Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

thi hết học phần pháp luật đại cương phân chia tải sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (576.06 KB, 4 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2021 – 2022
(Phần dành cho sinh viên/ học viên)
Bài thi học phần: Pháp luật đại cương

Số báo danh

Mã số đề thi: Ngày thi: Tổng số trang:

Lớp: Họ và tên:

Điểm kết luận:

GV chấm thi 1:
GV chấm thi 2:
ĐỀ BÀI

Câu 1 (5 điểm): Xác định thứ bậc hiệu lực pháp lý của các văn bản quy phạm trong hệ
thống văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam. Giải thích tại sao.
Câu 2 (5 điểm): Ông Liên và bà Diễm là vợ chồng có tài sản chung là 2,4 tỉ (VNĐ). Họ có
hai con là Hồn (sinh năm 1998) và Bình (sinh năm 2003). Sau khi sinh con, ông bà sống ly
thân. Ngày 01/01/2018 ông Liên bị tai nạn lao động phải vào viện. Tưởng mình khơng qua
khỏi, ơng Liên di chúc miệng trước nhiều người làm chứng để lại toàn bộ tài sản thuộc sở
hữu của mình cho Hồn và mẹ của ông là bà Công mỗi người ½ di sản. Sau phẫu thuật ở
bệnh viện, ông Liên ra viện khỏe mạnh bình thường. Ngày 01/10/2018, ơng Liên bị nhồi
máu cơ tim chết đột ngột, khơng trăn trối được gì.
a) Chia thừa kế trong trường hợp trên
b) Giả sử ông Liên chết ngay sau phẫu thuật, việc chia thừa kế có gì khác?
BÀI LÀM
Câu 1: Theo điều 4 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định về hệ
thống văn bản quy phạm pháp luật thì thứ bậc hiệu lực pháp lý của các văn bản quy phạm


trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam là:
1. Hiến pháp.
2. Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội.
3. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban
thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.


4. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
5. Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban
trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
6. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
7. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
8. Thơng tư của Chánh án Tịa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát
nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; thông tư liên tịch
giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân
dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định của Tổng Kiểm toán
nhà nước.
9. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi
chung là cấp tỉnh).
10. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
11. Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính – kinh tế
đặc biệt.
12. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố
thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện).
13. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
14. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).
15. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Giải thích: Điều luật này không chỉ liệt kê các văn bản quy phạm pháp luật theo một trật tự
nhất định mà còn thể hiện mối quan hệ giữa các văn bản đó trong một hệ thống thống nhất

đảm bảo nguyên tắc xác định thứ bậc hiệu lực pháp lý từ cao xuống thấp dựa trên việc địa vị
pháp lý của cơ quan ban hành và tính chất của văn bản.
+ Cơ quan nào có vị trí cao trong bộ máy nhà nước thì văn bản quy phạm do nó ban hành
cũng có vị trí cao trong hệ thống pháp luật và ngược lại.


+ Những văn bản có thể loại khác nhau nhưng cùng chủ thể ban hành thì phải dựa vào tính
chất của văn bản. Ví dụ: Quốc hội ban hành Hiến pháp, luật, nghị định thì Hiến pháp được
quy định là văn bản pháp luật có hiệu lực cao nhất, vì là đạo luật cơ bản, quy định về chế độ
chính trị, tổ chức bộ máy, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của cơng dân…; đến
luật với tính chất là văn bản đặt ra quy định điều chỉnh quan hệ xã hội trong từng lĩnh vực;
cuối cùng là nghị quyết, quy định những vấn đề cụ thể hơn như: thực hiện thí điểm một số
chính sách mới; quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc
phòng, an ninh quốc gia…
Câu 2: Tóm tắt đề bài:
Ơng Liên, bà Diễm là vợ chồng, có tài sản chung là 2,4 tỉ VNĐ
Có hai con là Hồn (sinh năm 1998) và Bình (sinh năm 2003)
Hai ông bà đã ly thân
Ngày 01/01/2018, ông Liên bị tai nạn lao động, tưởng mình khơng qua khỏi nên anh
đã để lại di chúc miệng, chia ½ tài sản cho Hồn và ½ tài sản cho bà Cơng là mẹ của
ơng
Nhưng sau đó ơng Liên vẫn khỏe mạnh
Ngày 01/10/2018, ơng Liên bị nhồi máu cơ tim, chết đột ngột không để lại di chúc.
a)

Chia di sản của ông Liên trong trường hợp này.

Theo khoản 2, điều 629, bộ luật dân sự 2015: “Sau ba tháng từ thời điểm lập di chúc miệng
mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy
bỏ”. Vậy trong trường hợp trên, di chúc miệng của ông Liên bị hủy bỏ.

Ơng liên lúc chết khơng để lại di chúc, nên tài sản của ông Liên được chia theo quy định của
pháp luật. (Theo điều 650, bộ luật dân sự 2015, quy định những trường hợp thừa kế theo
pháp luật)
Theo pháp luật, ông Liên và bà Diễm chỉ ly thân không ly hôn nên bà Diễm vẫn được hưởng
thừa kế.
Hàng thừa kế thứ nhất là bà Diễm, Hoàn, Bình và bà Cơng.


+ Di sản của ông Liên là: 2,4/2 = 1,2 tỷ (căn cứ theo Điều 33 Luật Hôn nhân gia đình 2014
về tài sản chung trong hơn nhân và Điều 66 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014 quy định
về giải quyết tài sản của vợ chồng trong trường hợp một bên chết hoặc bị tòa án tuyên bố là
đã chết)
+ Phần di sản này sẽ được chia đều cho 4 người thuộc hàng thừa kế thứ nhất (theo điều 651,
Bộ luật dân sự 2015, quy định người thừa kế theo pháp luật) nên ta có:
Bà Diễm = Hồn = Bình = bà Cơng = 1,2/4 = 300 triệu
Vậy ta có: Bà Diễm = Hồn = Bình = bà Công = 300 triệu VNĐ
b)

Giả sử ông Liên chết ngay sau phẫu thuật, thì di sản sẽ được chia như sau:
Theo Khoản 2, điều 629, Bộ luật dân sự 2015 quy định về di chúc miệng thì di chúc

miệng của ông Liên được xem là hợp pháp dưới sự chứng kiến của nhiều người. Theo di
chúc miệng, ông Liên để lại ½ tài sản cho Hồn và ½ tài sản cho mẹ của ông là bà Công.
Tuy nhiên, theo điều 644, Bộ luận dân sự 2015 quy định những người thừa kế không
phụ thuộc vào nội dung của di chúc, thì bà Diễm và Bình (lúc này Bình 15 tuổi vẫn là con
chưa thành niên) thuộc vào trường hợp người thừa kế không phụ thuộc và nội dung di chúc
nên những người này được hưởng 2/3 của một suất thừa kế theo pháp luật.
+ Ta có 1 suất thừa kế = 1,2/4 = 0,3 tỷ = 300 triệu
+ Bà Diễm = Bình = 2/3 của 1 suất thừa kế = 2/3 * 300 = 200 triệu
+ Số tiền còn lại được chia đều cho Hồn và bà Cơng là:

Hồn = bà Công = (1,2 – 0.2*2)/2 = 0,4 tỷ = 400 triệu
Vậy ta có Bà Diễm = Bình = 200 triệu VNĐ, Hồn = bà Cơng = 400 triệu VNĐ



×