Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

giao duc tieu hoc cd dh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.61 KB, 8 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI
KHOA SƯ PHẠM TIỂU HỌC – MẦM NON


BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN
MÔN: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT 1

GIẢNG VIÊN GIẢNG DẠY: TRẦN DƯƠNG QUỐC HÒA
SINH VIÊN THỰC HIỆN: ĐÀO THỊ MỸ TRANG
LỚP: TIỂU HỌC B – KHÓA: 6

NĂM HỌC: 2018 – 2019


Yêu cầu 1: Xem xét – đánh giá việc thực hiện 03 nguyên tắc dạy học Tiếng Việt ở
trường tiểu học (Nguyên tắc phát triển tư duy; Nguyên tắc giao tiếp; Ngun tắc chú ý
đến tâm lí và trình độ Tiếng Việt vốn có của HSTH)
Sau khi kết thúc thời gian kiến tập tại Trường Tiểu Học Phan Chu Trinh, tôi đã được
trải nghiệm thực tế các hoạt động của trường tiểu học, học hỏi kinh nghiệm của các
thầy cô đi trước đang giảng dạy tại trường tiểu học để trau dồi các kĩ năng của một
người giáo viên tiểu học về chủ nhiệm lớp cũng như quá trình giảng dạy. Trong các
môn học của sinh tiểu học Tiếng Việt là môn quan trọng và vô cùng cần thiết đối với
học sinh tiểu học. Mặc dù, đợt kiến tập này tôi không được giảng dạy nhiều nhưng
qua các tiết dự giờ, rút kinh nghiệm giảng dạy từ giáo viên hướng dẫn tôi nhận thấy
rằng việc thực hiện 03 nguyên tắc dạy học Tiếng Việt ở trường tiểu học luôn được
đảm bảo đầy đủ.
Đầu tiên là Nguyên tắc phát triển tư duy.
Nguyên tắc phát triển tư duy hướng học sinh phát triển 3 khả năng: ngôn ngữ, tư duy
và tưởng tượng.
Về phát triển khả năng ngôn ngữ được thực hiện qua các phân môn sau:
Phân môn Kể chuyện: bài Người đi săn và con nai SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1


trang 107:
Sau khi nghe GV kể toàn bộ câu chuyện HS tự luyện kể theo nhóm 5 từng đoạn của
câu chuyện, HS được đứng trước lớp kể lại câu chuyện theo nhóm và cá nhân tự kể lại
một đoạn của câu chuyện mà em thích nhất.
Phân mơn Chính tả: bài Nghe – viết Luật bảo vệ môi trường SGK Tiếng Việt lớp 5
tập 1 trang 103:
GV yêu cầu HS nêu những từ mà HS thấy khó, dễ viết sai, dễ nhầm lẫn. Sau khi viết
và kiểm tra xong lỗi chính tả, GV đặt câu hỏi cho HS trả lời:” Trên thực tế chúng ta đã
làm gì để bảo vệ mơi trường? Trường mình thường phát động phong trào gì để bảo vệ
môi trường?
Phân môn Tập đọc: bài Mùa thảo quả SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 trang 113:
HS được luyện đọc cả bài; luyện đọc các từ khó đọc, đọc sai; luyện đọc ngắt nghỉ
những câu văn ngắn, dài; luyện đọc diễn cảm toàn bài.


Phân môn Tập làm văn: bài Cấu tạo của bài văn Tả người SGK Tiếng Việt lớp 5
tập 1 trang 119:
GV chiếu 1 bức tranh trong SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 trang 119 và yêu cầu HS nhận
xét bức tranh vẽ gì? Từ đó, GV u cầu HS đọc phần miêu tả nhân vật trong bức tranh
là chàng trai Hạng A Cháng. Sau đó HS thảo luận theo nhóm trả lời các câu hỏi của
GV:” Xác định phần mở bài và cho biết tác giả giới thiệu hình ảnh Hạng A Cháng
bằng cách nào? Ngoại hình có gì nổi bật? Tìm những đoạn văn tả hoạt động của Hạng
A Cháng? Tìm phần kết bài của đoạn văn?” và cho HS nêu Hạng A Chàng là người
như thế nào? Từ bài miêu tả trên HS tự nêu được dàn ý chi tiết cho bài văn tả người.
Phân môn Luyện từ và câu: bài Đại từ xưng hô SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 trang
104:
I) Nhận xét: bài tập 2 GV yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi bài tập 2, bài tập 3
GV cho HS thảo luận nhóm đơi tìm những từ em vẫn dùng để xưng hô, gọi; bài tập
củng cố kiến thức GV cho HS xem tranh và tự do nói lời thoại của nhân vật trong
tranh với bạn ngồi cùng bàn, GV mời một số HS đứng lên nói lời thoại của mình nghĩ

ra cho các nhân vật trong tranh.
Phân mơn Học vần: bài UNG – ƯNG SGK Tiếng Việt lớp 1 tập 1 trang 110:
Kiểm tra bài cũ: GV cho HS so sánh vần ĂNG – ÂNG và viết một từ có chứa vần
ĂNG – ÂNG vào bảng con, sau đó HS đọc từ mình vừa viết được cho bạn bên cạnh
nghe. Dạy học bài mới: GV yêu cầu HS so sánh vần UNG với vần ĂNG đã được học
HS đánh vần, đọc trơn vần UNG; HS đánh vần, đọc trơn SÚNG sau khi ghép bảng
cài; HS xem hình ảnh BƠNG SÚNG và so sánh hoa sen với hoa sung có gì khác
nhau?, HS đánh vần, đọc trơn BƠNG SÚNG; HS quan sát hình ảnh sừng hươu trả lời
các câu hỏi của GV tìm ra từ SỪNG HƯƠU; HS nêu được tiếng đã được học HƯƠU
và chưa được học SỪNG; HS so sánh vần UNG – ƯNG; sau đó HS đánh vần, đọc
trơn ƯNG, SỪNG, SỪNG HƯƠU.
Về phát triển khả năng tư duy được thực hiện qua các phân môn sau:
Phân môn Kể chuyện: bài Người đi săn và con nai SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1
trang 107:
GV kể mẫu cho HS nghe và không kể phần kết của câu chuyện. Sau đó GV cho HS kể
tiếp câu chuyện theo phán đốn của em và u cầu HS giải thích vì sao em nghĩ câu
chuyện kết thúc như vậy? GV kể tiếp câu chuyện để HS tự nhận ra phán đoán của


mình đúng hay sai. Cuối tiết học GV cho HS tự rút ra ý nghĩa của câu chuyện và GV
chốt lại.
Phân mơn Chính tả: bài Nghe – viết Luật bảo vệ môi trường SGK Tiếng Việt lớp 5
tập 1 trang 103:
GV yêu cầu HS tìm những từ mà HS thấy khó, dễ viết sai, dễ nhầm lẫn. Sau khi viết
và kiểm tra xong lỗi chính tà. HS suy nghĩ tìm câu trả lời cho câu hỏi của GV:” Trên
thực tế chúng ta đã làm gì để bảo vệ mơi trường? Trường mình thường phát động
phong trào gì để bảo vệ môi trường?
Phân môn Tập đọc: bài Mùa thảo quả SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 trang 113:
Kiểm tra bài cũ GV hỏi HS:” đất lành chim đậu là như thế nào?” HS suy nghĩ chọn
câu trả lời phù hợp nhất viết vào bảng con. HS suy nghĩ trả lời các câu hỏi của GV để

tìm hiểu nội dung bài học. Cuối bài HS suy nghĩ trả lời câu hỏi: “Chúng ta cần làm gì
để bảo vệ rừng?”
Phân mơn Tập làm văn: bài Cấu tạo của bài văn Tả người SGK Tiếng Việt lớp 5
tập 1 trang 119:
HS đọc phần miêu tả nhân vật trong bức tranh là chàng trai Hạng A Cháng và suy
nghĩ xem những nhận xét của HS có đúng khơng? Sau khi HS trả lời các câu hỏi của
GV HS tự rút ra Hạng A Chàng là người như thế nào? Từ bài miêu tả trên HS tự rút ra
dàn ý chi tiết cho bài văn tả người.
Phân môn Luyện từ và câu: bài Đại từ xưng hô SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 trang
104:
Bài tập củng cố kiến thức GV cho HS xem tranh và được tự do suy nghĩ lời thoại của
nhân vật trong tranh.
Phân môn Học vần: bài UNG – ƯNG SGK Tiếng Việt lớp 1 tập 1 trang 110:
Kiểm tra bài cũ: GV cho HS tự suy nghĩ viết một từ có chứa vần ĂNG – ÂNG vào
bảng con. Dạy học bài mới: GV yêu cầu HS so sánh vần UNG với vần ĂNG đã được
học; HS xem hình ảnh và đốn xem đây là hoa gì? Từ đó HS so sánh hoa sen với hoa
sung có gì khác nhau?; HS quan sát hình ảnh đốn xem đây là cái gì? Từ đó GV giới
thiệu SỪNG HUƠU; HS tìm được tiếng chưa được học SỪNG; HS so sánh vần UNG
– ƯNG.


Về phát triển khả năng tưởng tượng được thực hiện qua các phân môn sau:
Phân môn Kể chuyện: bài Người đi săn và con nai SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1
trang 107:
GV cho HS được phán đoán câu chuyện kết thúc như thế nào trước khi kể hết câu
chuyện tạo sự thu hút của HS vào bài học.
Phân môn Luyện từ và câu: bài Đại từ xưng hô SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 trang
104:
Trong phần bài tập củng cố cuối bài HS được tự do tưởng tượng các tình huống của
nhân vật trong tranh để tìm lời thoại phù hợp cho các nhân vật.

Thứ 2 là Nguyên tắc giao tiếp.
Nguyên tắc giao tiếp là phương pháp chủ đạo, lấy giao tiếp làm mục đích dạy học
nhằm kết nối người học và người dạy.
Giao tiếp giữa giáo viên và học sinh: Trong quá trình dạy học giáo viên nêu ra các
câu hỏi cho học sinh trả lời nhằm củng cố kiến thức, mở rộng kiến thức; khuyến khích
sự sáng tạo, sự tự tin trong giao tiếp của học sinh. Nhờ đó học sinh sẽ có những thắc
mắc, tị mò cần đến sự giúp đỡ của giáo viên để học sinh ghi nhớ tốt hơn bài học. Bên
cạnh việc học tập, giáo viên và học sinh còn trao đổi thêm về các kĩ năng sống, các
hoạt động của nhà trường: sân trường em xanh – sạch – đẹp, đội nón bảo hiểm khi đi
xe gắn máy, xe đạp điện,… dể tuyên truyền giáo dục ý thức cho học sinh.
Giao tiếp giữa học sinh với học sinh: Thông qua các tiết học học sinh được thảo
luận nhóm trao đổi về bài học giúp đỡ nhau trong học tập như nhắc nhở bạn làm bài
về nhà, chỉ bạn làm bài, cho bạn mượn vở chép bài khi bạn bị ốm,…Học sinh thường
xuyên được tiếp xúc với nhau sẽ có ý thức giúp đỡ bạn khơng chỉ trong học tập mà
cịn trong cuộc sống hay ngoài xã hội như: chia sẻ những chuyện vui hay buồn với
bạn, nếu bạn nghỉ học không rõ lí do sẽ quan tâm, tìm hiểu,…

Thứ 3 là Nguyên tắc chú ý đến tâm lý và trình độ Tiếng Việt vốn có
của HSTH.


Là một giáo viên tiểu học ngoài việc giảng dạy kiến thức cho học sinh giáo
viên còn phải quan tâm đến tâm lý của từng học sinh.
Qua tìm hiểu hồn cảnh gia đình học sinh, quan sát các hoạt động hàng ngày của
học sinh giáo viên biết được đặc điểm của từng học sinh như khả năng học tập hoặc
các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao,… Từ đó giúp học sinh phát huy những điều
mà các em làm tốt nhất và khắc phục những điều mà các em làm chưa tốt. Giáo viên
ln khuyến khích tinh thần của học sinh tham gia các hoạt động trong học tập cũng
như các hoạt động bên ngoài việc học tập.
Trong các tiết học giáo viên khéo léo đưa các trò chơi lồng ghép với học tập tạo sự

hứng thú, thu hút học sinh vào bài học; việc này giúp học sinh ghi nhớ bài học lâu hơn
và tốt hơn nếu chỉ dạy lý thuyết không.
Mở đầu tiết học hoặc kết thúc cho học sinh một bài hát tạo khơng khí vui vẻ cho
học sinh không bị áp lực về việc học.
Khen ngợi, động viên những học sinh yếu, nhút nhát hay lười biếng khi có sự thay
đổi tốt hơn như học chăm chỉ hơn, giơ tay phát biểu trong giờ học, hồn thành bài tập
hoặc nhiệm vụ cơ giao,…
Đối với học sinh tiểu học trình độ Tiếng Việt của học sinh cần được quan tâm
thông qua các phân môn Tiếng Việt.
Phân môn Tập đọc giáo viên giúp các em đọc đúng, phát âm đúng trước khi luyện
đọc diễn cảm. Đối với các em có khả năng đọc cịn yếu giáo viên cho các học sinh
khác đọc tốt giúp đỡ, chỉ dẫn các học sinh đọc yếu trong giờ ra chơi.
Phân môn Chính tả giáo viên giúp học sinh nhận biết những từ học sinh dễ viết sai,
phân biệt các âm đầu, âm cuối, vần, dấu câu. Nếu học sinh viết sai giáo viên yêu cầu
học sinh luyện viết từ sai nhiều lần và chú ý những lỗi sai để khắc phục.
Phân môn Luyện từ và câu giáo viên giúp học sinh mở rộng thêm vốn từ, làm giàu
vốn từ, phân biệt: từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa,động từ, tính từ, danh từ,…
Phân mơn Tập làm văn giáo viên giúp học sinh luyện viết một câu hoàn chỉnh, một
đoạn hồn chỉnh, một bài văn hồn chỉnh có các yếu tố như câu văn có sử dụng miêu
tả, so sánh, nhân hóa,…; một đoạn văn phải thể hiện hết một ý muốn nói; một bài văn
phải đủ 3 phần, các đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau,… Bên cạnh đó học sinh được


tự do sáng tạo viết theo suy nghĩ của bản thân, phát triển trí tưởng tượng phong phú
của mình làm cho bài văn thêm sinh động.
Hiện nay, tại các trường tiểu học đang thực hiện theo hướng tiết dạy
tích cực, học sinh tích cực, đổi mới phương pháp dạy hoc.
Học sinh là người tự sản sinh ra và chiếm lĩnh tri thức với sự hướng dẫn của giáo
viên. Ví dụ: Phân môn Tập làm văn: bài Cấu tạo của bài văn Tả người SGK Tiếng
Việt lớp 5 tập 1 trang 119: GV cho HS đọc đoạn văn Hạng A Cháng sau đó HS thảo

luận theo nhóm trả lời các câu hỏi của GV:” Xác định phần mở bài và cho biết tác giả
giới thiệu hình ảnh Hạng A Cháng bằng cách nào? Ngoại hình có gì nổi bật? Tìm
những đoạn văn tả hoạt động của Hạng A Cháng? Tìm phần kết bài của đoạn văn?và
Hạng A Chàng là người như thế nào?” Từ đoạn văn trên HS tự nêu được dàn ý chi tiết
cho bài văn tả người.
Mọi học sinh đều được tham gia hoạt động. ví dụ: học sinh tham gia hoạt động
thảo luận nhóm đơi, nhóm bàn, giáo viên tổ chức trò chơi cho học sinh cả lớp cùng
chơi như Rung chuông vàng, Bắn tên, Lô tô,…trong các tiết học.
Giáo viên điều khiển lớp cần làm cho không khí lớp học vui vẻ, thoải mái vì đối
với học sinh tiểu học sự tập trung của học sinh còn thấp và trong thời gian ngắn nên
việc làm cho không khí lớp học vui vẻ là cần thiết. Ví dụ: trước khi vào tiết học giáo
viên cho cả lớp hát một bài hát; học sinh lớp 1 giữa tiết học cho học sinh giải lao bằng
một trò chơi nhỏ như “Pha nước chanh”, sau khi học xong bài Tập đọc Hành trình của
bầy ong SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 trang 118 giáo viên cho học sinh hát bài Chị ong
nâu nâu giúp học ghi nhớ nội dung bài học tốt hơn là loài ong là loài động vật làm
việc chăm chỉ, mang lại lợi ích cho con người.


Yêu cầu 2:
- Liệt kê các băn khoăn, thắc mắc của bản thân khi tiếp cận thực tế với các tiết dạy
học Tiếng Việt ở trường tiểu học.
Khi được tiếp cận thực tế với các tiết dạy học Tiếng Việt ở trường tiểu học em
có những băn khoăn, thắc mắc:
Em được kiến tập ở khối lớp 5 em thấy đa số tất cả các giáo viên khối đều là
những người có nhiều kinh nghiệm dạy học nhưng khi tổ chức trò chơi cho học sinh
chưa thực sự đạt kết quả cho một tiết dạy tích cực chỉ một số ít giáo viên tổ chức
được cho học sinh cả lớp tham gia trị chơi. Đó là trong các tiết hội giảng cịn như
bình thường dạy trên lớp giáo viên đều khơng sử dụng trò chơi để giúp học sinh ghi
nhớ và hiểu bài.
Đối với một số học sinh lười học chưa có biện pháp giúp học sinh có động lực

chăm chỉ làm bài vì giáo viên nhắc nhở hay phạt nhiều lần học sinh sẽ khơng cịn sợ
nữa.
Khi đi xem các tiết dạy hội giảng,có giáo viên khơng hề để học sinh biết quy
trình dạy là có những phần nào nhưng có giáo viên lại nói khá rõ rang từng phần
theo quy trình dạy.
- Thử đưa ra lí giải (nếu thấy “lạ”) hoặc đề xuất các ý tưởng về giải pháp khắc phục
(nếu thấy bất cập).
Đầu tiên là với lồng ghép trò chơi vào học tập để giúp học sinh nhớ bài học lâu
hơn: em nghĩ có thể do giáo viên họ đã quen với cách dạy truyền thống quá lâu nên
việc tổ chức các trị chơi họ khơng cịn hứng thú nữa và cách dạy của họ cũng đã có
kết quả nhất định trong suốt quá trình dạy học ở tiểu học.
Tiếp theo đối với các học sinh lười học giáo viên nên nói chuyện với nhiều hơn
để tìm nguồn động lực cho học sinh chăm chỉ hơn, điều này cũng có thể thơng cảm
với giáo viên vì một lớp trung trình khoảng hơn 40 học sinh cộng thêm việc soạn
giáo án, làm sổ sách, dạy nhiều môn làm cho giáo viên kiểm soát tất cả học sinh
chưa được triệt để.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×