Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

THCK6NGUYENQUYNHNHUYKTGHP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.53 KB, 8 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI

BÀI KIỂM TRA GIỮA
HỌC PHẦN
SINH VIÊN : NGUYỄN QUỲNH NHƯ Ý
LỚP: ĐẠI HỌC TIỂU HỌC C- K6
MÔN : PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT 1
GIẢNG VIÊN: TRẦN DƯƠNG QUỐC HÒA

Năm học: 2018 – 2019


Trải qua đợt thực tập đầu tiên, thời gian tiếp cận thực tế chỉ hơn một tháng
ngắn ngủi, nhưng bản thân em cảm thấy rằng: để đạt kết quả tốt trong cơng
tác giảng dạy địi hỏi người giáo viên phải trang bị cho mình một vốn kiến
thức sâu rộng “ hiểu mười dạy một” phải có sự chuẩn bị về đồ dùng, phương
tiện dạy học thật tốt, giáo án cần phải soạn thật kĩ, cụ thể, chi tiết, trước khi
giảng dạy chính thức phải nắm chắc các trình tự lên lớp, cách tiến hành và
các phương pháp đã vận dụng. Đồng thời phải biết linh hoạt trong quá trình
giảng dạy, xử lí các tình huống sư phạm khéo léo, khơng làm ảnh hưởng đến
học sinh, đến tiết học, đảm bảo phân bố thời gian tiết dạy hợp lí, nắm vững
nội dung, kiến thức.Thường xuyên trau dồi kiến thức mới, không ngừng tìm
tịi các phương pháp dạy học mới, khả năng ứng dụng cao; rèn luyện, trau
dồi đạo đức nghề nghiệp,... để sau này ra trường có thể đáp ứng yêu cầu của
xã hội. Trang bị cho mình những kiến thức lí luận vững chắc để khi thực
hành sẽ đạt kết quả tốt. Người giáo viên cũng cần có một niềm tin, lí tưởng
vững vàng, tốt đẹp và một tinh thần kiên định để sau này làm tốt công tác
giáo dục tư tưởng cho học sinh. Chuẩn bị tâm thế thật tốt để sau này ra
trường tiến hành công tác giảng dạy, bản thân em không phải ngỡ ngàng và
chuẩn bị thật chu đáo để kết quả dạy thật tốt. Thường xuyên đọc và xem lại
những bài học, những kinh nghiệm quý giá đã thu hoạch được trong đợt


thực tập sư phạm này để rút kinh nghiệm cho bản thân và có thể làm tốt
cơng tác giảng dạy và cơng tác chủ nhiệm sau khi ra trường.
Trong một thời gian thực tập vơ cùng ngắn ngủi nhưng đã giúp em có cơ
hội để được trau rồi và trải nghiệm thực tế. Đây là mơi trường để em có thể
“thử sức” và “rèn luyện tay nghề”. Chắc chắn đây là khoảng thời gian quý
giá đối với thời sinh viên chúng em, đem lại nhiều kiến thức bổ ích, là hành
trang vững chắc trong cơng việc giảng dạy sau này của mình. Cũng sau đợt
thực tập này em đã có thêm nhiều kinh nghiệm dạy học Tiếng Việt cũng như
đầy đủ kiến thức, kĩ năng để hoàn thành bài kiểm tra giữa học phần


Yêu cầu 1:
Nguyên tắc dạy học tiếng Việt chính là những quan điểm cơ bản được coi
là tiền đề để xác định nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức hoạt động
dạy học tiếng trong nhà trường . Sau 4 tuần thực tập ở trường tiểu học
Nguyễn Du, em đã lập bảng dưới đây để xem xét và đánh giá việc thực hiện
3 nguyên tắc dạy học Tiếng Việt ở trường

CÁC
NGUYÊN
TẮC DẠY
HỌC
TIẾNG
VIỆT

MỘT SỐ BIỂU HIỆN CỦA
NGUYÊN TẮC DẠY HỌC
TIẾNG VIỆT
Chú ý rèn các thao tác tư duy
trong mọi giờ học : thao tác phân

tích, so sánh, khái quát, tổng
hợp…
Chú ý rèn luyện cho các em
phẩm chất tư duy nhanh, chính
xác và tích cực

NGUYÊN
TẮC
PHÁT
TRIỂN

DUY

VIỆC THỰC HIỆN
NGUYÊN TẮC DẠY HỌC
TIẾNG VIỆT Ở TRƯỜNG
TIỂU HỌC NGUYỄN DU
Hầu hết giáo viên đều thực hiện
nguyên tắc tư duy áp dụng vào
dạy học Tiếng Việt.
-Thao tác phân tích: giáo viên
ln u cầu học sinh tự phân
tích vần mới. Ví dụ: ở tiết dạy
vần on – an, học sinh tự phân
tích được vần on bắt đầu bằng
âm o và kết thúc bằng âm n,
vần an bắt đầu bằng âm a và
kết thúc bằng âm n
- Thao tác so sánh: giáo viên
luôn yêu cầu các em so sánh

vần mới với các vần đã học
hoặc so sánh cả 2 vần mới.
Ví dụ: cũng ở tiết học vần on an , các em tự so sánh được vần
on và vần an đều kết thúc bằng
âm n, vần on bắt đầu bằng âm
o còn vần an bắt đầu bằng âm a
-Thao tác khái quát và thao tác
tổng hợp : ở hai thao tác này đa
số giáo viên đều nhắc nhở và
thực hiện giúp các em, các em
chưa tự thực hiện được


Ngồi ra, giáo viên cịn rèn
luyện cho các em phẩm chất tư
duy nhanh, chính xác và tích
cực.
Ví dụ: ở phần đọc từ ứng dụng,
sau khi giới thiệu, đọc từ, giáo
viên yêu cầu học sinh đọc thầm
và tìm nhanh tiếng chứa vần
mới học.
Giúp cho học sinh thông hiểu
được ý nghĩa của các đơn vị ngôn
ngữ.

Tạo điều kiện cho học sinh nắm
được nội dung các vấn đề cần nói
và viết và biết thể hiện nội dung
này bằng các phương tiện ngôn

ngữ

Giáo viên ln giúp học sinh có
thể thơng hiểu được ý nghĩa của
các từ mới, từ khó trong bài
học, giúp các em mở rộng vốn
từ, có kiến thức sâu rộng hơn để
các em có thể tự tin sử dụng vốn
từ của mình trong cuộc sống
hàng ngày.
Ví dụ: ở tiết tập đọc Cây xồi
của ơng em, ngồi việc hiểu
được nghĩa của trái xồi, giáo
viên cịn giới thiệu cho các em
có rất nhiều loại xoài, trong bài
nhắc đến xoài thanh, xoài
tương, đặc biệt các em cịn có
thể biết thêm món ăn mới là xơi
nếp hương

Trước khi viết chính tả, giáo
viên yêu cầu học sinh xem xét
từ trong câu như thế nào, câu ở
trong đoạn trong bài ra sao từ
đó các em sẽ học hỏi được ngơn
ngữ nói cũng như ngơn ngữ viết
để áp dụng vào bài tập làm văn
hay trong giao tiếp hàng ngày.
Ví dụ: Sau khi viết chính tả
Luật bảo vệ mơi trường các em

sẽ có thêm kiến thức làm tập
làm văn về đề tài môi trường
Việc lựa chọn và sắp xếp nội dung Gv ln tổ chức hoạt động nói
dạy học phải lấy hoạt động giao
năng của HS để dạy Tiếng Việt,


NGUN
TẮC
GIAO
TIẾP

tiếp làm mục đích, tức là hướng
vào hình thành các kĩ năng nghe,
nói, đọc, viết cho học sinh

Thơng qua các bài tập thực hành
đơn giản như giới thiệu về bản
thân, gia đình, lớp học, bạn bè ...
theo mục đích nhất định, học sinh
được luyện tập về các kĩ năng ứng
xử trong các hồn cảnh giao tiếp
khác nhau
Ngơn ngữ quan hệ chặt chẽ với
văn hóa của một dân tộc, nhất là
văn hóa ứng xử.

NGUN
TẮC
CHÚ

Ý
ĐẾN
TÂM


TRÌNH
ĐỘ
TIẾNG

Dạy Tiếng Việt phải chú ý đặc
điểm tâm lí học sinh, đặc biệt là
bước chuyển khó khăn từ hoạt
động chủ đạo là hoạt động vui
chơi sang hoạt động học tập.

sử dụng giao tiếp như một
phương pháp dạy học chủ đạo ở
tiểu học.
Ví dụ: Sau khi cơ u cầu bạn
phân tích vần on, học sinh mạnh
dạng phát biểu nhận xét bạn
hoặc các em mạnh dạn phát
biểu ý kiến cá nhân và thắc mắc
về từ khó để giáo viên giải đáp.
GV ln tạo điều kiện để các
em tự tin nói trước lớp, ứng xử
tốt trong các tình huống
Ví dụ: Trong giờ Luyện nói về
chủ đề Đá bóng, học sinh tự tin
trả lời những câu hỏi của cô đưa

ra. Học sinh đứng trước lớp đối
thoại với bạn của mình về chủ
đề này.
Để hình thành các kĩ năng và kĩ
xảo ngơn ngữ, giáo viên cũng
như nhà trường luôn hỗ trợ để
học sinh được hoạt động trong
các môi trường giao tiếp cụ thể,
đặc biệt là mơi trường văn hố
ứng xử. Trong các mơi trường
giao tiếp, mơi trường văn hố
ứng xử, học sinh hiểu lời nói
của người khác, đồng thời giáo
viên dạy các em vận dụng ngôn
ngữ sáng tạo để người khác hiểu
được tư tưởng và tình cảm của
các em.
Giáo viên ln dựa trên sự hiểu
biết chắc chắn về trình độ tiếng
mẹ đẻ vốn có của học sinh để
dạy học Tiếng Việt. Khác với
học các môn học khác, khi học
Tiếng Việt, giáo viên luôn tạo
điều kiện để học sinh tiếp xúc
với một đối tượng quen thuộc
gắn bó với cuộc sống hàng ngày
của các em.
Những bài học, bài tập luôn



VIỆT
CỦA
HSTH

được lồng ghép bằng những trò
chơi hấp dẫn, sinh động, giữa
giờ cả lớp sẽ hát một bài để giải
tỏa không khí căng thẳng
Yêu cầu thứ nhất khi dạy học
Tiếng Việt là phải chú ý đến trình
độ vốn có của học sinh, từng vùng
miền khác nhau để định nội dung,
kế hoạch và phương pháp dạy học.

Đối với các em chậm,giáo viên
luôn dành những tiết dư trong
tuần và 15 phút đầu giờ mỗi
ngày để dạy các em nắm vững
24 chữ cái, sau đó dạy các em
đọc lại các bài từ đầu năm học
tùy theo trình độ mỗi em.

Yêu cầu thứ hai là phải phát huy
tính chủ động của học sinh trong
giờ học Tiếng Việt

Giáo viên ln tạo điều kiện để
học sinh hình thành lời nói hồn
chỉnh của mình trong các cuộc
hội thoại, trong các hình thức

học tập khác nhau: cá nhân,
nhóm, lớp…
Ví dụ: sau khi thảo luận nhóm,
học sinh được nhận xét, bổ sung
ý kiến của mình, để các em có
thể học hỏi lẫn nhau.

Ngoài ra, các tiết dạy học Tiếng Việt ở trường tiểu học theo các tiêu chí
của 1 tiết dạy tích cực, em xin đánh giá như sau :
Đươc phụ trách thực tập ở lớp 1 và đa số được dự giờ chủ yếu là phân môn
học vần nên phần đánh giá của em phần nhiều sẽ thiên về phân môn này.
-Ưu điểm:
+ Các giáo viên luôn thực hiện trọn vẹn các tiêu chí về kiến thức, chẩn bị bài
chu đáo
+ Thực hiện dạy đúng mục tiêu của từng loại bài, bám sát chuẩn kiến thứckĩ năng
+ Vận dụng tốt phương pháp tích cực nhằm phát huy khả năng tự học, tự
giải quyết vấn đề
+Tổ chức nhiều hình thức dạy học giúp học sinh tham gia sôi nổi


+ Thực hiện kĩ thuật đánh giá thường xuyên theo Thông tư 22 hiệu quả
+ Làm và sử dụng đồ dùng dạy học phong phú, hiệu quả
+ Phân bố thời gian giữa các họa động khá hợp lí
+ Học sinh lĩnh hội kiến thức tốt, phát huy tốt kĩ năng đọc, viết, giao tiếp
-Tồn tại:
+ Một số giáo viên còn nói nhiều, nói thừa khơng chốt ý chính
+ Một số tiết do chạy theo thời gian nên chưa rèn kĩ năng đọc, viết
+ Một số giáo viên chưa quan tâm đến học sinh chậm
+ Học sinh lớp 1 đa số kĩ năng tập trung chưa cao nên các em còn làm việc
riêng nhiều

Yêu cầu 2:
Sau 4 tuần thực tập tại trường tiểu học, ngoài việc học hỏi được nhiều điều
thú vị từ các tiêt dạy của thầy cô, trau dồi kinh nghiệm cho bản thân thì khi
tiếp cận thực tế với các tiết dạy học Tiếng Việt, bản thân em có một số băn
khoăn, thắc mắc và em sẽ đưa ra những cách lí giải, đề xuất giải pháp khắc
phục như sau:
Băn khoăn, thắc mắc của bản
thân
Tại sao khi dạy học Tiếng Việt hầu
hết giáo viên đều sử dụng Power
Point thay vì đồ dùng dạy học?

Tại sao ở trường tiểu học , trong
tiết học vần, các hoạt động đều
được giáo viên bố trí ở giữa bảng,
khác với cách em được học từ thầy
là chia bảng làm 3
Tại sao giáo viên chỉ dạy lướt ở
phần luyện viết?

Lí giải, đề xuất giải pháp khắc
phục
Theo em được biết vì thầy cơ nghĩ
dùng Power Point tiết học sẽ tốt hơn
nhưng em nghĩ nó chỉ khắc phục
tình trạng cháy giáo án, việc sử
dụng đồ dùng dạy học sẽ giúp các
em dễ hình dung, chân thật hơn so
với lứa tuổi các em
Việc chia bảng làm 3 cột sẽ giúp bố

cục bài dạy rõ rang hơn, học sinh dễ
chú ý hơn so với việc mọi thứ đều
đặt ở 1 vị trí bảng.
Nên dạy kĩ phần này để giúp các em
ghi nhớ lại cách viết các con chữ,
cách nối chữ, đặt dấu thanh từ đó


Trong các tiết học vần, tại sao giáo
viên thường yêu cầu học sinh tự
đánh vần mà giáo viên không đánh
vần mẫu? Điều này có nên hay
khơng?
Tại sao khi dạy từ ứng dụng, một
số giáo viên thường thay đổi từ
trong SGK bằng 1 từ khác? Điều
này có nên hay khơng?
Khi các em viết từ mới vào bảng
con, tại sao giáo viên chỉ nhận xét
chung cả lớp?
Tại sao giáo viên chỉ tập trung gị
tên những em học tốt mà bỏ quên
các em còn lại?

phần dạy luyện viết sẽ đạt hiệu quả
cao.
Em chưa thể lí giải thắc mắc này,
em mong thầy có thể lí giải giúp
em!
Em chưa thể lí giải thắc mắc này,

em mong thầy có thể lí giải giúp
em!
Nên nhận xét 1 em viết tốt và một
em viết chưa tốt để các em học hỏi
cũng như biết sửa chữa lỗi sai của
mình
Nên gọi bao quát học sinh cả lớp,
điều này giúp các em rụt rè rèn
được sự tự tin phát biểu ý kiến cá
nhân đồng thời giúp các em tiến bộ
hơn
Biên Hòa, ngày 8 tháng 12 năm 2018
Sinh viên thực hiện

NGUYỄN QUỲNH NHƯ Ý



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×