Tải bản đầy đủ (.doc) (141 trang)

Xây dựng và quy hoạch phát triển giáo dục tiểu học và trung học cơ sở quận 10, thành phố hồ chí minh giai đoạn 2011 đến 2020 luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 141 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGÔ TẤN ĐẠT

CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 60.14.05
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN NGỌC HỢI

VINH - 2011


LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với
Hội đồng khoa học chuyên ngành “Quản lý giáo dục”, Trường Đại học Vinh –
Đại học Sài Gòn, Khoa Quản lý giáo dục cùng quý thầy cô đã tham gia quản
lý, giảng dạy động viên tơi trong suốt q trình nghiên cứu, học tập để viết
luận văn tốt nghiệp.
Đặc biệt, tôi xin trân trọng cảm ơn PGS – TS Nguyễn Ngọc Hợi – Thầy
hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tơi trong suốt q trình
nghiên cứu để hoàn thành bản luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn:
 Ban giám đốc, Trưởng, Phó các phịng ban và chun viên của Sở Giáo
dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh.
 Lãnh đạo, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Quận và các phòng
ban, ngành chức năng Quận 10.


Lãnh đạo, chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào tạo cùng các Thầy cô


cán bộ quản lý, giáo viên các trường tiểu học, trung học cơ sở Quận 10 đã tạo
điều kiện cung cấp những thông tin, những số liệu và tư vấn khoa học trong
quá trình nghiên cứu và giúp đỡ tơi hồn thành luận văn.
 Gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên giúp đỡ, khích lệ trong
quá trình học tập nghiên cứu.
Bản thân đã hết sức cố gắng, nhưng do còn hạn chế về điều kiện nghiên
cứu nên chắc chắn luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong
nhận được sự chỉ dẫn, góp ý và giúp đỡ thêm của các nhà khoa học, quý thầy
cô và các bạn đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn.
Tác giả luận văn
Ngô Tấn Đạt
MỤC LỤC


Trang
Trang phụ bìa
Lời cám ơn
Mục lục
Ký hiệu viết tắt trong luận văn
Danh mục phụ lục luận văn

Mở đầu ..........................................................................................................1
1.Lý do chọn đề tài.................................................................................1
2.Mục đích nghiên cứu...........................................................................3
3.Khách thể và đối tượng nghiên cứu....................................................3
4.Giả thuyết khoa học.............................................................................3
5.Nhiệm vụ nghiên cứu..........................................................................3
6.Phương pháp nghiên cứu.....................................................................4
7.Cấu trúc luận văn.................................................................................4

Chương 1: Cơ sở lý luận về quy hoạch phát triển giáo dục
TH và THCS.........................................................................................5
1.1.Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề...................................................5
1.2.Vị trí, vai trị và nhiệm vụ của giáo dục TH, THCS trong hệ thống
giáo dục quốc dân và vai trị của nó đối với sự phát triển KT...............6
1.2.1.Vị trí, vai trị của giáo dục và đào tạo nói chung, giáo dục phổ
thơng nói riêng trong sự nghiệp phát triển KT – XH.........................6
1.2.2.Vị trí, vai trị, nhiệm vụ của giáo dục TH và THCS.................8
1.3.Một số khái niệm, thuật ngữ cơ bản có liên quan đến
vấn đề nghiên cứu..................................................................................9
1.3.1.Dự báo, dự báo giáo dục và dự báo quy mô giáo dục...............9
1.3.2.Quy hoạch, quy hoạch phát triển KT – XH và quy hoạch phát
triển giáo dục.....................................................................................10
1.3.3.Phát triển..................................................................................12


1.3.4.Mối quan hệ giữa quy hoạch với một số vấn đề có liên quan..12
1.3.5.Những yêu cầu và nguyên tắc cơ bản của quy hoạch..............15
1.4.Quy hoạch phát triển giáo dục TH và THCS..................................17
1.4.1.Khái niệm chung về quy hoạch phát triển ngành GDĐT.........17
1.4.2.Mục đích, yêu cầu của quy hoạch phát triển GDĐT................17
1.4.3.Nội dung của quy hoạch phát triển GDĐT..............................18
1.4.4.Quy hoạch phát triển giáo dục TH và THCS địa phương........18
1.5.Vai trò dự báo trong xây dựng quy hoạch phát triển giáo dục........19
1.5.1.Dự báo, dự báo gd và ý nghĩa công tác dự báo........................19
1.5.2.Một số phương pháp dự báo áp dụng trong quy hoạch phát triển
giáo dục TH và THCS.......................................................................20
1.6.Phương pháp xây dựng quy hoạch phát triển giáo dục TH,THCS..24
1.6.1.Phương pháp luận xây dựng quy hoạch phát triển giáo dục và
đào tạo nói chung và giáo dục TH, THCS nói riêng.........................24

1.6.2.Mục đích u cầu của quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo
nói chung, quy hoạch giáo dục TH và THCS nói riêng....................25
1.6.3.Vị trí, mối quan hệ giữa quy hoạch GD – ĐT với các ngành,
lĩnh vực khác của quy hoạch phát triển KT – XH địa phương..........26
1.6.4.Cấu trúc văn bản quy hoạch phát triển giáo dục......................26
1.7.Những nhân tố ảnh hưởng đến quy hoạch phát triển giáo dục TH và
THCS....................................................................................................27
1.7.1.Nhóm nhân tố chính trị, kinh tế................................................28
1.7.2.Nhóm nhân tố văn hóa, xã hội..................................................28
1.7.3.Dân số và dân số trong độ tuổi đến trường..............................29
1.7.4.Thực trạng giáo dục là một nhân tố quan trọng tác động đến sự
phát triển của giáo dục......................................................................29
1.7.6.Những nhân tố khác.................................................................30


Chương 2: Thực trạng giáo dục Tiểu học và Trung học cơ sở quận 10,
Tp. Hồ Chí Minh.................................................................................32
2.1. Đặc điểm địa lý, kinh tế - xã hội của quận 10................................32
2.1.1. Đặc điểm địa lý, dân cư, dân số và nguồn nhân lực................32
2.1.2. Đặc trưng kinh tế - xã hội........................................................34
2.1.3. Những thuận lợi và khó khăn về kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến
sự phát triển giáo dục nói chung, phát triển GDTH và GDTHCS nói
riêng ..................................................................................................35
2.2. Thực trạng quy hoạch phát triển giáo dục tiểu học và trung học cơ sở
quận 10 Tp,Hồ Chí Minh.....................................................................36
2.2.1. Khái quát chung về giáo dục quận 10.....................................36
2.2.2. Về quy mô học sinh và mạng lưới trường lớp.........................37
2.2.3. Thực trạng về các điều kiện đáp ứng cho GDTH và THCS....41
2.3. Nhận xét, đánh giá chung về giáo dục TH và THCS quận 10
Tp.Hồ Chí Minh ...............................................................................58

2.3.1. Mặt mạnh.................................................................................58
2.3.2. Mặt yếu kém............................................................................58
2.3.3. Những thuận lợi.......................................................................58
2.3.4. Những khó khăn, thách thức...................................................59
Chương 3: Quy hoạch phát triển giáo dục TH và THCS quận 10
Tp. Hồ Chí Minh đến 2020................................................................62
3.1. Những cơ sở để xây dựng quy hoạch phát triển giáo dục..............62
3.1.1. Định hướng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trong thời
kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế
tri thức ở Việt Nam trong thời gian tới.............................................62
3.1.2. Định hướng phát triển KT – XH quận 10 Tp. Hồ Chí Minh từ
năm 2011 đến năm 2020...................................................................62


3.1.3. Định hướng phát triển giáo dục quận 10, giai đoạn 2011 và
những năm tiếp theo..........................................................................63
3.1.4. Căn cứ thực tế và dự báo dân số của quận đến năm 2011 và tầm
nhìn đến năm 2020............................................................................64
3.2. Dự báo quy mơ học sinh TH và THCS quận 10 giai đoạn
2011 – 2020.......................................................................................64
3.2.1. Cơ sở và định mức tính tốn trong dự báo..............................64
3.3. Quy hoạch phát triển mạng lưới trường lớp đáp ứng nhu cầu học tập
của học sinh tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn..........................77
3.3.1. Định hướng quy hoạch............................................................77
3.3.2. Quy hoạch chi tiết...................................................................79
3.4. Quy hoạch các điều kiện phát triển giáo dục TH và THCS quận 10,
Tp. Hồ Chí Minh đến năm 2020...........................................................79
3.4.1. Quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân
viên đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo.......79
3.4.2. Quy hoạch cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học phục vụ quy

hoạch phát triển giáo dục tiểu học và trung học cơ sở......................83
3.5. Những biện pháp cơ bản để thực hiện quy hoạch..........................85
3.5.1. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng và
chính quyền địa phương đối với sự phát triển giáo dục và đào tạo...85
3.5.2. Đảm bảo đủ số lượng, đồng bộ về cơ cấu và nâng cao chất
lượng đội ngũ....................................................................................86
3.5.3. Huy động tốt các nguồn lực đầu tư cho giáo dục và sử dụng có
hiệu quả các nguồn vốn.....................................................................90
3.5.4. Tăng cường cơng tác quản lý và kế hoạch hóa giáo dục.........91
3.5.5. Phân luồng học sinh sau THCS...............................................93
3.5.6. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục................................................94


3.6. Thăm dị tính cần thiết và khả thi của các biện pháp
thực hiện quy hoạch..............................................................................95
Kết luận và kiến nghị..................................................................................98
Tài liệu tham khảo......................................................................................102
Phụ lục luận văn.........................................................................................105


KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
1. BCHTW

Ban Chấp hành Trung ương

2. CBQL

Cán bộ quản lý

3. CSVC


Cơ sở vật chất

4. CNXD

Cơng nghiệp xây dựng

5. CNH – HDH

Cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa

6. GDĐT

Giáo dục đào tạo

7. GDTH

Giáo dục tiểu học

8. GDTHCS

Giáo dục trung học cơ sở

9. GDPT

Giáo dục phổ thông

10.GDTX

Giáo dục thường xuyên


11.KHCN

Khoa học và công nghệ

12.KHKT

Khoa học và kỹ thuật

13.KTXH

Kinh tế - xã hội

14.NV

Nhân viên

15.PCGDTH

Phổ cập giáo dục tiểu học

16.PCGDTHCS

Phổ cập giáo dục trung học cơ sở

17.PCGDTHPT

Phổ cập giáo dục trung học phổ thông

18.QLGD


Quản lý giáo dục

19.THCS

Trung học cơ sở

20.THPT

Trung học phổ thông

21.TTBDH

Trang thiết bị dạy học

22.TTGDTX

Trung tâm giáo dục thường xuyên

23.THCN

Trung học chuyên nghiệp

24.UBND

Ủy ban nhân dân

25.XHHGD

Xã hội hóa giáo dục


26.GDP

Tổng sản phẩm quốc nội


DANH MỤC PHỤ LỤC LUẬN VĂN
Số
1

Nội dung

Trang

Tổng quan về cương lĩnh, chiến lược quy hoạch và kế hoạch
105

2

Bản đồ hành chính Quận .............................................................106

3

Danh sách các trường TH và THCS Quận 10 năm
học 2006 – 2011 ..........................................................................107

4

Số lượng học sinh tiểu học và THCS giai đoạn 2006 – 2011
108


5

Hệ thống trường lớp tiểu học và THCS trên địa bàn Quận 10
giai đoạn 2006 – 2011 .................................................................109

5.1

Thống kê hiệu quả đào tạo của học sinh TH, THCS Quận 10 từ
2006 đến 2011..............................................................................110

5.2

Thống kê đào tạo HS Giỏi TH và THCS Quận 10 từ 2006
đến 2011.......................................................................................111

5.3

Tỷ lệ xếp loại học lực của học sinh TH .....................................111

5.4

Tỷ lệ xếp loại học lực của học sinh THCS ................................112

6

Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trường TH .........113

6.1


Số lượng cơ cấu đội ngũ giáo viên dạy các môn chuyên biệt ở
các trường tiểu học năm học 2006 – 2011 .................................114

6.2

Số lượng cơ cấu đội ngũ giáo viên dạy các môn chuyên biệt ở
các trường THCS năm học 2006 – 2011 ...................................115

6.3

Tỷ lệ xếp loại hạnh kiểm của học sinh TH và THCS ..................116

7

Dự báo số lượng học sinh TH và THCS ...................................117

7.1

Thống kê và dự báo số lượng học sinh tiểu học theo
phương án 3 ................................................................................117


7.2

Thống kê và dự báo dân số trong độ tuổi THCS
(phương án 3) .............................................................................117

8

Dự báo số lượng HS TH và THCS theo phương án 4 ...............118


8.1

Tổng hợp kết quả dự báo số lượng học sinh tiểu học theo
chương trình phần mềm của Bộ GDĐT .....................................118

9

Tổng hợp số trường tiểu học, THCS và THPT ..........................119

10

Hệ thống phòng chức năng THCS theo chuẩn quốc gia ...........120

11

Thống kê và dự báo dân số trong độ tuổi 6 đến 10 tuổi
(phương án 2)...............................................................................121

12

Thống kê và dự báo dân số trong tuổi 11 đến 14
(phương án 2) ............................................................................122

13

Mạng lưới trường tiểu học và trung học cơ sở năm 2020 .........123

14


Kết quả dự báo quy mô TH, THCS phương án chọn 2020 .........124

15

Phiếu hỏi ý kiến chuyên gia về quy mô học sinh phổ thông đến
năm 2020 ..............................................................................125-127

16

Phiếu trưng cầu ý kiến về quy hoạch phát triển giáo dục TH,
THCS Quận 10 đến năm 2020 ..............................................128 - 131

17

Tổng hợp phiếu trả lời ý kiến dự báo quy mô giáo dục tiểu học,
THCS đến năm 2020 ............................................................132 - 134


1
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Qua hơn ba mươi lăm năm Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo thành công,
công cuộc đổi mới đất nước, đất nước ta đạt được những thành tựu quan
trọng, khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế, từng bước đưa đất
nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. Thành tựu ấy thể hiện sự đúng đắn
của Đảng là xây dựng và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ
nghĩa, chọn mục tiêu “phát triển kinh tế làm trọng tâm”, đặt giáo dục và đào
tạo lên vị trí “quốc sách hàng đầu”. Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam ( năm 1992), điều 35 ghi rõ:
“Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu”;Nhà nước phát triển giáo

dục nhằm mục tiêu“nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân
tài”.
Để thực hiện được mục tiêu trên, một trong những vấn đề quan trọng đầu
tiên là phải xây dựng được một nền giáo dục phổ thông tốt. Giáo dục phổ
thông bao gồm giáo dục tiểu học (TH), trung học cơ sở (THCS) và trung học
phổ thơng (THPT). Trong đó giáo dục tiểu học và giáo dục trung học cơ sở có
một vị trí đặc biệt quan trọng. Luật Giáo dục, điều 27 đã ghi:
“Bậc tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, có
nhiệm vụ giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển
đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ
bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.
Giáo dục trung học cơ sở nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những
kết quả của giáo dục tiểu học; có học vấn ở trình độ cơ sở và những hiểu biết
ban đầu về kĩ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông,
trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động”.
Theo phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục, phòng giáo dục và đào tạo
(GDĐT) giúp ủy ban nhân dân (UBND) Quận 10 thực hiện chức năng quản lý


2
nhà nước về giáo dục trên địa bàn Quận, trong đó có quản lý giáo dục tiểu học
(GDTH) và giáo dục trung học cơ sở (GDTHCS).
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của việc quản lý nhà nước về giáo
dục (GD) là “Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, chính
sách phát triển giáo dục” (điều 99 Luật Giáo Dục). Chính vì thế, việc dự báo,
lập quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục là việc làm có tính chiến lược
hàng đầu, với ý nghĩa và tầm quan trọng đó, Nghị quyết Hội nghị Trung ương
2 (khóa VIII) về “Định hướng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trong
thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” khẳng định và nêu rằng: một
trong những giải pháp quan trọng để đổi mới công tác quản lý giáo dục

(QLGD) là phải “tăng cường công tác dự báo và kế hoạch hóa sự phát triển
giáo dục. Đưa giáo dục vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của
cả nước và từng địa phương” và kết luận hội nghị Trung ương 6, khóa IX
cũng nhấn mạnh “Tăng cường công tác quy hoạch và kế hoạch phát triển giáo
dục”.
Trong những năm qua, nhờ những chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà
nước, sự quan tâm nhiều mặt của chính quyền các cấp, sự nỗ lực của đội ngũ
cán bộ quản lý và giáo viên; giáo dục TH và THCS trên phạm vi trên tồn
quốc nói chung, trên địa bàn Quận 10, TP. Hồ Chí Minh nói riêng đã có sự
chuyển biến về nhiều mặt. Tuy nhiên, đối chiếu với yêu cầu, nhiệm vụ của
từng bậc học trong thời kỳ phát triển mới của đất nước thì giáo dục TH và
THCS ở Quận 10, TP.Hồ Chí Minh hiện đang gặp rất nhiều khó khăn và tồn
đọng nhiều vấn đề bất cập. Nổi lên trong những vấn đề trên là chất lượng giáo
dục còn hạn chế và bộc lộ nhiều nhược điểm, tồn tại. Một trong những
nguyên nhân chính dẫn đến những hạn chế là trên địa bàn Quận đang thiếu sự
quy hoạch phát triển dài hạn cho từng bậc học.
Thực trạng ấy cần phải được giải quyết; bởi lẽ, có làm tốt cơng tác quy
hoạch mới tạo ra được hướng đi đúng đắn, chuẩn bị được những tiền đề cần


3
thiết về mọi mặt nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục cho trẻ em từ
sáu tuổi đến mười lăm tuổi, tạo ra được điều kiện về cơ sở ban đầu thuận lợi
để phát triển con người toàn diện.
Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn đã nêu, tác giả chọn nghiên cứu vấn
đề “Xây dựng quy hoạch phát triển giáo dục tiểu học và trung học cơ sở Quận
10, TP. Hồ Chí Minh đến năm 2020” làm luận văn tốt nghiệp cao học chuyên
ngành Quản lý giáo dục, mã ngành: 60.14.05
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở của việc nghiên cứu lý luận và phân tích đánh giá thực trạng

giáo dục TH và THCS Quận 10, TP.Hồ Chí Minh, xây dựng quy hoạch phát
triển giáo dục TH và THCS Quận 10, TP.Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 –
2020, nhằm đáp ứng yêu cầu học tập của con em nhân dân trong Quận, góp
phần duy trì phổ cập giáo dục tiểu học, THCS và nâng cao chất lượng, hiệu
quả giáo dục toàn diện trên địa bàn Quận.
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hệ thống giáo dục tiểu học và THCS Quận 10, TP.Hồ Chí Minh
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Xây dựng quy hoạch phát triển giáo dục TH và THCS Quận 10, TP.Hồ
Chí Minh giai đoạn 2011 – 2020
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Giáo dục tiểu học và THCS Quận 10, TP.Hồ Chí Minh sẽ phát triển đồng
bộ, cân đối; đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội bền vững hơn trên địa
bàn nếu hệ thống giáo dục Quận được phát triển trên quy hoạch có luận cứ
khoa học rõ ràng, phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
5.1.Nghiên cứu và hệ thống hóa cơ sở lý luận về quy hoạch phát triển GD
nói chung và quy hoạch phát triển giáo dục TH và THCS nói riêng.


4
5.2.Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng giáo dục TH và THCS Quận
10, TP.Hồ Chí Minh trong thời gian qua.
5.3.Xây dựng quy hoạch phát triển giáo dục TH và THCS đến năm 2020 và
đề xuất một số biện pháp để thực hiện quy hoạch.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng các phương pháp phân loại, phân tích, tổng hợp các Chỉ thị, Nghị
quyết của Đảng, Nhà nước, của ngành, địa phương và các tài liệu khoa học có

liên quan nhằm xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
6.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Sử dụng các phương pháp khảo sát, phương pháp điều tra thu thập và
phân tích các tài liệu, số liệu thực tiễn có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
thông qua các phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp.
Phương pháp chuyên gia.
6.3. Nhóm các phương pháp khác
Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý kết quả nghiên cứu.
Các phương pháp dự báo quy mô giáo dục và đào tạo (phương pháp sơ đồ
luồng, phương pháp chuyên gia,…)
7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Luận văn có cấu trúc sau:
Mở đầu: Trình bày một số vấn đề chung của luận văn
Chương 1: Cơ sở lý luận về quy hoạch phát triển giáo dục tiểu học
và trung học cơ sở.
Chương 2: Thực trạng quy hoạch giáo dục tiểu học và trung học cơ
sở Quận 10, TP.Hồ Chí Minh
Chương 3: Quy hoạch phát triển giáo dục tiểu học và trung học cơ
sở Quận 10, TP.Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 đến 2020.
Kết luận và kiến nghị.
Danh mục tài liệu tham khảo.
Phần phụ lục.


5

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN
GIÁO DỤC TIỂU HỌC VÀ TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1.


SƠ LƯỢC LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Quy hoạch phát triển giáo dục nói chung, quy hoạch phát triển giáo dục

tiểu học và trung học cơ sở nói riêng có một tầm quan trọng đặc biệt, ở nước
ta, việc nghiên cứu quy hoạch về giáo dục và đào tạo (GDĐT) trong đó có
quy hoạch phát triển giáo dục phổ thông (GDPT) đã được tiến hành từ những
năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước và từ đó đến nay đã được nhiều nhà khoa
học quan tâm nghiên cứu.
Trong nội dung giảng cho học viên cao học chuyên ngành quản lý giáo
dục (QLGD) – chuyên đề “Quy hoạch phát triển giáo dục” đã trình bày một
cách hệ thống nhiều vấn đề lý luận quan trọng liên quan đến vấn đề quy
hoạch như vị trí, vai trị của cơng tác dự báo, quy hoạch; những nhân tố ảnh
hưởng đến quy hoạch phát triển GD, phương pháp quy hoạch phát triển GD.
Vấn đề cũng được nhiều nhà QLGD từ cấp Sở, Phòng GDĐT trên cả nước
quan tâm khảo sát và thực hiện. Trong đó có nhiều cơng trình rất cơng phu, có
giá trị thực tiễn lớn. Có thể nêu ra đây một số cơng trình tiêu biểu như cơng
trình của tác giả Đỗ Văn Chấn (năm 1999) với bài viết “Quy hoạch phát triển
Giáo dục và Đào tạo”; tác giả Hà Thế Ngữ năm (1988 – 1990) với đề tài:
“Dự báo phát triển giáo dục phổ thông”; tác giả Lê Khánh Tuấn (năm 2006)
về “Xây dựng quy hoạch phát triển giáo dục phổ thông tỉnh Thừa Thiên Huế
thời kỳ từ năm 2001 đến 2010”,…
Tuy nhiên, phần lớn các cơng trình đã đầu tư rất cơng phu, nhưng việc
khảo sát thực tiễn mới dừng lại việc quy hoạch bề nổi, thiên về số lượng, ít có
cơng trình nghiên cứu chiều sâu nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng,
hiệu quả của hệ thống giáo dục được khảo sát và quy hoạch. Các tác giả cũng


6
chưa có điều kiện và sự quan tâm đúng mức đến việc đổi mới chương trình

GDPT theo tinh thần nghị quyết số 40/2000/QH của Quốc hội đang diễn ra
hiện nay.
Đối với UBND, PGD – ĐT Quận 10, đến nay vẫn chưa có cơng trình
nghiên cứu vấn đề này. Mặc dù, có các kế hoạch 5 năm phát triển giáo dục
của các thời kỳ Đại hội Đảng bộ Quận, nhưng các kế hoạch chưa khảo sát
thực tiễn, chưa nghiên cứu chiều sâu, ít quan tâm đến việc nghiên cứu quy mơ
phát triển giáo dục nói chung, giáo dục TH và THCS nói riêng.
1.2.

VỊ TRÍ, VAI TRỊ VÀ NHIỆM VỤ CỦA GIÁO DỤC TIỂU HỌC,

TRUNG HỌC CƠ SỞ TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN
VÀ VAI TRỊ CỦA NĨ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ
HỘI.
1.2.1. Vị trí, vai trị của giáo dục và đào tạo nói chung, giáo dục phổ
thơng nói riêng trong sự nghiệp phát triển KT – XH
Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt, giáo dục ra đời, tồn tại và phát
triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người và loài người cũng sớm
nhận ra giáo dục là nền móng cho sự phát triển KT – XH đem lại sự phồn
vinh cho đất nước. Ở phương Đông, ngay từ thế kỷ VII trước công nguyên,
Quản Trọng, vị tể tướng lỗi lạc của nước Tề đã hiến kế cho Tề Hồn Cơng
“Nhất niên thụ cốc, thập niên thụ mộc, bách niên thụ nhân”. Từ cách diễn đạt
của người xưa, nhấn mạnh vị trí vai trị của giáo dục, ngày 13 tháng 9 năm
1958 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi: “Vì lợi ích mười năm trồng
cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Hồ Chí Minh nói về vai trò quan trọng
của giáo dục đối với nhiệm vụ phát triển kinh tế văn hóa là “khơng có giáo
dục, khơng có cán bộ thì khơng nói gì đến kinh tế văn hóa. Trong việc đào tạo
cán bộ, giáo dục là bước đầu”.
Ở phương Tây, nhà kinh tế học người Anh, William Petty (1623 – 1687),
tuy là người của phái trọng thương (coi trọng yếu tố thương mại trong nền



7
kinh tế) nhưng ngay trong tác phẩm đầu tay của mình cũng đã có những nhận
xét hết sức sâu sắc về giá trị của con người, nhất là giá trị sức lao động của
con người có được do GDĐT mang lại. Adam Smith, nhà kinh tế học cổ điển
người Anh, người được coi là cha đẻ của khoa học kinh tế đã coi giáo dục như
là một của cải vô giá của các dân tộc.
Các - Mác, vị lãnh tụ thiên tài của giai cấp vô sản, ngay từ thế kỷ XIX đã
tiên đoán về việc trong tương lai, một ngày không xa, khoa học kỹ thuật sẽ trở
thành lực lượng sản xuất trực tiếp và chính giáo dục sẽ là nhân tố để tạo ra lực
lượng sản xuất đó. Tiên đoán của Mác trong vài thập niên trở lại đây đã trở
thành hiện thực; giáo dục thay đổi vị thế của mình trong sự phát triển tổng thể
của mỗi quốc gia. Khơng có một tiến bộ nào của nền kinh tế, sản xuất của đời
sống xã hội lại không có yếu tố cấu thành của GDĐT. Mặt khác sự phát triển
của giáo dục không tách rời nhu cầu và khả năng của nền sản xuất. Như vậy,
chức năng của giáo dục đối với xã hội trong điều kiện nền kinh tế thị trường
có sự quản lý của nhà nước là:
P1: Chức năng phát triển xã hội (đầu tư phát triển GD, phát triển nguồn
nhân lực).
P2: Chức năng phục vụ và dịch vụ xã hội (có hạch tốn chi phí hiệu quả).
P3: Chức năng phúc lợi xã hội cao (bao cấp).
Sơ đồ 1.1: Mối liên hệ giữa ba chức năng của giáo dục


8
Hiện nay, loài người đang trải qua nền văn minh hậu công nghiệp – với
nền kinh tế tri thức. Trong nền kinh tế tri thức “Các quốc gia có tăng trưởng
và phát triển kinh tế nhất thiết phải đầu tư cho giáo dục và đào tạo, phát triển
khoa học công nghệ. Đầu tư cho giáo dục và đào tạo và phát triển khoa học

công nghệ là nhằm thay đổi tận gốc lực lượng sản xuất, tạo ra năng suất,
chất lượng sản phẩm cao hơn, là đầu tư chiều sâu”.
Giáo dục phổ thông (GDPT) là nền tảng của nền GD quốc gia, là nơi xây
dựng nền móng văn hóa tương lai cho dân tộc. GDPT giữ vai trò đặc biệt
quan trọng trong việc góp phần xây dựng nền văn hóa mới, cải tạo giống nịi,
tạo dựng mặt bằng dân trí, nâng cao chỉ số phát triển người (HDI) cho đất
nước.
1.2.2. Vị trí, vai trị, nhiệm vụ của giáo dục tiểu học và THCS
1.2.2.1. Giáo dục tiểu học
Luật giáo dục đã ghi: “Giáo dục tiểu học là bậc học bắt buộc đối với mọi
trẻ em từ 6 đến 14 tuổi, được thực hiện trong 5 năm học, từ lớp 1 đến lớp 5.
Tuổi của học sinh vào học lớp 1 là 6 tuổi”. Giáo dục tiểu học là bậc học nền
tảng của hệ thống giáo dục quốc dân có nhiệm vụ xây dựng và phát triển tình
cảm, đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và thể chất của trẻ em. Nhằm hình thành cơ sở
ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam XHCN.
1.2.2.2. Giáo dục trung học cơ sở
Trung học cơ sở là cấp cơ sở của bậc trung học tạo điều kiện cho phân
luồng và liên thơng giữa GDPT và GDCN. “Giáo dục THCS có nhiệm vụ
giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của GDTH, giúp các em
có trình độ học vấn phổ thông cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật,
hướng nghiệp để tiếp tục THPT, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động”.
Giáo dục TH và THCS có một điểm giống nhau cơ bản là cấp học phổ
cập. Theo đó cả hai cấp học được nhà nước “đảm bảo các điều kiện để phổ
cập giáo dục trong cả nước” và “mọi công dân trong độ tuổi quy định có


9
nghĩa vụ học tập để đạt trình độ giáo dục phổ cập”, “gia đình có trách nhiệm
và tạo ra điều kiện cho các thành viên của gia đình trong độ tuổi quy định
được học tập để đạt trình độ giáo dục phổ cập”.

Giáo dục tiểu học và THCS có một vai trò hết sức quan trọng trong việc
tạo tiền đề để tiến tới phổ cập giáo dục bậc trung học vào năm 2020.
1.3.

MỘT SỐ KHÁI NIỆM, THUẬT NGỮ CƠ BẢN CÓ LIÊN QUAN

ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
1.3.1. Dự báo, dự báo giáo dục và dự báo quy mô giáo dục
Dự báo: “Dự báo là dự kiến, tiên đoán về những sự kiện, hiện tượng trạng
thái nào đó có thể hay nhất định sẽ xảy ra trong tương lai”, “là sự nghiên cứu
những triển vọng của một hiện tượng nào đó, chủ yếu là những đánh giá số
lượng và chỉ ra khoảng thời gian mà trong đó hiện tượng có thể diễn ra
những biến đổi” (Từ điển bách khoa Việt Nam, tập 1, trang 691).
Dự báo tập hợp những thông tin có cơ sở khoa học về các trạng thái khả dĩ
của đối tượng trong tương lai và dự kiến các con đường khác nhau để đạt tới
trạng thái tương lai ở các thời điểm khác nhau.
Dự báo giáo dục là một trong những căn cứ cần thiết giúp chúng ta thoát
khỏi tư duy kinh nghiệm, trực giác mơ hồ trong việc xây dựng chiến lược,
quy hoạch GDĐT mà cịn có ý nghĩa định hướng phát triển giáo dục trong
toàn bộ hệ thống dự báo KT – XH của một đất nước. Dự báo giáo dục là xác
định trạng thái tương lai của một đất nước. Dự báo giáo dục là xác định trạng
thái tương lai của hệ thống GDĐT với một xác suất nào đó và dự kiến điều
kiện khách quan để thực hiện.
Dự báo quy mô GDĐT của một địa phương hay cả nước với nhiệm vụ cơ
bản là phải xác định được số lượng học sinh (HS), sinh viên (SV) các cấp học,
ngành học theo các hình thức học cho đến thời điểm dự báo để đáp ứng nhu
cầu học tập của người dân và phù hợp với các điều kiện đảm bảo của xã hội
cho GDĐT.



10
Trong dự báo, thông thường người ta dự báo theo chỉ tiêu tương đối gián
tiếp, căn cứ vào các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến đối tượng dự báo như: Tỉ lệ
học sinh tiểu học/dân số tuổi từ 6 đến 10 tuổi.
Tỉ lệ học sinh THCS đi học/dân số tuổi từ 11 đến 14 tuổi v.v… những chỉ
tiêu tương đối này có vai trị quan trọng trong việc so sánh quy mô phát triển
ở các thời kỳ khác nhau của đối tượng dự báo, làm cơ sở lựa chọn phương án
tối ưu dự báo giáo dục trong tương lai.
1.3.2. Quy hoạch, quy hoạch phát triển KT – XH và quy hoạch phát
triển giáo dục
Trên thế giới, quy hoạch đã được nhiều nước khẳng định là có ý nghĩa
quan trọng cả trên hai bình diện lý luận và thực tiễn, nhằm mục đích tạo ra
những cơ sở khoa học để khẳng định chính sách, chương trình phát triển KT –
XH.
 Ở Anh, quy hoạch được hiểu là sự bố trí có trật tự, sự tiến hóa có kiểm
sốt các đối tượng trong một khoảng không gian được xác định.
 Ở Pháp, quy hoạch là dự báo phát triển và tổ chức thực hiện theo lãnh
thổ.
 Ở Trung Quốc, quy hoạch được hiểu là dự báo kế hoạch phát triển, là
chiến lược quyết định các hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu đề ra, từ đó
quyết định các mục tiêu mới và giải pháp mới.
 Ở Hàn Quốc, quy hoạch được quan niệm là xây dựng chính sách phát
triển.
 Ở Việt Nam, theo từ điển Tiếng Việt do Viện nghiên cứu Ngơn ngữ học
xuất bản năm 1998 thì: “Quy hoạch là sự bố trí, sắp xếp tồn bộ theo một
trình tự hợp lý trong từng thời gian, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch dài
hạn”.
Từ các khái niệm trên có thể hiểu quy hoạch là bước cụ thể hóa chiến lược
ở mức độ tồn hệ thống, đó là kế hoạch hành động mang tính tổng thể, thống




×