Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Câu hỏi triết học Mác Lênin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (553.53 KB, 13 trang )

Một số câu hỏi và đáp án
Môn Triết học Mác - Lênin

1


MỤC LỤC
Câu 1. Lý giải vì sao vật chất lại tồn tại thơng quan vận động ? ................................ 3
Lấy ví dụ để chứng minh rằng nhận thức của con người về sự vật hiện tượng đạt
đến nhận thức sâu sắc là phải đặt chúng trong quá trình vận động ? ...................... 3
Bài làm .................................................................................................................... 3
Câu 2. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về nguồn gốc và bản chất của
ý thức. ......................................................................................................................... 4
Bài Làm.................................................................................................................... 4
Câu 3. Ý thức có nguồn gốc từ đâu? Tâm lý ni con và bản vệ con của động vật có
phải là ý thức khơng ? Vì sao ? ................................................................................... 7
Bài làm .................................................................................................................... 7
Câu 4. Hãy cho biết vai trị của ngơn ngữ đối với đời sống con người và đời sống xã
hội ? Lấy ví dụ để chứng minh ? ............................................................................... 11
Bài Làm.................................................................................................................. 11
Câu 5. Trình bày về kết cấu của ý thức .................................................................... 12
Bài làm .................................................................................................................. 12

2


Câu 1. Lý giải vì sao vật chất lại tồn tại thơng quan vận động ?
Lấy ví dụ để chứng minh rằng nhận thức của con người về sự vật hiện
tượng đạt đến nhận thức sâu sắc là phải đặt chúng trong quá trình vận
động ?
Bài làm


Theo Ăngghen: “Vận động, hiểu theo nghĩa chung nhất, – tức được hiểu
là một phương thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính cố hữu của vật
chất, thì bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ
trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy.”
– Vận động là phương thức tồn tại của vật chất, điều đó có nghĩa là vật
chất tồn tại phải bằng cách vận động và thông qua vận động biểu hiện sự tồn
tại của mình.
– Vận động là thuộc tính cố hữu của vật chất. Vận động gắn liền với vật
chất, ở đâu có vận động thì ở đó có vật chất. Chỉ khi nào vật chất mất đi thì
vận động mới mất đi. Nhưng vật chất không tự nhiên sinh ra, không tự nhiên
mất đi, vì vậy vận động cũng khơng tự nhiên sinh ra, không tự nhiên mất đi
mà tồn tại vĩnh viễn, vô tận, vô hạn, điều này đã được định luật bảo tồn và
chuyển hóa năng lượng chứng minh.
– Nguồn gốc của sự vận động nằm trong chính bản thân của sự vật, là sự
đấu tranh giữa các mặt đối lập, vì vậy vận động là tự thân và tuyệt đối.
 Như vậy ta thấy rằng vận động chính là phương thức tồn tại của vật
chất có vận động thì mới có vật chất

3


VD : Muốn biết mặt trời mọc và lặn hướng nào thì con người phải
quan sát lúc mặt trời mọc từ sáng đến khi mặt trời lặn khi chiều tà. Rồi
từ đó mới biết được là mặt trời mọc đằng đơng và lặn ở phía tây.
Câu 2. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về nguồn gốc và bản
chất của ý thức.
Bài Làm
* Nguồn gốc của ý thức.
Có thể khái quát ý thức có 2 nguồn gốc : Nguồn gốc tự nhiên và nguồn
gốc xã hội.


1.Nguồn gốc tự nhiên.
Bộ óc người và hoạt động của nó cùng mối quan hệ giữa con người và
thế giới khách quan; thế giới khách quan tác động đến bộ óc, tạo ra khả năng
hình thành ý thức của con người về thế giới khách quan.
- "BỘ ÓC NGƯỜI": Ý thức là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao
là bộ óc người, là chức năng và kết quả hoạt động sinh lí thần kinh của bộ óc.
VD: Con tặng hoa cho mẹ vào ngày 8/3
- "MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VỚI THẾ GIỚI KHÁCH QUAN": thế giới
khách quan được phản ánh thông qua hoạt động của các giác quan đã tác
động đến bộ óc người, hình thành nên ý thức.
VD: Khung cảnh thiên nhiên đẹp khiến người nhìn thích thú.
4


+ "PHẢN ÁNH" : Là thuộc tính vốn có ở mọi dạng vật chất. Kết quả của phản
ánh phụ thuộc vào cả hai vật: Vật tác động và vật nhận tác động.
Vật tác động là cái được phản ánh, vật nhận tác động là cái phản ánh.
VD: Bức ảnh rõ nét chụp lại một bông hoa. Cái được phản ánh là bông hoa,
cái phản ánh là máy chụp ảnh, kết quả là rõ nét.
CĨ 4 HÌNH THỨC PHẢN ÁNH :
+ PHẢN ÁNH VẬT LÝ, HÓA HỌC: đặc trưng cho giới tự nhiên vô sinh, thể hiện
qua những biến đổi về cơ, lý, hóa.
VD: Một chiếc ơ tơ sau khi va chạm mạnh sẽ bị biến dạng.
+ PHẢN ÁNH SINH HỌC: đặc trưng cho giới hữu sinh, thể hiện qua tính kích
thích, tính cảm ứng, phản xạ.
VD: Con tắc kè hoa bám trên thân cây, sẽ đổi màu da giống như màu của
thân cây.
+ PHẢN ỨNG TÂM LÝ: phản ánh của động vật có hệ thần kinh trung ương
được thể hiện trên cơ sở điều khiển của hệ thần kinh thông qua cơ chế phạn

xạ có điều kiện.
VD: Chó gặp người lạ sẽ sủa.
+ PHẢN ỨNG NĂNG ĐỘNG, SÁNG TẠO: hình thức phản ánh cao nhất, chỉ
được thực hiện ở dạng vật chất phát triển cao nhất, có tổ chức cao nhất là
bộ óc người. Phản ánh của bộ óc người là tính chủ động lựa chọn thơng tin,
xử lý thơng tin để tạo ra những thông tin mới, phát hiện ý nghĩa của thông
tin. Sự phản ánh này gọi là ý thức.
VD: Con người sáng tạo ra khoa học kĩ thuật để tạo ra những sản phẩm tiên
tiến.
2.Nguồn gốc xã hội.
- Lao động:
5


Q trình con người sử dụng cơng cụ tác động vào giới tự nhiên nhằm
thay đổi nó cho phù hợp với nhu cầu của con người.
=> Làm thay đổi cấu trúc cơ thể con người (dáng đi thẳng, giải phóng hai tay,
phát triển khí quản, não)
VD: Con người chặt cây để lấy củi sử dụng.
Vai trò của lao động :
+ Hoàn thiện cấu trúc cơ thể con người.
+ Phát triển các giác quan con người.
+ Ngôn ngữ ra đời và hoàn thiện.
+ Các sự vật, hiện tượng bộc lộ các thuộc tính.
- Ngơn ngữ:
Lao động mang tính tập thể => xuất hiện nhu cầu trao đổi kinh nghiệm
và tư tưởng cho nhau => ngôn ngữ ra đời.
Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất chứa đựng thơng tin mang nội
dung ý thức, khơng có ngơn ngữ thì ý thức không thể tồn tại và thể hiện
được.

VD: Con người dùng ngôn ngữ để giao tiếp với nhau trong đời sống.
* Bản chất của ý thức.
- Phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc người :
+ Thể hiện ở khả năng hoạt động tâm - sinh lý của con người trong việc định
hướng tiếp nhận thông tin, chọn lọc, xử lý thơng tin; ở q trình con người
tạo ra những ý tưởng, truyền thuyết...trong đời sống tinh thần của mình.
VD: Truyền thuyết Thánh Gióng ăn sâu vào đời sống tinh thần của nhân dân
Việt Nam.
- Hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan :
+ Hình ảnh bây giờ khơng cịn giống y ngun như thế giới khách quan mà đã
6


được cải biến thơng qua lăng kính chủ quan của con người (tâm tư, tình cảm,
kinh nghiệm...)
VD: Có 2 người: một người là kiểm lâm, một người là người khai thác gỗ
Khi đứng trước một khu rừng già xanh tốt :
=> Người kiểm lạm nghĩ rằng phải bảo vệ, duy trì cho khu rừng ln xanh tốt,
phát triển.
=> Người khai thác gỗ nghĩ tới hình ảnh những cây rừng đổ xuống, những
đồn xe nối đi nhau chở gỗ từ rừng về thành phố và biến chúng thành
hàng hóa để bán.
- Hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội :
+ Chịu sự chi phối của các quy luật xã hội.
+ Được quy định bởi nhu cầu giao tiếp xã hội và các điều kiện sinh hoạt hiện
thực của đời sống xã hội.
VD: Một người có tâm lý rụt rè, ngại giao tiếp và bị buộc phải làm việc
nhóm. Những người trong nhóm hết sức năng động và lạc quan. Sau một
thời gian làm việc và tiếp xúc với các thành viên trong nhóm, người mà trước
kia từng rụt rè và ngại giao tiếp nay đã trở nên năng động và nhanh nhẹn

hơn.
Câu 3. Ý thức có nguồn gốc từ đâu? Tâm lý nuôi con và bản vệ con của động
vật có phải là ý thức khơng ? Vì sao ?
Bài làm
* NGUỒN GỐC CỦA Ý THỨC:
- Theo quan điểm của chủ nghĩa Lenin thì trong lịch sử triết học, vấn đề
nguồn gốc, bản chất của ý thức là một trong những vấn đề của trung
tâm của cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm.

7


Triết học duy vật biện chứng khẳng định, ý thức của con người có
nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội.
I.Mặt tự nhiên :
- Theo quan điểm của triết học Mac Lenin, ý thức là một thuộc tính của
một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc con người, là sự phản ánh thế giới
khách quan vào bộ não con người. Nếu khơng có sự tác động của thế giới
khách quan vào bộ não con người và khơng có bộ não con người với tính
cách là cơ quan vật chất của ý thức thì sẽ khơng có ý thức. Bộ não con người
và sự tác động của thế giới khách quan vào bộ não con người là nguồn gốc
tự nhiên của ý thức gồm các nhân tố sau:
*Bộ óc:
- Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định rằng ý thức là thuộc tính của một
dạng vật chất sống có tổ chức cao là bộ óc con người. Bộ óc của người hiện
đại là sản phẩm của quá trình tiến hóa lâu dài về mặt sinh vật – xã hội và có
cấu tạo rất phức tạp, gồm khoảng 14-15 tỉ tế bào thần kinh. Các tế vào này
tạo nên nhiều mối liên hệ nhằm thu nhận, xử lí, dẫn truyền và điều khiển
toàn bộ hoạt động của cơ thể trong quan hệ với thế giới bên ngồi thơng qua
các phản xạ có điều kiện và khơng điều kiện.

*Sự phản ánh:
- Cũng theo chủ nghĩa Mac Lenin, hoạt động ý thức con người diễn ra trên
cpw sở hoạt động sinh lí thần kinh của bộ óc con người. Sự phụ thuộc của ý
thức vào hoạt động của bộ óc thể hiện ở chỗ khi bộ óc bị tổn thương thì hoạt
động ý thức sẽ bị rối loạn. Tuy nhiên, nếu chỉ có bộ óc con người mà khơng
có sự tác động của thế giới bên ngồi để bộ óc phản ánh lại tác động đó thì
cũng khơng thể có ý thức. Phản ánh là thuộc tính chung, phổ biến của mọi

8


đối tượng vật chất. Phản ánh là năng lực giữ lại, tái hiện lại của hệ thống vật
chất này những đặc điểm của hệ thống vật chất khác.
Trong quá trình phát triển lâu dài của thế giới vật chất, thuộc tính phản ánh
của vật chất cũng phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp:
1. Phản ánh vật lí : là hình thức phản ánh đơn giản nhất ở giới vơ sinh,
thể hiện qua các q trình biến đổi cơ, lí, hóa.
2. Phản ánh sinh học : là những phản ánh trong sinh giới trong giới hữu
sinh cũng có nhiều hình thức khác nhau ứng với mỗi trình độ phát
triển của thế giới sinh vật.
3. Phản ánh ý thức : là hình thức cao nhất của sự phản ánh thế giới hiện
thực, ý thức chỉ nảy sinh ở giai đoạn phát triển cao của thế giới vật
chất, cùng với sự xuất hiện của con người.
II.Mặt xã hội :
- Để ý thức có thể ra đời, bên những nguồn gốc tự nhiên thì điều kiện
quyết định cho sự ra đời của ý thức là nguồn gốc xã hội, thể hiện ở vai
trị của lao động, ngơn ngữ và các quan hệ xã hội.
*Lao động:
- Là hoạt động đặc thù của con người, là hoạt động bản chất con người. Đó là
hoạt động chủ động, sáng tạo, có mục đích. Lao động đem lại cho con người

dáng đi thẳng đứng, giải phóng hai tay. Điều này cùng với chế độ ăn có thịt
đã thực sự có ý nghĩa quyết định đối với q trình chuyển hóa từ vượn thành
người, từ tâm lí động vật thành ý thức.
- Việc chế tạo ra cơng cụ lao động có ý nghĩa to lớn là con người đã có ý thức
về mục đích của hoạt động biến đổi thế giới. Thực chất của hoạt động lao
động là tác động vào thế giới khách quan, làm biến đổi thế giới nhằm thỏa
mãn nhu cầu của con người. Nhờ có lao động, bộ não con người được phát
9


triển và ngày càng hoàn thiện, làm cho khả năng tư duy trừu tượng của con
người ngày càng cao. Cũng là lao động ngay từ đầu đã liên kết con người lại
với nhau trong mối liên hệ tất yếu, khách quan. Mối liên hệ đó khơng ngừng
được củng cố và phát triển đến mức làm nảy sinh ở họ một nhu cầu "cần
thiết phải nói với nhau một cái gì đó". Và ngơn ngữ xuất hiện.
*Ngơn ngữ:
- Theo quan điểm của triết học Mác - Lê nin thì ngơn ngữ là phương tiện để
con người giao tiếp trong xã hội, là hệ thống tín hiệu thứ hai, là cái vỏ vật
chất của tư duy, là hình thức biểu đạt của tư tưởng. Ngôn ngữ là yếu tố quan
trọng để phát triển tâm lý, tư duy của con người và xã hội lồi người.
 Tâm lí ni con và bảo vệ con của động vật có thể là ý thức và có thể là
khơng vì Charles Darwin đã từng đặt câu hỏi này khi suy nghĩ về sự
phát triển của ý thức. Quan điểm của ơng về tính tiến hóa liên tục đã
dẫn tới một kết luận rằng nếu chúng ta có cái gì thì các lồi động vật
khác cũng có cái đó. Tháng 7 vừa qua, một nhóm các nhà khoa học
tham gia hội nghị tưởng niệm Francis Crick để cùng bàn bạc về câu hỏi
còn gây tranh cãi này. Francis Crick là người đồng khám phá ra
DNA, đã dành nửa cuối cuộc đời mình nghiên cứu về ý thức và đã xuất
bản cuốn sách “Giả thuyết kinh ngạc: Nghiên cứu khoa học về tâm
hồn”(The Astonishing Hypothesis: The scientific search for the soul) về

đề tài này năm 1994. Sau cuộc họp, ba nhà thần kinh học nổi tiếng:
David Edelman thuộc Viện Khoa học thần kinh ở La Jolla, California;
Philip Low thuộc Đại học Standford và Christof Koch ởViện Công nghệ
California đã kết luận rằng động vật không phải là con người (nonhuman animals) đều có ý thức; con người khơng phải là động vật duy
nhất sở hữu các chất nền tế bào thần kinh tạo ra ý thức. Các loài có vú,
10


các loài chim và nhiều sinh vật khác, bao gồm cả bạch tuộc, cũng có
những chất nền tế bào thần kinh. Tuy nhiên, kết luận này vẫn chưa
hoàn toàn đầy đủ. Các lồi động vật được cho là có ý thức bao gồm
các loài linh trưởng, các loài ăn thịt, động vật biển có vú, động vật gặm
nhấm và các lồi chim. Kết luận này khơng nói tới các lồi cá. Hiện nay,
pháp luật về quyền lợi động vật không tính đến nhận thức, cảm xúc, tri
giác của. Ví dụ, chuột và gà cũng có ý thức nhưng vẫn bị đem ra làm thí
nghiệm và các nghiên cứu về ý thức của chúng không mảy may tác
động tới Đạo luật về Quyền lợi động vật ở Mỹ. Khoảng 25 triệu động
vật được sử dụng trong các nghiên cứu mỗi năm, và 95% trong nghiên
cứu này được thực hiện ở Mỹ. Hiệp ước Lisbon của EU có hiệu lực từ
ngày 1 tháng 12 năm 2009 đã công nhận rằng động vật cũng có tri giác
và kêu gọi các nước thành viên phải “đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về
quyền lợi của động vật” trong nông nghiệp, thủy sản, nghiên cứu và
phát triển các chính sách khơng gian. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học
vẫn hoài nghi ý thức ở loài vật.
Câu 4. Hãy cho biết vai trị của ngơn ngữ đối với đời sống con người và đời
sống xã hội ? Lấy ví dụ để chứng minh ?
Bài Làm
Ngơn ngữ có vai trị vơ cùng quan trọng đối với con người, nó là đặc
trưng chỉ có ở xã hội lồi người để phân biệt với các lồi động vật khác. Ngơn
ngữ được sử dụng như một phương tiện của tư duy, hay cịn được hiểu ngơn

ngữ là “cái vỏ” của tư duy, là phương thức biểu đạt muốn cho người khác
hiểu được những suy nghĩ, nhu cầu, mong muốn của bản thân thơng qua lời
nói.
VD : Con người sử dụng ngơn ngữ để nói chuyện giao tiếp với nhau.
11


Tầm quan trọng của ngôn ngữ trong đời sống xã hội là rất lớn:
với sự giúp đỡ của nó tạo lên sự phát triển của khoa học, nghệ
thuật, công nghệ, …. Mọi người nói các ngơn ngữ khác nhau,tạo ra
những ngôn ngữ mới trong mọi lĩnh vực để theo đuổi một mục tiêu thành tựu qua sự hiểu biết lẫn nhau từ ngơn ngữ mới đó.
VD : Trong lĩnh vực công nghệ thông tin người ta sáng tạo ra
ngôn ngữ lập trình như Java, C#, C++… Góp phần phát triển ngành
công nghệ thông tin ngày càng lớn mạnh.
Ngôn ngữ giúp tăng cường hợp tác, xây dựng xã hội tri thức
toàn diện, bảo tồn các di sản văn hóa và tọa điều kiện tiếp cận với
một nền giáo dục có chất lượng cho mọi người.
Câu 5. Trình bày về kết cấu của ý thức
Bài làm
Ý thức có kết cấu rất phức tạp, bao gồm nhiều yếu tố có quan hệ mật
thiết với nhau; trong đó cơ bản nhất là tri thức, tình cảm và ý chí.
Tri thức là tồn bộ những hiểu biết của con ngưừi, là kết quả của quá
trình nhận thức, là sự tái tạo lại hình ảnh của đối tượng được nhận thức
dưới dạng các loại ngoại ngữ. Tri thức là phương thức tồn tại của ý thức và là
điều kiện để ý thức phát triển.
Căn cứ vào lĩnh vực phản ánh, tri thức có thể chia thành nhiều loại như: tri
thức về tự nhiên, tri thức về con người và xã hội. Căn cứ vào trình độ phát
triển của nhận thức, tri thức có thể chia thành: tri thức đời thường và tri
thức khoa học, tri thức kinh nghiệm và tri thức lý luận, tri thức cảm tính và
tri thức lý tính,…


12


Tình cảm là những: rung động biểu hiện thái độ của con người trong
các quan hệ. Tình cảm là một hình thái đặc biệt của sự phản ánh hiện thực,
được hình thành từ sự khái quát những cảm xúc cụ thể của con người khi
nhận sự tác động của ngoại cảnh. Tình cảm biểu hiện và phát triển trong mọi
lĩnh vực đời sống con người; là một yếu tố phát huy sức mạnh, một động lực
thúc đẩy hoạt động nhận thức và thực tiễn.
Tùy vào đối tượng nhận thức và sự rung động của con người về đối tượng đó
mà tình cảm được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, như: tình cảm
đạo đức, tình cảm thẩm mỹ, tình cảm tơn giáo,…
Ý chí là sự biểu hiện sức mạnh của bản thân mỗi con người nhằm vượt
qua những cản trở trong q trình thực hiện mục đích. Ý chí được coi là mặt
năng động của ý thức, một biểu hiện của ý thức trong thực tiễn mà ở đó con
người tự ý thức được mục đích của hành động nên tự đấu tranh với mình và
ngoại cảnh để thực hiện đến cùng mục đích đã lựa chọn. Có thể coi ý chí là
quyền lực của con người đối với mình; nó điều khiến, điều chỉnh hành vi để
con người hướng đến mục đích một cách tự giác; nó cho phép con người tự
kiềm chế, tự làm chủ bản thân và quyết đoán trong hành động theo quan
điểm và niềm tin của mình. Giá trị chân chính của ý chí khơng chỉ thể hiện ở
cường độ của nó mạnh hay yếu mà chủ yếu thể hiện ở nội dung, ý nghĩa của
mục đích mà ý chí hướng đến. V.I.Lênin cho rằng: ý chí là một trong những
yếu tố tạo nên sự nghiệp cách mạng của hàng triệu người trong cuộc đấu
tranh giai cấp quyết liệt nhằm giải phóng mình, giải phóng nhân loại.
Tất cả các yếu tố tạo thành ý thức có mối quan hệ biện chứng với
nhau, song tri thức là yếu tố quan trọng nhất; là phương thức tồn tại của ý
thức, đồng thời là nhân tố định hướng đối với sự phát triển và quyết định
mức độ biểu hiện của các yếu tố khác.

13



×