Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

DHTHAK6NGUYEN THI THUY DIEMKTGHP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.05 KB, 6 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI
KHOA SƯ PHẠM TIỂU HỌC – MẦM NON
_______________________

BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN
MÔN: PPDH TIẾNG VIỆT 1

Đồng Nai, ngày 6 tháng 12 năm 2018.

GIÁO VIÊN: Th.s TRẦN DƯƠNG QUỐC HÒA
SINH VIÊN: NGUYỄN THỊ THÙY DIỄM
LỚP: ĐẠI HỌC SP TIỂU HỌC A – K6
MSSV: 1161070016

Năm học 2018 - 2019

GVHD: Phan Thanh Viễn
GSTT: Nguyễn Công Quang


Sau 4 tuần thực tập ở ngôi trường Tiểu học Cây Gáo A - lớp 2/6, em đã được
học tập rèn luyện về kiến thức, đặc biệt là kĩ năng cần thiết của một giáo viên tiểu
học. Từ đó em rút ra cho bản thân nhiều bài học kinh nghiệm để phục vụ cho công
tác giảng dạy sau này. Em nhận thấy Tiếng Việt là một môn rất quan trọng, là nền
tảng cho học sinh phát triển về nhiều mặt; vì vậy giáo viên cần phải đảm bảo thực
hiện được các nguyên tắc dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học.
1. Xem xét – đánh giá việc thực hiện 3 nguyên tắc dạy học Tiếng Việt ở
trường Tiểu học ( Nguyên tắc phát triển tư duy; Nguyên tắc giao tiếp;
Nguyên tắc chú ý đến tâm lý và trình độ Tiếng Việt vốn có của học sinh Tiểu
học)


 Nguyên tắc phát triển tư duy
Trong mọi tiết dạy giáo viên đã đảm bảo yếu tố hình thành tư duy cho học
sinh, để học sinh luôn trong trạng thái tư duy thông qua các câu hỏi mà giáo viên
đặt vấn đề, những câu hỏi học sinh còn vướng mắc. Học sinh cùng nhau trao đổi
giải quyết các câu hỏi, vấn đề thắc mắc của các phân môn qua việc sử dụng các
thao tác tư duy: phân tích, so sánh, khái quát, tổng hợp…
- Ở phân môn Tập đọc: Giáo viên đưa ra thêm một số câu hỏi mở rộng, tình
huống để phân loại khả năng nhận thức và tư duy của từng đối tượng học sinh.
Học sinh thắc mắc về nghĩa của từ mới, tự rút ra ý nghĩa của bài và liên hệ với
thực tế cuộc sống. Ví dụ: Học bài “ Cây xồi của ơng em” (Sgk lớp 2 – tr.89) học
sinh sẽ giải nghĩa được các từ mới “lẫm chẫm, đu đưa, đậm đà, trảy”; Bài học nói
đến tình cảm của hai mẹ con đối với người ông đã mất, phải ghi nhớ công ơn của
người đi trước “Ăn quả nhớ người trồng cây”; Trong cuộc sống phải hiếu thảo với
ông bà, cha mẹ.
- Phân mơn chính tả: Học sinh tự đưa ra quy tắc viết chính tả, những lưu ý: phải
viết hoa đầu đoạn thụt vào đầu 1 ô ly, viết hoa tên riêng hoặc sau dấu chấm,… ví
dụ: Nghe viết bài “Ngày lễ” ( Sgk lớp 2 – tr.79) học sinh biết viết hoa tên của các
ngày lễ như Ngày Quốc tế Lao động,..
- Phân môn Luyện từ và câu: Học sinh tư duy đặt câu “Ai là gì?”, “Ai làm gì?”,
phân biệt và sử dụng từ ngữ. Ví dụ: Học bài Mở rộng vốn từ: Từ ngữ về đồ dùng
(Sgk lớp 2 – tr.90) học sinh được tư duy tìm và sử dụng các từ ngữ chỉ đồ dùng và
những cơng việc trong gia đình.


- Phân môn Tập làm văn: Học sinh tư duy sáng tạo bài viết của bản thân. Ví dụ:
“ Em hãy viết một bức thư ngắn thăm hỏi ông bà (Sgk lớp 2 – tr.94) học sinh thỏa
sức tư duy phát triển ý văn, mạch cảm xúc của mình.
 Nguyên tắc giao tiếp
Trong mọi tiết dạy, giáo viên đều đảm bảo nguyên tắc giao tiếp, giáo viên sử
dụng giao tiếp như một phương pháp dạy học chủ đạo ở tiểu học.

- Giao tiếp giữa giáo viên với học sinh: Giáo viên đặt câu hỏi – học sinh trả lời
câu hỏi và thắc mắc bài học – giáo viên giải đáp thắc mắc, nhận xét tiết học và
khen ngợi học sinh. Thơng qua các hoạt động giao tiếp hình thành các kĩ năng
nghe – nói – đọc – viết cho học sinh.
- Giao tiếp giữa học sinh với học sinh: Học sinh được trao đổi, thảo luận các
câu hỏi theo nhóm đơi, nhóm lớn, nói cho nhau nghe về chủ đề luyện nói,… từ đó
giúp học sinh phát huy kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng giao tiếp, trình bày một
vấn đề,…Ví dụ: Ở phân mơn Tập đoc, Chính tả, Luyện từ và câu việc thảo luận
nhóm giúp các em trao đổi ý kiến, phát hiện lỗi sai của bạn và tự chữa lỗi cho bản
thân, học hỏi thêm từ ý kiến của các bạn, thống nhất ý kiến chung của nhóm. Ở
phân mơn Tập làm văn, học sinh được giới thiệu về bản thân, gia đình, lớp học,
bạn bè,… theo mục đích nhất định của từng bài, học sinh được luyện tập các kĩ
năng ứng xử trong các hoàn cảnh giao tiếp khác nhau.
 Nguyên tắc chú ý đến tâm lý và trình độ Tiếng Việt vốn có của học sinh
Ở các tiết dạy, giáo viên đã đảm bảo nguyên tắc này
- Giáo viên chú ý đến đặc điểm tâm lý của học sinh, bước chuyển khó khăn từ
hoạt động chủ đạo là hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập.
- Giáo viên thường mở đầu các tiết học bằng một bài hát hoặc tổ chức cho cả
lớp chơi một trò chơi nhỏ lồng ghép kiểm tra bài cũ hoặc dẫn vào bài mới để tạo
hứng thú ban đầu cho học sinh. Giáo viên bao quát lớp học, quan sát thấy học sinh
không tập trung sẽ thay đổi không khí bằng một trị chơi, câu đố vui,.. liên quan
đến bài học.
- Giáo viên chú ý đến trình độ vốn có của học sinh theo từng lớp, từng vùng
miền khác nhau để định nội dung, kế hoạch và phương pháp dạy học.
+ Phân môn Tập đọc, những phần đọc câu dài hay trả lời câu hỏi, bài tập khó
giáo viên sẽ không mời những học sinh đọc chậm, tư duy chậm để trả lời, vì như


vậy sẽ làm ảnh hưởng đến thời gian của tiết học. Giáo viên sẽ dành thời gian
luyện đọc cho những học sinh đó vào giờ ra chơi hoặc cho học sinh luyện đọc

nhóm để các bạn rèn đọc và sửa lỗi âm vần, phát âm cho nhau.
+ Những học sinh hay viết sai chính tả hoặc phát âm sai nhiều ở các tiết chính
tả, tập đọc, giáo viên sẽ lưu ý kèm cặp học sinh viết và đọc nhiều hơn.
+ Đối với những học sinh nhút nhát, thiếu tự tin, giáo viên thường chú ý mời
những học sinh này trả lời, nêu nhận xét với những lời khen ngợi, động viên khéo
léo, khi học sinh trả lời giáo viên sẽ đứng cạnh để dẫn dắt.
+ Đối với những học sinh hiếu động, không tập trung hay mất trật tự, giáo viên
sẽ thường xuyên mời những em này tham gia trả lời, nhận xét phần đọc,trả lời của
các bạn để giúp trẻ tăng khả năng tập trung vào bài học.
+ Đối với học sinh hịa nhập, khuyết tật, giáo viên ln chú ý, quan tâm và dành
những lời khen ngợi để khích lệ tinh thần học tập của các em.
- Giáo viên đã phát huy tính chủ động của học sinh trong các tiết học thông qua
các hoạt động của bài học.
 Các tiết dạy Tiếng Việt ở trường Tiểu học theo các tiêu chí của 1 tiết
dạy tích cực, đổi mới phương pháp dạy học theo thông tư 22 hợp nhất với
văn bản 03.
- Đổi mới phương pháp dạy – học thơng qua cách tổ chức các hình thức tổ
chức dạy học lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên chỉ là người hướng dẫn.
- Trong tiết học giáo viên đưa ra các câu hỏi với mức độ khó tăng dần từ biết –
hiểu – thực hành – vận dụng.
- Đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp dạy học theo nghiên cứu bài học, giáo
viên đã vận dụng đưa được trò chơi vào học tập và từng bước giúp HS phát huy
vai trò tự học, tạo cho tiết học trở nên sinh động, học sinh hứng thú học tập, hiệu
quả tiết học cao. Qua các tiết học đó em càng hiểu rõ : Các em muốn gì? Các em
có thể làm được những gì? Và giáo viên cần hỗ trợ điều gì cho HS trong quá trình
tổ chức các hoạt động học tập.
2. Những băn khoăn, thắc mắc của bản thân khi tiếp cận thực tế với các
tiết dạy học Tiếng Việt ở trường Tiểu học.
 Bên cạnh việc học hỏi những kinh nghiệm giảng dạy của thầy cô qua các tiết
dạy Tiếng Việt ở trường Tiểu học bản thân em có những thắc mắc khi lần đầu

được tiệp cận với thực tế em cảm thấy những kiến thức được học ở trường đại học
có vài điểm chưa sát với thực tế ở trường tiểu học:


- Soạn giáo án: giáo án ở trường tiểu học khác với giáo án em được hướng dẫn
ở trường đại học, giáo án em soạn thực tập giảng dạy phải ghi đầy đủ các hoạt
động, trong hoạt động phải có mục tiêu, cách tiến hành cụ thể. Phải ghi cả lời dẫn,
những chi tiết cụ thể dù là nhỏ nhất. Như vậy có cần thiết lắm khơng ?
- Giáo viên cị phụ thuộc q nhiều vào sách giáo khoa. Ví dụ: Ở phân mơn
Chính tả, Luyện từ và câu, giáo viên vẫn yêu cầu học sinh quan sát sách và làm
các bài tập, chưa ra thêm các bài tập ngoài, ít tổ chức trò chơi để tạo hứng thú học
tập cho học sinh, chưa liên hệ với thực tế nhiều. Điều này đã phù hợp với 1 tiết
dạy tích cực chưa ạ?
- Giáo viên ít trình bày nội dung trên bảng. Điều này có phù hợp hay khơng?
- Trong q trình giảng dạy, giáo viên thường chưa dạy theo giáo án, lược bỏ
một số bước: kiểm tra bài cũ, củng cố bài mới. Điều này sẽ ảnh hưởng như thế nào
đến kiến thức của học sinh? Liệu 35 phút có đủ cho tất cả các hoạt động dạy và
học? Học sinh tiếp thu bài học có đảm bảo mục tiêu đã đặt ra không?
 Qua những thắc mắc trên bản thân em có đưa ra một số giải pháp để giải
quyết như:
- Khi dạy các bài, đặc biệt là dạng bài ôn tập, giáo viên nên thay đổi một số đề
bài, lượng bài tập, chú trọng vào những dạng bài mà lớp còn sai nhiều để khắc
phục các lỗi thường gặp, rèn cho học sinh kĩ năng giải quyết vấn đề.
- Khi giảng dạy, giáo viên có thể thay đổi nội dung, thứ tự các hoạt động mà
vẫn đảm bảo mục tiêu đặt ra.
Ví dụ: Ở phân mơn Luyện từ và câu, bài tập đặt câu thường nằm ở hoạt động
cuối nhưng giáo viên có thể khéo léo để học sinh thực hiện phần đặt câu trước, các
câu học sinh đặt sẽ liên quan đến nội dung bài học sau đó giáo viên dẫn dắt vào
bài mới.
- Muốn dạy một tiết học được hồn thiện thì phải lên ý tưởng cho giáo án, thực

hiện hóa ý tưởng đó bằng cách soạn giáo án và phải chỉnh sửa cho thật phù hợp
với trình độ học sinh, luyện tập thật nhiều để có thể làm tốt chuẩn kiến thức và
đúng thời gian tiết dạy cho phép. Mỗi tiết dạy phải áp dụng được nhiều phương
pháp, hình ảnh trực quan sinh động tạo hứng thú cho học sinh. Khi áp dụng công
nghệ thông tin phải khai thác tối đa tiềm năng vốn có từ nó: đó là những hình ảnh
sống động, những đoạn Clip video thực tế giúp học sinh hiểu và nhớ bài lâu hơn.
- Giáo viên phải lồng ghép được các nội dung như kĩ năng sống, liên hệ thực
tế,... sao cho hợp lý và phát huy được tính tích cực của học sinh.


Trên đây là nội dung trình bày về việc nhận xét, đánh giá các tiết học Tiếng
Việt ở trường tiểu học qua chuyến đi thực tập đợt 1 cũng như những băn
khoăn, thắc mắc mà em còn nhiều điều chưa hiểu, chưa rõ. Một số biện pháp
khắc phục mà cá nhân em đưa ra vẫn cịn nhiều thiếu sót. Em mong thầy
xem xét giải quyết những băn khoăn, thắc mắc và chỉnh sửa những thiếu sót
trong bài làm của em.
Em xin chân thành cảm ơn!
Đồng Nai, ngày 6 tháng 12 năm 2018.
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Thùy Diễm



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×