Giả sử, năm 2021 công ty đạt lợi nhuận sau
thuế là 180.000.000.000 đồng, nhu cầu vốn đầu tư là 111.300.000.000 đồng và tỷ lệ
tăng trưởng cổ tức là 2%/năm. Vậy nếu công ty DMC thực hiện theo chính sách ổn
định cổ tức thì cần phải vay vốn và phát hành cổ phần thường mới là bao nhiêu để đáp
ứng nhu cầu vốn đầu tư dự kiến?
Ta có: Tỷ lệ Nợ / Vốn = 148.610.690.230 / 1.315.371.768.862 = 113/1000
Với tỷ lệ tăng trưởng cổ tức là 2%/năm thì
Cổ tức mỗi cổ phần: 2.500 x (1 + 2%) = 2.550 đồng/cổ phần

Lợi nhuận dành để trả cổ tức: 2.550 x 34.727.465 = 88.555.035.750 đồng
Lợi nhuận để lại tái đầu tư: 180.000.000.000 - 88.555.035.750 = 91.444.964.250 đồng
Vốn cần thiết để đáp ứng nhu cầu đầu tư dự kiến đáp ứng cơ cấu tối ưu là
(Trong 111.300.000.000 đồng, 113 phần là vốn nợ, 1000 phần là vốn chủ sở hữu)
=> 11.300.000.000 đồng vốn vay, 100.000.000.000 đồng vốn chủ sở hữu
Như vậy để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư dự kiến, công ty DMC cần:
+ Vay nợ 11.300.000.000 đồng
+ Phát hành cổ phần thường mới: 100.000.000.000 – 91.444.964.250 = 8.555.035.750

đồng.
Ngày nay, khi nền kinh tế phát triển nhanh, do ảnh hưởng của lạm phát xảy ra liên tục
kết hợp với việc tái đầu tư lợi nhuận đã thúc đẩy sự tăng trưởng lợi nhuận, vì vậy có
rất nhiều cơng ty đang theo đuổi chính sách ổn định cổ tức đã chuyển sang chính sách


ổn định cổ tức có điều chỉnh, cịn gọi là chính sách cổ tức có tỉ lệ tăng trưởng ổn định.
Như vậy sự ổn định cổ tức ở đây không phải là cố định.
4.3 Chính sách trả cổ tức thỏa hiệp
Do chính sách cổ tức nào cũng có mặt trái của nó nên thực tế nhiều nhà quản trị thực
hành thường thích theo đuổi chính sách trả cổ tức thỏa hiệp, tức là chính sách nhằm
dung hịa nhiều mục tiêu khác nhau. Thường có năm mục tiêu cần quan tâm là:
- Tránh cắt giảm đầu tư cho những dự án có NPV dương đề dành tiền chi trả cổ tức.
- Tránh cắt giảm cổ tức để dành tiền cho đầu tư.
- Tránh bán cổ phiếu để huy động thêm vốn cổ phần.
- Duy trì tỷ lệ nợ - vốn mục tiêu.
- Duy trì tỉ lệ trả nợ cổ tức mục tiêu.

Tùy theo tình hình cụ thể của từng cơng ty, năm mục tiêu này sẽ được xếp hạng ưu
tiên theo thứ tự khác nhau. Nhưng nhìn chung, một chính sách như vậy rõ ràng là
chính sách mang tính thỏa hiệp, cố gắng dung hòa mọi thứ nhằm thỏa mãn nhiều mục

tiêu khác nhau
5. Chi trả cổ tức bằng cổ phiếu và chia tách cổ phiếu
5.1 Phân biệt trả cổ tức bằng cổ phiếu và chia tách cổ phiếu
*Giống nhau
- Trả cổ tức bằng cổ phiếu và chia tách cổ phiếu đều dẫn đến việc tăng số lượng cổ

phiếu đang lưu hành trong công ty.
- Không làm thay đổi giá trị tài sản và vốn chủ sở hữu của công ty.
- Khơng ảnh hưởng gì đến tỷ lệ quyền sở hữu công ty của từng cổ đông hiện hành

* Khác nhau
+ Mục đích

Cổ tức bằng cổ phiếu: thường được đưa ra trong các trường hợp công ty không thể trả
cổ tức bằng tiền mặt.
Chia tách cổ phiếu: được thực hiện để cải thiện tính thanh khoản của cổ phiếu.
+ Cổ đơng


Cổ tức bằng cổ phiếu chỉ dành cho cổ đông hiện hữu.
Chia tách cổ phiếu: Cả cổ đông hiện hữu và nhà đầu tư tiềm năng đều có thể hưởng
lợi do giá cổ phiếu giảm.
Và sự khác biệt rõ ràng nhất đó là cách xử lý về mặt kế tốn. Với chi trả cổ tức bằng
cổ phiếu, trị giá cổ tức được chuyển từ tài khoản lợi nhuận giữ lại sang tài khoản vốn.
Ví dụ: Minh họa cách hạch tốn giao dịch trả cổ tức bằng cổ phiếu và chia tách
cổ phiếu
Giả sử, công ty cổ phần nhựa An Phát Xanh (AAA) quyết định trả cổ tức bằng cổ
phiếu 10%. Giá cổ phiếu hiện tại là 17.100 đồng. Trước khi trả cổ tức, tình hình tài
khoản vốn trên bảng cân đối kế tốn của cơng ty như sau:
Đơn vị 1.000.000 đồng

Cổ phiếu phổ thơng
Mệnh giá (327 triệu cổ phần có mệnh giá
10.000 đồng
Thặng dư vốn phát hành
Lợi nhuận giữ lại
Tổng cộng
Sau khi trả cổ tức bằng cổ phiếu 10%, số cổ phần tăng lên 327.000.000 * 10%=
32.700.000 cổ phần.
Giá trị thị trường số cổ phần tăng thêm này bằng17.100 * 32.700.000 =
559.170.000.000 đồng.
Để ghi nhận giao dịch này, 559.170.000.000 được chuyển từ tài khoản lợi nhuận giữ
lại sang tài khoản mệnh giá cổ phiếu 32.700.000 * 10.000 = 327.000.000.000 đồng và
tài khoản thặng dư vốn phát hành 559.170.000.000 – 327.000.000.000 =
232.170.000.000 đồng.
Kết quả hạch tốn làm thay đổi tình hình vốn cổ phần như sau :
Đơn vị: 1.000.000 đồng
Cổ phiếu phổ thông
Mệnh giá
Thặng dư vốn phát hành
Lợi nhuận giữ lại
Tổng cộng
Giả sử ban quản lý công ty thay đổi quyết định, không trả cổ tức bằng cổ phiếu mà
chia tách cổ phiếu theo tỷ lệ một cổ phiếu cũ bằng 2 cổ phiếu mới. Kết quả là số cổ


phần của công ty tăng từ 327 triệu cổ phần lên 654 triệu cổ phần trong khi mệnh giá
cổ phần giảm từ 10.000 đồng xuống cịn 5.000 đồng. Tình hình tài khoản vốn cổ phần
sau khi chia tách cổ phiếu như sau:
Cổ phiếu phổ thông
Mệnh giá (654 triệu cổ phần có mệnh giá

5.000 đồng)
Thặng dư vốn phát hành
Lợi nhuận giữ lại
Tổng cộng
Chúng ta có thể thấy rằng, về mặt kế tốn có sự khác nhau giữa trả cổ tức bằng cổ
phiếu và chia tách cổ phiếu nhưng về mặt giá trị cơng ty vẫn khơng có gì thay đổi
trong cả 2 trường hợp.
5.2 Lý do vì sao cơng ty trả cổ tức bằng cổ phiếu hoặc chia tách cổ
phiếu - Chi trả cổ tức bằng cổ phiếu:
+ Hình thức này áp dụng khi doanh nghiệp đang cần vốn và muốn giữ lại cổ tức của

nhà đầu tư để khắc phục khó khăn, hoặc mở rộng sản xuất, đầu tư vào những dự án
mang lại lợi nhuận lâu dài cho cổ đơng.
+ Đối với cổ phiếu ít thanh khoản thì trả cổ tức bằng cổ phiếu sẽ tăng tính thanh

khoản cho thị trường, làm giảm rủi ro thanh khoản,cũng như làm giảm thị giá giúp
nhà đầu tư khác có thể dễ dàng mua cổ phiếu, do đó giá cổ phiếu sẽ tăng.
+ Nhà đầu tư tránh bị đánh thuế 2 lần so với thuế đánh vào cổ tức bằng tiền mặt.

- Chia tách cổ phiếu
+ Thu hút các nhà đầu tư nhỏ lẻẻ̉: Một số nhà đầu tư sẽ không chuộng đầu tư vào một

cổ phiếu nhất định nếu giá mỗi cổ phiếu quá cao. Chia tách cổ phiếu sẽ làm giảm giá
cổ phiếu đang lưu hành, từ đó cho phép nhiều nhà đầu tư có thể mua cổ phiếu hơn.
+ Tạo tính thanh khoản: Số lượng cổ phiếu tồn tại trên thị trường càng lớn thì tiềm

năng thanh khoản càng lớn. Nhiều cổ phiếu hơn có thể đồng nghĩa với nhiều giao dịch
hơn và lượng tiền hơn trao tay lớn hơn.
+ Định giá theo tâm lý: Một cổ phiếu nào đó được nhà đầu tư phân tích là “định giá


q cao” nghĩa là giá trị hiện tại của nó đang cao hơn giá trị thực. Khi chia tách cổ
phiếu, giá cổ phiếu riêng lẻẻ̉ sẽ giảm xuống mà cổ đông hoặc vốn hố thị trường của
cơng ty khơng bị ảnh hưởng, tạo ra hiệu ứng tâm lý rằng công ty đang được định giá
đúng mức. Từ đó, khiến các nhà đầu tư an tâm tiếp tục rót vốn.


+ Thúc đẩy giá đi lên: chia nhỏ cổ phiếu người mua sẽ mua được cổ phiếu với giá

thấp hơn, nhiều người nhảy vào mua cổ phiếu sẽ bán chạy hơn thúc đẩy giá cổ phiếu
tăng lên cao hơn.
6. Mua lại cổ phiếu
Mua lại cổ phiếu (share repurchase/buyback) là việc cơng ty mua lại cổ phiếu do
chính cơng ty đó đã phát hành trước đó và kết quả là làm giảm số cổ phần đang lưu
hành.
- Đặc điểm:
Mua lại cổ phiếu là phương tiện cung cấp nội bộ làm giảm sự lưu hành của cổ
phiếu công ty trên thị trường chứng khoán
Mua lại cổ phiếu là một cách thức thay đổi cơ cấu vốn của công ty.
Mua lại cổ phiếu có tác dụng cải thiện chỉ tiêu lợi nhuận trên cổ phần
(EPS) Mua lại cổ phiếu tránh nguy cơ thao túng quyền kiểm sốt cơng ty
Mua lại cổ phiếu để làm giảm quyền sỡ hữu của một nhóm cổ đơng nào đó.
Ví dụ minh họa thực tiễn ảnh hưởng của việc mua lại cổ phiếu
Công ty cổ phần Sonadezi Long Thành (SZL) xem xét trả 63.668.150.000 đồng cổ tức
(3.500 đồng một cổ phần) cho cổ đông. Thông tin về lợi nhuận và giá thị trường của
SZL như sau:
Lợi nhuận ròng: 102.031.189.705 đồng
Số lượng cổ phần: 18.190.900 cổ phiếu
Lợi nhuận trên cổ phần (EPS): 5.609 đồng
Tỷ số P/E = Thị giá của cổ phiếu / EPS = 61.500/5.609=10,965
Giá trị thị trường kỳ vọng sau khi trả cổ tức: 61.500 đồng/cổ phiếu

Giả sử, trong cuộc họp Hội đồng quản trị, nhiều cổ đơng chủ chốt nói rằng họ chưa
cần nhận cổ tức, tại sao công ty không giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư? Ban điều hành
công ty trả lời rằng các dự án đầu tư của họ không đủ khả năng sinh lời để trang trải tỷ
suất lợi nhuận yêu cầu của cổ đông. Một thành viên trong ban điều hành đề nghị thay
vì trả cổ tức, thì dùng 63.668.150.000 đồng lợi nhuận này sẽ được sử dụng để mua lại
cổ phiếu của công ty. Bằng cách này, giá cổ phiếu có thể tăng như là kết quả đầu tư
vào chính nội bộ cơng ty. Điều này được minh họa như sau:
Giả sử, cổ phiếu được mua lại bằng với mức giá thị trường là 61.500 đồng cộng với
cổ tức dự kiến trả 3.500 đồng, tức là bằng 65.000 đồng.
Với mức giá này, số cổ phần được mua lại là 63.668.150.000/65.000 = 979.510 cổ
phần.


Sau khi mua lại, lợi nhuận rịng vẫn khơng đổi nhưng số cổ phần đang lưu hành giảm
đi nên EPS tăng lên:
Trước khi mua lại EPS = 102.031.189.705 / 18.190.900 = 5.609 đồng
Sau khi mua lại EPS = 102.031.189.705 / (18.190.900 – 972.033) =5.926 đồng
Giả sử tỷ số P/E vẫn là 10,96, giá cổ phiếu sau khi mua lại bằng 5.926 * 10,965 =
65.000 đồng tăng lên 3.500 đồng so với giá trước khi mua lại là 61.500 đồng
Kết quả này cho thấy việc mua lại cổ phiếu mang lại kết quả giống như là trả cổ tức
cho cổ đông. Nếu trả cổ tức thì cổ đơng nhận được 3.500 đồng/ cổ phiếu cộng với
61.500 đồng bằng đúng 65.000 đồng như là trường hợp công ty không trả cổ tức mà
thay bằng mua lại cổ phiếu.


KẾT LUẬN
Qua tìm hiểu về các chính sách cổ tức và cách thức áp dụng những chính sách của
những doanh nghiệp thì ta có thể thấy việc trả cổ tức cao hay thấp sẽ tác động đến thu
nhập thực tế ở hiện tại và tiềm năng tăng trưởng thu nhập trong tương lai của cổ đơng.
Do vậy, chính sách cổ tức thực chất là giải quyết mối quan hệ giữa thu nhập hiện tại

và tăng trưởng tương lai. Bên cạnh đó chính sách cổ tức cũng có tầm quan trọng đối
với lợi ích cổ đơng và sự phát triển của công ty do vậy doanh nghiệp cần phải căn cứ
vào tình hình kinh doanh, tình hình tài chính và xu thế phát triển để lựa chọn một
chính sách cổ tức phù hợp cho doanh nghiệp.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]

PGS.TS Nguyễn Minh Kiều (2010-2013), Tài Chính Doanh Nghiệp căn bản

[2]

Cơng ty cổ phần sữa Việt Nam

/>Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế Domesco
/>[3]

[4]

Công ty cổ phần Sonadezi Long Thành />
cong-ty-co-phan-sonadezi-long-thanh.chn



×