Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

2.Phân tích, cho ví dụ minh họa để làm rõ dấu hiệu pháp lý của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.93 KB, 10 trang )

Đề bài : Phân tích, cho ví dụ minh họa để làm rõ dấu hiệu pháp lý
của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định của Bộ luật Hình sự
năm 2015.

Phụ Lục
A.LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................3
B.NỘI DUNG...................................................................................................3
I.Những vấn đề chung về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản..............................3
1.Căn cứ pháp luật.....................................................................................3
2.Khái niệm chung về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản................................4
II. Phân tích, cho ví dụ minh họa để làm rõ dấu hiệu pháp lý của tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015.................4
1.Khách thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.........................................4
2.Mặt khách quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản................................5
3. Mặt chủ quan của tội phạm...................................................................8
4. Chủ thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản............................................9
C.KẾT LUẬN................................................................................................10
-

Danh mục tài liệu tham khảo :.................................................................11

1


A.LỜI MỞ ĐẦU
Quyền sở hữu tài sản luôn được Hiến pháp và pháp luật ghi nhận và bảo vệ.
Mọi hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản đều bị nghiêm trị trước pháp
luật, đặc biệt là các hành vi bị coi là tội phạm. Bên cạnh sự phát triển của
công nghệ thông tin và lượng người dùng các trang mạng xã hội tăng nhanh
như hiện nay , tình trạng lừa đảo chiếm đoạt tài sản diễn biến rất phức tạp và
ngày càng tinh vi. Loại tội phạm này có xu hướng tăng về số lượng vụ án và


phổ biến trong nhóm tội xâm phạm đến quyền sở hữu.So với bộ luật hình sự
trước đây (Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi , bổ sung năm 2009) thì Bộ luật
hình sự năm 2015 được ban hành quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
đã được sửa đổi , bổ sung nhiều điểm quan trọng phù hợp với thực tiễn .Tuy
nhiên khi áp dụng quy định mới về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản để giải
quyết các vụ án thực tế thì vẫn cịn nhiều khó khăn như không phân biệt được
giữa tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với một số tội xâm phạm chiếm đoạt khác
trong Bộ luật hình sự dẫn đến tình trạng oan , sai hoặc bỏ lọt tội phạm,…Do
thế việc nghiên cứu làm rõ dấu hiệu pháp lý của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
là cần thiết và cấp bách.Vì vậy, tơi đã lựa chọn đề tài : “Phân tích, cho ví dụ
minh họa để làm rõ dấu hiệu pháp lý của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo
quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015” làm đề tài bài tiểu luận cuối kỳ
.Dưới đây là phần trình bày của tôi về bài luận.

B.NỘI DUNG
I.Những vấn đề chung về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1.Căn cứ pháp luật
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự
năm 2015 (Sửa đổi và bổ sung năm 2017 ) :
"Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1.Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị
giá……

2


5.Người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ 10.000.00 đồng đến 100.000.000
đồng , cấm đảm nhiệm chức vụ , cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định
từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản .”


2.Khái niệm chung về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
- Trong bộ luật hình sự năm 2015 ( Sửa đổi và bổ sung năm 2017) , tội lừa
đảo chiếm đoạt tài sản luôn được quy định tại chương các tội xâm phạm sở
hữu .Do đó , khái niệm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản cần thể hiện được đồng
thời đặc điểm chung của các tội xâm phạm sở hữu và đặc điểm riêng của tội
lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
- Khoa học Luật hình sự đưa ra khái niệm về các tội xâm phạm sở hữu như
sau:
+ Các tội xâm phạm sở hữu là những hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy
định trong BLHS , do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một
cách cố ý hoặc vơ ý , xâm hại đến quyền sở hữu tài sản của Nhà nước , tổ
chức và cá nhân.
+ Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định là hành vi chiếm đoạt tài sản
của người khác bằng thủ đoạn gian dối.
-Từ những phân tích trên ta có thể đưa ra khái niệm tội lừa đảo chiếm đoạt
tài sản như sau :Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản
của người khác bằng thủ đoạn gian dối , do người có năng lực trách nhiệm
hình sự thực hiện với lỗi cố ý , xâm hại đến quyền sở hữu tài sản của Nhà
nước , tổ chức hoặc cá nhân.

II. Phân tích, cho ví dụ minh họa để làm rõ dấu hiệu pháp lý của tội
lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định của Bộ luật Hình sự năm
2015
1.Khách thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
- Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thuộc nhóm tội xâm phạm sở hữu ,vì thế
khách thể của tội này là quan hệ sở hữu về tài sản . Việc xâm phạm quyền sở
hữu cũng thể hiện ở hành vi chiếm hữu bất hợp pháp tài sản của người khác
sau khi lừa lấy được tài sản.
3



- Do đặc điểm của hành vi nên tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản chỉ xâm hại đến
khách thể là quan hệ tài sản. Đây là điểm khác so với một số tội xâm phạm sở
hữu khác như tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tội cướp
giật tài sản,…Bởi các tội phạm này ngoài khách thể là quan hệ sở hữu , người
phạm tội cịn nhằm đến khách thể quan trọng khác đó là quyền được bảo vệ
tính mạng , sức khỏe của người bị hại.
- Đối tượng tác động của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là tài sản , bao gồm
vật , tiền , giấy tờ có giá và các quyền tài sản .Tuy nhiên không phải trong
mọi trường hợp quyền tài sản đều là đối tượng tác động của hành vi xâm
phạm sở hữu mà tài sản phải được thể hiện dưới dạng vật chất , tài sản đó
phải đang nằm trong sự quản lý của chủ tài sản , bởi đặc trưng của hành vi
chiếm đoạt là hành vi làm cho chủ tài sản mất hẳn khả năng chiếm hữu , quản
lý tài sản trên thực tế và tạo khả năng đó cho người khác chiếm đoạt .Ví dụ :
Quyền tác giả đối với một tác phẩm nhưng không phải là đối tượng của tội
lừa đảo chiếm đoạt tài sản, còn những giấy tờ thể hiện quyền tài sản như hóa
đơn lĩnh hàng ,… vẫn có thể là đối tượng của tội lừa dảo trong những trường
hợp nhất định.
- Một số tài sản đặc biệt như Rừng , tài ngun , khống sản ,các chất ma túy
, vũ khí quân dụng,.. không phải là đối tượng của hành vi chiếm đoạt tài sản
quy định tại điều này .Bởi đây là những tài sản đặc biệt , có cơng dụng tính
năng đặc biệt được pháp luật bảo vệ một cách nghiêm ngặt nên sẽ là đối
tượng tác động của những hành vi phạm tội khác được quy định trong BLHS
năm 2015 .

2.Mặt khách quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Mặt khách quan của tội phạm của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có các dấu
hiệu đặc trưng sau đây.

2.1.Dấu hiệu hành vi nguy hiểm cho xã hội

Theo quy định của BLHS 2015 ( Sửa đổi và bổ sung năm 2017 ) thì hành vi
nguy hiểm cho xã hội của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thể hiện dưới hai
hành vi thực tế là hành vi lừa dối và hành vi chiếm đoạt tài sản.Hai hành vi
này có quan hệ với nhau .Hành vi lừa dối là điều kiện để hành vi chiếm đoạt
4


có thể xảy ra , cịn hành vi chiếm đoạt là mục đích và là kết quả của hành vi
lừa dối .
- Hành vi lừa dối là hành vi cố ý đưa ra thông tin không đúng sự thật nhằm
để người khác tin đó là sự thật nhằm để người khác tin đó là sự thật , tự
nguyện trao tài sản cho người phạm tội .Trong thực tế hành vi gian dối trong
tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được hợp thành bởi hai yếu tố :
+Thứ nhất là hành vi đưa ra thông tin gian dối .Hành vi này thể hiện chủ
đích của người phạm tội .Người phạm tội biết rõ đó là thơng tin giả nhưng
mong muốn người khác tin đó là sự thật.Hành vi này có thể thực hiện bằng lời
nói, hành động hoặc những biểu hiện khác nhằm cung cấp thông tin sai lệch,..
+Thứ hai , chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản đã nhầm lẫn , tin tưởng vào
những thông tin sai sự thật đó mà trao tài sản cho người phạm tội.Khi giao tài
sản , chủ tài sản khơng biết mình bị lừa dối .Họ có thể phát hiện ra ngay sau
khi trao tài sản nhưng bản chất của hành vi chiếm đoạt dựa trên thủ đoạn lừa
dối thì cẫn bị xử lý về tội này.Lưu ý một trường hợp khác là nếu ngay sau khi
trao tài sản , người quản lý tài sản phát hiện và thực hiện một số hành động để
bắt giữ mà người phạm tội lại sử dụng các thủ đoạn khác để chiếm đoạt tài
sản bằng được thì sẽ bị xử lý về tội phạm khác.Trường hợp này khoa học luật
hình sự Việt Nam thường gọi là các trường hợp chuyển hóa từ một số tội có
tính chất chiếm đoạt sang tội cướp tài sản .Ví dụ : Bà Nguyễn Thị K nghe lời
dụ dỗ của bà Lê Thị T cùng nhau góp vốn để làm nghề môi giới đất, tỷ lệ ăn
chia lời theo tỷ lệ góp vốn vào việc mua bán.Khi mua miếng đất thứ nhất bà T
đã không thực hiện như lời hứa mà chiếm cả phần lời và phần góp vốn của bà

K. Sau đó bà K đến yêu cầu trả lại tiền nhưng bà T đã cho người đánh trọng
thương bà K và nói rằng mình đã trả lại tiền .
+ Cần lưu ý rằng những thủ đoạn gian dối không phải chỉ ở tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản mà còn quy định ở một số tội phạm , sự khác biệt ở đây là
hành vi gian dối trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được thực hiện nhằm
chiếm đoạt tài sản , còn hành vi gian dối trong các tội phạm khác thì khơng
hướng tới việc chiếm đoạt tài sản mà nhằm mục đích khác , dù mục đích này
có tính tư lợi thì cũng khơng cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà cấu
thành tội phạm khác tương ứng với mục đích của người phạm tội .Ví dụ như
5


hành vi gian dối trong quảng cáo thì cấu thành tội “ quảng cáo gian dối” quy
định tại Điều 197 BLHS năm 2015
-Thứ hai về hành vi chiếm đoạt , là hành vi cố ý dịch chuyển một cách trái
pháp luật tài sản của người khác thành tài sản của mình.Hành vi chiếm đoạt
trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có hai hình thức cụ thể:
+Nếu tài sản bị chiếm đoạt trong sự chiếm hữu của chủ tài sản thì hình thức
thể hiện cụ thể của hành vi chiếm đoạt là hành vi nhận tài sản từ người bị lừa
dối .Vì đã tin vào thơng tin của người phạm tội nên người bị lừa dối đã giao
nhầm tài sản .Khi nhận được tài sản cũng là lúc người phạm tội lừa đảo đã
làm chủ được tài sản định chiếm đoạt và người bị lừa dối đã mất khả năng
làm chủ tài sản đó trên thực tế . Ở thời điểm này hành vi phạm tội đã thỏa
mãn các dấu hiệu của CTTP và do vậy tội phạm được xác định là tội phạm
hồn thành.Ví dụ : A hỏi mượn chiếc xe máy của B với lý do đưa mẹ vào viện
cấp cứu , B tưởng thật nên đồng ý cho A mượn chiếc xe .Có được xe A đã
mang xe đi cầm cố được 15 triệu , tiêu sài rồi bỏ trốn.Như thế A đã phạm tội
lừa đảo chiếm đoạt tài sản , hành vi chiếm đoạt tài sản được coi là hoàn thành
khi A nhận xe từ B.
+Nếu tài sản bị chiếm đoạt đang ở trong sự chiếm hữu của người phạm tội thì

hình thức thể hiện cụ thể của hành vi chiếm đoạt là hành vi giữ lại tài sản
đáng lẽ phải giao cho người bị lừa dối .Vì đã tin vào những thơng tin của
người phạm tội nên người bị lừa dối đã nhận nhầm tài sản ( nhận thiếu , nhận
sai loại tài sản được nhận ) hoặc không nhận .Khi người bị lừa dối nhận nhầm
hoặc không nhận tài sản cũng là lúc người phạm tội lừa đảo đã làm chủ được
tài sản bị chiếm đoạt và người bị lừa dối đã mất tài sản đó .Ở thời điểm này ,
hành vi phạm tội đã thỏa mãn các dấu hiệu của CTTP và do vậy tội phạm
được xác định là tội phạm hoàn thành. Ví dụ : A nhờ B chuyển cho C số tiền
40 triệu đồng .Trong lúc giao tiền , B dùng thủ đoạn là ghi trong giấy giao
nhận tiền là số tiền 40 triệu , do tin tưởng B nên C đã ký trong giấy nhận tiền
và không đếm cụ thể số tiền mình nhận nhưng thực tế C chỉ nhận được 30
triệu đồng.Về đến nhà C phát hiện ra điều đó.Như vậy B đã phạm tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản .

2.2.Dấu hiệu hậu quả của tội phạm
6


Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là tội có cấu thành vật chất , nghĩa là trong
cấu thành tội phạm có phản ánh dấu hiệu hậu quả nguy hiểm cho xã hội.Hậu
quả của tội phạm phản ánh trong cấu thành tội phạm thông qua giá trị tài sản
bị chiếm đoạt.Việc xác định tài sản bị chiếm đoạt là dấu hiệu bắt buộc , xác
định cấu thành cơ bản hay cấu thành định khung tăng nặng của tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản.

2.3.Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội phạm
- Việc định tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không chỉ xác định hậu quả là giá
trị tài sản bị chiếm đoạt mà còn đòi hỏi làm rõ mối quan hệ nhân quả giữa
hành vi lừa đảo hậu quả đó .Mối quan hệ giữa hành vi vi phạm cà hậu quả tội
phạm được biểu hiện như sau :

+Hành vi gian dối diễn ra trước hành vi chiếm đoạt .
+Hành vi gian dối là cơ sở chủ yếu để quyết định việc chiếm đoạt được tài
sản của người phạm tội.

3. Mặt chủ quan của tội phạm
- Dấu hiệu lỗi : Lỗi của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thể hiện như sau :
+Về lý trí : Người phạm tội khi thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản
đã nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội , thấy trước hậu
quả là hành vi của mình sẽ gây thiệt hại về tài sản cho người khác , xâm hại
trực tiếp đến quyền sở hữu hợp pháp của chủ tài sản.
+ Về ý chí : Người phạm tội mong muốn hành vi lừa dối đưa đến kết quả là
chiếm đoạt tài sản của người khác.
-Động cơ của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản :Người phạm tội lừa đảo chiếm
đoạt tài sản có thể có nhiều động cơ khác nhau khi thực hiện hành vi phạm tội
như thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng cá nhân , do tham lam ,..và đó là động cơ tư
lợi.Động cơ phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản khơng có ý nghĩa trong việc
định tội mà chỉ có ý nghĩa trong việc xem xét mức độ nguy hiểm cho xã hội
của hành vi phạm tội khi quyết định hình phạt.

7


-Mục đích của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là mong muốn chiếm đoạt được
tài sản thuộc sở hữu của người bị hại.
-Tuy nhiên nếu một người thực hiện hành vi lừa dối để nhận được tài sản của
người khác với mục đích sử dụng mà khơng nhằm mục đích chiếm đoạt tài
sản đó thì người đó khơng thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản mà có thể bị truy cứu trách nhiệm về một tội khác nếu thỏa
mãn các yếu tố cấu thành tội phạm đó.Ví dụ : A có hành vi gian dối là sử dụng
giấy đăng ký xe máy của B để nhận lại chiếc xe máy của B do cơng an trả lại

xe bị mất trộm.Mục đích sử dụng chiếc xe đó chưa được B đồng ý .Tuy nhiên
A nhận xe của B nhằm mục đích sử dụng và sẽ trả lại B nếu được yêu cầu mà
khơng nhằm mục đích chiếm đoạt thì hành vi của A có thể bị truy cứu trách
nhiệm hình sự về tội sử dụng trái phép tài sản theo điều 176 BLHS năm 2015
mà không thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài
sản theo Điều 174 BLHS năm 2015.

4. Chủ thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Theo quy định của luật hình sự Việt Nam , người có năng lực trách nhiệm
hình sự là người đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
-Điều 12 BLHS năm 2015 quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau:
“+Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm ,
trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác .
+Người từ đủ 14 tuổi đến 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội rất
nghiêm trọng , tội đặc biệt nghiêm trọng đối với một số tội cụ thể được nhà
làm luật liệt kê tại khoản 2 Điều 12 của BLHS năm 2015 ( Trong đó khơng
bao gồm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ).”
-Căn cứ vào quy định Điều 12 của BLHS năm 2015 (Sửa đổi và bổ sung năm
2017 )thì chủ thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản phải là người từ 16 tuổi
trở lên và không ở trong tình trạng được coi là khơng có năng lực trách nhiệm
hình sự quy định tại Điều 21 BLHS năm 2015( bổ sung và sửa đổi năm
2017 ).Do đó chỉ có người trên 16 tuổi mới phải chịu trách nhiệm hình sự về
tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
8


- Chủ thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là chủ thể thường nên không
ngoại trừ đối với người nước ngồi ,người khơng có quốc tịch khi thực hiện
hành vi lừa đảo trên lãnh thổ Việt Nam.Trường hợp những người được miễn
trừ tư pháp thì trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường

ngoại giao.

C.KẾT LUẬN
Ngày nay với việc công nghệ ngày càng phát triển ,tội lừa đảo chiếm đoạt tài
sản trở thành một tội phạm phổ biến trong các tội xâm phậm sở hữu . Việc
nghiên cứu làm rõ các dấu hiệu pháp lý về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản giúp
thống nhất nhận thức trong việc áp dụng quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt
tài sản trong Bộ luật hình sự 2015( sửa đổi và bổ sung năm 2017) góp phần
khắc phục những khó khăn , vướng mắc vẫn cịn tồn tại để nâng cao hiệu quả
cơng tác phịng ngừa và đấu tranh chống loại tội phạm này .

9


10



×