Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

De va dap an thi thu THPTQG nam 2019 mon ngu van de so 3 truong VB1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.56 KB, 7 trang )

Nội dung

MA TRẬN
Đề thi thử THPT quốc gia năm 2019
Mức độ cần đạt
Nhận biết
Thông hiểu

Vận dụng

Tổng
số

Phần 1: Đọc – - Nhận ra phương Hiểu được những Đặt mình vào
hiểu
thức biểu đạt của văn chi tiết trong văn tình huống rồi
đưa ra giải pháp
bản
bản
giải quyết vấn
- Nhận ra những
đề, lí giải được
thơng tin trong văn
vấn đề mình
bản
chọn.
Số câu
4
2
1
1


Số điểm
3
1,0
1,0
1,0
Tỉ lệ
30%
10%
10%
10%
Phần 2:Làm văn
1. Nghị luận xã hội
Nhận diện được vấn Hiểu được vấn đề Bình luận, phân
đề về tư tưởng đạo lí

Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
2. Nghị luận văn học

Số câu
Số điểm
Tỉ lệ

nghĩa là gì, biểu tích, chứng minh
hiện của vấn đề
làm rõ vấn đề;
đưa ra bài học
kinh nghiệm


1
2
2,0
20%
20%
Nhận diện được hai Hiểu được nội dung Phân tích, chứng
vấn đề của đề văn.
và nghệ thuật của minh, bình luận
mỗi vấn đề
làm rõ các vấn đề
1
5,0
50%

5
50%


SỞ GD VÀ ĐT LÀO CAI

KÌ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2019
Môn: Ngữ văn – Thời gian: 120 phút
(không kể thời gian giao đề)

I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm):
Đọc kĩ văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
CÁI LẠNH
“Sáu con người, do sự tình cờ của số phận, mắc kẹt vào cùng một cái hang rất tối
và lạnh. Mỗi người còn một que củi nhỏ trong khi đống lửa chính đang lụi dần. Người phụ
nữ đầu tiên định quẳng que củi vào lửa, nhưng đột nhiên rụt tay lại. Bà vừa nhìn thấy một

khn mặt da đen trong nhóm người da trắng. Người thứ hai lướt qua các bộ mặt quanh
đống lửa, thấy một người trong số đó khơng đi chung nhà thờ với ơng ta. Vậy là thanh củi
cũng bị thu về. Người thứ ba trầm ngâm trong một bộ quần áo nhàu nát. Ông ta kéo áo
lên tận cổ, nhìn người đối diện, nghĩ thầm:“Tại sao mình lại phải hi sinh thanh củi để
sưởi ấm cho con heo béo ị giàu có kia?”Người đàn ơng giàu lui lại một chút, nhẩm
tính:“Thanh củi trong tay, phải khó nhọc lắm mới kiếm được, tại sao ta phải chia sẻ nó
với tên khố rách áo ơm lười biếng đó”. Ánh lửa bùng lên một lần cuối, soi rõ khuôn mặt
người da đen đang đanh lại, lộ ra những nét hằn thù:“Khơng, ta khơng cho phép mình
dùng thanh củi này sưởi ấm những gã da trắng!”Chỉ còn lại người cuối cùng trong nhóm.
Nhìn những người khá trầm ngâm trong im lặng, anh ta tự nhủ:“Mình sẽ cho thanh củi,
nếu có ai đó ném phần của họ vào đống lửa trước”.
Cứ thế, đêm xuống dần. Sáu con người nhìn nhau căng thẳng, tay nắm chặt những
khúc củi. Đống lửa chỉ cịn than đỏ rồi lụi tắt. Sáng hơm sau, khi những người cứu hộ tới
nơi, cả sáu đều đã chết cóng. Họ khơng chết vì cái lạnh bên ngồi mà chết vì sự buốt giá
trong sâu thẳm tâm hồn.”
(Theo “Lời nói của trái tim”, NXB Văn hóa Sài Gịn)

Câu 1(0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chủ yếu của văn bản trên?
Câu 2(0,5 điểm): Trong văn bản, cả sáu con người đang cùng rơi vào hoàn
cảnh nào?
Câu 3(1,0 điểm): Theo anh/chị, tất cả sáu người trong văn bản trên đều có
điểm gì chung về suy nghĩ? Suy nghĩ ấy là biểu hiện của lối sống nào của con
người?
Câu 4(1,0 điểm): Nếu là một trong số 6 người bị rơi vào hồn cảnh đó,
anh/chị sẽ ứng xử như thế nào? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1(2,0 điểm): Từ đọan trích phần đọc-hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn
nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về: Sự buốt giá trong sâu thẳm tâm hồn
con người.


Câu 2(5,0 điểm):
Trong bài thơ Tây Tiến, nhà thơ Quang Dũng đã hai lần nhắc đến sự hi sinh của
người lính Tây Tiến:
“Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời !”
Và:
“Rải rác biên cương mồ viễn xứ


Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sơng Mã gầm lên khúc độc hành”
(Trích Tây Tiến - Quang Dũng, Ngữ văn 12, Tập một, NXBGD, 2016)
Cảm nhận của anh/chị về hình tượng người lính trong những dịng thơ trên. Từ đó,
hãy làm rõ tính chất bi tráng của hình tượng này trong bài thơ Tây Tiến.


HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2019
Môn: Ngữ văn
Phần
I

Câu
1
2

3

4
II

1

2

(HDC gồm: 03 trang)
Nội dung

ĐỌC HIỂU
Phương thức biểu đạt: tự sự
Cả 6 người đều cùng rơi vào hoàn cảnh: do sự tình cờ của số
phận, mắc kẹt vào cùng một cái hang rất tối và lạnh; đống lửa
mà họ cùng nhau sưởi ấm đang lụi dần.
- Cả 6 người đều có chung suy nghĩ là: khơng muốn bỏ thanh củi
của mình vào đống lửa vì khơng muốn hy sinh thanh củi của mình
cho người khác…
- Đó là biểu hiện của lối sống vơ cảm, kì thị, nhỏ mọn,...
- Học sinh đưa ra cách ứng xử hợp lí
- Có sự lí giải hợp lí cho cách ứng xử của mình
LÀM VĂN
Từ đoạn trích thuộc phần Đọc hiểu, viết 01 đoạn văn
(khoảng 200 chữ), trình bày suy nghĩ về vấn đề cần nghị luận (Sự
buốt giá trong sâu thẳm tâm hồn con người.)
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp,
tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Sự buốt giá trong sâu thẳm tâm hồn con người
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành luận điểm; vận dụng tốt
các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng;
rút ra bài học nhận thức và hành động

- Giải thích: Sự buốt giá trong sâu thẳm tâm hồn con người nghĩa là
sự lạnh lẽo, thiếu tình cảm, thiếu tình người, sự ích kỉ, nhỏ mọn, vơ
cảm.
- Bình luận: Đây là hiện tượng xấu, tiêu cực, gây ra tác hại cho con
người.
+ Khiến cho con người trở nên xấu xa
+ Cuộc sống của họ sẽ là sự cơ đơn, buồn chán, khơng tình người.
+ Khiến cho khoảng cách giữ người với người ngày càng xa cách,
xã hội sẽ vơ tình, đầy tội ác…
+ Nếu trái tim, tâm hồn con người là sự ấm áp của tình người thì
cuộc sống sẽ trở nên có ý nghĩa biết bao.
- Tự rút ra bài học cho bản thân về nhận thức và hành động.
d. Sáng tạo
Sáng tạo trong diễn đạt, trong cách nhìn nhận, đánh giá về vấn đề
cần nghị luận
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo qui tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
Cảm nhận sự hy sinh của người lính Tây Tiến trong những
dịng thơ đã cho, từ đó làm rõ tính chất bi tráng của hình
tượng này trong bài thơ Tây Tiến.

Điểm
3,0
0,5
0,5

0,5
0,5
0,5
0,5

7,0
2,0

0.25
0.25
1,0

0,25
0,25
5,0


a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề,
thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

0,25

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: sự hi sinh của người lính
Tây Tiến trong những dịng thơ đã cho; tính chất bi tráng của
hình tượng này trong bài thơ Tây Tiến.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự
cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp
chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
* Giới thiệu vấn đề nghị luận đúng đắn, hợp lí:
Giới thiệu khái quát về tác giả và bài thơ Tây Tiến, dẫn dắt và giới
thiệu sự hy sinh của hình tượng người lính trong các câu thơ đã cho
và tính chất bi tráng của hình tượng này trong bài thơ Tây Tiến.
* Cảm nhận sự hy sinh của hình tượng người lính trong những
dịng thơ đã cho:

Thí sinh có thể cảm nhận theo nhiều cách nhưng cần đáp ứng các
yêu cầu sau:
+ Nội dung: người lính Tây Tiến phải nếm trải nhiều gian khổ,
thiếu thốn, nhiều nỗi đau mất mát, hi sinh; song tâm hồn họ vẫn
toát lên nét ngang tàng, ngạo nghễ, đặc biệt là lí tưởng xả thân
cho tổ quốc. Sự ra đi của người lính được trang trọng hóa bởi
hình ảnh áo bào, bởi khúc nhạc thiêng tiễn đưa họ về nơi an nghỉ
cuối cùng => lính Tây Tiến vừa có vẻ đẹp của những tráng sĩ
vừa mang vẻ đẹp của người linh thời đại chống Pháp.
+ Nghệ thuật : bút pháp hiện thực kết hợp với bút pháp lãng
mạn; ngơn ngữ có sự kết hợp hiệu quả của từ thuần Việt và từ
Hán Việt, từ láy; hình ảnh gợi hình, gợi cảm; giọng điệu trầm
hùng; biện pháp nói giảm, nói tránh…
+ Qua đó, ta thấy được tình cảm sâu sắc của tác giả giành cho
đồng đội, hồn thơ phóng khống lãng mạn
* Tính chất bi tráng của hình tượng người lính trong bài thơ Tây
Tiến:
- Tinh thần bi tráng hội tụ trong mình nó yếu tố Bi và yếu tố
Tráng; có mất mát, đau thương song không bi lụy; gian khổ, hi
sinh song vẫn rất hào hùng, tráng lệ. Chính tinh thần bi tráng
mang đến cho chúng ta những cảm nhận chân thực và xúc động
về những năm tháng chiến tranh khốc liệt và thấy được vẻ đẹp
tâm hồn, khí phách cao cả của thế hệ anh bộ đội cụ Hồ.
- Tinh thần bi tráng có cội nguồn từ chiến trường Tây Tiến ác
liệt, từ tinh thần quả cảm và tâm hồn lạc quan của những chàng
trai Hà thành, từ tấm lòng đồng cảm và trân trọng đồng chí đồng
đội của nhà thơ
- Tinh thần bi tráng cùng với cảm hứng lãng mạn làm nên vẻ đẹp
độc đáo của hình tượng người lính Tây Tiến
- Tinh thần bi tráng có ý nghĩa giáo dục nhận thức và bồi đắp

tình cảm, trách nhiệm cho thế hệ hôm nay và mai sau.
d. Sáng tạo
Sáng tạo trong diễn đạt, trong cách nhìn nhận, đánh giá về vấn đề
cần nghị luận.

0,25

0,25

2,5

1,0

0,25


e. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo qui tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
GV soạn đề: Bùi Thị Tuyết Nhung – Trường THPT số 1 Văn Bàn

0,5




×