Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

THCK6 NGUYEN DO THUY NGAN KTGHP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.7 KB, 8 trang )

ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI

BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN
MÔN: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT

Giáo viên: TRẦN DƯƠNG QUỐC HOÀ
SV: NGUYỄN ĐỖ THÚY NGÂN
LỚP: TIỂU HỌC C – K6


NĂM HỌC : 2018 – 2019
Yêu cầu 1: Xem xét – đánh giá việc thực hiện 3 nguyên tắc dạy học
Tiếng Việt ở trường tiểu học
1. Nguyên tắc phát triển tư duy
- Trong mọi giờ học đều phải chú ý rèn các thao tác tư duy. Đó là các thao
tác phân tích, so sánh, khái quát, tổng hợp... Đồng thời phải chú ý rèn
luyện cho các em phẩm chất tư duy nhanh, chính xác và tích cực...
- Phải làm cho HS thông hiểu được ý nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ.
- Phải tạo điều kiện cho học sinh nắm được nội dung các vấn đề cần nói và
viết trong môi trường giao tiếp cụ thể và biết thể hiện nội dung này bằng
các phương tiện ngôn ngữ.
VD:
 Trong phân mơn Tập đọc “ Người tìm đường lên các vì sao” từ ý nghĩa
của câu chuyện, GV hỏi HS về mục tiêu của mình trong năm học này và
cách thực hiện mục tiêu ấy như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất.
 Trong phân môn Tập làm văn “Kể về thầy cơ giáo em”, ngồi những đặc
điểm bắt buộc như hình dáng, khn mặt, tính cách, …thì HS có thể thêm
những đặc điểm mà HS coi đó là nét riêng của thầy cô giáo.
 Trong phân môn Luyện từ và câu “Mở rộng vốn từ: từ ngữ về đồ dùng và
công việc trong nhà”: HS kể thêm các đồ dùng và công việc trong nhà
mà HS đã từng thấy, từng làm.


Tuy nhiên, hầu như chỉ thực hiện nguyên tắc tư duy này trong phân mơn Luyện
từ và câu vì HS được thực hành các bài tập và mở rộng thêm vốn kiến thức
xung quanh giúp trẻ dễ nhớ bài, khắc sâu kiến thức. Các phân mơn như Tập
đọc, Chính tả, Tập làm văn nội dung bài học thường được GV đóng khung,
khơng mở rộng bên ngồi nhiều và khơng có cơ hội để HS vận dụng các nơi
dung mình đã học trong các môi trường cụ thể.
2. Nguyên tắc giao tiếp (nguyên tắc phát triển lời nói)
- Việc lựa chọn và sắp xếp nội dung dạy học phải lấy hoạt động giao tiếp
làm mục đích, tức là hướng vào hình thành các kĩ năng nghe, nói, đọc,
viết cho HS.
- Xem xét các đơn vị ngôn ngữ trong hoạt động hành chức, tức là đưa
chúng vào các đơn vị lớn hơn. Ví dụ xem xét từ hoạt động trong câu như
thế nào, câu ở trong đoạn trong bài ra sao.


- Phải tổ chức hoạt động nói năng của HS để dạy Tiếng Việt, nghĩa là phải
sử dụng giao tiếp như một phương pháp dạy học chủ đạo ở tiểu học.
VD:
Trong tất cả phân môn của Tiếng Việt, HS đều thực hiện phương pháp giao tiếp
là chủ yếu. Có thể là giao tiếp giữa GV – HS, giữa các bàn cùng bàn, cùng
nhóm để trao đổi tìm ra hướng giải quyết các yêu cầu của bài học.
 Tập đọc “Ông Trạng thả diều”: HS hoạt động nhóm đơi, đọc cho nhau
nghe, nhận xét và sửa lỗi phát âm cho bạn.
 Chính tả “Người chiến sĩ nghị lực”: GV giao tiếp với HS để nhấn mạnh
các từ khó giúp HS viết đúng chính tả.
 Luyện từ và câu “Từ đồng âm”: HS trả lời các câu hỏi, HS khác nhận xét.
 Kể chuyện “Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia”: HS kể trước lớp
cho các bạn nghe về câu chuyện mình đã được chứng kiến hoặc tham gia,
HS khác nhận xét về giọng đọc, cách kể chuyện và nội dung câu chuyện.
 Tập làm văn “Kể về gia đình em”: HS kể cho bạn kế bên nghe về gia

đình của mình gồm bao nhiêu thành viên, kể về từng thành viên và tình
cảm của em đối với gia đình.
 Vẫn tồn tại việc GV làm dùm HS vì sợ HS làm sai sẽ mất thời gian.
Như vậy, GV đang làm cho HS có thái độ ỷ lại, khơng có chí phấn đấu
trong học tập.
3. Nguyên tắc chú ý tâm lí và trình độ Tiếng Việt vốn có của học sinh
- Dạy Tiếng Việt phải chú ý đặc điểm tâm lí HS, đặc biệt là bước chuyển
khó khăn từ hoạt động chủ đạo là hoạt động vui chơi sang hoạt động học
tập.
- Việc học Tiếng Việt phải dựa trên sự hiểu biết chắc chắn về trình độ tiếng
mẹ đẻ vốn có của HS.
Trong các tiết học, hầu như chiếm 90% là hoạt động học tập nên sẽ không tránh
khỏi sự chán nản, thiếu tập trung của HS. Vì vậy, GV phải biết tâm lí, đặc điểm
của từng HS, tổ chức các trị chơi, hoạt động bổ ích, lồng ghép tranh, ảnh, mơ
hình vào bài học để các em cảm thấy hứng thú với việc học, giúp HS phát triển
năng lực bản thân.
Với vốn trình độ tiếng mẹ đẻ của HS, GV hãy để HS tự do trình bày, từ đó nhận
ra những thiếu sót về kiến thức, kĩ năng của HS, bổ sung những phần thiếu sót
ấy và bồi dưỡng thêm cho HS những kiến thức mới.


* Các tiêu chí đánh giá của 1 tiết dạy tích cực
- Mọi HS đều được tham gia vào các hoạt động
VD: Trong phân môn Tập đọc, các HS được tham gia đọc nối tiếp các đoạn
trong bài và tham gia tìm ra câu trả lời.
Tuy nhiên, vẫn cịn một số hạn chế trong việc tổ chức hoạt động, hầu như chỉ tổ
chức hoạt động cho cá nhân có học lực khá, giỏi, cịn các HS có học lực yếu
hơn sẽ được các HS có học lực tốt kèm thêm vào giờ ra chơi hoặc cuối giờ một
số ngày qui định trong tuần.
- Tự HS sản sinh ra trí thức.

GV là người hướng dẫn, tổ chức các hoạt động để HS xây dựng được các yêu
cầu của bài học, sau đó HS sẽ là người tổng hợp lại kiến thức ấy và GV là người
chốt lại các kiến thức đã học để khắc sâu kiến thức cho HS.
VD: Trong phân mơn Học vần Ơn – Ơn: HS sẽ tự nêu trong từ con chồn, sơn ca
có tiếng nào ta đã học và tiếng nào chưa được học, sau đó rút ra vần chưa được
học và tìm thêm các từ chứa tiếng có vần ơn, ơn.
- Khơng khí lớp học sinh động, vui vẻ, thoải mái.
GV hoặc HS sẽ tự tổ chức các hoạt động vui chơi, trò chơi để HS hứng thú với
các hoạt động học tập tiếp theo và tiếp thu bài học một cách dễ dàng.
VD: Trong phân môn Luyện từ và câu “Mở rộng vốn từ: Ý chí – Nghị lực”: GV
cho HS hoạt động nhóm thực hiện BT1 bằng trò chơi Gắn lá cho cây, HS sẽ ghi
các từ vào các lá sau đó gắn vào cây phù hợp.
Cây thứ nhất: Chí có nghĩa là rất, hết sức (biểu thị mức độ cao nhất).
Cây thứ hai: Chí có nghĩa là ý muốn bền bỉ theo đuổi theo mục đích tốt đẹp.
Yêu cầu 2:
- Liệt kê các băn khoăn, thắc mắc của bản thân khi tiếp cận thực tế với
các tiết dạy học Tiếng Việt ở trường tiểu học.
- Thử đưa ra lí giải (nếu thấy “lạ”) hoặc đề xuất các ý tưởng về giải
pháp khắc phục (nếu thấy bất cập).


1. Các băn khoăn, thắc mắc của bản thân khi tiếp cận thực tế với các
tiết dạy học Tiếng Việt ở trường tiểu học.
- Tập đọc: Ln có phần đọc diễn cảm 1 câu, 1 đoạn hay cả bài trong kế
hoạch dạy học nhưng hầu như HS không được GV tổ chức thực hiện hoạt
động này trong các tiết học hằng ngày.
- Tập làm văn: Các bài văn thường bị đóng khung nội dung, giống ý tưởng,
HS khơng có cơ hội thể hiện sự sáng tạo trong ý tưởng, cách diễn đạt
trong bài văn.
- Chính tả: GV đã nhắc trước các từ khó, từ dễ sai chính tả nhưng hầu như

khi viết HS đều sai những từ đó.
- HS thường thích Tốn hơn Tiếng Việt.
- Lượng HS đơng (56 HS), khó quản lí, bao qt và sửa bài chi tiết cho
từng HS.

2. Thử đưa ra lí giải (nếu thấy “lạ”) hoặc đề xuất các ý tưởng về giải
pháp khắc phục (nếu thấy bất cập).
- Thường xuyên tổ chức cho HS thi đua đọc diễn cảm để HS có khả năng
đọc diễn cảm, từ đó có khả năng tiếp thu bài nhanh hơn.
- GV hướng dẫn HS xây dựng dàn bài những ý chính khơng thể thiếu trong
bài, HS sẽ phát triển các ý chính đó theo khả năng của bản thân.
- Tổ chức các hoạt động, trị chơi lơi cuốn HS để dẫn vào bài hoặc trong
hoạt động củng cố, tạo cho trẻ sự thích thú khi học mơn Tiếng Việt.






Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×