Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

giao duc tieu hoc cd dh KTGHP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.53 KB, 4 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI
KHOA SƯ PHẠM TIỂU HỌC MẦM NON
----------  ----------

BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ
MƠN: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
TIẾNG VIỆT

Giáo viên: Th.S: Trần Dương Quốc Hòa
Sinh viên: Nguyễn Ngọc Đan Thanh
Lớp: Tiểu học BK6

BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN
MÔN: PPDH TIẾNG VIỆT 1


 Xem xét, đánh giá:
- Khi dạy học, mỗi người giáo viên cần đảm bảo đủ 3 nguyên tắc để học sinh có thể
phát triển được tư duy, khả năng giao tiếp, tâm lý và trình độ Tiếng Việt của chúng.
■ Về nguyên tắc phát triển tư duy:
- Trong mọi giờ học giáo viên đều chú ý rèn các thao tác tư duy cho học sinh bằng
cách đặt ra câu hỏi, các vấn đề mà học sinh phải tư duy, phải vận dụng các thao tác
phân tích, so sánh, tổng hợp, tư duy logic khác để khái quát hoá thành những khái
niệm, những tri thức về ngôn ngữ. Và từ những kiến thức đã thu nhận được, các em,
một lần nữa, lại vận dụng năng lực tư duy lôgic của mình để sử dụng những kiến
thức đó trong giao tiếp bằng ngơn ngữ.
 Học vần “ Ong – Ơng” khối 1
+ Giáo viên hỏi học sinh nêu cấu tạo của vần “ong” gồm âm “o” đứng
trước và âm “ng” đứng sau.
+ Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh so sánh sự giống và khác nhau của vần


“ong” và vần “on”.
+ Sau đó giáo viên đặt câu hỏi với học sinh “Muốn có tiếng võng ta thêm
âm gì và dấu gì?”.
+ Học sinh trả lời xong, giáo viên đưa hình ảnh cái võng cho học sinh quan
sát. Và giáo viên rút ra từ khóa và giải thích về cơng dụng của đồ vật.
+ Đối với vần “Ông” giáo viên sẽ dạy ngược lại từ phần từ khóa lên. Cho
học sinh tự quan sát và suy nghĩ.
+ Phần luyện đọc từ ứng dụng, giáo viên vận dụng phương pháp kể chuyện
để rút từ ứng dụng, yêu cầu học sinh gạch chân, phân tích những tiếng chứa
vần mới học, cách làm này khơi gợi được sự hứng thú, nhu cầu tư duy cho
học sinh rất nhều.
 Tập đọc bài “Mẹ” – khối lớp 2.
+ Giáo viên tiến hành gợi mở, hướng dẫn học sinh phát hiện những chỗ cần
ngắt giọng, hạ giọng, nhấn giọng để tìm ra cách đọc hay hơn.
+ Giáo viên dẫn dắt học sinh tìm hiểu nội dung của bài tập đọc thông qua
các câu hỏi.
+ Giới thiệu cho học sinh về thể thơ lục bát và những lưu ý ngắt nghỉ khi đọc
bài.
+ Giáo viên đọc 2 cách đọc khác nhau cho học sinh nhận xét cách đọc, phát
hiện ra nhịp thơ, các từ gợi tả, gợi cảm.
+ Lấy ví dụ với hai câu thơ: “ Lặng rồi/ cả tiếng con ve// Con ve cũng mệt/
vì hè nắng oi.
+ Sau khi lắng nghe giáo viên đọc, các em đã xác định được ở câu sáu chữ
ngắt nhịp 2/4, câu tám chữ ngắt nhịp 4/4, những từ gợi tả đó là: lặng rồi, cũng
mệt , nắng oi.
+ Các câu thơ còn lại với nhịp thơ tương tự, học sinh cũng phát hiện ra là
riêng câu thơ thứ bảy và thứ tám lại có cách ngắt nhịp khác câu thơ thứ bảy
ngắt nhịp 3/3 (Những ngơi sao/ thức ngồi kia) và câu thơ thứ tám ngắt nhịp
3/5 (Chẳng bằng mẹ đã/ thức vì chúng con).



+ Giáo viên cho học sinh tìm hiểu nghĩa của các từ trong phần chú giải.
 Tập viết bài “Ôn tập H” – khối lớp 3.
+ Giáo viên giúp học sinh thông hiểu ý nghĩa của các từ ngữ hay câu, giáo
viên giới thiệu về vua Hàm Nghi – một vị vua của dân tộc ta, đưa ra hình ảnh
của Hải Vân, hòn Hồng, vịnh Hàn – những cảnh đẹp của quên hương, đất
nước cho học sinh quan sát, lắng nghe.
+ Giáo viên cho học sinh viết bóng, viết bảng con, viết vở tập viết nhưng
chưa thật sự hiệu quả.
+ Giáo viên đặt nhiều câu hỏi về cấu tạo và cách viết của các chữ nhằm
khơi gợi nhu cầu tư duy của học sinh.
+ Tuy nhiên, các câu hỏi được đưa ra một cách máy móc “Chữ H, V, N
gồm mấy nét? Đó là những nét nào? Nêu cách viết?”, cịn học sinh cũng trả
lời một cách khơng chủ động, chỉ nhìn Power Point mà đọc lại.
+ Hơn nữa, giáo viên chưa có những câu chuyển giữa các hoạt động, làm
các hoạt động diễn ra còn khá rời rạc, quá trình tư duy của học sinh chưa liên
tục.
■ Về nguyên tắc giao tiếp:
- Trong tiến trình dạy học các thầy cô đều tổ chức những hoạt động giúp HS trau
dồi vốn ngơn ngữ và đặt các em vào tình huống kích thích phát triển lời nói, hình
thành cho các em 4 kĩ năng: nghe – nói – đọc – viết. Giáo viên lấy giao tiếp làm
đích, đặt ra nhiều câu hỏi từ dễ đến khó khơi gợi HS trả lời những câu hoàn chỉnh.
- Đối với tiết học vần, giáo viên đã tổ chức hoạt động kiểm tra bài cũ giúp học
sinh mở rộng vốn từ bằng cách yêu cầu cả lớp viết những từ chứa vần mới học (uôn
– ươn). Quá trình dạy học bài mới, giáo viên đã xem xét các đơn vị ngôn ngữ trong
hoạt động hành chức: vần “ong” trong tiếng “võng”, tiếng “võng” trong từ “cái
võng” và cũng tương tự vần “ông” trong tiếng “sông”, tiếng “sơng” trong từ “dịng
sơng”. Giáo viên tổ chức tốt hoạt động nói năng cho học sinh, đặt câu hỏi để học
sinh phân tích vần mới, phân tích tiếng khóa, từ khóa.
- Tiết tập đọc, giáo viên cũng thực hiện được nguyên tắc này. Điều này được thể

hiện rõ hơn ở phần luyện đọc, ở phần này học sinh được rèn luyện về cách phát âm,
cách ngắt hơi đúng chỗ và cách đọc biểu cảm, đúng ngữ điệu. Giáo viên tổ chức hoạt
động luyện đọc cho học sinh từ mức thấp đến mức cao: đọc từng câu theo hàng dọc,
đọc nối tiếp nhau theo đoạn, đọc theo nhóm, tổ chức thi đọc theo dãy.
- Tiết tập viết, giáo viên đã thực hiện được nguyên tắc phát triển lời nói; luyện
tập cho học sinh 4 kĩ năng: nghe – nói – đọc – viết, mà trọng tâm là kĩ năng viết
đúng, viết đẹp nhưng chưa tốt lắm. Giáo viên cũng có kết hợp với việc giải nghĩa từ,
giải thích nội dung bài viết ứng dụng để học sinh lắng nghe và mở rộng vốn ngơn
ngữ hơn nhưng giáo viên lại trình bày khá dài dịng; thêm vào đó việc nhắc lại cấu
tạo và cách viết của các chữ nhiều lần làm cho thời gian thực hành luyện viết của
học sinh bị rút ngắn, học sinh viết đủ các chữ, tên riêng và câu nhưng số lượng
không được nhiều.
■ Về nguyên tắc chú ý đến tâm lý và trình độ Tiếng Việt của chúng:
-Trong tiết học vần, giáo viên dạy vần “ong” theo hướng xi và vần “ơng” thì
dạy ngược từ từ khóa lên. Giáo viên rút từ khóa bằng những hình ảnh sinh động,


gần gũi “cái võng”, “dịng sơng”. Đối với từ ứng dụng, các em được tiếp nhận
thông qua một câu chuyện kể của giáo viên về hai chú thỏ: thỏ trắng tìm đường đến
nhà thỏ hồng, câu chuyện đầy hấp dẫn và thu hút sự chú ý của học sinh.
- Tiết tập đọc, giáo viên lần lượt thay đổi nhiều hình thức luyện đọc: đọc từng câu
theo hàng dọc, đọc nối tiếp nhau theo đoạn, đọc theo nhóm, tổ chức thi đọc theo
dãy, đọc thuộc lòng. Khi học sinh đọc từng đoạn trong nhóm xong, giáo viên yêu
cầu học sinh báo cáo tình hình các bạn nhóm mình đọc như thế nào nhằm tăng tính
chủ động cho học sinh. Tiếp theo giáo viên tổ chức cho học sinh thi đua đọc theo
dãy, mỗi dãy một học sinh, kết thúc phần thi cả lớp vỗ tay khen ngợi các bạn và
thư giãn với bài hát “Bàn tay mẹ”.
- Ở tiết tập viết, giáo viên sử dụng nhiều hình ảnh sinh động: vua Hàm Nghi, Hải
Vân, hòn Hồng, vịnh Hàn và các video minh hoạ cách viết các chữ: H, V, N kích
thích tâm lý tị mị, hiếu kì của học sinh. Giáo viên cũng cho học sinh thư giãn giữa

tiết bằng bài hát “Lớp chúng ta đoàn kết” và thường xuyên khen ngợi các em. Tuy
nhiên, do tính khn mẫu của phân môn tập viết và cách tổ chức các hoạt động còn
chưa liền mạch nên tiết dạy chưa thực sự gây được hứng thú học tập cho học sinh.
 Các băn khoăn, thắc mắc của bản thân:
- Trong suốt quá trình kiến tập tại trường Tiểu học Lý Thường Kiết tại lớp 1/5, em
thực sự thấy giáo viên dạy học rất nghiêm túc, đảm bảo thời gian chính xác và đầy
đủ 3 nguyên tắc được đưa ra. Vì thời gian kiến tập chỉ vỏn vẹn 1 tháng và các tiết
được đi đự giờ không nhiều. Đa số là trực tiếp đứng lớp giảng dạy nên thay vì đánh
giá tiết dạy của các giáo viên em chỉ có duy nhất 1 băn khoăn đó là:
- Ở tiết tập đọc lớp 3, khi giáo viên vừa dạy xong bài “Mẹ” đã yêu cầu học sinh
đứng lên đọc thuộc lòng bài thơ. Cá nhân em nghĩ vì giáo viên đã gài học sinh trước
để dự giờ chứ bình thường sẽ khơng thể làm vậy được.
Giáo viên bộ mơn

Trần Dương Quốc Hịa

Sinh viên

Nguyễn Ngọc Đan Thanh



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×