Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

De va dap an thi thu THPTQG nam 2019 mon Ngu van ma de 001 truong BX2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.43 KB, 5 trang )

TRƯỜNG THPT SỐ 2 BÁT XÁT

ĐỀ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2019

Môn Ngữ văn 12
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Một điều khác tôi muốn nhấn mạnh là: Những người xuất sắc đều là
những người tự học. Họ có thể được đào tạo bài bản trong một chừng mực nào
đó, nhưng họ tồn đào sâu nỗ lực mày mị tìm kiếm, tự bổ sung kiến thức cho
những gì mình cịn thiếu, chứ không ỷ lại, phụ thuộc vào giáo dục nhà trường.
Điển hình của những người tự học là Abraham Lincoln, Michael Faraday,
Charles Darwin, Thomas Edison và Leonardo da Vinci. Họ không quan trọng
mình có bằng cấp hay khơng. Họ tự học, tự phát triển bản thân suốt cả đời
mình. Với kỹ năng tự học xuất sắc và khả năng nắm bắt vấn đề một cách nhanh
chóng, họ khơng mất q nhiều thời gian để có được kiến thức sâu rộng.
Do vậy, tiếp tục hay bỏ dở việc học ở trường không phải là điều quan
trọng. Mấu chốt mà ta cần ghi nhớ là ln chủ động và tích cực trong việc tiếp
thu, trau dồi tri thức, kể cả có học ở trường hay không. Bỏ học không quyết định
thành công hay thất bại của bạn. Nhưng nếu bạn không biết tự học cả trong và
sau khi rời khỏi ghế nhà trường thì bạn sẽ cầm chắc thất bại.
(Trích Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêuRosie
Nguyễn)
Câu 1 (0,5 điểm) Trong văn bản, tác giả đã kể ra những tấm gương điển
hình của những người tự học, đó là những ai?
Câu 2 (0,5 điểm) Theo tác giả, mấu chốt của việc tự học là gì?
Câu 3 (1,0 điểm) Anh/ chị hiểu như thế nào về ý kiến : “Nhưng nếu bạn
không biết tự học cả trong và sau khi rời khỏi ghế nhà trường thì bạn sẽ cầm
chắc thất bại”


Câu 4 (1,0 điểm) Anh/chị có đồng ý với ý kiến: “Những người xuất sắc
đều là những người tự học” khơng? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm): Từ nội dung đoạn văn bản trên, anh/chị hãy viết một
đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về vấn đề tự học.
Câu 2 (5.0 điểm)
Trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, khi Tnu cùng Mai
vào rừng để tiếp tế cho anh Quyết, Tnu đã được anh Quyết dặn rằng: “ Sau này,
nếu Mỹ - Diệm giết anh, Tnú phải làm cán bộ thay anh”. Nghe lời anh Quyết,
Tnu đã đi lực lượng và trở thành chiến sỹ cách mạng về thăm làng. Dựa vào


hiểu biết về tác phẩm anh/chị hãy phân tích quá trình đến với cách mạng của
Tnu và nhận xét về con đường của cách mạng dân tộc thông qua cuộc đời nhân
vật này.
-------------------Hết----------------Thí sinh khơng sử dụng tài liệu, cán bộ coi thi khơng giải thích gì thêm


HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần Câu

I

II

Nội dung

ĐỌC HIỂU
1 Tác giả đã đề cập tới những tấm gương điển hình cho
những người tự học đó là Abraham Lincoln, Michael

Faraday, Charles Darwin, Thomas Edison và Leonardo
da Vinci
2 Theo tác giả, mấu chốt của việc tự học là ln chủ động
và tích cực trong việc tiếp thu, trau dồi tri thức, kể cả có
học ở trường hay không.
3
- Ý hiểu về ý kiến
+ Tự học là một cộng việc cần phải thực hiện mọi
lúc, trong khi còn đang đi học và sau khi đã rời
ghế nhà trường.
+ Tự học có vai trị rất quan trọng, là yếu tố quyết
định cho thành công của mỗi người, nếu khơng
biết tự học thì con người sẽ cầm chắc thất bại
4 - Học sinh tự bày tỏ quan điểm đồng tình hoặc khơng
đồng tình
- Lí giải hợp lí, thuyết phục
LÀM VĂN
Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ về vấn
1 đề tự học
a. Đảm bảo hình thức đoạn văn: Thí sinh có thể triển
khai đoạn văn theo các cách khác nhau: Diễn dịch, quy
nạp...
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Tự học
c. Triển khai vấn đề nghị luận:
- Giải thích: Tự học là tự giác, chủ động trong học tập
nhằm vươn lên nắm bắt tri thức. Tự học không chỉ đơn
thuần là tiếp nhận kiến thức từ thầy cơ
mà là cịn học hỏi ở bạn bè , tìm tịi nghiên cứu sách vở
hay học hỏi, quan sát từ thực tế
- Bình luận vấn đề :

+ Con người phải tự học và khơng bao giờ ngừng
tự học vì kiến thức của nhân loại là vô tận, nhiều
lĩnh vực, Bên cạnh đó xã hội khơng ngừng phát
triển địi hỏi con người phải có kiến thức và kỹ
năng để hội nhập
+ Chúng ta có thể tự học theo nhiều cách khác
nhau: Tự học trong sách vở qua việc chủ động
nắm bắt kiến thức; Tự học trên các phương tiện
thông tin, các trang mạng, tự học qua những

Điểm
3.0
0.5

0.5

0.5
0.5

1.0
7.0
2.0
0.25
0.25
1.0


2

người mà ta học, tiếp xúc hàng ngày; Tự khám

phá thực tiễn…
+ Khi tự học ta sẽ thu được những kiến thức hữu
ích phục vụ cho cuộc sống; ta sẽ co được thành
cơng, sẽ được người khác tin tưởng.
- Ví dụ chứng minh
- Mở rộng: Ta cần phê phán những người khơng có
ý chí trong hoc tập, dễ bng xi hoặc phụ thuộc
vào người khác.
- Bài học nhận thức và hành động cho bản thân
+ Không ngừng tự học
+ Tự tin khẳng định bản thân.
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo đúng chuẩn
chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ
sâu sắc về vấn đề nghị luận
Bàn luận trong tác phẩm Rừng xà nu- Nguyễn Trung
Thành
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
Có đủ mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề.
Thân bài triển khai được vấn đề. Kết bài khái quát đánh
giá được vấn đề
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Con đường đến với
cách mạng của Tnu và đúc rút chân lý đấu tranh cách
mạng của dân tộc thông qua cuộc đời Tnu
c. Triển khai vấn đề thành các luận điểm; lựa chọn hình
thức kết cấu phù hợp, vận dụng tốt các phương thức biểu
đạt; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, vấn đề
- Giới thiệu về Tnu
+ Tnu mồ côi từ nhỏ, người stra, được dân làng Xô man

đùm bọc nuôi lớn.
+ Tnu sớm tham gia cùng dân làng nuôi giấu cán bộ
cách mạng, lớn lên trở thành một chàng trai khỏe mạnh,
cường tráng, Tnu lấy Mai và có một con nhỏ.
- Con đường đến với cách mạng của Tnu
+ Khi cùng Mai tiếp tế cho anh Quyết trong rừng Tnu đã
học chữ, đã được anh quyết dặn dò “ Sau này, nếu Mỹ Diệm giết anh, Tnu phải làm cán bộ thay anh”
+ Tnu bị giặc bắt và tra tấn trong một lần tiếp tế cho anh
Quyết nhưng với lịng trung thành với cách mạng Tnu
vẫn quyết khơng khai sau đó vượt ngục trở về.
+ Tnu cùng dân làng vào rừng chuẩn bị vũ khí để đánh
giặc

0.25
0.25
5.0
0.25

0.5

0.5
0.5

1.0


+ Tnu chịu nỗi đau mất mát lớn: Anh bị mất gia đình,
bản thân bị giặc tra tấn và đốt mười đầu ngón tay. Thù
bản thân, thù gia đình và buôn làng đã trở thành động
lực để Tnu chiến đấu.

+ Tnu đã cùng dân làng nổi dậy giết giặc sau đó đi lực
lượng, trở thành bộ đội về thăm làng trong sự đón tiếp
nồng nhiệt, dân làng coi Tnu như người anh hùng.
- Con đường của cách mạng dân tộc thơng qua cuộc đời
nhân vật + Khi chưa có vũ khí trong tay Tnu và dân
làng Xơ man chịu sự áp bức của Mỹ Diệm; Tnu không
cứu được vợ con.
+ Tnu đã cùng dân làng đồng khởi để chứng minh cho
một chân lý “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm
giáo”
+ Cuộc đời Tnu là minh chứng cho con đường của cách
mạng dân tộc: Phải dùng bạo lực cách mạng để chống lại
bạo lực phản cách mạng, đấu tranh vũ trang là con
đường tất yếu và duy nhất để tự giải phóng.
- Nghệ thuật: Tác giả đã sử dụng lối kể chuyện linh hoạt,
nhân vật và ngôn ngữ mang đậm chất Tây Nguyên; cuộc
đời Tnu cũng được thể hiện nổi bật qua khuynh hướng
sử thi và cảm hứng lãng mạn.
- Đánh giá chung vấn đề, khẳng định thành công của tác
phẩm và vị trí của tác giả.
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo đúng chuẩn
chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt
e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ
sâu sắc về vấn đề nghị luận
TÔNG : 10.0 ĐIỂM

0.75

0.5


0.25

0.25
0.5



×