Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Báo cáo sinh lý người và động vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.78 MB, 99 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

BÁO CÁO THỰC TẬP
SINH LÝ NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT

Giảng viên

: TS. Vũ Thị Thu
TS. Lưu Thị Thu Phương
TS. Phạm Thị Bích

Sinh viên thực hiện : Phùng Đăng Duy (19001267)
Bùi Hoàng Hà (19001276)
Nguyễn Thảo Hiền (19001285)
Kiều Bảo My (19001324)
Phạm Hải Long (19000646)
Lớp

: K64 Công nghệ sinh học CLC C1

Hà Nội, tháng 12 năm 2021


Mục lục
BÀI 1..........................................................................................................................5
Phân tích cung phản xạ ...........................................................................................5
I. Mục tiêu : ................................................................................................................................. 5
II. Cơ sở lý thuyết : ..................................................................................................................... 5
III. Dụng cụ và nguyên vật liệu : ................................................................................................. 6
IV. Các bước tiến hành : ............................................................................................................. 7


V. Kết quả và bàn luận : ............................................................................................................ 10

BÀI 2........................................................................................................................13
Quan sát sự dẫn truyền xung theo dây thần kinh và qua synap .......................13
I. Mục tiêu : ............................................................................................................................... 13
II. Cơ sở lý thuyết : ................................................................................................................... 13
III. Dụng cụ và nguyên vật liệu : ............................................................................................... 19
IV. Các bước tiến hành : ........................................................................................................... 19
V. Kết quả và bàn luận : ............................................................................................................ 22

BÀI 3........................................................................................................................24
Điều hòa hoạt động của tim theo có chế thần kinh .............................................24
I. Mục tiêu : ............................................................................................................................... 24
II. Cơ sở lý thuyết : ................................................................................................................... 24
III. Dụng cụ và nguyên vật liệu : ............................................................................................... 26
IV. Các bước tiến hành : ........................................................................................................... 26
III.Kết quả và bàn luận : ............................................................................................................ 31

Page | 2


BÀI 4........................................................................................................................33
Gây sốc insulin........................................................................................................33
I. Mục tiêu : ............................................................................................................................... 33
II. Cơ sở lý thuyết : ................................................................................................................... 33
III. Dụng cụ và nguyên vật liệu : ............................................................................................... 37
IV. Các bước thực hiện : ........................................................................................................... 37
V. Kết quả và bàn luận : ............................................................................................................ 39

BÀI 5........................................................................................................................41

Chẩn đoán thai nghén sớm....................................................................................41
I. Mục tiêu : ............................................................................................................................... 41
II. Cơ sở lý thuyết : ................................................................................................................... 41
III. Dụng cụ và nguyên vật liệu : ............................................................................................... 43
IV. Các bước tiến hành : ........................................................................................................... 43
V. Kết quả và bàn luận : ............................................................................................................ 49

BÀI 6........................................................................................................................52
Ghi điện tim ............................................................................................................52
I. Mục tiêu : ............................................................................................................................... 52
II. Cơ sở lý thuyết : ................................................................................................................... 52
III. Dụng cụ và nguyên vật liệu : ............................................................................................... 59
IV. Các bước tiến hành : ........................................................................................................... 60
V. Kết quả và bàn luận : ............................................................................................................ 64

BÀI 7........................................................................................................................66
Đo huyết áp động mạch bằng phương pháp đo gián tiếp ..................................66

Page | 3


I. Mục tiêu : ............................................................................................................................... 66
II. Cơ sở lý thuyết : ................................................................................................................... 66
III. Dụng cụ và nguyên vật liệu : ............................................................................................... 69
IV. Các bước tiến hành : ........................................................................................................... 70
V. Kết quả và bàn luận : ............................................................................................................ 72

BÀI 8........................................................................................................................73
Vai trò của một số yếu tố đông máu .....................................................................73
I. Mục tiêu : ............................................................................................................................... 73

II. Cơ sở lý thuyết : ................................................................................................................... 73
III. Dụng cụ và nguyên vật liệu : ............................................................................................... 81
IV. Các bước tiến hành : ........................................................................................................... 81
V. Kết quả và bàn luận : ............................................................................................................ 83

Bài 9 .........................................................................................................................85
Xác định nhóm máu thuộc hệ thống ABO và yếu tố Rh ....................................85
I. Mục tiêu : ............................................................................................................................... 85
II. Cơ sở lý thuyết : ................................................................................................................... 86
III. Dụng cụ và nguyên vật liệu : ............................................................................................... 93
IV. Các bước tiến hành : ........................................................................................................... 94
V. Kết quả và bàn luận : ............................................................................................................ 97

Page | 4


BÀI 1

Phân tích cung phản xạ
I. Mục tiêu :
1.

Tính thời gian phản xạ.

2.

Tìm hiểu vai trị của các thành phần yếu tố trong cung phản xạ.

II. Cơ sở lý thuyết :
- Để phân tích cung phản xạ, ta cần dùng một yếu tố kích thích lên mẫu vật. Thời

gian từ khi kích thích mẫu vật đến khi phản xạ xảy ra được gọi là thời gian phản xạ.
- Để chứng minh vai trị của một yếu tố nào đó trong một cung phản xạ thì chúng ta
phải tác động vào yếu tố đó bằng cách tắt, bỏ, làm tăng hoặc làm giảm hoạt động
yếu tố mà mình đang cần chứng minh. Ngồi ra, các yếu tố cịn lại vẫn phải đảm bảo
hoạt động bình thường. Sau đó, tác động các yếu tố kích thích vào và chứng minh
nó có ảnh hưởng như thế nào bằng cách so sánh xem sự phản xạ của cơ thể khi yếu
tố vẫn bình thường và sau khi đã tác động vào các yếu tố đó.
* 1 số câu hỏi liên quan
Trả lời câu hỏi:
1. Phản xạ là gì?
- Phản xạ là quá trình cơ thể đáp ứng, trả lời kích thích của mơi trường bên trong,
mơi trường bên ngồi dưới sự điều khiển của hệ thần kinh.
2. Thế nào là thời gian phản xạ/ tiềm tàng?

Page | 5


- Quãng thời gian từ khi cơ thể tiếp nhận các kích thích đến khi cơ thể phản xạ lại
các kích thích đó gọi là thời gian phản xạ/ tiềm tàng.
3. Cung phản xạ là gì?
- Cung phản xạ là đường đi của các xung thần kinh từ cơ quan thụ cảm về trung khu
thần kinh đến các cơ quan thực hiện.
4. Có những yếu tố nào trong một cung phản xạ?
- Một cung phản xạ đơn giản gồm có 5 thành phần:
Thụ cảm thể (cơ quan thụ cảm) có chức năng tiếp nhận kích thích và hình thành



xung động thần kinh truyền đi.
Dây thần kinh hướng tâm (neuron cảm giác) có chức năng truyền xung động




thần kinh phát sinh từ thụ cảm thể về trung khu thần kinh.
Trung khu thần kinh có chức năng tiếp nhận và xử lý thông tin được truyền đến



và phát ra các xung động thần kinh.
Dây thần kinh ly tâm (neuron vận động) chức năng truyền xung động thần kinh



từ trung khu thần kinh đến các cơ quan thực hiện.
Cơ quan thực hiện nhận được xung động thần kinh từ trung khu thần kinh sẽ



hoạt động theo cấu tạo chức năng của mình để đáp ứng lại kích thích.

III. Dụng cụ và nguyên vật liệu :










Ếch sống
Bộ đồ mổ
Forcept bằng thép không gỉ
Kéo nhỏ và vừa
Dùi chọc tủy
Khay đựng đồ mổ
Bàn mổ (ếch) bằng gỗ
1 cốc nước

Page | 6








1 cốc H SO 1%
Đồng hồ bấm thời gian
Giá để treo ếch
Bông thấm máu ếch
Khăn để bắt ếch
1 chai dung dịch nước Ringer
cho ếch
2

4



IV. Các bước tiến hành :
Bước 1: Mở lồng ếch, dùng khăn trùm lên lưng con ếch muốn bắt rồi nhẹ nhàng cầm
chặt phần xương sống sát với chi trước của ếch. Trong quá trình bắt ếch nên dùng
khăn để bắt tránh cho việc ếch bị tuột khỏi tay do da trơn và móng chân của ếch
thường rất sắc.

Bước 2: Dùng kéo to luồn vào miệng con ếch, cắt hàm trên của nó đi, cắt qua phần
sau mắt. Khi cắt bỏ hàm trên của ếch, chúng ta đã loại bỏ đi não bộ của hệ thần kinh
=> Hệ thần kinh trung ương của ếch còn tủy sống.


Bước 3: Treo ếch lên trên giá bằng hàm dưới, dùng bông thấm máu, để yên tĩnh một
thời gian. Các cơ quan của ếch vẫn có thể được hoạt động tự do.

a. Thí nghiệm 1: Xác định thời gian phản xạ bằng dung dịch H SO 1%.
2

- Các bước tiến hành:
 Đưa cốc axit nhẹ nhàng lên trên để cho chân ếch
chạm vào cốc axit. Khi chân ếch chạm vào cốc
axit thì ếch sẽ rút chân lên. Khoảng thời gian từ
lúc axit tác động đến lúc chân ếch co lên được
gọi là thời gian phản xạ. Chúng ta sẽ dùng đồng
hồ bấm giây để xác định khoảng thời gian đó.


Lưu ý: Chỉ lấy khoảng 70% cốc axit, khơng lấy
đầy vì khi nhúng chân ếch vào sẽ bị tràn ra, còn
nếu ít quá thì chúng ta phải nhúng chân ếch vào
rất sâu.


Page | 8

4




Tiến hành thí nghiệm 3 lần. Trước mỗi lần tiến hành tiếp theo, chúng ta phải
rửa sạch chân ếch bằng nước lã, dùng tay rửa thật sạch, rửa 2,3 lần rồi dùng
khăn sạch thấm khơ. Mục đích của việc rửa sạch chân ếch là để loại kích thích
cũ bởi vì kích thích cũ ln tác động vào cơ quan, thụ quan, trung khu thần
kinh phản ứng => Ảnh hưởng tới các lần sau của phản xạ.

b. Thí nghiệm 2: Xác định vai trò của thụ thể.
- Chúng ta sẽ sử dụng chân ếch đã làm ở thí nghiệm 1 để tiến hành thí nghiệm này.
Có thể sử dụng chân ếch còn lại, tuy nhiên trước khi sử dụng phải tác động kích
thích vào chân ếch để xác định chân ếch vẫn hoạt động bình thường, tránh làm ảnh
hưởng tới kết quả thí nghiệm.
- Các bước tiến hành:
1. Dùng kéo, cắt vòng da ở xung quanh
chân ếch, lột sạch da từ vị trí đấy xuống
màng móng chân của nó. Trong q
trình lột, phải lột hết, khơng để sót da ở
lại. Bởi vì phần da bị sót đấy vẫn chứa
các thụ thể nên khi tác động các kích
thích vào có thể làm kết quả bị sai lệch.
2. Đưa cốc axit nhẹ nhàng lên trên để cho chân ếch chạm vào cốc axit. Khi chân ếch
chạm vào dung dịch axit thì sẽ bấm đồng hồ bấm giây.
3. Tiến hành thí nghiệm 3 lần. Trước mỗi lần tiến hành tiếp theo, chúng ta phải rửa

sạch chân ếch bằng nước lã, dùng tay rửa thật sạch, rửa 2,3 lần rồi dùng khăn
sạch thấm khô. Mục đích của việc rửa sạch chân ếch là để loại kích thích cũ bởi
vì kích thích cũ ln tác động vào cơ quan, thụ quan, trung khu thần kinh phản
ứng => Ảnh hưởng tới các lần sau của phản xạ.
Page | 9


c. Thí nghiệm 3: Vai trị của dây thần kinh.
- Các bước tiến hành:

 Dùng chân ếch còn lại (chân ếch khơng dùng làm thí
nghiệm ở 2 thí nghiệm trước) thử với axit lần 1.

 Bộc lộ dây thần kinh hơng (nằm ở dọc bó cơ): Tách bó cơ
để nhìn rõ dây thần kinh. Sau đó, thử phản xạ với axit lần 2.
 Sau khi thử với axit lần 2, lấy dây buộc quanh các bó cơ
của chân ếch, sau đó thử với axit lần 3.

d. Thí nghiệm 4: Vai trò của thần kinh trung ương.
- Các bước tiến hành :
1.

Đầu tiên cắt hàm của ếch, treo lên giá, thử phản xạ với axit lần 1.

2.

Sau đó, phá tủy sống của ếch rồi thử với axit lần 2.

V. Kết quả và bàn luận :
a. Kết quả thí nghiệm 1: Xác định thời gian phản xạ bằng dung dịch H SO 1%.

2



Lần 1: T1 = 1,5 giây



Lần 2: T2 = 2 giây

Page | 10

4




Lần 3: T3 = 2 giây

=> Ttb = (T1+T2+T3)/3 = (1,5+2+2)/3 = 1,833 giây
=> Kết luận :
- Thời gian phản xạ của ếch rất nhanh với ba lần gần bằng nhau. Tuy nhiên lần thứ
hai bằng lần thứ ba (lớn hơn lần thứ nhất (1,5 giây) )
- Lần thứ nhất, ếch phản xạ nhanh nhất vì đây là lần đầu tiên ếch tiếp nhận kích thích
mới nên thời gian phản xạ nhanh. Ở các lần tiếp theo, ếch đã quen với kích thích nên
thời gian phản xạ có phần chậm hơn.
b. Kết quả thí nghiệm 2: Xác định vai trị của thụ thể


Lần 1: Sau 15 giây, chân ếch không có phản xạ.




Lần 2: Sau 15 giây, chân ếch khơng có phản xạ.



Lần 3: Sau 15 giây, chân ếch khơng có phản xạ.

=> Kết luận: Sau khi lột bỏ da ếch, da ếch khơng có phản xạ lại các kích thích từ
mơi trường bên ngồi. Do khi lột bỏ da ếch, các thụ thể để cảm nhận kích thích từ
mơi trường đã bị mất đi nên khơng có cơ quan để tiếp nhận các kích thích để đưa
đến hệ thần kinh.
c. Kết quả thí nghiệm 3: Vai trị của dây thần kinh.


Ở lần thử đầu tiên, chân ếch có co, có phản xạ trong thời gian 3 giây.



Ở lần thử thứ 2, chân ếch có phản xạ trong 3 giây.



Ở lần thử thứ 3, chân ếch có phản xạ nhưng chậm hơn.

=> Kết luận: Ở hai lần thử đầu tiên, ếch vẫn còn phản xạ do các thành phần của
cung phản xạ vẫn còn nguyên vẹn. Ở lần thử thứ ba, chân ếch có phản xạ nhưng
chậm hơn do khi buộc chỉ, dây thần kinh của ếch đã bị tổn thương, làm cho xung
Page | 11



thần kinh sẽ bị chậm đi dẫn đến thời gian từ lúc tác động kích thích tới thời gian
phản xạ lại các tác động kích thích đó bị giảm đi.
d. Kết quả thí nghiệm 4: Vai trị của thần kinh trung ương.


Ở lần thử axit đầu tiên, chân ếch vẫn có phản xạ do cung phản xạ của ếch vẫn
cịn nguyên vẹn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chân ếch khơng có phản
xạ, lúc đó có thể hệ thần kinh của ếch đã bị tổn thương trong quá trình làm thí
nghiệm (do thao tác sai,…).



Ở lần thử axit thứ hai, chân ếch không phản xạ do hệ thần kinh trung ương là
não bộ và tủy sống đã đều bị phá hủy.

=> Kết luận: Sau khi phá hủy tủy sống, ếch khơng có cơ quan để tiếp nhận, xử lý
các kích thích để gửi phản hồi nên ếch khơng cịn phản xạ với các kích thích từ mơi
trường bên ngồi.

Page | 12


BÀI 2
Quan sát sự dẫn truyền xung theo dây thần kinh và qua synap

I. Mục tiêu :
1.


Tìm hiểu, quan sát sự dẫn truyền xung theo dây thần kinh và qua synap

2.

Giải thích cơ sở các kết quả của thí nghiệm để hiểu hơn về cơ chế truyền
xung thần kinh

II. Cơ sở lý thuyết :
* Sự khác biệt trong cơ chế dẫn truyền của dây thần kinh và synap:
Dây thần kinh

Synap
Synap là cấu trúc chuyên biệt cho sự liên
lạc giữa

Dây thần kinh là cấu trúc cho sự dẫn



2 tế bào thần kinh với nhau

truyền xung trong 1 neuron.



1 tế bào thần kinh với 1 cơ quan
thực hiện




1 tế bào thần kinh với 1 tế bào cảm
giác

Cơ chế dẫn truyền ở dây thần kinh:

Page | 13

Cơ chế dẫn truyền ở Synap:


Xung thần kinh có thể được truyền

Xung thần kinh chỉ có thể truyền theo 1

theo 2 hướng bởi lực hút tĩnh điện có chiều bởi chất dẫn truyền thần kinh chỉ có
thể giúp các ion dương di chuyển

ở màng trước và các thụ thể chỉ có ở

sang vị trí bên cạnh ở cả 2 tế bào.

màng sau.

* Chi tiết:
a. Dây thần kinh


Sợi trục nối giữa trung ương thần kinh với các cơ quan, chúng đi chung với
nhau thành từng bó gọi là dây thần kinh.




Dây thần kinh là nguồn cung cấp con đường chung cho các xung điện thần
kinh được truyền dọc sợi trục thần kinh tới các cơ quan ngoại biên.



Dây thần kinh dẫn truyền tín hiệu thần kinh giữa các vùng khác nhau trong
cơ thể. Có 3 loại dây thần kinh:
 Dây thần kinh cảm giác (dây hướng tâm) dẫn truyền cảm giác từ mọi
nơi về trung ương thần kinh.
 Dây vận động (ly tâm) dẫn tín hiệu trả lời từ trung ương thần kinh hoặc
chuyển tín hiệu đến những vùng thần kinh khác.

Page | 14


 Dây pha: các sợi hướng tâm thường được ghép nối với các sợi ly tâm
từ tế bào thần kinh vận động (từ trung ương đến ngoại vi) tạo thành dây
thần kinh hỗn hợp, hay còn gọi là 2 pha, dẫn tín hiệu theo hai chiều. Dây
pha làm nhiệm vụ dẫn truyền xung thần kinh theo 2 chiều. Trong đó, 1
chiều xung thần kinh từ cơ quan thụ cảm về trung ương. Chiều còn lại
truyền xung thần kinh vận động từ trung ương đến các cơ quan đáp ứng.
Tất cả hợp thành một phản xạ khép kín.


Sự dẫn truyền xung thần kinh trên sợi trục của nơron




Cơ quan cảm nhận là các thụ thể chịu trách nhiệm về việc phát hiện đau hay
các kích thích khác, chúng là tận cùng các dây thần kinh; được phân bố nhiều
ở da, diện khớp, màng xương, xung quanh thành các mạch máu và có số lượng
ít hơn trong các cơ quan nội tạng.



Dẫn truyền cảm giác và vận động của các dây thần kinh đi theo 2 con đường:
 Dẫn truyền hướng tâm và ly tâm.

Hình ảnh sự dẫn truyền xung thần kinh trên sợi trục của nơron

Page | 15




Đường dẫn truyền hướng tâm:

Dẫn truyền cảm giác đau từ ngoại vi vào tủy sống
- Dẫn truyền cảm giác từ ngoại vi vào tủy sống do thân tế bào neuron thứ nhất nằm
ở hạch gai rễ sau đảm nhiệm. Các sợi thần kinh dẫn truyền cảm giác hướng tâm gồm
các loại có kích thước và tốc độ dẫn truyền khác nhau.
- Sự dẫn truyền thông tin cảm giác dựa trên điện thế hoạt động diễn ra trong các sợi
thần kinh. Điện thế hoạt động dẫn truyền trong tế bào thần kinh gây ra bởi sự trao
đổi của các ion qua màng tế bào thần kinh.
- Bình thường, bên trong tế bào thần kinh có điện tích âm so với bên ngồi và màng
tế bào thần kinh ở trạng thái khơng bị kích thích. Khi gặp kích thích cảm giác, tế bào
thần kinh được khử cực và trở nên tích điện dương.
Tất cả các hiện tượng trên diễn ra trong một phần nghìn giây.



Đường dẫn truyền ly tâm

- Thơng tin cảm giác được hình thành ở chất keo rolando do đường dẫn truyền xuống
từ thân não, cầu não và não giữa.
- Các neuron ở thân não sẽ tiết ra serotonin gây ức chế các neuron dẫn truyền đau
của tủy làm giảm hoặc mất đau.
- Từ vỏ não, con đường dẫn truyền ly tâm được kích hoạt và tín hiệu đi qua con
đường thần kinh ly tâm trở lại cơ quan nhận cảm ngoại vi giúp di chuyển các phần
của cơ thể bị ảnh hưởng khỏi kích thích gây đau.
- Con đường ly tâm bao gồm vỏ não, đồi thị và thân não. Bên trong chất xám, sự
kích thích ban đầu tiết ra chất ức chế dẫn truyền thần kinh như endorphin, serotonin,
5 - HT và gamma aminobutyric acid (GABA) có hoạt tính giống như opioid.

Page | 16


Sơ đồ dẫn truyền hướng tâm và ly tâm

- Những endorphin gắn kết với các vị trí của thụ thể và giúp điều chỉnh hoặc giảm
sự kích hoạt dẫn truyền thần kinh hướng tâm tại khe synap, do đó làm giảm cảm giác
đau.
b. Synap:
- Synap là diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh, hoặc giữa tế bào
thần kinh với loại tế bào khác như tế bào cơ, tế bào tuyến… có vai trị dẫn truyền
xung thần kinh.

Page | 17



- Có 2 loại Synap: Synap
hóa học và xinap điện.
- Chùy Synap gồm: Ti thể,
túi chứa chất trung gian hóa
học và màng trước xinap.
- Khe Synap, nằm giữa
màng trước và màng sau.
- Màng sau Synap và thụ
quan tiếp nhận chất trung
gian hóa học.
- Đặc điểm


Mỗi xinap chỉ chứa một loại chất trung gian hóa học.



Chất trung gian hóa học phổ biến ở động vật là axêtincôlin và noradrenalin.



Các chất trung gian hóa học khác, ít phổ biến hơn: dopamine, serotonin…



Q trình truyền tin qua Synap hóa học: Q trình truyền tin qua xináp gồm
3 giai đoạn:



Xung thần kinh lan truyền đến chùy xináp và làm Ca2+ đi vào trong

chùy synap.


Ca2+ làm cho các bóng chứa chất trung gian hóa học gắn vào màng

trước và vỡ ra. Chất trung gian hóa học đi qua khe xinap đến màng sau.


Chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể ở màng sau synap làm xuất

hiện điện thế hoạt động ở màng sau. Điện thế hoạt động (xung thần kinh) hình
thành lan truyền đi tiếp.

Page | 18




Quá trình truyền tin của synap chỉ truyền theo 1 chiều vì màng trước synap
chỉ có các bóng chứa chất trung gian hóa học mà khơng có thụ thể nhận chất
trung gian hóa học. Cịn màng sau, synap chỉ có thụ thể tiếp nhận chất trung
gian hóa học mà khơng có bóng chứa chất trung gian hóa học

III. Dụng cụ và nguyên vật liệu :
 Bộ đồ mổ ếch
 Bàn mổ, khăn mổ, bông, dung dịch sinh lý Ringer máu lạnh
 Acquy, máy điện cảm ứng, dây điện
 Ếch


IV. Các bước tiến hành :
Bước 1: Hủy tủy ếch
Làm ếch tê liệt bằng cách hủy tủy của nó: phần tủy cần hủy nằm ở trên đầu ếch dưới
hai mắt, dùng kim mũi mác có mũi nhọn đâm thẳng vào phần tủy ở giữa dưới mắt.
Đâm đến khi nào có nước chảy ra tại phần đâm thì đó là tủy. Sau đó dừng lại và rút
kim mũi mác ra để tiến hành mổ ếch. (Lưu ý: Khi hủy tủy của ếch cần giữ chặt phần
thân của ếch và tốt nhất là nên cột hai chân trước của ếch lại trước khi hủy tủy).
Page | 19


Giai đoạn này cần sự cẩn thận.

Bước 2: Cắt 1 vịng da ở gần hơng của ếch, sau đó lột da từ phần đó đến hết chân
ếch.
Bước 3: Dốc ngược ếch, cắt bỏ hoàn toàn phần thân trên của ếch.
Bước 4: Cắt đôi tạo 2 nửa chân ếch điều nhau. Lưu ý: chia đều phần cột sống.
Bước 5: Lọc bỏ các phần xương và thịt thừa để tạo ra chế phẩm cơ- thần kinh chỉ
gồm:


Phần cơ bắp chân dưới của ếch



Phần dây thần kinh với 1 đầu nối với cơ bắp chân, 1 đầu nối với mấu xương
của tủy sống. Lưu ý rằng cần phải tách bỏ mạch máu nằm sát với dây thần
kinh.

Bước 6: Đặt 3 chế phẩm thần kinh- cơ lên tấm bắc sao cho: dây thần kinh chế phẩm

3 vắt ngang qua cơ của chế phẩm 2 và dân thần kinh của chế phẩm 2 vắt ngang qua
cơ của chế phẩm 1. (Như hình dưới)

Page | 20


Bước 7: Lần lượt kích thích điện vào các dây thần kinh, quan sát hiện tượng và giải
thích.

Page | 21


V. Kết quả và bàn luận :
- Kết quả:
Vị trí kích

Kết quả

thích
A

Cơ của cả 3 chế phẩm điều co

B

Cơ của cả 3 chế phẩm điều co

C

Cơ của chế phẩm 2 và 3 co, cơ của chế phẩm 1 không co


=> Kết luận


Nhận thấy, ở thí nghiệm này, chưa thể kích thích bó cơ bằng việc vắt ngang
dây thần kinh lên đó.



Theo lý thuyết, khi kích thích điện vào 1 dây thần kinh thì xung thần kinh sẽ
truyền theo 2 chiều và gây co cơ cho 2 cơ bên cạnh dây thần kinh đó. Tuy
nhiên, theo kết quả của thí nghiệm, khi kích thích vào các vị trí C thì ta luôn
thu được cùng 1 kết quả và không thấy sự co cơ của các bó cơ nằm sau vị trí
kích thích - nơi dây thần kinh bị kích thích được vắt ngang lên. Chúng ta chỉ
nhận được sự co cơ của chế phẩm 2 và 3 còn cơ của chế phẩm 1 không co.
Đối với cơ của chế phẩm 2 và 3 có thể được lý giải như sau: kích thích điện
gây hưng phấn tạo ra sự co cơ của chế phẩm 3 và xung được truyền qua dây
thần kinh và gây kích thích co cơ ở chế phẩm 2. Cơ của chế phẩm 1 không co
chứng tỏ rằng khi cơ của chế phẩm 2 co gây hưng phấn, điện thế hoạt động
xuất hiện không thể truyền ngược qua synap thần kinh- cơ để theo dây thần
kinh truyền sang chế phẩm 1 được.



Có thể giải thích rằng, lúc này,xung thần kinh bị kích thích đã bị cản trở bởi:

Page | 22





Lượng mỡ trong cơ đã làm giảm cường độ cường độ của xung thần kinh , dẫn
tới không thể đạt ngưỡng để tạo điện thế hoạt động gây co cơ.



Lượng điện thế 12V chưa đủ bởi khi đặt dây thần kinh vắt ngang lên cơ, chỉ
tiếp xúc với các bó cơ ở vị trí đó, cịn các bó cơ nằm dưới chưa tiếp nhận được
xung nên không co.



Đồng thời, ở điểm tiếp xúc của dây thần kinh và cơ còn có 1 lớp dung dịch
dinh lý Ringer- cũng có thể là 1 nhân tố gây giảm cường độ của xung dẫn
truyền.



Khi kích thích vào vị trí A, ta thấy rằng cơ của cả 3 chế phẩm điều co nhưng
cơ của chế phẩm 3 co chậm, nhẹ hơn cơ của chế phẩm 2 và cơ của chế phẩm
2 co chậm, nhẹ hơn cơ của chế phẩm 1. Như vậy, dòng điện kích thích vào
dây thần kinh của chế phẩm 1 gây hưng ohaasn, sinh ra xung. Xung truyền
theo dây, qua synap kích thích cơ gây co cơ. Khi cơ của chế phẩm 1 co ( hưng
phấn) sinh ra điện thế hoạt động, điện thế này kích thích vào dây thần kinh
của chế phẩm 2 và kích thích làm co cơ. Cơ chế tương tự đối với cơ và dây
thần kinh của chế phẩm 3.



Khi kích thích vào vị trí B, ta thấy rằng cơ của cả 3 chế phẩm điều co. Chúng

ta có thể giải thích như sau: kích thích điện gây hưng phấn tạo ra xung. Xung
truyền theo 2 chiều của dây thần kinh ở chế phẩm 2, cơ của chế phẩm 1 được
kích thích gây co. Cơ của chế phẩm 2 được kích thích cũng co. Cơ chế tương
tự với chế phẩm 3, cơ của chế phẩm 3 cũng co.

 Có thể xung thần kinh đã bị giảm dần đi sau khi truyền qua các dân thần
kinh và cơ. Vì thế nên khơng thể đạt ngưỡng gây ra kích thích co cơ mạnh
trên bó cơ của chế phẩm số 3.


Việc giảm dần của xung thần kinh có thể là do lượng mỡ trong cơ; đặc điểm
sinh lý riêng của từng bó cơ mà việc dẫn truyền xung thần kinh hay kích thích
cơ co có được thực hiện tốt hay khơng; cường độ của dịng điện kích thích ...

Page | 23


BÀI 3

Điều hịa hoạt động của tim theo có chế thần kinh

I. Mục tiêu :
1.

Quan sát tim ếch hoạt động theo chu kì, phân biệt các pha của một chu kì tim.

2.

Tìm và kích thích dây thần kinh giao cảm – đối giao cảm để hiểu cơ chế điều
hòa thần kinh đối với hoạt động của tim.


3.

Thấy được tác động của adrenalin lên hoạt động của tim để hiểu cơ chế điều
hòa thể dịch đối với hoạt động của tim.

II. Cơ sở lý thuyết :
- Tim co giãn nhịp nhàng đều đặn theo chu kì. Mỗi chu kì hoạt động của tim bắt đầu
từ pha tâm nhĩ co, tiếp đó là pha tâm thất co và cuối cùng là pha giãn chung (cả tâm
nhĩ và tâm thất cùng giãn). Tiếp đó lại bắt đầu một chu kì tim mới bằng pha tâm nhĩ
co. Hoạt động co giãn của tim có thể theo dõi bằng hệ thống cần ghi hoặc ghi lại đồ
thị trên trụ ghi.
- Sự co giãn nhịp nhàng đều đặn theo chu kì của tim là do hoạt động của hệ dẫn
truyền tim (bao gồm nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puốc-kin). Tuy
nhiên hoạt động của tim được điều hòa bởi thần kinh và thể dịch. Hệ thần kinh sinh
dưỡng và tuyến nội tiết tiết ra hcmơn có thể làm tăng hay giảm nhịp và lực co tim.
- Có hai đơi dây thần kinh (xuất phát từ trung ương thần kinh) chi phối hoạt động
của tim là đôi dây thần kinh giao cảm và đôi dây thần kinh đối giao cảm (dây thần
kinh não số X). Ở mỗi phía của tim (trái hoặc phải) đều có một dây thần kinh giao
cảm và một dây đối giao cảm. Dây thần kinh giao cảm có sợi trước hạch ngắn và sợi
Page | 24


sau hạch dài, dây thần kinh đối giao cảm có sợi trước hạch (có bao mielin) dài và sợi
sau hạch ngắn. Riêng ở ếch, dây thần kinh cảm và đối giao cảm ở mỗi phía (trái hoặc
phải) của tim nhập lại làm một tạo thành dây thần kinh hỗn hợp (dây thần kinh giao
cảm-đối giao cảm).
=> Như vậy có một đôi dây thần kinh hỗn hợp chi phối hoạt động của tim. Trong
mỗi dây thần kinh hỗn hợp có cả sợi thần kinh giao cảm và sợi đối giao cảm.
- Các dây thần kinh phế vị chứa các tế bào thần kinh cholinergic phó giao cảm giải

phóng acetylcholin tại thiết bị đầu cuối. Chất dẫn truyền thần kinh này liên kết với
các thụ thể muscarinic và bắt đầu xuất hiện các phản ứng : bao gồm tăng số lượng
kênh K + ở vị trí mở; do đó giữ cho màng ở gần thế cân bằng cho kênh K + và làm
cho q trình khử cực trở lên khó khăn hơn.
- Các dây thần kinh giao cảm chứa các tế bào thần kinh adrenergic giải phóng
epinephrine hoặc norepinephrine, tùy thuộc vào các lồi. Ở đây ếch là động vật lưỡng
cư thì giải phóng cả 2 chất này. Các chất dẫn truyền thần kinh này liên kết các thụ
thể adrenergic b1 ở cả nút SA và trong cơ tim. Liên kết này có thể gây ra các phản
ứng khác nhau, bao gồm tăng dòng Ca ++ vào trong tế bào.
- Chức năng của các thụ thể muscarinic và adrenergic ở trong tim có thể được xác
định bằng cách kiểm tra xem tim có phản ứng như thế nào khi mà các thụ thể này
được kích hoạt hoặc bất hoạt. Hợp chất đó sẽ kích hoạt một thụ thể được gọi là chất
chủ vận, trong khi các hợp chất làm bất hoạt một thụ thể bằng cách liên kết nó
với một chất được gọi là chất đối kháng. Hầu hết các loại thuốc được sử dụng trong
điều trị rối loạn tim là thuốc đối kháng thụ thể muscarinic hoặc b-adrenergic.
- Xung thần kinh từ trung ương thần kinh đi theo dây thần kinh giao cảm đến tim
làm tim đập nhanh và mạnh lên, ngược lại xung thần kinh từ trung ương thần kinh
đi theo dây thần kinh não số X đến tim làm tim đập chậm lại và yếu đi
Page | 25


×