Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

THCK6Nguyen Thi Quynh NhuKTGHP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.7 KB, 5 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI

PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC TIẾNG VIỆT 1
Năm học: 2018 - 2019

BÀI: KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN
GVGD: Trần Dương Quốc Hòa
Sinh viên: Nguyễn Thị Quỳnh Như
Lớp: Tiểu học C – Khóa 6


Qua quá trình thực tập đợt 1 tại trường Tiểu học, em được phân công vào lớp 1
được quan sát và học hỏi em nhận thấy được một số điều như sau:
Vấn đề 1: Xem xét – đánh giá việc thực hiện 03 nguyên tắc dạy học Tiếng Việt
ở trường tiểu học
 Nguyên tắc phát triển tư duy: Nguyên tắc này là yếu tố quan trọng nhất
trong các tiết học để tạo tạo điều kiện cho học sinh tư duy liên tục trước hết
các câu lệnh giáo viên đưa ra ngắn gọn dễ hiểu hoặc làm mẫu sau mỗi yêu
cầu để học sinh nắm bắt được mình phải làm gì
 Vd: Bài tập đọc Văn hay chữ tốt lớp 4 để nêu được ý chính của đoạn 1
(Thuở đi học … đến xin sẵn lòng) giáo viên phải đặt ra loạt câu hỏi (Vì
sao thuở đi học Cao Bá Quát thường bị điểm kém? Bà cụ hàng xóm nhờ
ơng làm gì? Thái độ của Cao Bá Quát ra sao khi nhận lời giúp bà cụ hàng
xóm?) để học sinh tìm hiểu trả lời và tổng hợp lại ý chính của đoạn.
 Vd: Phân môn học vần của lớp 1 giáo viên thường đặt những câu hỏi
( Hãy phân tích cho cô vần …, để được tiếng … cô cần ghép thêm âm
gì?) Quá trình diễn ra việc hỏi của giáo viên và việc trả lời câu hỏi đó của
học sinh luôn đảm bảo được diễn ra trong các tiết học. Điều đó địi hỏi
học sinh ln phải tư duy liên tục, phân tích được từ đó hay tiếng đó có


những âm, vần nào.
 Nguyên tắc giao tiếp
Trong các tiết dạy học giáo viên luôn đảm bảo nguyên tắc này được thực
hiện, phát huy được tính tích cực trong mơt tiết học trong việc học sinh luôn
phải quan sát và lắng nghe xem bạn mình dang trả lời những gì hay cơ giáo
đang u cầu gì và thực hiện theo
 Vd: Phần KTBC của lớp 1 phân môn học vần giáo viên yêu cầu học sinh
viết một từ chứa tiếng có vần đã học. Sau đó giáo viên mới 5 – 6 học
sinh lên giơ bảng tự giới thiệu từ mình đã viết, học sinh dưới lớp sẽ đặt
câu hỏi ( thay vì giáo viên ): Tiếng nào của bạn chứa vần đã học ? Điều
đó vừa đảm bảo học sinh hiểu kiến thức cũ và sự tập trung của cả lớp
 Vd: Trong môn Tập đọc hoạt động luyện đọc, nhận xét giữa học sinh với
nhau được chú trọng rất nhiều. Hay phân môn học vần ( tiết 2 ) giáo viên
chỉ là người gợi ý câu hỏi cho chủ đề nói. Tiếp đó là những câu hỏi liên
hệ cá nhân học sinh tự lên bảng nói về các hoạt động của mình và các
bạn dưới lớp được đặt câu hỏi ngược lại cho người nói ( bài in – un tiết 2


luyện nói tranh vẽ lớp học có một bạn học sinh đang đứng đeo cặp với
vẻ mặt buồn vì đi học muộn => giáo dục học sinh nói lời xin lỗi. Sau đó
giáo viên cho 2 -3 cặp lên trước bảng nói về những lần mắc lỗi của
mình. Học sinh dưới lớp được thắc mắc và đặt câu hỏi lại cho bạn
mình). Học sinh hồn tồn chủ động trong các hoạt động mà giáo viên
chỉ là người trợ giúp
 Nguyên tắc chú ý đến tâm lí và trình độ Tiếng Việt vốn có của HSTH
Hầu như trong bất cứ tiết học nào cũng vậy khơng riêng mơn Tiếng Việt đều
có phần thư giãn góp phần giảm đi sự căng thẳng trong một tiết học. Phần
thư giãn đó có thể là bài hát hoặc trò chơi mà đa phần giáo viên đều chọn bài
hát để đảm bảo thời gian tiết học. Mặc khác, thay vì học sinh phải tập trung
làm những bài tập nguyên bản thì giáo viên đã biến tấu thành những trị chơi

và câu chuyện gợi sự tị mó của học sinh.
 Vd: Phân mơn học vần ngồi việc phải theo quy trình thì giáo viên biến
tấu đi ở phần từ ứng dụng bằng trị chơi. Lợi ích của nó làm tiết học sơi
nổi hơn ngồi ra học sinh cịn biết được nhiều từ hơn có chứa âm, vần đã
học ngồi 4 từ có sẵn. Ngồi ra giáo viên chú ý đến trình độ Tiếng việt
của từng em trong cách lắng nghe các em đọc và sửa ngay tại chỗ hay
việc giải thích nghĩa của từ giáo viên thường sử dụng tình huống và hình
ảnh nhiều hơn là giải thích bằng định nghĩa.
 Vd: Phân mơn Luyện từ và câu bài từ ngữ về đồ dùng và công việc nhà
giáo viên đã mở đầu bài học bằng câu chuyện có 2 cậu bé đi lạc vào rừng,
đi mãi mà vẫn không thấy đường về nhà. Hai cậu bé đã khóc rất to thế là
có một bà phụ thủy xuất hiện và giúp đỡ 2 cậu với điều kiện giúp bà tìm
một số đồ vật đã bị lạc mất. Đó là cách giáo viên cho học sinh làm bài tập
nhưng khơng biết mình đang làm bài tạo sự hứng thú cho học sinh khi
tham gia tiết học.
- Những ví dụ em lấy ở trên đều là những tiết học em được tham dự. Các
cách mà giáo viên thực hiện tôi cảm thấy hay và cần học hỏi. Các tiết học
đều theo tiêu chí của một tiết học tích cực.
 Trong các tiết dạy đều lấy học sinh làm trung tâm.
 Trong phân môn Luyện từ và câu, giáo viên sẽ không cho học sinh làm
bài một cách cứng nhắc hay tạo mỗi bài tập là một trò chơi riêng lẻ mà
giáo viên tạo thành một câu chuyện xuyên suốt bài. Mỗi một bài là một
thử thách mà nhân vật trong câu chuyện phải thực hiện. Điều đó đảm
bảo một tiết học tích cực, học sinh khơng sử sụng SGK, học sinh tự nói
ra được kiến thức và học sinh khơng biết là mình đang làm bài tập.


 Với phân môn học vần và môn tập đọc học sinh ln phải sử dụng SGK
và biết là mình đang làm bài tập nhưng hầu như các hoạt động tự học
sinh điều khiển trong việc nói, hỏi, nhận xét bạn mình. Đảm bảo việc

lấy học sinh làm trung tâm lớp học.
Vấn đề 2: Các băn khoăn, thắc mắc của bản thân khi tiếp cận thực tế
với các tiết dạy học Tiếng Việt ở trường tiểu học.
Trường học
- Giáo án phơng chữ 13
- Giáo án có câu “Sau khi học xong
bài này học sinh cần đạt được”
- Giới thiệu bài mới của phân mơn
học vần bằng từ có tiếng chứa vần
sắp học ( nếu có ) thì lấy từ khác
với từ trong bài tránh sự nhàm
chán

Thực tế
- Giáo án phông chữ 14
- Giáo án khơng có
- Giới thiệu bài mới của phân mơn
học vần bằng từ có tiếng chứa
vần sắp học ( nếu có ) phải lấy từ
trong bài ( Ví dụ: Bài ân – ă – ăn
khơng được lấy từ trái mận để
giới thiệu vần mới nếu có thì
phải lấy từ trong bài)

- Bảng thống kê trên cho thấy một vài điểm khác nhau giữa các tiết học ở
trường và thực tế. Em không biết cái nào nên được áp dụng cho đúng.
- Ngồi ra, cịn một điểm thắc mắc nữa đó là trong các hoạt động nhóm của
phân môn luyện từ và câu và phân môn học vần ( phần từ ứng dụng – gạch
chân các tiếng chứa vần đã học ) giáo viên thường cho một học sinh lên làm
bảng phụ còn các bạn học sinh dưới lớp vẫn hoạt động nhóm bình thường.

Liệu rằng kỹ năng làm việc nhóm có được phát huy tối đa cho học sinh làm
bảng phụ. Thay vì vậy giáo viên khơng nhất thiết sử dụng bảng phụ mà có
thể dùng trực tiếp bài làm nhóm của học sinh để sửa hoặc chuẩn bị đáp án đã
được chuẩn bị treo lên cho học sinh so sánh bài làm và chấm chéo.
- Học vần và tập đọc là hai phân mơn đều có quy trình riêng của nó, bắt buộc
người dạy phải tn theo trình tự các bước của một tiết học.Nếu như phân
mơn học phần có phần từ ứng dụng có thể biến tấu được thì phân mơn tập
đọc hầu như là không thể thay đổi hay làm khác đi bước nào trong quy trình
dạy. Nhưng đối với những bài thơ của mơn tập đọc ở phần học thuộc thơ
thay vì giáo viên làm khuyết các chỗ trống xong cho học sinh đọc nối tiếp để
hồn thành thơ thì giáo viên có thể tạo ra trò chơi “vượt chướng ngại vật”.
Chia lớp ra làm 2 đội, đội nào vượt qua được nhiều chướng ngại vật hơn đội
đó sẽ chiến thắng ( lượt chơi đầu tiên sẽ quyết định bằng hình thức kéo búa


bao, sau đó người chơi đầu tiên sẽ chỉ định bất kì bên đội bạn, cứ tiếp như
vậy cho đến hết, đội nào không trả lời được sẽ bị mất lượt ).Mỗi chướng
ngại vật sẽ là một đoạn thơ bất kì bị khuyết một vài chỗ trống, nó u cầu
học sinh phải hồn thành bài thơ. Hình thức này vừa tạo khơng khí lớp học
vừa có sự thi đua khác với hình thức cũ học sinh sẽ ù lì hơn.
Trên đây là phần trình bày về việc nhận xét, đánh giá các tiết học Tiếng
Việt ở trường tiểu học qua chuyến đi thực tế kiến tập lần 1 cũng như
những thắc mắc bất cập mà em còn nhiều điều chưa biết, chưa hiểu. Một
số biện pháp đưa ra để khắc phục những bất cập có thể cịn nhiều thiếu sót.
Kính mong thầy xem và giải đáp những thắc mắc cũng như những cách lại
quyết em đưa ra liệu có ổn chưa. Em xin chân thành cảm ơn.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×