Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

Báo cáo sinh lý người và động vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 38 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên

BÀI BÁO CÁO THỰC HÀNH
MÔN: SINH LÝ HỌC NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT
NĂM: 2020-2021
Nhóm thực hành 3

Thành viên
1.

Phạm Thùy Linh

19001466

Thứ 4 – Tiết 9,10

SĐT: 0972424434

2.

Phạm Thị Thu Huyền

19001303

Thứ 4 – Tiết 6,7

SĐT: 0948375495

3.


Lê Hiền Anh

19001252

Thứ 5 – Tiết 1,2

SĐT: 0382871461

4.

Lê Hồng Hà

19001278

Thứ 5 – Tiết 1,2

SĐT: 0906226401

5.

Tơ Thị Hồi

19001293

Thứ 4 – Tiết 6,7

SĐT: 0335321231


MỤC LỤC

BÀI 1: PHÂN TÍCH CUNG PHẢN XẠ ................................................................................. 3
BÀI 2: QUAN SÁT QUÁ TRÌNH DẪN TRUYỀN XUNG THẦN KINH QUA DÂY THẦN
KINH VÀ QUA SYNAP ........................................................................................................ 6
BÀI 3: ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG CỦA TIM THEO CƠ CHẾ THẦN KINH....................... 10
BÀI 4: GÂY SỐC INSULIN. ............................................................................................... 14
BÀI 5: CHẨN ĐOÁN THAI NGHÉN Ở NGƯỜI................................................................. 18
BÀI 6: GHI ĐIỆN TIM. ..................................................................................................... 21
BÀI 7: ĐO HUYẾT ÁP. ...................................................................................................... 27
BÀI 8: VAI TRÒ CỦA YẾU TỐ ĐÔNG MÁU ..................................................................... 30
BÀI 9: XÁC ĐỊNH NHÓM MÁU THUỘC HỆ THỐNG ABO ............................................. 34

2


BÀI 1: PHÂN TÍCH CUNG PHẢN XẠ
I.

Mục tiêu
− Tính thời gian phản xạ
− Tìm hiểu vai trì của các yếu tố trong một cung phản xạ
Cơ sở lý thuyết

II.

− Cung phản xạ là con đường mà xung thần kinh truyền từ cơ quan thụ cảm (da …) qua
trung ương thần kinh đến cơ quan phản ứng (cơ, tuyến …)
− Thành phần 1 cung phản xạ gồm 5 yếu tố: cơ quan thụ cảm, 3 noron (noron hướng
tâm, noron trung gian và noron li tâm) và cơ quan cảm ứng.
− Để tính thời gian phản xạ, ta cần dùng một yếu tố kích thích tác động lên mẫu vật.
Thời gian từ khi kích thích tác động đến khi phản ứng xảy ra được gọi là thời gian

phản xạ.
− Để tìm hiểu vai trò của 1 yêu tố đối với cung phản xạ, ta cần loại bỏ yếu tố đó đi và
tiến hành lại thí nghiệm kích thích tác động lên mẫu vật để xem liệu rắng phản xạ có
được xảy ra hay không?
III.

Nguyên liệu









Ếch sống
Bộ dụng cụ đồ mổ: kéo, banh, kẹp, …
Kéo nhỏ và vừa
Khay đựng đồ mổ
Bàn mổ (ếch) bằng gỗ
Nước cất
Dung dịch H2SO4 1%
Dung dịch Ringer cho ếch: sau khi mổ ếch nhỏ dung dịch giúp ếch không bị khơ để
có thể quan sát được dây thần kinh
− Giá treo ếch
− Đồng hồ bấm giây
IV.

Các bước tiến hành

1. Thí nghiệm 1: Xác định thời gian phản xạ
− Bước 1: Cắt đầu ếch, móc hàm dưới treo lên giá và để yên tĩnh một thời gian
− Bước 2: Nâng cốc chưa H2SO4 1% từ dưới lên sao cho chân ếch nhúng vào
axit nhưng không động vào thành cốc
− Bước 3: Bấm thời gian từ khi chân ếch nhúng vào axit cho đến khi ếch thực
hiện phản ứng co chân
− Bước 4: Lấy nước rửa sạch chân ếch, thâm khô và lặp lại thí nghiệm thêm 2
lần nữa.
2. Thí nghiệm 2: Xác định vai trò của thụ thể
− Bước 1: Lột da ở bên chân ếch đã làm ở thí nghiệm 1
− Bước 2: Lặp lại thí nghiệm 1 với chân ếch đã lột da
− Bước 3: Xác định xem cịn phản xạ hay khơng, giải thích
3


3. Thí nghiệm 3: Xác định vai trị của dây thần kinh
− Bước 1: Thử phản xạ của chân ếch chưa lột da với axit
− Bước 2: Bộc lộ dây thần kinh hơng bằng cách rạch 1 đường theo bó cơ
− Bước 3: Xác định dây thần kinh màu trắng
− Bước 4: Dùng chỉ thắt 1 nút quanh dây thần kinh, làm lại thí nghiệm 1
− Bước 5: Tháo chỉ, lặp lại thí nghiệm 1 để xác định có phản xạ khơng
4. Thí nghiệm 4: Chứng minh vai trị của thần kinh trung ương
− Làm lại thí nghiệm với 1 con ếch khác, đầu tiên cần làm thí nghiệm 1 để thử
phản xạ với axit, sau đó phá hủy tủy sống và lặp lại thí nghiệm để biết được
vai trị của thần kinh trung ương
V.

Kết quả và giải thích
1. Thí nghiệm 1: Xác định thời gian phản xạ
− Kết quả:

Số lần thực hiện

Lần 1

Lần 2

Lần 3

Thời gian phản xạ

1,5s

2s

2s

Thời gian phản xạ trung
bình

1,83s

− Giải thích: Thời gian phản xạ ở mỗi con ếch sẽ khác nhau bởi mỗi cá thể đều
có những đặc điểm sinh lý riêng biệt mà khơng cá thể nào giống cá thể nào.
2. Thí nghiệm 2: Xác định vai trò của thụ thể
Đặc điểm
Sau khi lột, vẫn cịn 1 ít
da bám ở các đầu ngón
chân

Lột bỏ tồn bộ da


Kết quả

Giải thích

Có phản xạ

Do vẫn cịn cá thụ thể nằm trên
da ở đầu ngón chân nên ếch vẫn
có thể nhận biết kích thích và
thực hiện phản xạ đáp ứng kích
thích

Do khơng cịn thụ thể trên bề
mặt da nên ếch khơng thể nhận
Khơng có phản xạ
biết kích thích từ mơi trường,
dẫn tới khơng cịn phản xạ.

3. Thí nghiệm 3: Xác định vai trò của dây thần kinh
− Chúng ta sẽ làm thí nghiệm khi đã thử phản xạ và chân ếch phản ứng lại để
biết được cung phản xạ của ếch bình thường.

4


Thí nghiệm
Khi chưa thắt chỉ

Khi thắt chỉ


Khi cắt dây thần kinh

Kết quả

Giải thích

Có phản xạ

Do các yếu tố của cung
phản xạ vẫn cịn ngun
vẹn

Khơng có phản xạ

Do xung thần kinh đã bị
sợi chỉ chặn lại, dẫn tới
khơng cịn phản xạ.

Khơng có phản xạ

Do dây thần kinh bị đứt
khơng thể dẫn truyền
xung thần kinh được
nữa, dẫn tới khơng cịn
phản xạ

4. Thí nghiệm 4: Chứng minh vai trò của thần kinh trung ương
− Ta phải làm với 1 con ếch mới vì ếch cũ đã sử dụng hết 2 chân để làm thí
nghiệm 1,2,3

− Treo ếch móc hàm lên giá như thí nghiệm 1, sau đó tiến hành lại thí nghiệm 1
để biết được cung phản xạ của ếch có bình thường khơng trước khi làm thí
nghiệm 4. Nếu khơng có phản xạ thì phải đổi chân hoặc có thể thay ếch khác
để xác định cung phản xạ bình thường trước khi làm thí nghiệm 4.
− Sau khi phá tủy sống và thử phản xạ với axit thì ếch sẽ khơng có phản xạ vì
khơng cịn trung ương thần kinh để xử lý kích thích và gửi đi phản hồi.

5


BÀI 2: QUAN SÁT QUÁ TRÌNH DẪN TRUYỀN XUNG THẦN
KINH QUA DÂY THẦN KINH VÀ QUA SYNAP
Mục đích

I.


II.





Tìm hiểu, quan sát sự dẫn truyền xung thần kinh theo dây thần kinh và qua synap
Giải thích các kết quả của thí nghiệm để hiểu hơn về cơ chế truyền xung thần kinh
Cơ sở lý thuyết
Dây thần kinh: là cấu trúc cho sự dẫn truyền xung trong 1 neuron
Synap: là cấu trúc chuyên biệt cho sự liên lạc giữa:



2 tế bào thần kinh với nhau



1 tế bào thần kinh và 1 cơ quan thực hiện



1 tế bào thần kinh và 1 tế bào cảm giác

Cơ chế:

Ở dây thần kinh:
Xung thần kinh có thể truyền theo 2 chiều
bởi lực hút tĩnh điện có thể giúp các ion
dương di chuyển sang vị trí bên cạnh ở cả
2 bên.
III.







Ở Synap:
Xung thần kinh chỉ có thể truyền theo 1 chiều
bởi chất dẫn truyền thần kinh chỉ có ở màng
trước và các thụ thể chị có ở màng sau.


Dụng cụ và nguyên liệu
Ếch sống
Bộ dụng cụ đồ mổ: kéo, banh, kẹp, …
Kéo nhỏ và vừa
Khay đựng đồ mổ
Bàn mổ (ếch) bằng gỗ
Nước cất

6


− Dung dịch Ringer cho ếch: sau khi mổ ếch nhỏ dung dịch giúp ếch khơng bị khơ
để có thể quan sát được dây thần kinh
− Acquy, máy điện cảm ứng, dây điện
IV. Các bước tiến hành
− Bước 1: Phá hủy tủy ếch, khi chọc vào thấy 2 chân sau bật hẳn ra thì đã thành
cơng
− Bước 2: Cắt 1 vịng da ở gần hơng của ếch, sau lột da từ phần đó đến hết chân ếch
− Bước 3: Dốc ngược ếch, cắt bỏ toàn bộ phần than trên của ếch
− Bước 4: Cắt đôi tạo 2 nửa chân đều nhau, chú ý chia đều phần cột sống
− Bước 5: Lọc bỏ các phần xương và thịt thừa để tạo ra các chế phẩm thần kinh cơ,
gồm các phần sau:
• Phần có bắp chân dưới của ếch
• Phần dây thần kinh với 1 đầu nối với bắp chân, 1 đầu nối với mấu
xương của tủy sống. Chú ý cần phải tách bỏ mạch máu nằm sát với dây
thần kinh.
− Bước 6: Đặt 3 chế chẩm thần kinh cơ lên tấm bấc sao cho: dây thần kinh chế
phẩm 3 vắt ngang qua cơ của chế phẩm 2 và dây thần kinh chế phẩm 2 vắt ngang
qua cơ chế phẩm 1. (Như hình)




Bước 7: Lần lượt kích thích điện vào các dây thần kinh, quan sát hiên tượng và
giải thích

7


V.

Kết quả và giải thích
− Kết quả:
Số lần thí nghiệm
1
2
A I, II
I, II
Vị trí kích thích (A, B, C)
B II, III II, III
và các cơ bị co (I, II, III)
C
III
III
I, II, III
Theo lý thuyết, khi kích A
thích vào các vị trí A, B, B
I, II, III
C thì các cơ bị co là:
C
II, III


3
I, II
II, III
III

4
I, II, III
II, III
III

5
I, III
II, III
III

6
I
II, III
III

− Giải thích:
• Khi kích thích vào A cả 3 điểm cùng co tuy nhiên điểm III co yếu hơn, có thể
giải thích rằng lúc này xung thần kinh đã bị cản trở bởi:
o Lượng mỡ trong cơ đã làm giảm cường độ của xung thần kinh, dẫn tới
không thể đạt ngưỡng để tạo điện thế hoạt động gây co cơ.
o Lượng điện thế 12V là chưa đủ bởi khi đặt dây thần kinh vắt ngang lên cơ,
nó chỉ tiếp xúc với các bó cơ ở vị trí đó, cịn các bó cơ nằm dưới chưa tiếp
nhận được nên khơng co.
o Đồng thời, ở điểm tiếp xúc của dây thần kinh và cơ cịn có 1 lớp dung dịch

sinh lý Ringer, cũng có thể là 1 nhân tố gây giảm cường độ của xung.
• Khi kích thích vào B cả 3 bó cùng co, cịn khi kích thích vào C chỉ có bó II và
III cùng co do ở đây khơng có sự lan truyền thần kinh sang bó dây của bó I
(vì sự dẫn truyền xung thần kinh ở synap chỉ truyền theo 1 chiều).
• Theo lý thuyết, khi kích thích điện vào 1 dân thần kinh thì xung thần kinh sẽ
truyền theo 2 chiều và gây co cho 2 cơ bên cạnh dây thần kinh đó. Tuy nhiên,
ở cả 6 lần thí nghiệm, khi kích thích vào các vị trí B, C ta ln thu được cùng
1 kết quả và khơng thấy sự co cơ của các bó cơ nằm bên sau vị trí kích thích
(nơi dây thần kinh bị kích thích được vắt ngang lên).
8


• Việc xung thần kinh bị giảm đi có thể giải thích do lượng mỡ trong cơ; đặc
điểm sinh lý riêng của từng bó cơ mà việc dẫn truyền xung hay kích thước cơ
co có được thực hiện tốt hay khơng; cường độ của dịng điện kích thích,…

9


BÀI 3: ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG CỦA TIM THEO CƠ CHẾ THẦN
KINH.
I. Mục đích.
− Tìm hiểu ngun lý điều hịa hoạt động của tim theo cơ chế thần kinh thông qua dây
X ở ếch.
II. Nguyên tắc.
− Hoạt động nhịp nhàng theo chu kỳ của tim được điều hòa bởi thần kinh và thể dịch.
− Hệ thần kinh trung ương điều hịa hoạt động của tim thơng qua hệ thần kinh tự động
(thực vật) là giao cảm và phó giao cảm:
• Thần kinh giao cảm làm tăng cường hoạt động của tim (kích thích). Chất dẫn
truyền xung thần kinh đến mơ cơ tim là Adrenaline – tăng điện thế màng của

màng sau synapse.
• Thần kinh phó giao cảm làm giảm hoạt động của tim (ức chế)
− Dây thần kinh X là dây thần kinh pha gồm dây thần kinh giao cảm và phó giao cảm.
Dùng dịng điện kích thích vào dây thần kinh X của ếch sẽ thấy tác dụng của dây thần
kinh phó giao cảm xuất hiện trước, sau đó mới đến tác dụng của giao cảm.
− Nếu kích thích kéo dài sẽ xuất hiện hiện tượng “thót tim” – khi kích thích ngừng ở
pha tâm trương nhưng nếu kích thích vẫn tiếp tục thì tim sẽ vẫn hoạt động bình
thường chứ khơng bị ức chế nữa.
III. Dụng cụ và nguyên vật liệu.
− Ếch, bộ đồ mổ ếch
− Bàn mổ, khăn mổ, bông thấm nước, chỉ, ghim, panh kẹp
− Dung dịch sinh lý Ringer máu lạnh
− Ắc quy
− Máy đo nhịp tim Powerlab 8/35
− Bộ chuyển lực: đầu chuyển lực Force Transducer, cục Powerlab 8/35
− Phần mềm đọc Labchart 7
IV. Các bước tiến hành.
− Dùng khăn mổ quấn quanh ếch và chọc tủy. Ghim ếch nằm ngửa trên bàn mổ.
− Dùng panh kẹp và kéo da lên, rồi dùng kéo cắt một vết khoảng 0,5cm hình chữ V qua
da và cơ. Luồn đầu panh vào, kẹp da nâng lên để đưa một mũi kéo vào khoảng (chú ý
đầu mũi kéo phải luôn nâng lên để không chạm vào các nội quan khác). Cắt thành
lồng ngực sang hai bên và lên trên đến xương của chi trước mỗi bên, cắt đến xương
chi trước và cắt tiếp lên đến sát hàm dưới, sau đó cắt ngang qua phần da và cơ. Như
vậy cắt phần da – cơ của lồng ngực gần thành một hình tam giác cân có đỉnh là điểm
đầu xương ức. Nếu cắt đúng, máu chảy rất ít và các nội quan, nhất là phổi không lộ
ra.

10



Hình ảnh lồng ngực ếch.
− Tách bỏ màng bao tim màu trắng trong: Dùng panh nhẹ nhàng kẹp màng bao tim
nâng lên rồi dùng kéo cắt một lỗ nhỏ, sau đó luồn đầu panh kẹp xoang bao tim và đưa
kéo cắt dọc xoang bao lên phía gốc tim để lộ tim hoàn hảo. Chú ý phải thường xuyên
nhỏ dung dịch sinh lý Ringer để cho tim luôn ẩm và hoạt động đều.

Tim ếch sau khi được cắt bỏ màng tim trắng
− Tìm dây thần kinh số X: Dùng panh kẹp nhẹ phần da và tổ chức liên kết ở góc hàm –
chi trước, rồi cắt nhẹ nhàng, qua lớp này sẽ xuất hiện một cơ hình tam giác, trắng đục
(cơ delta); nằm vắt chéo qua cơ này là bó mạch thần kinh: dây thần kinh lớn hơn nằm
sát mạch máu là dây số X, dây nhỏ hơn nằm phía ngồi là dây thanh quản.

11


Dây thần kinh số X
− Tách bỏ mạch máu và buộc chỉ vào dây thần kinh X (chú ý hết sức cẩn thận để tránh
làm đứt dây thần kinh).
− Để kiểm tra xem có đúng dây thần kinh cần tìm khơng thì có thể dùng kích thích điện.
Nếu đúng thì tim sẽ bị kích thích – tức là tim bị ngừng đập trong vài giây.
− Bố trí hệ thống ghi hoạt động của tim ếch và ghi kết quả: kết nối vào hệ thống
Powerlab và sử dụng phần mềm đọc Lab Chart:

Hệ thống đo và ghi hoạt động của tim ếch




Đầu chuyển lực Force Transducer có phần kẹp để kẹp mỏm tim lên thì gốc tim vẫn
nằm ở thân. Dây chỉ cần phải đủ căng (không căng quá tránh bị tụt) sao cho khi tim

co bóp có thể gửi tín hiệu lực. Đầu chuyển lực sẽ bị dao động bởi tín hiệu lực. Móc
sao cho đủ và khơng làm tổn thương buồng tim.
Force Transducer sẽ được kết nối với Powerlab 8/35.
12


Phần mềm Lab Chart sẽ thể hiện các thông số: Đầu tiên kiểm tra xem đúng tín hiệu
chưa, tiếp theo xem có cần phải chỉnh lại biên độ sóng hay khơng.
V. Kết quả và giải thích.
− Kết quả:


Mũi tên màu vàng: Thời điểm vẫn chịu sự kích thích
• Mũi tên màu xanh: Do chịu sự kích thích kéo dài nên bắt đầu có hiện tượng “thốt
tim”
• Mũi tên xanh đến hồng: Giai đoạn tim bị ngừng đập bởi tác động của dây thần kinh
phó giao cảm.
• Mũi tên hồng: Dưới sự kích thích điện liên tục, tim bắt đầu đập trở lại chứ khơng bị
ức chế nữa.
− Giải thích:
• Khi kích thích điện vào dây thần kinh X, tác động của dây thần kinh phó giao cảm
(làm tim ngừng đập - ức chế) sẽ đến trước, sau đó mới đến tác động của dây thần kinh
phó giao cảm (làm tăng nhịp tim – kích thích) sẽ đến sau.
⇒Điều này xảy ra là do cấu tạo của 2 loại dây thần kinh là khác nhau: Vì nhánh phó
giao cảm có số lượng bao myelin nhiều hơn nên tốc độ dẫn truyền xung thần kinh
cũng sẽ nhanh hơn nhánh giao cảm. Vậy nên tác động ức chế nhịp tim đến trước tác
động kích thích nhịp tim.
• Hiện tượng “thót tim” – dưới sự kích thích kéo dài tim bị ngừng đập ở pha tâm trương
là do liên quan đến cơ chế giải phóng và tổng hợp Acetylcholin ở synapse của dây
thần kinh phó giao cảm. Kích thích kéo dài, Acetylcholin khơng kịp tổng hợp trở lại,

làm thiếu chất trung gian dẫn truyền, mất tác dụng kìm hãm. Điều này khiến tim bị
ngừng đập.


13


BÀI 4: GÂY SỐC INSULIN.
I. Mục đích.
− Tìm hiểu vai trò của insulin đối với cơ thể.
− Đánh giá tác động của insulin đối với q trình chuyển hóa đường (ở chuột).
II. Nguyên tắc.
− Insulin là hormone được tiết ra từ tế bào B của đạo tụy nội tiết.
− Bản chất insulin là protein.
− Insulin tham gia quá trình điều hòa lượng đường trong máu, giữ cho hàm lượng này ở
mức ổn định (0,8-1,2g/l).
− Q trình chuyển hóa đường tham gia bỏi insulin:


Khi ăn, tinh bột sẽ được phân giải thành glucose đi vào trong máu.



Insulin có chức năng gắn vào insulin receptor trên màng tế bào, cho phép mở
kênh glucose trên màng để glucose từ máu đi vào trong tế bào, tham gia q trình
tạo ATP.



Khi hàm lượng insulin trong máu tăng cao,thúc đẩy q trình chuyển hóa đường

glucose thành glycogen và các sản phẩm dự trữ khác, dẫn đến hàm lượng đường
huyết giảm thấp, gây sốc insulin.

III. Dụng cụ và nguyên vật liệu.






Chuột nhắt trắng.
Insulin.
Dung dịch đường glucose (ưu trương 30%).
Kim tiêm 1mL.
Dung dịch sinh lý 0,9%.
14


− Máy đo đường huyết.
− Cân
− Vật tư tiêu hao khác
IV. Các bước tiến hành.
− Bước 1: Chuẩn bị 2 con chuột. Bắt 1 con để làm thí nghiệm insulin, chú ý đánh dấu.
Một con để làm đối chứng.
Lưu ý: Không nên cầm chuột mạnh tay tránh làm tổn thương mẫu vật. Trước khi tiêm
insulin hoặc dung dịch muối ta phải đo lượng đường trong máu của mỗi con chuột.

• Con chuột tiêm insulin thì đánh dấu ở đi.
• Đo đường huyết con chuột trước khi tiêm dung dịch nước muối sinh lý: cắt đoạn
nhỏ ở cuối đuôi chuột sau đó nhỏ lượng máu vào máy đo→ ta thu được lượng

đường huyết trước khi tiêm dung dịch nước muối sinh lý là 5.0 mmol/L.

15


• Đo đường huyết con chuột trước khi tiêm insulin: cắt đoạn nhỏ ở cuối đi chuột
sau đó nhỏ lượng máu vào máy đo→ ta thu được lượng đường huyết trước khi tiêm
insulin là 5.2 mmol/L.
− Bước 2: Tiêm 1 mL dung dịch nước muối sinh lý vào bụng con chuột đối chứng.
Tiêm 1mL insulin vào con chuột đã được đánh dấu trước đó.
− Bước 3: Bấm thời gian quan sát chuột từ khi tiêm đến khi chuột tăng cường vận động
cho đến khi chuột bị sốc insulin.
− Bước 4: Sau 1 tiếng khi gây sốc insulin ở con chuột, ta đo lại đường huyết của con
chuột: cắt đoạn nhỏ ở cuối đi chuột sau đó nhỏ lượng máu vào máy đo → ta thu
được lượng đường huyết trước khi tiêm insulin là 3.1mmol/L.
V. Kết quả và giải thích.
1. Kết quả.

16


− Đối với chuột đối chứng: sau khi tiêm dung dịch nước muối sinh lý chuột vẫn rất
nhanh nhẹn, mắt mở to.
− Đối với chuột tiêm insulin:
• Khi vừa tiêm xong thì chuột vẫn có sự hoạt động rất nhanh.
• Sau khi tiêm khoảng hơn 1 tiếng: chuột bắt đầu chậm lại, chân chỗi ra, tồn thân
run, bắt đầu hiện tượng co giật, lông gáy dựng đứng, mắt nhắm lại, tồn thân
khơng cử động. Khi di chuyển, thì chuột di chuyển rất chậm và run.
2. Giải thích.
− Ban đầu, phải để chuột nhịn đói để kết quả thí nghiệm nhanh và chính xác.

− Sau khi tiêm insulin, chuột tăng cường vận động là do tế bào hấp thụ được nhiều
glucose hơn, tạo nhiều ATP và do vậy chuột dư thừa năng lượng dẫn đến vận động
nhiều hơn.
− Khi để lâu, lượng glucose trong máu giảm dần và cuối cùng gần như cạn kiệt, làm
chuột bị thiếu năng lượng và mệt mỏi, các chi chỗi ra, khó di chuyển, đồng tử giãn,
toàn thân run, ...→ dấu hiệu của sốc insulin.
− Nếu để lâu hơn, chuột co giật, giãy dụa và chết nếu không được cứu chữa kịp thời.
→Cần tiêm khoảng 1mL dung dịch glucose ưu trương để chuột bình thường trở lại
− Nhận thấy thời gian từ khi chuột tiêm insulin khoảng thời gian từ khi tăng cường vận
động đến khoảng thời gian bị sốc là khá lâu. Nguyên nhân có lẽ là do chuột chưa bị
bỏ đói đủ, nồng độ glucose trong máu còn cao, chất dự trữ nhiều ...Dẫn đến thời gian
thí nghiệm lâu.

17


BÀI 5: CHẨN ĐỐN THAI NGHÉN Ở NGƯỜI
I. Mục đích.
− Chẩn đốn thai nghén sớm nhằm mục đích có những can thiệp và biện pháp kịp xử lý
kịp thời tùy theo từng trường hợp cụ thể.
− Nếu việc có thai là có kế hoạch nên đến bệnh viện sớm để có những xét nghiệm chính
xác, lời khun hợp lý từ bác sĩ và sắp xếp kế hoạch chăm sóc thai kì.
− Nếu việc có thai là khơng có kế hoạch, tùy vào sự phát triển của thai nhi mà có các
biện pháp xử lý phù hợp, có các biện pháp can thiệp kịp thời.
II. Nguyên tắc.
− Ở người, sau khi thụ tinh hợp tử lúc này nằm ở 2/3 ống dẫn trứng. Trong thời gian từ
7-10 ngày hợp tử di chuyển xuống đến tử cung và làm tổ. Khi hợp tử làm tổ thì đồng
thời nhau thai cũng hình thành và tiết hormone HCG (còn gọi là Prolan B).
− Dựa vào sự có mặt sớm của hormone HCG trong nước giải người phụ nữ, ta có thể
chuẩn đốn xem người phụ nữ đó đã có thai hay khơng. Nếu trong trường hợp mà

sớm thì nhau thai cũng tiết ra một lượng HCG nhưng chưa nhiều vậy nên chỉ đo được
trong máu. Cứ 2 đến 3 ngày lượng hormone HCG tăng lên gấp đơi lần đến khi nào nó
vượt ngưỡng, nó được lọc ở thận và không được tái hấp thu. Sau đó được tiết ra ngồi
qua q trình bài niệu tiểu thì có thể sử dụng được que thử thai để test kết quả nước
tiểu nhằm xác định.
− Để thu được kết quả tốt nhất thì nên thử thai vào buổi sáng sớm vì lúc đó nước tiểu sẽ
đặc và có nồng độ hormone cao nhất.
− Nếu que thử thai hiện lên hai vạch thì người đó có thai – kết quả dương tính cịn nếu
là một vạch thì người phụ nữ đó bình thường – kết quả âm tính. Nếu thu được vạch
mờ khơng rõ ràng thì là do bộ kit hoặc nồng độ mẫu quá ít:

III. Dụng cụ và vật liệu.
18


− Que thử thai (Quickstick)
− Mẫu nước giải của người phụ nữ nghi có thai
− Mẫu nước giải của người phụ nữ bình thường
IV. Các bước tiến hành.
Chẩn đốn thai nghén sớm bằng phương pháp miễn dịch – que thử thai.
− Bước 1: Chuẩn bị một mẫu nước giải của một người phụ nữ bình thường và một mẫu
nước giải của người phụ nữ nghi có thai để làm đối chứng với nhau.
− Bước 2: Kiểm tra chất lượng kit và thực hiện theo các bước hướng dẫn: Nhúng hai
que thử thai vào mẫu trong 5 giây, mỗi mẫu một que. Để que thử vào mẫu nước tiểu
sau cho mực nước tiểu không quá vạch max.
− Bước 3: Sau 2-5 phút xem vạch màu xuất hiện trên hai que và giải thích.
V. Kết quả, giải thích và trả lời câu hỏi.
− Kết quả: Trên que thử thai của người phụ nữ nghi có thai xuất hiện hai vạch đỏ. Cịn
ở que thử bên người phụ nữ bình thường thì chỉ xuất hiện một vạch đỏ.
− Giải thích:


• Khi cho que thử thai vào mẫu nước giải, nước giải sẽ di chuyển lên phía trên nhờ
hiện tượng mao dẫn.
• Khi đi qua vạch max trên que, nước giải sẽ đến Reaction Zone. Tại đó, HCG sẽ
được bắt giữa bởi các kháng thể có gắn những enzyme phát màu.
• Sau Reaction Zone là Test Zone – nơi hiện ra kết quả bạn có mang thai hay khơng.
Ở đây, HCG sẽ được bắt giữ bởi kháng thể và ngừng di chuyển. Đồng thời,

19


enzyme phát màu trên kháng thể sẽ được hoạt hóa các sắc tố và tạo ra vạch màu
thứ trên que thử thai.
• Lượng kháng thể và enzyme phát màu cịn thừa sẽ tiếp tục di chuyển cùng các
hormon khác về Control Zone. Các enzyme cũng sẽ làm xuất hiện vạch màu thứ
hai trên que thử từ đó báo hiệu cho ta biết việc thử thai diễn ra khơng sai sót.
• Vậy nên trong nước tiểu của người phụ nữ có thai sẽ có nồng độ HCG rất cao nên
sẽ xảy ra phản ứng ở vùng Reaction Zone rồi thể hiện kết quả ở Test Zone.
• Cịn mẫu nước tiểu của người phụ nữ bình thường khơng có hormone HCG nên
các hormon khác sẽ đi thẳng xuống ngay vạch Control Line mà khơng có phản ứng
gì.
− Kế hoạch tiếp theo: Nếu có bầu thì có giữ lại em bé và tham gia chăm sóc thai kỳ hay
có những phương pháp đình chỉ thai kỳ. Ngồi ra có những phương pháp kiểm tra
thai kỳ: đầu tiên cần kiểm tra xem có đúng vị trí tử cung chưa – quan trọng nhất, sau
đó kiểm tra về sự phát triển hệ cơ quan trong cơ thể của thai nhi hay có thể kiểm tra
một số bệnh quan trọng: ví dụ như đo độ mờ da da gáy (đo nhiễm sắc đồ 3 NST số
21).

20



BÀI 6: GHI ĐIỆN TIM.
I.

Ý nghĩa, mục đích.

1. Mục đích.
− Ghi lại điện tim ở người.
− Tìm hiểu quá trình phát xung và các xung thần kinh ở tim.
2. Nguyên tắc.
− Trong lồng ngực tim nằm chếch với trục dọc cơ thể một góc α theo hướng từ phải
sang trái, gốc tim phía trên, mỏm tim phía dưới. Chu kì hoạt động bắt đầu từ gốc tim
rồi lan tỏa dần đến mỏm tim.
− Hệ thống dẫn truyền tim bao gồm các thành phần sau:
• Nút xoang nhĩ, hay nút SA, nằm ở tâm nhĩ phải gần lối vào của tĩnh mạch chủ
trên. Bình thường nó đóng vai trị là máy tạo nhịp của tim. Là nơi khởi tạo tất cả
các nhịp đập của tim và do đó ta có nhịp tim. Xung điện từ nút SA lan ra khắp cả
hai tâm nhĩ và kích thích co nhĩ.
• Nút nhĩ thất, hay nút AV, nằm ở phía bên kia của tâm nhĩ phải, gần van nhĩ thất.
Nút AV đảm nhiệm như một cửa ngõ điện tử để vào tâm thất. Nó trì hỗn dịng
các xung điện đến tâm thất. Sự trì hoãn này là để đảm bảo rằng tâm nhĩ đã đẩy tất
cả máu vào tâm thất trước khi tâm thất co.
• Nút AV nhận được tín hiệu từ nút SA và chuyển chúng vào bó nhĩ thất hay bó
His. Sau đó, bó này được chia thành nhánh trái và nhánh phải để lan truyền các
xung điện về phía đỉnh của tim. Các tín hiệu này sau đó được chuyển qua các
mạng Purkinje, quay ngược trở lên và lan rộng khắp các sợi cơ tim.
− Sự hưng phấn không đồng đều giữa góc tim và mỏm tim làm phát sinh một điện
thế. Như vậy dùng máy ghi điện tim ta sẽ có một điện tâm đồ (ECG).
− Điện tâm đồ có dạng đặc trưng là một sóng gồm 5 răng được tín hiệu là PQHST
• Đỉnh P: do sự lan truyền xung thần kinh (đảo cực) trên toàn bộ tâm nhĩ gây ra

• Đỉnh Q: do sự đảo cực của bó his
• Đỉnh H: do sự đảo cực của tồn bộ tâm thất
• Đỉnh S: cho sự đảo cực của vùng cực đáy tâm thất
• Đỉnh T: do sự tái phân cực của tâm thất
• QRS: do sự khử cực của tâm thất

21


− Hình dạng các tăng khoảng cách các trang tính bằng msec, biên độ các tăng tính bằng
mV là những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hoạt động của tim
− Cho tim bị lệch về phía bên trái, vậy nên để đo được điện tâm đồ ta cũng phải đặt các
điện cực check về phía bên trái
3.Các đạo trình cơ bản.
DI: Ghi từ hai điện điện cực đặt ở tay phải - tay trái
DII: Ghi từ hai điện cực đặt ở tay phải - chân trái
DIII: Kỳ từ hai điện cực đặt ở tay trái - chân trái

4.Các đạo trình đơn cực chi.
22


aVR: điện thế tay phải
aVL: điện thế tay trái
aVF: điện thế ở chân
5. Các đạo trình đơn cực ngực (khơng thực hiện)

V1: điện cực đặt ở khoảng liên sườn 4 phải sát bờ xương ức
V2: điện cực đặt ở khoảng liên sườn 4 trái sát bờ xương ức
V3: điện cực đặt ở đường thẳng nối V2 - V4

V4: Điện cực đặt ở giao điểm của đường thẳng từ giữa xương đòn trái xuống khoảng liên
sườn 5
V5: điện cực đặt ở giao điểm của đường nách trước trái với đường ngang qua V4
V6: điện cực đặt ở giao điểm của đường nách giữa trái với đường ngang qua V4
6. Cơ chế hoạt động.
− Các hoạt động điện của tim có thể được thu nhận trên da thông qua các điện cực. Máy
điện tâm đồ ghi lại các hoạt động này và hiển thị chúng bằng đồ thị. Biểu đồ hiển thị
điện thế tổng thể của tim hoặc điện áp, vì nó thay đổi theo thời gian trong chu kỳ tim.
− 12 đạo trình của điện tâm đồ đại diện cho 12 hình chiếu điện của tim từ 12 góc độ
khác nhau. Quy trình 12 đạo trình thơng thường bao gồm việc gắn 10 điện cực vào cơ
thể: một điện cực vào mỗi chi và sáu điện cực trên ngực. Có 6 chuyển đạo chi và 6
23


chuyển đạo ngực. 6 đạo trình chi nhìn tim theo mặt phẳng thẳng đứng và được lấy từ
ba điện cực gắn vào cánh tay phải, cánh tay trái và chân trái. Điện cực bên chân phải
là điện cực đất. Để đo một hiệu điện thế cần có 2 cực: cực âm và cực dương.
− Máy điện tâm đồ sử dụng cực âm làm tham chiếu khơng. Do đó, vị trí của cực dương
là “điểm nhìn”, và đường nối 2 cực là “đường ngắm”. Các dây dẫn I, II và III là lưỡng
cực - chúng đo điện thế giữa 2 trong 3 điện cực chi.
− Đạo trình aVR, aVL và aVF là đơn cực. Sử dụng 1 điện cực chi làm cực dương và lấy
giá trị trung bình của đầu vào từ hai điện cực khác làm tham chiếu bằng không. Do
đó, aVR nhìn vào phía bên phải của trái tim; aVL nhìn vào phía bên trái của tim; và
aVF nhìn vào phía dưới của trái tim.
− Các đạo trình lồng ngực, hay các đạo trình trước tim, xem tim trong một mặt phẳng
ngang. Đây là những đạo trình đơn cực. Các điện cực ngực tương ứng đóng vai trị là
các cực dương. Giá trị âm tham chiếu là như nhau đối với tất cả các đạo trình ngực và
được tính là giá trị trung bình của đầu vào từ ba điện cực chi. Sự khử cực: hướng đến
một dây dẫn tạo ra sự lệch hướng dương (+); sự khử cực tránh khỏi một đạo trình tạo
ra độ lệch âm (-). Do đó, các đạo trình nhìn vào tim từ các góc độ khác nhau có thể có

các sóng hướng theo các hướng khác nhau.
II. Tiến hành
1. Phương tiện, dụng cụ.
− Máy ghi điện tim với đầy đủ các điện cực
− Bông gạc
− Cồn sát trùng.

2.Phương pháp tiến hành.
Bước 1: Chuẩn bị máy và các điện cực
24


Bước 2: Người được đo ngồi hoặc nằm thoải mái trên chất liệu cách điện
Lưu ý: không mang vật kim loại như sắt trên người để tránh nhiễu
Bước 3:
− Người hỗ trợ sẽ lau vùng da sắp được gắn điện cực ở tay và chân của người được đo
bằng cồn
− Đặt lần lượt 4 điện cực chi theo quy ước:


Màu vàng: đặt ở cổ tay trái



Màu đỏ: đặt ở cổ tay phải



Màu xanh: đặt ở cổ chân trái




Màu đen: đặt ở cổ chân phải

Bước 4: Cài đặt thông số trên máy và kiểm tra thử kết quả
− Tốc độ giấy chạy: 25mm/s
− Độ nhạy 10 mm/mV
− Hiển thị: 6 chuyển đoạn – 6 đạo trình
Bước 5: Tiến hành đo điện tim.
III.Kết quả.

− Chú thích:


Tốc độ giấy: 25mm/s
25


×