Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

BDTXBAI THU HOACH 20182019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (403.36 KB, 28 trang )

Lưu ý: Mọi người căn cứ vào kế hoạch Quân có ghi ở Phần Riêng ai bỏ phần nào thì bỏ
phần đó nhé. Tổ trưởng căn cứ vào đó để làm biểu điểm. Đọc xong nhớ delete nhé. Thanks
Đơn vị: Trường THCS Thủ Khoa Huân
Tổ chuyên môn: Tiếng Anh
Họ và tên: NGUYỄN ……………………
Môn dạy: Tiếng Anh
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN
CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN
Năm học 2018 – 2019
I. KHỐI KIẾN THỨC BẮT BUỘC:
1/ Nội dung bồi dưỡng 1:
a/ Kiến thức chung :
1) Thông tư số 58 /2011/TT-BGDĐT, ngày 12/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo Ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT quy định như
sau:
ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI HẠNH KIỂM
Điều 3. Căn cứ đánh giá, xếp loại hạnh kiểm
1. Căn cứ đánh giá, xếp loại hạnh kiểm:
a) Đánh giá hạnh kiểm của học sinh căn cứ vào biểu hiện cụ thể về thái độ và hành vi đạo
đức; ứng xử trong mối quan hệ với thầy giáo, cô giáo, cán bộ, công nhân viên, với gia đình,
bạn bè và quan hệ xã hội; ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập; kết quả tham gia lao
động, hoạt động tập thể của lớp, của trường và của xã hội; rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ
sinh và bảo vệ môi trường;
b) Kết quả nhận xét các biểu hiện về thái độ, hành vi của học sinh đối với nội dung dạy học
môn Giáo dục công dân quy định trong chương trình giáo dục phổ thơng cấp THCS, cấp
THPT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
2. Xếp loại hạnh kiểm:
Hạnh kiểm được xếp thành 4 loại: Tốt (T), khá (K), trung bình (Tb), yếu (Y) sau mỗi học kỳ
và cả năm học. Việc xếp loại hạnh kiểm cả năm học chủ yếu căn cứ vào xếp loại hạnh kiểm
học kỳ II và sự tiến bộ của học sinh.
Điều 4. Tiêu chuẩn xếp loại hạnh kiểm


1. Loại tốt:
a) Thực hiện nghiêm túc nội quy nhà trường; chấp hành tốt luật pháp, quy định về trật tự, an
tồn xã hội, an tồn giao thơng; tích cực tham gia đấu tranh với các hành động tiêu cực,
phịng chống tội phạm, tệ nạn xã hội;
b) Ln kính trọng thầy giáo, cô giáo, người lớn tuổi; thương yêu và giúp đỡ các em nhỏ
tuổi; có ý thức xây dựng tập thể, đoàn kết, được các bạn tin yêu;
c) Tích cực rèn luyện phẩm chất đạo đức, có lối sống lành mạnh, giản dị, khiêm tốn; chăm
lo giúp đỡ gia đình;
d) Hồn thành đầy đủ nhiệm vụ học tập, có ý thức vươn lên, trung thực trong cuộc sống, trong
học tập;
đ) Tích cực rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường;


e) Tham gia đầy đủ các hoạt động giáo dục, các hoạt động do nhà trường tổ chức; tích cực tham
gia các hoạt động của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ
Chí Minh;
g) Có thái độ và hành vi đúng đắn trong việc rèn luyện đạo đức, lối sống theo nội dung môn
Giáo dục công dân.
2. Loại khá:
Thực hiện được những quy định tại Khoản 1 Điều này nhưng chưa đạt đến mức độ của loại
tốt; cịn có thiếu sót nhưng kịp thời sửa chữa sau khi thầy giáo, cô giáo và các bạn góp ý.
3. Loại trung bình:
Có một số khuyết điểm trong việc thực hiện các quy định tại Khoản 1 Điều này nhưng mức
độ chưa nghiêm trọng; sau khi được nhắc nhở, giáo dục đã tiếp thu, sửa chữa nhưng tiến bộ
còn chậm.
4. Loại yếu:
Chưa đạt tiêu chuẩn xếp loại trung bình hoặc có một trong các khuyết điểm sau đây:
a) Có sai phạm với tính chất nghiêm trọng hoặc lặp lại nhiều lần trong việc thực hiện quy
định tại Khoản 1 Điều này, được giáo dục nhưng chưa sửa chữa;
b) Vô lễ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể của giáo viên, nhân viên nhà

trường; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn hoặc của người khác;
c) Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi;
d) Đánh nhau, gây rối trật tự, trị an trong nhà trường hoặc ngồi xã hội; vi phạm an tồn
giao thơng; gây thiệt hại tài sản công, tài sản của người khác.
ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI HỌC LỰC
Điều 5. Căn cứ đánh giá, xếp loại học lực:
1. Căn cứ đánh giá, xếp loại học lực:
a) Mức độ hồn thành chương trình các mơn học và hoạt động giáo dục trong Kế hoạch giáo
dục cấp THCS, cấp THPT;
b) Kết quả đạt được của các bài kiểm tra.
2. Học lực được xếp thành 5 loại: Giỏi (G), khá (K), trung bình (Tb), yếu (Y), kém (Kém).
Điều 6. Hình thức đánh giá và kết quả các mơn học sau một học kỳ, cả năm học:
1. Hình thức đánh giá:
a) Đánh giá bằng nhận xét kết quả học tập (sau đây gọi là đánh giá bằng nhận xét) đối với
các môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục.
Căn cứ chuẩn kiến thức, kỹ năng môn học quy định trong Chương trình giáo dục phổ thơng,
thái độ tích cực và sự tiến bộ của học sinh để nhận xét kết quả các bài kiểm tra theo hai
mức:
- Đạt yêu cầu (Đ): Nếu đảm bảo ít nhất một trong hai điều kiện sau:
+ Thực hiện được cơ bản các yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng đối với nội dung trong bài
kiểm tra;
+ Có cố gắng, tích cực học tập và tiến bộ rõ rệt trong thực hiện các yêu cầu chuẩn kiến thức,
kỹ năng đối với nội dung trong bài kiểm tra.
- Chưa đạt yêu cầu (CĐ): Các trường hợp còn lại.
b) Kết hợp giữa đánh giá bằng cho điểm và nhận xét kết quả học tập đối với môn Giáo dục công
dân:
- Đánh giá bằng cho điểm kết quả thực hiện các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái
độ đối với từng chủ đề thuộc mơn Giáo dục cơng dân quy định trong chương trình giáo dục
phổ thông cấp THCS, cấp THPT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
- Đánh giá bằng nhận xét sự tiến bộ về thái độ, hành vi trong việc rèn luyện đạo đức, lối sống

của học sinh theo nội dung môn Giáo dục công dân quy định trong chương trình giáo dục phổ


thông cấp THCS, cấp THPT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành trong mỗi học kỳ,
cả năm học.
Kết quả nhận xét sự tiến bộ về thái độ, hành vi trong việc rèn luyện đạo đức, lối sống của học
sinh không ghi vào sổ gọi tên và ghi điểm, mà được giáo viên môn Giáo dục công dân theo dõi,
đánh giá, ghi trong học bạ và phối hợp với giáo viên chủ nhiệm sau mỗi học kỳ tham khảo khi
xếp loại hạnh kiểm.
c) Đánh giá bằng cho điểm đối với các mơn học cịn lại.
d) Các bài kiểm tra được cho điểm theo thang điểm từ điểm 0 đến điểm 10; nếu sử dụng
thang điểm khác thì phải quy đổi về thang điểm này.
2. Kết quả môn học và kết quả các môn học sau mỗi học kỳ, cả năm học:
a) Đối với các môn học đánh giá bằng cho điểm: Tính điểm trung bình mơn học và tính
điểm trung bình các mơn học sau mỗi học kỳ, cả năm học;
b) Đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét: Nhận xét môn học sau mỗi học kỳ, cả năm
học theo hai loại: Đạt yêu cầu (Đ) và Chưa đạt yêu cầu (CĐ); nhận xét về năng khiếu (nếu
có).
Điều 7. Hình thức kiểm tra, các loại bài kiểm tra, hệ số điểm bài kiểm tra:
1. Hình thức kiểm tra:
Kiểm tra miệng (kiểm tra bằng hỏi-đáp), kiểm tra viết, kiểm tra thực hành.
2. Các loại bài kiểm tra:
a) Kiểm tra thường xuyên (KT tx) gồm: Kiểm tra miệng; kiểm tra viết dưới 1 tiết; kiểm tra
thực hành dưới 1 tiết;
b) Kiểm tra định kỳ (KTđk) gồm: Kiểm tra viết từ 1 tiết trở lên; kiểm tra thực hành từ 1 tiết
trở lên; kiểm tra học kỳ (KThk).
3. Hệ số điểm các loại bài kiểm tra:
a) Đối với các môn học đánh giá bằng cho điểm: Điểm kiểm tra thường xuyên tính hệ số 1,
điểm kiểm tra viết và kiểm tra thực hành từ 1 tiết trở lên tính hệ số 2, điểm kiểm tra học kỳ
tính hệ số 3.

b) Đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét: Kết quả nhận xét của các bài kiểm tra đều
tính một lần khi xếp loại mơn học sau mỗi học kỳ.
2) Thông tư số 02/2013/TT-BGDĐT ngày 30/01/2013 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về
việc Ban hành Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông.
TUYỂN SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
@ Hồ sơ tuyển sinh:
1. Bản sao giấy khai sinh.
2. Học bạ tiểu học (bản chính).
Điều 5. Tuyển sinh trung học cơ sở
Mỗi trường trung học cơ sở hoặc trường phổ thơng có nhiều cấp học, trong đó có cấp trung
học cơ sở thành lập một tổ công tác làm nhiệm vụ tuyển sinh:
1. Kiểm tra hồ sơ tuyển sinh của người học.
2. Xét tuyển và lập biên bản xét tuyển, danh sách người học trúng tuyển trình hiệu trưởng
phê duyệt.
3. Hiệu trưởng báo cáo kết quả tuyển sinh với phòng giáo dục và đào tạo.
THI TUYỂN
Điều 12. Môn thi, thời gian làm bài thi, điểm bài thi, hệ số điểm bài thi, điểm cộng
thêm và điểm thi tuyển:
1. Môn thi
a) Thi viết ba mơn: tốn, ngữ văn và mơn thứ 3;


b) Môn thứ 3 được chọn trong số những môn học còn lại, phù hợp cho các đối tượng tuyển
sinh quy định tại Điều 6 quy chế này. Giám đốc sở giáo dục và đào tạo chọn và công bố
môn thi thứ 3 sớm nhất 15 (mười lăm) ngày trước ngày kết thúc năm học căn cứ biên chế
năm học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Thời gian làm bài thi:
a) Mơn tốn, ngữ văn: 120 phút/mơn thi;
b) Mơn thi thứ 3: 60 phút;
3. Điểm bài thi, hệ số điểm bài thi:

a) Điểm bài thi là tổng điểm thành phần của từng câu hỏi trong đề thi, điểm bài thi được cho
theo thang điểm từ điểm 0 đến điểm 10, điểm lẻ đến 0,25;
b) Hệ số điểm bài thi:
- Hệ số 2: mơn tốn, mơn ngữ văn;
- Hệ số 1: môn thứ 3.
4. Điểm cộng thêm cho đối tượng được hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích tối đa
khơng quá 05 điểm.
5. Điểm thi tuyển là tổng điểm ba bài thi đã tính theo hệ số và điểm cộng thêm cho đối
tượng ưu tiên, khuyến khích. Thí sinh trúng tuyển phải khơng có bài thi nào bị điểm 0.
3) Kế hoạch số 307/KH-BGDĐT, ngày 22/7/2008 của Bộ GD&ĐT triển khai phong
trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
*Phịng giáo dục và đào tạo:
- Báo cáo Ủy ban nhân dân huyện (quận) về chủ trương triển khai phong trào thi đua “Xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, kế hoạch của ngành giáo dục và xây dựng kế
hoạch triển khai phong trào thi đua tại các trường.
- Tổ chức quán triệt Chỉ thị của Bộ trưởng, kế hoạch triển khai phong trào thi đua của Bộ
Giáo dục và Đào tạo, của tỉnh và triển khai kế hoạch của huyện đến hiệu trưởng các trường.
- Đôn đốc, hướng dẫn các trường thực hiện phong trào thi đua.
- Tổ chức khảo sát định kỳ để đánh giá được mức độ tiến bộ của các trường học trong việc
thực hiện trường học thân thiện, học sinh tích cực và đánh giá hiệu quả của việc thực hiện
đó đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện; phát hiện những khó khăn, vướng
mắc ở mỗi trường trong quá trình thực hiện phong trào thi đua để kịp thời có biện pháp giúp
đỡ.
*Đối với các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông
- Tổ chức thảo luận về Chỉ thị của Bộ trưởng, kế hoạch triển khai của ngành và tỉnh, quyết
định có tham gia hay không, lúc nào tuyên truyền với nội dung gì.
- Thành lập ban chỉ đạo cấp trường do Hiệu trưởng quyết định: Trước ngày 05/9/2008 nếu
trường tham gia từ năm học 2008-2009.
- Xây dựng kế hoạch hành động cụ thể của trường nhằm thực hiện từng nội dung.
- Hiệu trưởng chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch, chương trình phù hợp với điều kiện ở cơ

sở, khơng q tải, có sự tham gia của Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên
hiệp Thanh niên, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh hiện đang có trong trường; Hiệu
trưởng phân công cụ thể cho cán bộ, giáo viên chủ trì hoặc phối hợp trong các hoạt động
của phong trào thi đua.
- Phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” tại các
trường tự nguyện tham gia trong Lễ khai giảng năm học 2008 – 2009.
- Tiếp tục thực hiện “Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường”
(số 04/2000/QĐ-BGD&ĐT) trong đó cụ thể hóa các quy tắc ứng xử giữa các thành viên trong
nhà trường.


- Tổ chức hoạt động tuyên truyền để cán bộ, giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh, cấp ủy
Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị, xã hội tham gia xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực.
- Tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương xây dựng mơi trường giáo dục lành
mạnh, an tồn cho học sinh, đảm bảo về cơ sở vật chất cho nhà trường, đáp ứng các tiêu chí
của trường học thân thiện, học sinh tích cực.
4) Cơng văn số 5555/BGDĐT-GDTrH, ngày 08/10/2014 của Bộ GD&ĐT Hướng dẫn
sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức
và quản lý các hoạt động chuyên môn của trường Trung học/ TTGDTX qua mạng
1. Xây dựng chuyên đề dạy học
Thay cho việc dạy học đang được thực hiện theo từng bài/tiết trong sách giáo khoa như hiện
nay, các tổ/nhóm chun mơn căn cứ vào chương trình và sách giáo khoa hiện hành, lựa chọn
nội dung để xây dựng các chuyên đề dạy học phù hợp với việc sử dụng phương pháp dạy học
tích cực trong điều kiện thực tế của nhà trường. Trên cơ sở rà soát chuẩn kiến thức, kỹ năng,
thái độ theo chương trình hiện hành và các hoạt động học dự kiến sẽ tổ chức cho học sinh theo
phương pháp dạy học tích cực, xác định các năng lực và phẩm chất có thể hình thành cho học
sinh trong mỗi chuyên đề đã xây dựng.
2. Biên soạn câu hỏi/bài tập
Với mỗi chuyên đề đã xây dựng, xác định và mô tả 4 mức độ yêu cầu (nhận biết, thông hiểu,

vận dụng, vận dụng cao) của mỗi loại câu hỏi/bài tập có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá
năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học. Trên cơ sở đó, biên soạn các câu hỏi/bài
tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả để sử dụng trong quá trình tổ chức các hoạt
động dạy học và kiểm tra, đánh giá, luyện tập theo chuyên đề đã xây dựng.
3. Thiết kế tiến trình dạy học
Tiến trình dạy học chuyên đề được tổ chức thành các hoạt động học của học sinh để có thể
thực hiện ở trên lớp và ở nhà, mỗi tiết học trên lớp có thể chỉ thực hiện một số hoạt động
trong tiến trình sư phạm của phương pháp và kĩ thuật dạy học được sử dụng.
4. Tổ chức dạy học và dự giờ
Trên cơ sở các chuyên đề dạy học đã được xây dựng, tổ/nhóm chuyên môn phân công giáo
viên thực hiện bài học để dự giờ, phân tích và rút kinh nghiệm về giờ dạy. Khi dự giờ, cần
tập trung quan sát hoạt động học của học sinh thông qua việc tổ chức thực hiện các nhiệm
vụ học tập với yêu cầu như sau:
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập: nhiệm vụ học tập rõ ràng và phù hợp với khả năng của học
sinh, thể hiện ở yêu cầu về sản phẩm mà học sinh phải hồn thành khi thực hiện nhiệm vụ;
hình thức giao nhiệm vụ sinh động, hấp dẫn, kích thích được hứng thú nhận thức của học
sinh; đảm bảo cho tất cả học sinh tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.
- Thực hiện nhiệm vụ học tập: khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm
vụ học tập; phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh và có biện pháp hỗ trợ phù hợp,
hiệu quả; khơng có học sinh bị "bỏ qn".
- Báo cáo kết quả và thảo luận: hình thức báo cáo phù hợp với nội dung học tập và kĩ thuật
dạy học tích cực được sử dụng; khuyến khích cho học sinh trao đổi, thảo luận với nhau về
nội dung học tập; xử lý những tình huống sư phạm nảy sinh một cách hợp lý.
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ
học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và những ý
kiến thảo luận của học sinh; chính xác hóa các kiến thức mà học sinh đã học được thông qua
hoạt động.
Mỗi chuyên đề được thực hiện ở nhiều tiết học nên một nhiệm vụ học tập có thể được thực
hiện ở trong và ngồi lớp học. Vì thế, trong một tiết học có thể chỉ thực hiện một số bước



trong tiến trình sư phạm của phương pháp và kĩ thuật dạy học được sử dụng. Khi dự một giờ
dạy, giáo viên cần phải đặt nó trong tồn bộ tiến trình dạy học của chuyên đề đã thiết kế.
Cần tổ chức ghi hình các giờ dạy để sử dụng khi phân tích bài học.
5. Phân tích, rút kinh nghiệm bài học
Quá trình dạy học mỗi chuyên đề được thiết kế thành các hoạt động học của học sinh dưới
dạng các nhiệm vụ học tập kế tiếp nhau, có thể được thực hiện trên lớp hoặc ở nhà. Học sinh
tích cực, chủ động và sáng tạo trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập dưới sự hướng dẫn
của giáo viên. Phân tích giờ dạy theo quan điểm đó là phân tích hiệu quả hoạt động học của
học sinh, đồng thời đánh giá việc tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học cho học sinh
của giáo viên.
Việc phân tích bài học có thể được căn cứ vào các tiêu chí cụ thể như sau:

Nội
dung

Tiêu chí

Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và phương pháp
dạy học được sử dụng.
1. Kế
Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt được
hoạch
của mỗi nhiệm vụ học tập.
và tài
Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ chức các hoạt
liệu dạy
động học của học sinh.
học
Mức độ hợp lý của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động

học của học sinh.
Mức độ sinh động, hấp dẫn học sinh của phương pháp và hình thức chuyển giao
2. Tổ nhiệm vụ học tập.
chức
Khả năng theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh.
hoạt
Mức độ phù hợp, hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích học sinh hợp
động
tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
học cho
học sinhMức độ hiệu quả hoạt động của giáo viên trong việc tổng hợp, phân tích, đánh
giá kết quả hoạt động và q trình thảo luận của học sinh.
Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của tất cả học sinh trong
lớp.
3. Hoạt Mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của học sinh trong việc thực hiện các
động nhiệm vụ học tập.
của học Mức độ tham gia tích cực của học sinh trong trình bày, trao đổi, thảo luận về kết quả
sinh
thực hiện nhiệm vụ học tập.
Mức độ đúng đắn, chính xác, phù hợp của các kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
của học sinh.

2/ Nội dung bồi dưỡng 2:
a. Các Văn bản, Hướng dẫn về chuyên môn của Sở GD&ĐT
1) Hướng dẫn số 31/HD-SGDĐT, ngày 26/8/2015 Hướng dẫn về việc dạy học tự chọn
cấp THCS và THPT.
1) Mục đích yêu cầu của dạy học tự chọn:


a) Mục đích:

-Dạy tự chọn để củng có, hệ thống hóa, khắc sâu kiến thức, kỹ năng; nâng cao kiến thức, kỹ
năng một số môn họcvà hoạt động giáo dục nhằm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục toàn diện
cho học sinh.
b) Yêu cầu:
-Đảm bảo sự thống nhất cần thiết trong tổ chức thực hiện mục tiêu giáo dục của các cấp học,
kế hoạch thời gian năm học, thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình cấp học và
đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả rèn luyện, học tập của HS.
2) Đối tượng, phương pháp, hình thức dạy tự chọn:
a) Đối tượng dạy học tự chọn:
-Tất cả HS từ lớp 6 đến lớp 12
b) Phương pháp dạy học tự chọn:
-Thực hiện như đối với các mơn học có trong chương trình giáo dục phổ thơng.
c) Hình thức dạy học tự chọn: Có 2 hình thức
-Dạy học tự chọn nâng cao: Hướng đến việc bổ sung, nâng cao kiến thức hoặc hướng đến các
hoạt động trải nghiệm sáng tạo, giáo dục kĩ năng sống, hoạt động tập thể, định hướng nghề
nghiệp cho HS.
-Dạy học tự chọn bám sát: Hướng đến việc củng cố, khắc sâu kiến thức hay hệ thống hóa
kiến thức đã học của các mơn đã học theo chương trình chính khóa.
*Một số quy định cụ thể:
-Thời lượng: Cấp THCS/2 tiết/tuần với tất cả các lớp
-Nội dung: Cấp THCS chọn 01 trong 02 cách sau:
+Chọn trong các môn: Tin học, Ngoại ngữ 2, Nghề phổ thông với thời lượng 2 tiết/tuần
+Dạy học theo chủ đề bám sát: Chọn trong các mơn học (Ngữ Văn, Tốn, Ngoại Ngữ)
-Tài liệu dạy học tự chọn: Tài liệu dạy học tự chọn do Bộ Giáo dục Đào tạo ban hành.
-Kế hoạch dạy học tự chọn: Lập kế hoạch dạy học tự chọn ngay từ đầu năm học trên cơ sở
căn cứ vào nguyện vọng của HS.
-Kiểm tra đánh giá: Thực hiện theo quy định tại quy chế đánh giá xếp loại HS THCS và
THPT theo thông tư 58/2011/TT-BGDĐT.
2) Hướng dẫn số 32/HD-SGDĐT, ngày 26/8/2015 Hướng dẫn về việc xây dựng chủ đề dạy
học; đổi mới kiểm tra đánh giá và sinh hoạt chuyên môn trên mạng thông tin “Trường học

kết nối”.
NỘI DUNG ĐỔI MỚI CÔNG TÁC XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA
ĐÁNH GIÁ:
1. Xây dựng chủ đề dạy học: Xây dựng chủ đề dạy học theo các định hướng sau đây:
-Chủ đề đơn mơn
-Chủ đề liên mơn
-Chủ đề tích hợp, liên mơn có nội dung giáo dục liên quan đến các vấn đề thời sự của địa
phương, đất nước.
2. Quy trình xây dựng chủ đề dạy học đảm bảo các khâu cơ bản sau:
-Rà sóat nội dung chương trình, SGK hiện hành để điều chỉnh, sắp xếp hợp lý những nội
dung trong SGK của từng cấp học, trong từng môn học: có thể loại bỏ những thơng tin cũ,
lạc hậu, những nội dung dạy học trùng nhau trên cơ sở mạch logic hợp lý…
-Bổ sung, cập nhật những thông tin mới;
3. Cấu trúc, sắp xếp lại nội dung dạy học thành các chủ đề dạy học mới.
-Khai thác và sử dụng tối đa, hiệu quả các phương tiện, thiết bị, đồ dùng dạy học, đặc biệt là
phịng học bộ mơn và thư viện nhà trường, tránh tình trạng dạy chay, dạy học nặng về lý
thuyết hàn lâm, ít kỹ năng thực hành, không gắn với thực tiễn.


-Việc thiết kế giáo án, xây dựng tiến tình dạy học và tổ chức thực hiện chủ đề hịan tồn linh
hoạt, giao quyền chủ động cho GV, không khuôn mẫu, cứng nhắc.
4. Tiến trình xây dựng một chủ đề cụ thể: Gợi ý các bước thực hiện:
-Bước 1: Xác định tên chủ đề và thời lượng thực hiện;
-Bước 2: Xác định các nội dung của chủ đề;
-Bước 3: Xác định chuẩn KT, KN, TĐ và năng lực, phẩm chất cần hướng tới cho HS;
-Bước 4: Xây dựng bảng mô tả các cấp độ tư duy;
-Bước 5: Xác định các sản phẩm cần hoàn thành hoặc biên soạn câu hỏi, bài tập tương ứng
với các cấp độ tư duy đã mô tả;
-Bước 6: Cụ thể hóa tiến trình hoạt động học. Trong đó tiến trình hoạt động học là chuỗi hoạt
động học của HS thể hiện rõ ý đồ sư phạm của phương pháp dạy học tích cực được áp dụng

trong tồn bộ chủ đề.
5. Về ngun tắc, mỗi tiến trình/ chuỗi hoạt động học được thiết kế trong chủ đề, đảm
bảo các hoạt động cơ bản sau:
5.1. Chuỗi hoạt động trên lớp:
-Hoạt động khởi động
-Hoạt động hình thành kiến thức
-Hoạt động luyện tập
5.2. Chuỗi hoạt động ngòai lớp:
-Hoạt động vận dụng
-Hoạt động tìm tịi mở rộng
-Đổi mới hoạt động kiểm tra đánh giá
6. Đánh giá hoạt động học:
-Phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học phải đảm bảo sự đồng bộ với phương
pháp và kỹ thuật dạy học tích cực được sử dụng. Cần tăng cường đánh giá về sự hình thành
và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh thơng qua q trình thực hiện các nhiệm vụ
học tập.
-Đánh giá, RKN tiến trình tổ chức hoạt động học:
-Phân tích giờ dạy theo quan điểm đó là phân tích hiệu quả hoạt động học của HS qua đó
đánh giá việc tổ chức, định hướng hoạt động học cho HS; vai trò kiểm tra, hỗ trợ của GV.
Cụ thể khi dự một giờ dạy, CBQL, GV cần phải đặt nó trong tồn bộ tiến trình dạy học của
chủ đề đã thiết kế.
TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN:
1) Tăng cường đổi mới hoạt động chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học
Trên cơ sở các nội dung đã được hướng dẫn, các cơ sở GDTH chỉ đạo các tổ/ nhóm chun
mơn tổ chức trao đổi, thảo luận, thống nhất để xây dựng các chủ đề dạy học; lựa chọn các
phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực để dạy một bài khó, chủ đề mới sao cho hiệu quả
theo định hướng phát triển năng lực học sinh…
2) Tổ chức và quản lý các hoạt động chuyên môn qua mạng
3) Trong năm học này, Sở yêu cầu các đơn vị đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền về vai
trò, ý nghĩa của “Trường học kết nối” đối với việc sinh hoạt chuyên môn, bồi dưỡng GV

đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, tòan diện GD và ĐT; có biện pháp khuyến khích, động
viên, tạo điều kiện cho GV, HS tích cực tham gia SHCM trên mạng thông tin.
3) Hướng dẫn số: 18/HD-SGDĐT ngày 15/8/2016 Hướng dẫn về việc dạy học và kiểm
tra đánh giá môn tiếng Anh cấp THCS và THPT.
I. Các đơn vị nghiêm túc triển khai và thực hiện tốt việc dạy học và kiểm tra đánh giá
môn tiếng Anh theo hướng dẫn tại Công văn số 5333fBGDĐT-GDTrI-i ngày 29 tháng 9
năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai kiểm tra đánh giá theo định hướng


phát triển năng lực môn tiếng Anh cấp trung học từ năm học 2014-2015 và Công văn số
3333/BGDĐT-GDTrI-I ngày 7 tháng 7 năm 2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sử
dụng định dạng để thì đánh giá năng lực tiếng Anh dành cho học sinh phổ thông từ năm học
2015-2016 (có văn bán kèm theo).
II. Về đối mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và sinh hoạt chuyên môn
Đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh theo khuynh hướng tạo môi trường ngôn ngữ
trong lớp học, lấy hoạt động học làm trung tâm; kết họp nhiều kỹ năng trong một tiết dạy,
chú trọng nhiều cho 02 kỹ năng nghe và nói.
Giáo viên phải cân đối họp lý giữa thời lượng truyền đạt kiến thức mới và thời lượng dành
cho học sinh thực hành. Tăng thời lượng làm việc theo cặp, nhóm nhằm tạo điều kiện cho
người học phát triển các kỹ năng ngôn ngữ, giảm được tâm lý ngại ngùng, tăng tính chủ
động, tính hợp tác giữa người học và luyện được cách học tập, làm việc đồng đội, tập thể.
Giáo viên cần thiết kế các dạng bài tập theo hướng tạo tỉnh chủ động sáng tạo cho học sinh
và tùy theo trình độ của học sinh để đưa bài tập thực hành theo hướng “nhận biết bắt chước
tư duy sáng tạo” hay theo hướng “nhận biết liên hệ tư duy sáng tạo”.
Việc dạy và học tiếng Anh phải đáp ứng yêu cầu đảm bảo mục tiêu 04 kỹ năng: nghe, nói,
đọc, viết. Tổ chuyên mơn chủ động xây dụng đa dạng hóa các hoạt động ngoại khóa, thành
lập câu lạc bộ tiếng Anh dành cho giáo viên và học sinh, tổ chức cuộc thi tài năng/hủng biện
tiếng Anh cấp trường và tham gia cuộc thi do cấp trên tổ chức; khuyến khích học sinh tham
gia cuộc thì tiếng Anh trên Internet (IDE). Tăng cường hoạt động giao tiếp bằng tiếng Anh:
Giáo viên giao tiếp với học sinh bằng tiếng Anh trong dạy học trên lớp; học sinh giao tiếp

với nhau bằng tiếng Anh khi tham gia giờ học và sinh hoạt câu lạc bộ; hàng tháng trong sinh
hoạt tố/nhóm chun mơn của giáo viên, ngồi nội dung sinh hoạt hành chính, tổ/nhóm
tiếng Anh phải chọn ít nhất 02 (hai) chủ để chuyên mõn/thảng để giáo viên sử dụng tiếng
Anh trao đổi thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm nhằm tăng Cường kỹ năng giao tiếp, nghe, nói
trong đội ngũ giáo viên.
III. Triển khai việc kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực môn tiếng Anh
cấp THCS, THPT
Giáo viên xây dựng nội dung, độ khó và mức độ yêu cầu năng lực của bài kiểm tra căn cứ
chuẩn kiến thức, kỹ năng và định hướng năng lực đầu ra của từng khối lớp theo quy định
trong chương ưinh của cấp học. Việc kiểm tra, đánh giá được tiến hành thơng qua các hình
thức khác nhau như: đinh lượng (cho điểm), định tính (nhận xét, xếp loại), kết hợp đánh giá
của giáo viên, đánh giá lẫn nhau và tự đánh giá của học sinh. Các loại hình kiểm tra, đánh
giá cằn phù hợp với phương pháp dạy và học được áp dụng trong lớp học, bao gồm kiểm tra
nói (đối thoại, độc thoại), kiểm tra viết dưới dạng tích hợp các kỹ năng, kiến thức ngơn ngữ
và các hình thức đánh giá khác. cụ thể như sau:
1. Kiểm tra thường xuyên
Bài kiểm tra thường xuyên bao gồm các bài kiểm tra hỏi đáp trong q trình dạy và học, các
bài kiểm in Viết có thời lượng không quá 15 phút.
Các bài kiểm tra thường xuyên nhằm đánh giá từng phần kỹ năng ngôn ngữ của học sinh
theo định hướng của các bài kiểm na định kỳ.
Mỗi học kỳ giáo viên phải sử dụng ít nhất 01 bài kiểm tra thường xuyên để kiểm tra kỹ năng
nói của học sinh. Có thể sử dụng hình thức đánh giá đối với học sinh như: đánh giả qua thực
hành thuyết trình, hùng hiện, bài viết luận, bài hình chiếu, video clip…để thay cho các bài
kiểm tra hiện hành.
2. Kiểm tra định kỳ
2.1. Bài kiểm tra viết với thời lượng từ 45 phút trở lên, bài kiểm tra thực hành: Yêu cầu phải
có các kỹ năng nghe, đọc, viết và kiến thức ngơn ngữ, có ít nhất 02 dạng câu hỏilbài tập cho


mỗi kỳ năng/phần với định hướng đánh giá năng lực của học sinh. Tỷ lệ các phần trong bài

kiểm tra chênh lệnh nhau không quá 5% tỷ trọng điểm.
2.2. Bài kiểm tra học kỳ
Đối với cấp THCS đang dạy và học chương trình 7 năm: cấu trúc bài kiểm tra học kỳ tương
tự cấu trúc bài kiểm tra từ 45 phút trở lên (quy định tại mục 2.1). Tuy nhiên, khuyến khích
các trường có điều kiện tổ chức thì nói với tỉ lệ điềm phù hợp với năng lực học sinh.
Đánh giá năng lực tiếng Anh theo định dạng để thi theo khung đánh giá năng lực ngoại ngữ
của Bộ Giáo dục và Đào tạo Sở vận dụng định dạng để thi theo khung năng lực ngoại ngữ
của Bộ Giáo dục và Đào tạo tương ứng cho từng cấp học để đánh giá năng lực sử dụng tiếng
Anh của học sinh khi hồn thành chương trình 10 năm cuối cấp THCS và THPT, cụ thể như
sau:
Đối với Cấp THCS: Sở tổ chức ra đề và khảo sát năng lực của học sinh tham gia học
chương trình 10 năm vào tháng 4 hàng năm cho học sinh khối 9 (sẽ có hướng dẫn riêng)

4) Kế hoạch số: 141/KH-SGDĐT ngày 31/8/2017 Kế hoạch về việc triển khai Hoạt
động nghiên cứu khoa học và Cuộc thi KHKT dành cho học sinh trung học năm học
2018-2019.
1. Thời gian và địa điểm
- Thời gian: 03 ngày, từ ngày 14 đến ngày 16/12/2018.
- Địa điểm: Trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu.
2. Đối tưọng dự thi: Học sinh đang học lớp 8, 9 cấp trung học cơ sở (THCS) và lớp 10, 11,
12 cấp THPT có kết quả xếp loại học lực, hạnh kiểm năm học 20172018 từ khá trở lên.
3. Lĩnh vực dự thi: Có 22 lĩnh vực (theo phụ lục I đính kèm).
4. Nội dung thi: Nội dung thi là kết quả nghiên cứu của các dự án khoa học hoặc dự án kỹ
thuật (sau đây gọi chung là dự án) thuộc 22 lĩnh vực của Cuộc thi được thực hiện trong vịng
01 năm tính đến ngày 31/01/2019.
- Dự án có thể của 01 học sinh (gọi là dự án cá nhân) hoặc của nhóm 02 học sinh trong cùng
một đơn vị dự thi (gọi là dự án tập thể). Dự án tập thể phải có sự phân biệt mức độ đóng góp
khác nhau vào kết quả nghiên cứu của người thứ nhất (nhóm trưởng) và người thứ hai. Mỗi
học sinh chỉ được tham gia 01 dự án dự thi.
5. Người bảo trợ/hướng dẫn

- Mỗi dự án dự thi có 01 giáo viên trung học (đang cơng tác tại nhà trường có học sinh dự
thi) bảo trợ, do thủ trưởng đơn vị có học sinh dự thi ra quyết định đề cử. Một giáo viên được
bảo trợ tối đa 02 dự án KHKT của học sinh trong cùng thời gian. Người bảo trợ chịu trách
nhiệm về mặt pháp lý của dự án dự thi và phải kí phê duyệt kế hoạch nghiên cứu trước khi
học sinh tiến hành nghiên cứu (Phiếu phê duyệt dự án 1B). Người bảo trợ có thể đồng thời
là người hướng dẫn khoa học.
- Ngoài người bảo trợ, dự án dự thi có thể có thêm người hướng dẫn khoa học là các nhà
khoa học chuyên ngành thuộc các trường đại học, viện nghiên cứu, cơ sở khoa học cơng
nghệ (có thể là cha, mẹ, người thân của học sinh). Trường hợp dự án có nhà khoa học
chuyên ngành tham gia hướng dẫn thì phải có xác nhận của nhà khoa học chuyên ngành đó
(Phiếu xác nhận của nhà khoa học chuyên ngành 2).
- Trường hợp dự án có nội dung nghiên cứu được thực hiện tại cơ quan nghiên cứu như
trường đại học, viện nghiên cứu, cơ sở khoa học cơng nghệ phải có xác nhận của cơ quan
nghiên cứu đó (Phiếu xác nhận của cơ quan nghiên cứu 1C).
6. Đơn vị dự thi


- Mỗi phòng GDĐT, trường THPT là một đơn vị dự thi.
7. Đăng ký dự thi
- Số lượng dự án đăng ký dự thi
- Mỗi phòng GDĐT, trường THPT chuyên: tuyển chọn không quá 08 dự án tham dự cuộc
thi. Các đơn vị còn lại, mỗi đơn vị tuyển chọn không quá 06 dự án tham dự cuộc thi;
- Các đơn vị dự thi gửi bản đăng ký dự thi (theo mẫu đính kèm) có đóng dấu và chữ ký của
thủ trưởng đơn vị dự thi về Sở GDĐT (qua Phòng Giáo dục T^g học và Giáo dục thường
xuyên) trước ngày 15/11/2018. Sau khi nhận được bản đăng ký của các đơn vị, Sở GDĐT sẽ
cấp tài khoản với số lượng tương ứng để học sinh nộp hồ sơ dự thi trực tuyến trên trang
trường học kết nối.
- Giáo viên hướng dẫn và học sinh tham gia dự thi phải có tài khoản trên trang mạng
đã được điền đầy đủ thơng tin chính xác và có ảnh chân dung
được chụp trong thời gian không quá 06 tháng; các thông tin này sẽ được dùng để in thẻ dự

thi, giấy chứng nhận cho giáo viên và học sinh tham dự cuộc thi. Học sinh tham gia dự thi
(trưởng nhóm đối với dự án tập thể) có nhiệm vụ nộp hồ sơ dự án đăng ký dự thi bao gồm:
- Phiếu học sinh (Phiếu 1A);
- Phiếu phê duyệt dự án (Phiếu 1B);
- Phiếu người hướng dẫn/bảo trợ (Phiếu 1);
- Đề cương nghiên cứu (theo mẫu hướng dẫn kèm theo Phiếu 1A);
- Phiếu xác nhận của cơ quan nghiên cứu (nếu có);
- Phiếu xác nhận của nhà khoa học chuyên ngành (nếu có);
- Phiếu đánh giá rủi ro (nếu có);
- Phiếu dự án tiếp tục (nếu có);
- Phiếu tham gia của con người (nếu có);
- Phiếu cho phép thơng tin (nếu có);
- Phiếu nghiên cứu động vật có xương sống (nếu có);
- Phiếu đánh giá rủi ro chất nguy hiểm (nếu có);
- Phiếu sử dụng mơ người và động vật (nếu có).
- Báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu (theo mẫu Đề cương nghiên cứu kèm theo Phiếu học
sinh 1A, không quá 15 trang đánh máy; khổ A4 (trái 3cm, phải 2cm, trên 2cm, dưới 2cm;
cách dòng đơn); kiểu chữ Times New Roman, cỡ chữ 14; báo cáo không ghi tên đơn vị, tên
học sinh, tên người bảo trợ, tên người hướng dân khoa học).
- Các mẫu phiếu nói trên được gửi kèm theo Cơng văn này và có thể tải về tại mục “Công
văn khoa học kỹ thuật” trên trang mạng .
- Lưu ý: Các phiếu phải được điền đầy đủ thơng tin, ký tên, đóng dấu phù hợp với tiến độ
nghiên cứu, nộp lên mạng (.) dưới dạng bản chụp theo định
dạng PDF. Thời điểm phê duyệt dự án của người bảo trợ; thời gian thực hiện kế hoạch
nghiên cứu đã được phê duyệt; thời điểm phê duyệt của Hội đồng khoa học thuộc cơ sở
khoa học hoặc của cuộc thi địa phương trước và sau khi nghiên cứu, thí nghiệm; thời điểm
phê duyệt của Hội đồng thẩm định tại cuộc thi cơ sở trước khi dự thi cấp tỉnh; các phiếu
khác có liên quan theo yêu cầu của dự án dự thi. Những dự án khơng có đầy đủ thông tin
hoặc thông tin không phù hợp, thiếu dấu, chữ ký trong các phiếu của hồ sơ sẽ không được
tham dự Cuộc thi.

- Hạn cuối cùng nộp hồ sơ dự thi trên mạng là ngày 26/11/2018(sau thời hạn này hệ thống
sẽ tự động khóa lại). Những dự án khơng nộp đủ hồ sơ đúng hạn trên mạng sẽ không được
tham dự Cuộc thi.
8. Công tác tổ chức cuộc thi cấp tỉnh và đăng ký dự thi cấp quốc gia
- (theo phụ lục đính kèm)


9. Chế độ khen thưởng
- Các dự án đoạt giải trong cuộc thi cấp tỉnh sẽ được Sở GDĐT khen thưởng cho học sinh,
cấp giấy chứng nhận cho học sinh và giáo viên tham gia dự án; Các dự án đoạt giải trong
cuộc thi cấp quốc gia sẽ được Bộ GDĐT khen thưởng cho học sinh, cấp giấy chứng nhận
cho học sinh và giáo viên tham gia dự án.
b. Các Văn bản, Hướng dẫn về chun mơn của Phịng GD&ĐT
1) Hướng dẫn số 1944/HD-PGDĐT ngày 24/8/2018 Hướng dẫn về việc thực hiện nhiệm
vụ Giáo viên Trung học năm học 2018-2019.
1. Đối mới phương pháp dạy học
- Tiếp tục thực hiện đối mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học và vận dụng kiến thức kỹ năng của học sinh ở tất cả
các trường trung học trên địa bàn toàn tỉnh.
- Đẩy mạnh việc vận dụng dạy học giải quyết vấn dề, các phương pháp thực hành; tích cực
ứng dụng công nghệ thông tin phù họp với nội dung bài học, tập trung dạy cách học, cách
nghĩ; bảo đảm cân đối giữa trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng và định hướng thái độ,
hành vi cho học sinh; chú ý việc tổ chức dạy học phân hoá phù họp vói các dơi tượng học
sinh khác nhau, khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc.
2.Đổi mới hình thức tố chức dạy học
- Đa dạng hóa hình thức học tập, chú ý hoạt động trải nghiệm sáng tạo, hoạt động nghiên
cứu khoa học của học sinh; sử dụng các hình thức dạy học trên cơ sở ứng dụng công nghệ
thông tin và truyền thông như: trường học kết nối... Ngồi việc tơ chức cho học sinh thực
hiện các nhiệm vụ học tập ở trên lóp, cần coi trọng giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh
học tập ở nhà, ở ngồi nhà trường.

- Tích cực tri en khai hoạt động nghiên cứu khoa học đối với học sinh trung học và tham gia
tốt Cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học năm học 2018-2019 tổ chức vào
cuối tháng 12/2018.
- Các trường THCS vận dụng điều kiện của nhà trường để thực hiện phong trào xây dựng tủ
sách lóp học, phát động tuần lễ “Hưởng ứng học tập suốt đời” và phát tri en văn hóa đọc gắn
với xây dựng câu lạc bộ khoa học trong các nhà trường.
- Khuyến khích tổ chức, thu hút học sinh tham gia hoạt động trải nghiệm sáng tạo thông qua
việc tố chức các hoạt động (kỳ thi, hội thi) góp phần phát triến năng lực học sinh trên cơ sở
tự nguyện của học sinh và cha mẹ học sinh, phù họp vói đặc điếm tâm sinh lý và nội dung
học tập, không giao chỉ tiêu, khơng lấy thành tích làm tiêu chí đế xét thi đua, việc tổ chức
dược thực hiện theo hướng 1I1Ở rộng dối với cấp cơ sỏ'.
3.Đổi mới kiếm tra và đánh giá; kiếm định chất lưọng giáo dục trung học
- Thực hiện nghiêm túc quy định về việc tuyển sinh vào lóp 6. Khơng xếp học sinh vào lớp
chọn/chun trong trường THCS.
- Các trường THCS không tố chức ra đề kiếm tra khảo sát học sinh vào đầu năm học đế biên
chế lóp học.
- Việc thi, kiếm tra, đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ dối với học sinh phải được
tố chức chặt chẽ, nghiêm túc, đúng quy chế ở tất cả các khâu ra dc, coi, chấm và nhận xét,
đánh giá học sinh; đảm bảo thực chất, khách quan, trung thực, công bằng, đánh giá đúng
năng lực và sự tiến bộ của học sinh.
- Chú trọng sử dụng hình thức đánh giá thường xuyên dối với học sinh như: đánh giá qua hồ
sơ học tập, vở học tập, đánh giá qua việc học sinh báo cáo kết quả
- thực hiện một dự án học tập, dự án nghiên cứu khoa học, kĩ thuật, báo cáo kết quả thực
hành, thí nghiệm; đánh giá qua bài thuyết trình (bài viết, bài trình chiếu, video clip...) và kết


quả thực hiện nhiệm vụ học tập để thay thế cho các bài kiếm tra thường xuyên hiện hành.
2) Kế hoạch số 1966/KH-PGDĐT, ngày 04/9/2018 Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ Thư
viện-Thiết bị và Công nghệ thông tin năm học 2018-2019.
1. Công tác chỉ đạo và quản lý thư viện:

- Quán triệt các văn bản chỉ đạo của Bộ, của ngành về công tác thư viện; đẩy mạnh công
tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, nhân viên,giáo viên,học sinh
và toàn xã hội về vai trò của thư viện trong nhà trường, tác dụng và ý nghĩa của việc đọc
sách; tầm quan trọng của việc phát triển văn hóa đọc. Triển khai thực hiện tốt kế hoạch số
161/KH-BGDĐT ngày 26/3/2018 của bộ GDĐT kế hoạch số 75/KH-SGDĐT ngày
04/05/2018 của sở GDĐT về thực hiện Đề án phát triển văn hóa đọc đối với Giáo dục và
Đào tạo.
-Xây dựng kế hoạch phát triển thư viện đạt chuẩn, thư viện đạt chuẩn tiên tiến; xây dựng
những nội dung trọng tâm đểcủng cố thư viện hằng năm cho từng trường trực thuộc; ưu tiên
đầu tư cho thư viện những đơn vị cận chuẩn theo phân kỳ kế hoạch đầu tư và theo Đề án
trường đạt chuẩn quốc gia.
-Thành lập tổ công tác thư viện trường phổ thông dể triển khai thực hiện có hiệu quả các
chỉ đạo của cấp trên; đôn đốc, kiểm tra việc xây dựng và tổ chức hoạt động thư viện trường
học; tích cực phát huy hiệu quả của thư viện trong việc nâng cao chất lượng dạy và học, tùy
vào điều kiện thực tế cũa đơn vị mà lựa chọn xây dựng mơ hình thư viện thân thiện phù
hợp.ở các đơn vị có điều kiện, khuyến khích triển khai mơ hình thư viện điên tử.
-Tiếp tục ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý thư viện; triển khai sử dụng có hiệu quả
phần mềm quản lý thư viện trường học tại các đơn vị được trang cấp đầu tư, trang bị cho các
đon vị trực thuộc theo phân cấp quản lý.
2. Tổ chức và hoạt động thư viện:
- Xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động thư viện phù hợp nhiệm vu5na8m học,
chương trình giảng dạy, học tập và tâm lý lứa tuổi học sinh. Chương trình hoạt động thư
viện phải có chủ đề, chủ điểm của từng tháng.
- Đẩy mạnh hoạt động của Tổ công tác thư viện; Tổ công tác thư viện cần thực hiện đầy đủ
nhiệm vụ theo qui định của Bộ.
- Kết hợp Tổ chun mơn, Đồn, Đội tổ chức các hoạt độngngoại khóa theo theo chủ đề
từng mơn học, chủ điểm giáo dục đạo đức từng tháng với nhiều hình thức, xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực.
- Thường xuyên tổ chức tuyên truyền, giới thiệu sách cho giáo viên và học sinh.
3. Khai thác và sử dụng:

- Đối với viên chức TBBH, phụ trách các PHBM: thực hiện đúng, đủ các sổ sách quản lý:
Sổ danh mục thiết bị giáo dục, sổ theo dõi sử dụng thiết bị giáo dục, sổ theo dõi tài sản công
cụ, dụng cụ tại nơi sử dụng S-32H, sổ nhật ký hoạt động hay sổ đầu bài thực hành thí
nghiệm, sổ tiêu hao vật tư- thiết bị, các kế hoạch, biên bản tự kiểm tra.
- Sắp xếp khoa học ngăn nắp các TBDH được giao phụ trách. Xây dựng kế hoa5chba3o
quản TBDH định kỳ và thường xuyên, hỗ trợ phong trào tự làm TBDH, giáo dục học sinh ý
thức gìn giữ TBDH.
4. Bảo quản TBDH:
Công tác bảo quản các tài sản công, TBDH,... là một trong những nhiệm vụ công tác trọng
tâm của năm, tuyệt đối khơng để thất thốt tài sản do mất trộm hoạc cháy nổ. Từng đơn vị rà
sốt, bổ sung kế hoạch bảo quản, gìn giữ tài sản TBDH theo thực tế, bố trí các camera. Xây
dựng kế hoạch phòng ngừa cháy nổ- trực giữ tài sản.
3) Hướng dẫn số 2055/KH-PGDĐT ngày 01/10/2018 Hướng dẫn về việc tổ chức Hội
thi giáo viên dạy giỏi cấp THCS năm học 2018-2019.


- Đối tượng tham gia dự thi:
- Tham dự Hội thi cấp thành phố là giáo viên đang trực tiếp làm công tác giảng dạy ở các
trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố.
- Điều kiện:
- Giáo viên phải có ít nhất một sáng kiến kinh nghiệm hoặc sản phẩm nghiên cứu khoa học
sư phạm ứng dụng đã triển khai có hiệu quả, gớp phần nâng cao chất lượng dạy học, giáo
dục học sinh. Sáng kiến kinh nghiệm, sản phẩm nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
phải được viết thành báo cáo và đã được nhà trường công nhận và xếp loại;
- Giáo viên phải đạt chuẩn trình độ đào tạo trở lên; có thời gian trực tiếp giảng dạy liên tục
từ 3 năm trở lên; có phẩm chất đạo đức tốt; có năng lực chun mơn và năng lực tổ chức,
quản lý lóp học được học sinh và đông nghiệp đánh giá cao, được lãnh đạo nhà trường xác
nhận; được đánh giá, xếp loại khá trở lên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cấp học tương
ứng.
- Giáo viên phải đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường trong 2 năm trước liền kề (có giấy chứng

nhận).
- Hồ sơ đăng kỷ dự thi:
- Quyết định thành lập đoàn tham gia dự thi (Trưởng đoàn là Hiệu Trưởng hoặc Phó Hiệu
trưởng phụ trách chun mơn)
- Danh sách tổng hợp giáo viên đăng ký dự thi;
- Phiếu đăng ký dự thi của các giáo viên;
- Giấy chứng nhận giáo viên dạy giỏi cấp trường của giáo viên đăng ký dự thi;
- Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm hoặc kết quả nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng có
kèm theo nhận xét, đánh giá và xếp loại của nhà trường hoặc của phòng Giáo dục và Đào
tạo.
- Hồ sơ gửi về phòng Giáo dục và Đào tạo chậm nhất ngày 15/12/2018. Riêng bảng tổng
hợp danh sách giáo viên dự thi được đánh máy bằng font chữ Times New Roman, bảng mã
Unicode, size 13 và gửi qua địa chỉ email
- Nội dung thi:
- Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm hoặc kết quả nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng được
đánh giá trong thời gian 4 năm học gần nhất năm tổ chức Hội thi.
- Một bài kiểm tra năng lực hiểu biết về kiến thức chuyên môn hoặc nghiệp vụ, kỹ năng sư
phạm liên quan đến phạm vi chương trình giáo dục của cấp học mà giáo viên giảng dạy,
hoặc những hiểu biết về chủ trương, đường lối, định hướng đổi mới giáo dục và các nội
dung chỉ đạo của ngành.
- Thực hành giảng dạy 2 tiết (có ứng dụng cơng nghệ thơng tin) trong chương trình giảng
dạy tại thời điểm diễn ra Hội thi, trong đó có 1 tiết do giáo viên tự chọn và 1 tiết do Ban tổ
chức chỉ định (bốc thăm).
- Hình thức thi:
- Giáo viên nộp cho Ban Tổ chức Hội thi văn bản Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm hoặc kết
quả nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng có kèm theo nhận xét, đánh giá và xếp loại của
nhà trường hoặc của phòng Giáo dục và Đào tạo.
- Bài thi kiểm tra năng lực là bài thi viết bằng hình thức trắc nghiệm khách quan kết hợp tự
luận về kiến thức chung theo thang điểm 10, gồm:
- Nội dung các văn bản hướng dẫn về nhiệm vụ năm học (năm học 2018 - 2019) của Sở

Giáo dục và Đào tạo và của Phòng Giáo dục và Đào tạo : 03 điểm
- Phần thi kiến thức chuyên môn (nâng cao) : 07 điểm
4) Kế hoạch số 2059/KH-PGDĐT, ngày 29/10/2018 Kế hoạch tổ chức kỳ thi chọn học
sinh giỏi các mơn văn hóa cấp TP năm học 2018-2019.


1. Nội dung thi:
a. Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm hoặc kết quả nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
được đánh giá trong thời gian 4 năm học gần nhất năm tổ chức Hội thi.
b. Một bài kiểm tra năng lực hiểu biết về kiến thức chuyên môn hoặc nghiệp vụ, kỹ năng sư
phạm liên quan đến phạm vi chương trình giáo dục của cấp học mà giáo viên giảng dạy,
hoặc những hiểu biết về chủ trương, đường lối, định hướng đổi mới giáo dục và các nội
dung chỉ đạo của ngành.
c. Thực hành giảng dạy 2 tiết trong chương trình giảng dạy tại thời điểm diễn ra Hội thi,
trong đó có 1 tiết do giáo viên tự chọn và 1 tiết do Ban tổ chức chỉ định.
2. Thời gian tổ chức Hội thi
a. Thi kiểm tra năng lực: Từ ngày 03/01/2019 tại Hội trường Phòng Giáo Dục và Đào tạo.
Thi bài viết
Chấm bài thi kiểm tra năng lực và công bố kết quả trước ngày 10/01/2019.
b. Thi thực hành giảng dạy:
- Từ ngày 11 đến 19/01/2019: Giáo viên đăng ký tiết dạy tự chọn, bốc thăm tiết dạy bắt
buộc và sắp xếp lịch dạy tại Hội trường Phòng Giáo dục và Đào tạo
- Từ ngày 18/02/2019 đến 02/03/2019: Thi thực hành dạy trên lớp
3. Đánh giá kết quả của giáo viên dự thi
a. Sáng kiến kinh nghiệm hoặc báo cáo nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng đạt 6 điểm
trở lên:
b. Bài thi kiểm tra năng lực đạt từ 8 điểm trở lên
c. Các bài thi giảng đạt loại khá trở lên, trong đó phải có ít nhất bài thi giảng đạt loại giỏi.
II. KHỐI KIẾN THỨC TỰ CHỌN:
PHẦN CHUNG

1) Mô-đun 02: Đặc điểm học tập của HS THCS – Số tiết 15
*Mục tiêu giáo dục cụ thể:
- Mục tiêu này được hiện hình rõ ở chuẩn kiến thức và kĩ năng các môn học, ở những yêu
cầu tối thiểu và các hoạt động giáo dục, đồng thời được sư phạm hoá thành tài liệu học lập
dành cho HS dưới dạng SGK và các tài liệu học tập khác.
- Mục tiêu giáo dục do Nhà nước quy định chung cho mọi HS ở tất cả các địa phương trong
cả nước, theo đó là các chuẩn mực và chương trình học. Đó là những quy định có tính pháp
quy, GV không đuợc thay đổi theo “sáng kiến" của riêng mình. Tuy nhiên, trong quá trình
dạy học, mọi GV vẫn có thể thỏa mãn nhu cầu chủ động, sáng tạo trong dạy học bằng một
số biện pháp cụ thể:
+ Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lí và hồn cảnh của từng HS để có tác động sư phạm thích
hợp.
+ Nghiên cứu để hiểu thấu đáo về chuẩn kiến thức và kĩ năng mơn học mình giảng dạy.
+ Tìm hiểu về thiết bị dạy học mà nhà trường có để sử dụng và có kế hoạch làm đồ dùng
dạy học.
*Cơ cở vật chất - thiết bị:
Ngồi phịng học, bàn ghế, bảng và một số điều kiện khác, ở cấp THCS khơng thể
thiếu thư viện, thiết bị, phịng thí nghiệm và những điều kiện thực hành khác. Những
phương tiện dạy và học này đuợc mua sắm và tự tạo dần cùng với quá trinh phát triển của
nhà trường. Cơ sở vật chất thiết bị của nhà trường cần được sử dụng, bảo quản tốt.
*Các điều kiện khác:
Ngoài những yếu tố nêu trên cịn một yếu tố khác cũng khơng kém phần quan trọng,
đó là tài chính (cần một khoản kinh phí nhất định để mua các vật thí nghiệm hoặc tổ chức


thực hành, đi thực tế...). Trong trường học, lớp học cần có khung cảnh sư phạm, cần có ba
mơi trường giáo dục lành mạnh: nhà trường, gia đình và xã hội.
1. Quy luật chung của sự phát triển tâm lí học sinh
Nhiều nhà tâm lí học đã thống nhất về sự phát triển tâm lí của HS có tính quy luật, theo đó
được bộc lộ ra ở HS qua các biểu hiện:

- Tính khơng đồng đều về sự phát triển tâm lí của các chủ thể HS.
- Tính tồn vẹn của tâm lí trong mỗi chủ thề.
- Tính mềm dẻo và khả năng bù trừ, theo đó tâm lí của HS có thể thay đổi theo hướng chịu
ảnh hưởng của những tác động tích cực hoặc những tác động tiêu cực.
Những điểm có tính quy luật này rất có ý nghĩa sư phạm nên GV cần hiểu rõ và có sự ứng
xử thích hợp đối với mỗi HS.
2. Sự phát triển tâm lí học sinh có mối quan hệ biện chứng với hoạt động dạy và hoạt
động học
- Theo công nghệ dạy học cũ, coi GV là nhân vật trung tâm. Định hướng chủ yếu của kiểu
dạy học này là “ứng thí" – đối phó với kiểm tra, thi cử được thể hiện ra ở điểm số. Kiểu dạy
học này khiến HS phải chăm chỉ học lập, ôn luyện để tích lũy kiến thức, nắm vững kiến
thức trong chương trình theo phương pháp thụ động lệ thuộc nhiều vào SGK và GV. Việc
học chủ yếu diễn ra trong khuôn khổ nhất định, những điều thu nhận được chủ yếu mang
tính lí thuyết.
- Theo cơng nghệ dạy học mới coi HS là nhân vật trung tâm (thầy tổ chức - trò hoạt động):
Kiểu dạy học này đang đuợc GV hướng tới. Đó chính là “Đổi mới phương pháp dạy học".
Theo cách này HS được chủ động, tích cực thực hiện hoạt động học để lĩnh hội kiến thức, kĩ
năng, phương pháp và có thái độ tương thích theo sự tổ chức, hướng dẫn của GV. Những
điều HS học được vừa mang tính lí thuyết vừa mang tính thực tiễn.
3. Dạy học tạo sự phát triến trí tuệ học sinh
* Có hai cách tác động đến sự phát triển trí tuệ của HS, đó là:
- Một là, qua q trình thu nhận tri thức mà trí tuệ được rèn luyện, phát triển.
- Hai là, hướng nhiều hơn vào bản thân sự phát triển, HS phải lĩnh hội nội dung học tập nhất
định. Con đường này dẫn đến hình thành tư duy lơgic, trình độ tư duy khoa học, trình độ
phát triển đạt cấp độ cao hơn trình độ tư duy của HS tiểu học.
* Về mối quan hệ giữa dạy học và phát triển trí tuệ, có những quan điểm khác nhau, đáng
chú ý là quan điểm cho rằng:
- Sự phát triển tâm lí HS phụ thuộc vào hoạt động học của các em, phụ thuộc vào tính tích
cực của chủ thể HS.
- Hoạt động học của HS, theo đó là sự phát triển tâm lí, trước hết là sự xuất hiện và phát

triển những hành vi mang tính ý thức… trên cơ sở đó hình thành những phẩm chất tâm lí
thuộc về phẩm chất và năng lực của con người
- Hoạt động học của HS, theo đó là sự phát triển tâm lí phụ thuộc và hoạt động dạy của GV
bao gồm nội dung, phương pháp, phương thức tổ chức, các điều kiện.
2) Mô-đun 14: Xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng tích cực – Số tiết 15
a. Mục tiêu
- Hiểu được bản chất của kế hoạch dạy học tích hợp.
- Làm cho q trình học tập có ý nghĩa.
(Bằng cách gắn học tập với cuộc sống hàng ngày, trong quan hệ với các tình huống cụ thể
mà học sinh sẽ gặp sau này, hòa nhập thế giới học đường với thế giới cuộc sống.)
- Phân biệt cái cốt yếu với cái ít quan trọng hơn.


(Cái cốt yếu là những năng lực cơ bản cần cho học sinh vận dụng vào xử lí những tình
huống có ý nghĩa trong cuộc sống, hoặc đặt cơ sở khơng thể thiếu cho q trình học tập tiếp
theo.)
- Dạy sử dụng kiến thức trong tình huống cụ thể.
(Thay vì tham nhồi nhét cho học sinh nhiều kiến thức lí thuyết đủ loại, dạy học tích hợp chú
trọng tập dượt cho học sinh vận dụng các kiến thức kĩ năng học được vào các tình huống
thực tế, có ích cho cuộc sống sau này làm công dân, làm người lao động, làm cha mẹ, có
năng lực sống tự lập.)
- Xác lập mối quan hệ giữa các khái niệm đã học.
(Trong q trình học tập, học sinh có thể lần lượt học những môn học khác nhau, những
phần khác nhau trong mỗi môn học nhưng học sinh phải biết đặt các khái niệm đã học trong
những mối quan hệ hệ thống trong phạm vi từng môn học cũng như giã các môn học khác
nhau. Thông tin càng đa dạng, phong phú thì tính hệ thống phải càng cao, có như vậy thì các
em mới thực sự làm chủ được kiến thức và mới vận dụng được kiến thức đã học khi phải
đương đầu với một tình huống thách thức, bất ngờ, chưa từng gặp.)
b. Phương pháp
Phương pháp dạy học theo hướng tích hợp là lồng ghép nội dung tích hợp vào các bài dạy,

tùy theo từng môn học mà lồng ghép tích hợp ở các mức độ như liên hệ, lồng ghép bộ phận,
tồn phần, ... từ đó giáo dục và rèn kĩ năng sống, giá trị sống cho học sinh.
Để vận dụng quan điểm tích hợp vào việc giảng dạy, chúng ta cần chú ý đến ba hình thức
tích hợp sau:
+ Tích hợp ngang.
+ Tích hợp dọc.
+ Tích hợp liên mơn.
c. Nội dung
Dạy học theo hướng lồng ghép tích hợp thực hiện ở một số nội dung môn học và các hoạt
động giáo dục:
Nội dung tích hợp được bao gồm những nội dung như Tích hợp giáo dục đạo đức, học tập
và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; giáo dục phòng chống tham nhũng; sử dụng
năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; bảo vệ môi trường; giáo dục về dân số, đa dạng sinh học
và bảo tồn thiên nhiên; giáo dục về tài nguyên và môi trường, chủ quyền biển đảo theo
hướng dẫn của Bộ GD-ĐT.
Mức độ tích hợp tùy theo từng mơn học, nội dung để lựa chọn mức độ tích hợp:
+ Mức độ tích hợp từ liên hệ (chỉ khai thác nội dung bài học và liên hệ với kiến thức (mức
độ hạn chế);
+ Tích hợp bộ phận, chỉ một phần của bài học, hoạt động thực hiện nội dung giáo dục (mức
độ trung bình);
+ Đến tích hợp tồn phần, cả một bài có nội dung trùng khớp với nội dung giáo dục (mức
độ cao).
c.1. Ví dụ tích hợp một số nội dung mơn học:
c.1.1. Tích hợp ngang:
Tích hợp ngang là kiểu tích hợp giữa ba phân môn Văn - Tiếng Việt -Tập làm văn.
Điều này thể hiện trong việc bố trí các bài học giữa ba phân môn một cách đồng bộ và sự
liên kết với nhau trên nhiều mặt nhằm hỗ trợ nhau, bổ sung làm nổi bật cho nhau. Phân môn
này sẽ củng cố, hệ thống hóa lại kiến thức cho phân mơn khác .
Ví dụ: Khi dạy bài “Cuộc chia tay của những con búp bê” (Ngữ văn 7-Tập 1 - Trang
21) thì giáo viên tích hợp kiến thức của phân môn Tiếng Việt qua bài “Từ láy”.



- Giáo viên đặt câu hỏi: Em hãy tìm những từ láy miêu tả trạng thái của em Thủy khi
nghe mẹ ra lệnh chia đồ chơi ?
-Học sinh trả lời: (run lên) bần bật, (mắt buồn) thăm thẳm, (tiếng khóc) nức nở tức
tưởi, loạng choạng, buồn bã …
- Giáo viên đặt câu hỏi: Việc sử dụng những từ láy đó giúp em hình dung thế nào về
tâm trạng của nhân vật Thủy ?
- Học sinh trả lời: Tâm trạng bàng hồng, đau đớn, nghẹn ngào khi biết mình sắp
phải chia tay với người anh thân yêu.
c.1.2. Tích hợp dọc:
Tích hợp dọc là cách vận dụng quan điểm tích hợp trong cùng một phân môn với
nhau tức là giữa Văn bản với Văn bản , giữa TV với TV , giữa TLV với TLV trong cùng
một khối (lớp) hoặc khác khối (lớp) theo chiều dọc từ trên xuống .
Thực chất, tích hợp theo chiều dọc là hệ thống hóa các kiến thức có liên quan với nhau ở
những thời điểm thích hợp sao cho học sinh có thể nắm bắt vấn đề một cách hệ thống. Khi
thực hiện tích hợp dọc, các kiến thức được nhắc lại, được liên hệ với nhau giúp học sinh
khắc sâu, nhớ lâu nội dung bài học.
c.1.2.1. Tích hợp dọc trong một phân mơn cùng khối (lớp)
Ví dụ: Khi dạy b ài “Câu đặc biệt” (Ngữ văn 7 - tập 2 –trang 27 )giáo viên tích hợp kiến
thức bài “Rút gọn câu” (Ngữ văn 7 - tập 2 – trang 14)
Giáo viên đặt câu hỏi: Em hãy cho biết câu đặc biệt và câu rút gọn khác nhau như thế nào?
Học sinh trả lời: - Câu đặc biệt: Khơng có cấu tạo theo mơ hình chủ ngữ, vị ngữ.
- Câu rút gọn : Lược bỏ một số thành phần trong câu.
c.1.2.2. Tích hợp dọc trong cùng một phân mơn nhưng khác khối (lớp)
Đây là kiểu tích hợp theo chiều dọc từ dưới lên .
Bậc Trung học phổ thông
Lớp 9
Lớp 8
Lớp 7

Lớp 6
Bậc Trung học cơ sở
Bậc Tiểu học
Giảng dạy theo quan điểm tích hợp này giúp học sinh củng cố, hệ thống lại kiến
thức có liên quan với nhau từ các lớp dưới lên, nhằm khắc sâu, mở rộng, cung cấp thêm kiến
thức cao hơn dựa trên những kiến thức đã học ở lớp dưới.
Ví dụ: Khi dạy bài “Rút gọn câu” (Ngữ văn7 – Tập 2 - Trang 14), giáo viên tích hợp
với bài “Câu trần thuật đơn” (Ngữ văn 6 - Tập 2 - Trang 101). Thông qua hai loại câu này
giúp học sinh nhận biết được sự khác nhau về kiểu cấu tạo giữa câu rút gọn và câu trần thuật
đơn.
- Giáo viên đặt câu hỏi: Hãy so sánh sự khác nhau về cấu tạo giữa hai kiểu câu trên
và cho ví dụ minh họa ?
- Học sinh trả lời:
Câu trần thuật đơn
Câu rút gọn


Là loại câu do một cụm C_V tạo thành.
Là loại câu có thể bị lược bỏ
VD: Chúng ta học ăn, học nói, học gói,
một số thành phần của câu.
học mở.
VD: Học ăn, học nói, học gói, học mở.
c.1.3 Tích hợp liên mơn (Tích hợp ngồi văn):
Đây là quan điểm tích hợp mở rộng kiến thức trong bài học Ngữ văn với các kiến
thức của các bộ môn KHTN-KHXH các nghành khoa học, nghệ thuật khác với các kiến
thức đời sống mà học sinh tích lũy được từ cuộc sống cộng đồng, qua đó làm giàu thêm vốn
hiểu biết và phát triển nhân cách cho học sinh.
Thực tế cho thấy, áp dụng hình thức này, học sinh tỏ ra rất hào hứng với nội dung bài
học, vốn kiến thức tổng hợp của học sinh được bổ sung nhẹ nhàng tự nhiên nhưng rất hiệu

quả. Mặt khác, các kiến thức liên nghành thơng qua hình thức tích hợp này cịn giúp học
sinh có thêm căn cứ, cơ sở để hiểu rõ hơn nội dung, ý nghĩa của văn bản.
Ví dụ: Khi dạy văn bản “Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất” (Ngữ văn 7 Tập 2 - Trang 3) để học sinh hiểu một cách rõ ràng, cụ thể hiện tượng ngày và đêm dài ngắn
khác nhau trên trái đất qua bài 1:
“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối ”.
Giáo viên tích hợp kiến thức qua mơn Địa lí lớp 6 (Bài 9 - SGK Trang 28): Hiện
tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa…
- Giáo viên đặt câu hỏi: Vị trí của nước ta nằm ở nửa cầu nào ? Hãy giải thích tại sao
có hiện tượng tháng 5 ngày dài đêm ngắn và tháng 10 lại ngày ngắn đêm dài ?
- Học sinh trả lời: Vào tháng 5, nửa cầu Bắc ngả về phía mặt trời nên nhận được
nhiều ánh sáng. Vì thế mà ngày dài hơn và đêm ngắn lại.
Vào tháng 10, nửa cầu Bắc khơng ngả về phía mặt trời nên nhận được ít ánh sáng. Vì
thế mà ngày ngắn lại và đêm dài ra.
c.2. Ví dụ tích hợp các hoạt động giáo dục:
Hướng dẫn tích hợp nội dung Học tập và làm theo tấm gương đáo đức Hồ Chí Minh
ở bộ môn Lịch sử cấp trung học cơ sở :
Môn Lịch sử - lớp 9 – Tên bài dạy : Bài 23. Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945
và sự thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, chủ đề : nhận biết được công lao to lớn
của Hồ Chí Minh đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945, mức độ liên hệ ; nội
dung tích hợp:
-Trước thời cơ cách mạng đã chín mùi, Hồ chí Minh đã chủ trì Hội nghị tịan quốc của
Đảng (14-15/8/1945) thông qua kế hoạch lãnh đạo Tổng khởi nghĩa trong cả nước.
- Đại hội quốc dân Tân Trào họp (16-17/8) tiêu biểu cho ý chí và nguyện vọng của tịan dân
nhất trí tán thành quyết định khởi nghĩa của Đảng, thơng qua 10 chính sách của Việt Minh,
lập Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam do Hồ Chí Minh làm chủ tịch, quyết định quốc kì,
quốc ca.
- Khi cách mạng thắng lợi, Hồ Chí Minh đã đọc Tun ngơn Độc lập khai sinh ra nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hịa tại quảng trường Ba Đình (2/9/1945).
Bài 25.Những năm đầu của cuộc kháng chiến tòan quốc chống thực dân Pháp (1945-1946),

chủ đề: giáo dục tinh thần yêu nước quyết tâm chống Pháp của Người, mức độ liên hệ; nội
dung tích hợp: Khi Pháp quyết tâm xâm lược nước ta một lần nữa, Hồ Chí Minh đã ra lời
kêu gọi tịan quốc kháng chiến, thể hiện quyết tâm và đường lối kháng chiến chống Pháp
của nhân dân ta.
Hướng dẫn tích hợp nội dung Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
ở bộ mơn GDCD cấp trung học cơ sở :


Môn GDCD –lớp 6- Tên bài dạy: Bài 6. Biết ơn, chủ đề : Lòng biết ơn của Bác Hồ
với những người có cơng với nước, mức độ lồng ghép bộ phận; nội dung tích hợp:
- Bác xót xa trước các thương binh; kính cẩn trước các vong linh liệt sĩ.
- Bác gương mẫu thực hiện và vận động nhân biết ơn, giúp đỡ thương bệnh binh, gia đình
thương binh liệt sĩ
- Tháng 6-1947, Bác đề nghị Chính phủ chọn một ngày trong năm là “ngày thương binh”.
Chính phủ đã lấy ngày 27-7 hàng năm là “Ngày thương binh liệt sĩ”.
Bài 2. Liêm khiết - lớp 8 , chủ đề: Tấm gương liêm khiết của Bác, mức độ liên hệ; nội dung
tích hợp: cả cuộc đời Bác Hồ ln sống trong sạch; khơng hám danh lợi, khơng toan tính
riêng tư cho bản thân, khước từ những ưu đãi dành cho chủ tịch nước để chăm lo nhân dân,
cho đất nước.
Hướng dẫn tích hợp nội dung Học tập và làm theo tấm gương đáo đức Hồ Chí Minh
ở bộ mơn HĐNGLL cấp trung học cơ sở :
Môn HĐNG LL Lớp 6 - Tên hoạt động: Hoạt động 1, tháng 10 . Nghe giới thiệu thư
Bác, chủ đề: Gương sáng học tập và rèn luyện của Bác, mức độ liên hệ ; nội dung tích hợp :
tinh thần yêu nước, ý thức học tập, rèn luyện để trở thành người công dân tốt.
Môn HĐNG LL Lớp 7 - Tên hoạt động: Hoạt động 2, tháng 4. Tình địan kết hữu
nghị, chủ đề: Nhân ái, khoan dung, địan kết , tơn trọng sự bình đẳng và quyền con người,
mức độ bộ phận; nội dung tích hợp: Bác Hồ là tấm gương của tình địan kết sắt son, tình
hữu nghị giữa các dân tộc
Mơn HĐNG LL Lớp 8 - Tên hoạt động: Hoạt động 2, tháng 5. Thực hiện 5 điều Bác
Hồ dạy, chủ đề: Bác là tấm gương sáng về yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, học tập, khiêm tốn,

trung thực, cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng, vơ tư., mức độ tịan bộ; nội dung tích hợp: Tình
u bao la và sự quan tâm chăm sóc đối với thế hệ trẻ; những lời dạy của Bác đối với thiếu
niên, nhi đồng luôn thể hiện sự quan tâm của Bác đối với mầm non tương lai của đất nước.
Trên đây là hướng dẫn tích hợp nội dung ở một số môn học Lịch sử, Giáo dục cơng
dân và Hoạt động ngồi giờ lên lớp.
3) Mô-đun 24: Kỹ thuật kiểm tra, đánh giá trong dạy học – Số tiết 15
Hoạt động 1: Thiết lập các bước cụ thể để xây dựng một đề kiểm tra cho mơn học cụ
thể.
Bưóc 1. Xác định mục đích của đề kiểm tra.
Đề kiểm tra là một công cụ dùng để đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi học
xong một chủ đề, một chương, một học kì, một lớp hay một cấp học nên người biên
soạn đề kiểm tra cần căn cứ vào mục đích, yêu cầu cụ thể của việc kiểm tra, căn cứ vào
chuẩn kiến thức kỉ năng của chương trình và thực tế học tập của học sinh để xây dựng
mục đích của đề kiểm tra cho phù hợp.
Bước 2. Xác định hình thức đề kiểm tra.
- Đề kiểm tra (viết) có các hình thức sau:
- Đề kiểm tra tự luận;
- Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan;
- Đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trên: có cả câu hỏi dạng tự luận và câu hỏi dạng
trắc nghiệm khách quan.
Mọi hình thức đều có ưu điểm và hạn chế riêng nên cần kết hợp một cách hợp lí các
hình thức sao cho phù hợp với nội dựng kiểm tra và đặc trưng môn học để nâng cao
hiệu quả, tạo điều kiện để đánh giá kết quả học tập của học sinh chính xác hơn.
Nếu đề kiểm tra kết hợp hai hình thức thì nên có nhiều phiên bản đề khác nhau hoặc
cho học sinh làm bài kiểm tra phần trắc nghiệm khách quan độc lập với việc làm bài
kiểm tra phần tự luận: làm phần trắc nghiệm khách quan trước, thu bài rồi mới cho




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×