Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Những vấn đề Luật sư cần lưu ý khi tư vấn lựa chọn loại hình doanh nghiệp cho khách hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.88 KB, 10 trang )

NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬT SƯ CẦN LƯU Ý KHI TƯ VẤN LỰA
CHỌN LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP CHO KHÁCH HÀNG

MỤC LỤC
I.

MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 2

II. NỘI DUNG................................................................................................................. 2
1. Về thủ tục thành lập; chi phí thành lập, vận hành doanh nghiệp;.............................2
2. Về tư cách pháp nhân và trách nhiệm của chủ sở hữu doanh nghiệp;......................3
3. Số lượng chủ sở hữu doanh nghiệp và tên doanh nghiệp;........................................4
4. Cơ cấu tổ chức quản lý;............................................................................................5
5. Khả năng chuyển nhượng và bán doanh nghiệp;......................................................6
6. Khả năng huy động vốn;..........................................................................................7
7. Nghĩa vụ công bố công khai thông tin liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp;.8
8. Thuế thu nhập doanh nghiệp....................................................................................8
III.

KẾT LUẬN.............................................................................................................9

1


I.

MỞ ĐẦU

Khi một tổ chức hay một cá nhân quyết định thành lập một doanh nghiệp, việc đầu
tiên là chọn một loại hình doanh nghiệp phù hợp với yêu cầu của mình và quy định của
pháp luật. Luật doanh nghiệp 2020 quy định bốn loại hình doanh nghiệp là: cơng ty trách


nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân.
Có rất nhiều yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn loại hình doanh
nghiệp. Luật sư cần tư vấn cho khách hàng cân nhắc các yếu tố để hiểu vì sao lại nên
chọn loại hình doanh nghiệp này mà khơng phải là loại hình doanh nghiệp khác, từ đó,
quyết định loại hình doanh nghiệp phù hợp.
Các yếu tố thường được xem xét khi quyết định loại hình doanh nghiệp bao gồm:
1. Thủ tục thành lập; chi phí thành lập, vận hành doanh nghiệp;
2. Tư cách pháp nhân và trách nhiệm của chủ sở hữu doanh nghiệp;
3. Số lượng chủ sở hữu doanh nghiệp và tên doanh nghiệp;
4. Cơ cấu tổ chức quản lý;
5. Khả năng chuyển nhượng và bán doanh nghiệp;
6. Khả năng huy động vốn;
7. Nghĩa vụ công bố công khai thông tin liên quan đến hoạt động của doanh
nghiệp;
8. Thuế thu nhập doanh nghiệp.
Việc nghiên cứu các vấn đề Luật sư cần lưu ý khi tư vấn lựa chọn loại hình doanh
nghiệp cho khách hàng là rất cần thiết nhằm giúp tạo điều kiện thuận lợi cho Luật sư
trong quá trình cung cấp dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp cho khách hàng.
II.

NỘI DUNG

Phân tích 8 yếu tố cần cân nhắc khi lựa chọn loại hình doanh nghiệp:
1. Về thủ tục thành lập; chi phí thành lập, vận hành doanh nghiệp;
Khi bắt đầu lựa chọn loại hình doanh nghiệp, chủ sở hữu thường cân nhắc tiêu chí
loại hình doanh nghiệp có thủ tục, chi phí thành lập và vận hành loại hình doanh nghiệp
đơn giản, đỡ tốn kém nhất.
Xét về hồ sơ xin thành lập và thủ tục thành lập các loại hình doanh nghiệp khơng có
sự khác biệt đáng kể. Chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân chỉ cần gửi hồ sơ đăng ký thành
2



lập doanh nghiệp cho cơ quan đăng ký kinh doanh để xin Giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp. Đối với công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn và cơng ty cổ phần
thì trong hồ sơ đăng ký cần phải có thêm dự thảo Điều lệ cơng ty.
Xét chi phí quản lý doanh nghiệp, về cơ bản, phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức quản lý
của từng loại hình doanh nghiệp:
- Doanh nghiệp tư nhân có cơ cấu tổ chức quản lý đơn giản nhất và chủ doanh
nghiệp có thể tự mình quản lý doanh nghiệp tư nhân. Do vậy,chi phí quản lý doanh
nghiệp tư nhân ít tốn kém nhất;
- Công ty hợp danh và công ty trách nhiệm hữu hạn có cơ cấu tổ chức quản lý phức
tạp hơn doanh nghiệp tư nhân, về cơ bản bao gồm Hội đồng thành viên (với công ty hợp
danh) và Hội đồng thành viên, Ban kiểm sốt (với cơng ty trách nhiệm hữu hạn), nên tốn
kém chi phí quản lý hơn so với doanh nghiệp tư nhân;
- Công ty cổ phần có cơ cấu tổ chức phức tạp nhất, về cơ bản, bao gồm Đại hội
đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát nên tốn kém chi phí quản lý hơn so
với các loại hình doanh nghiệp kể trên. Chi phí tổ chức cuộc họp Đại hội đồng cổ đông,
kể cả việc gửi thông báo mời họp và thuê địa điểm tổ chức họp, là một trong những chi
phí quản lý khá tốn kém của cơng ty cổ phần;
- Đặc biệt, công ty cổ phần là công ty đại chúng có chi phí quản lý tốn kém nhất. So
với công ty cổ phần không phải là công ty đại chúng, cơng ty đại chúng có thể có các chi
phí phát sinh thêm liên quan đến: Chuẩn bị báo cáo tài chính hằng tháng, hằng quý và
hằng năm và báo cáo tài chính hợp nhất trong trường hợp công ty đại chúng là công ty
mẹ; thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin thường xuyên và bất thường theo quy định của
pháp luật về công ty đại chúng và thị trường chứng khoán; tuân thủ các quy định về quản
trị nội bộ áp dụng riêng cho côngty đại chúng và các quy định về niêm yết áp dụng riêng
cho công ty niêm yết.
2. Về tư cách pháp nhân và trách nhiệm của chủ sở hữu doanh nghiệp;
Vấn đề quan trọng cần cân nhắc tiếp theo liên quan đến việc doanh nghiệp có tư
cách pháp nhân hay khơng và chủ sở hữu chịu trách nhiệm hữu hạn hay vô hạn đối với

các nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể có nghĩa vụ nợ rất lớn, đặc biệt
là khi doanh nghiệp phát triển và huy động vốn dưới hình thức phát hành trái phiếu, các
chứng khốn nợ khác hay vay ngân hàng. Nợ vay dưới hình thức phát hành chứng khốn
nợ và vay ngân hàng có thể lớn gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu. Nghĩa vụ nợ của doanh
nghiệp cũng có thể phát sinh liên quan đến trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người
3


tiêu dùng. Ví dụ, một doanh nghiệp sản xuất và bán thức ăn, đồ uống và vật dụng gia
đình có thể có trách nhiệm pháp lý đáng kể với người tiêu dùngsản phẩm của mình khi
sản phẩm gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Trong những trường hợp trên,
chủ sở hữu nên cân nhắc thành lập một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân để chủ sở hữu
chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã góp hoặc cam kết góp vào doanh
nghiệp. Nói cách khác, nếu chủ sở hữu đã góp đủ vốn theo cam kết thì chủ sở hữu khơng
cịn bất kỳ trách nhiệm gì đối với các nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp, với chủ nợ, người
tiêu dùng hoặc bất kỳ bên thứ ba nào khác.
Đứng từ góc độ giới hạn trách nhiệm của chủ sở hữu đối với nghĩa vụ nợ của doanh
nghiệp với chủ nợ, người tiêu dùng và bên thứ ba, hình thức cơng ty trách nhiệm hữu hạn
và công ty cổ phần ưu việt hơn so với doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh. Doanh
nghiệp tư nhân không được coi là pháp nhân và chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm
vô hạn đối với các nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp bằng toànbộ tài sản của mình. Cơng ty
hợp danh mặc dù có tư cách pháp nhân nhưng thành viên hợp danh cũng có trách nhiệm
vơ hạn đối với các nghĩa vụ nợ của công ty. Trong khi đó, thành viên cơng ty trách
nhiệmhữu hạn và cổ đơng cơng ty cổ phần chỉ có trách nhiệm hữu hạn. Theo đó, lý do cơ
bản khiến số lượng doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam rất hạn chế là vì cá nhân có thể lựa
chọn cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên để chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn
mà vẫn có quyền kiểmsốt hồn tồn đối với công ty. Cũng tương tự như vậy, công ty
hợp danh cũng rất hiếm ở Việt Nam, trừ một số loại hình kinh doanh mà bắt buộc phải
thành lập dưới hình thức cơng ty hợp danh trong một sốtrường hợp.
3. Số lượng chủ sở hữu doanh nghiệp và tên doanh nghiệp;

Số lượng chủ sở hữu là một yếu tố quan trọng trong các yếu tố cần cân nhắc. Nhiều
chủ sở hữu chỉ muốn thành lập và quản lý doanh nghiệp một mình và khơng muốn có sự
tham gia của các chủ sở hữu khác. Khi doanh nghiệp phát triển và cần nhiều chủ sở hữu
góp vốn, thì việc doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu là khơng thể tránh khỏi. Chủ sở hữu
đôi khi cũng muốn tên doanh nghiệp phản ánh tên riêng của mình. Đứng từ khía cạnh
này, nếu chủ sở hữu chỉ muốn quản lý doanh nghiệp một mình hoặc muốn giữ tên doanh
nghiệp giống tên mình thìhình thức phù hợp nhất là doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp
danh hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có một chủ
sở hữu. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có số lượng chủ sở hữu tối
thiểu là hai và tối đa là năm mươi. Công ty hợp danh có số lượng chủ sở hữu tối thiểu là
hai thành viên hợp danh và không hạn chế về số lượng thành viên tối đa. Nếu chọn hình
4


thức cơng ty cổ phần thì phải có ít nhất ba cổ đông và không hạn chế số lượng cổ đông
tối đa. Công ty đại chúng và công ty đại chúng quy mơ lớn thường có trên một trăm cổ
đơng, khơng có giới hạn số cổ đơng nên có thể lên tới hàng trăm hoặc hàng nghìn cổ
đơng. Nếu các chủ sở hữu doanh nghiệp muốn hạn chế số lượng hoặc giới hạn ở những
cá nhân hoặc tổchức mà họ biết để dễ kiểm sốt doanh nghiệp thì hình thức công ty cổ
phần, đặc biệt là công ty đại chúng và công ty đại chúng quy mô lớn là không phù hợp.
Khơng có hạn chế theo luật ở bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào về quan hệ giữa tên
doanh nghiệp và chủ doanh nghiệp.
Trên thực tế, việc đặt tên doanh nghiệp theo tên chủ sở hữu doanh nghiệp cho doanh
nghiệp tư nhân và công ty hợp danh thông dụng hơn công ty trách nhiệm hữu hạn, công
ty cổ phần và cơng ty đại chúng. Hầu như khơng có cơng ty đại chúng nào có tên doanh
nghiệp đặt theo tên cổ đơng sáng lập hoặc cổ đơng kiểm sốt cơng ty. Thơng thường,
trong một doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu thì các chủ sở hữu muốn tên doanh nghiệp
có tính chất đại diện hoặc biểu trưng cho ngành nghề, sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh
nghiệp hơn là thể hiện tên của một hoặc một số thành viên hoặc cổ đơng.

4. Cơ cấu tổ chức quản lý;
Loại hình doanh nghiệp quyết định đến việc quản lý hoạt động của doanh nghiệp và
khả năng tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền quản lý doanh nghiệp. Đứng từ góc độ
của chủ sở hữu, càng có sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền quản lý doanh nghiệp
thì chủ sở hữu càng mất quyền kiểm soát đối với doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp càng
có nhiều chủ sở hữu thì càng có cơ cấu quản lý phức tạp và sự tách biệt giữa quyền sở
hữu, quyền quản lý càng rõ nét hơn.
Trong trường hợp chủ sở hữu không muốn từ bỏ quyền quản lý doanh nghiệp, hình
thức doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và cơng ty hợp
danh là loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất. Nếu đây không phải là vấn đề quan trọng,
các hình thức khác như cơng ty trách nhiệm hữuhạn hai thành viên trở lên hoặc cơng ty
cổ phần có thể được sử dụng.
Khi chọn hình thức doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên, chủ sở hữu toàn quyền quyết định mọi vấn đề trong quản lý hoạt động doanh
nghiệp. Trong trường hợp này, chủ sở hữu cũng đồng thời là người quản lý doanh nghiệp.
Công ty hợp danh và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có thể có
nhiều thành viên và phải có Hội đồng thành viên. Cơ cấu quản lý của công ty hợp danh
tương đối đơn giản và thành viên hợp danh tham gia trực tiếp vào việc quản lý cơng ty.
Do đó, chưa có sự tách biệt rõ ràng giữa vai trò của thành viên hợp danh với tư cách là
5


chủ sở hữu và với tư cách là người quản lý công ty. Trong một chừng mực nhất định, điều
này cũng đúng đối với thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, đặc
biệt là khi cơng ty có ít hơn mười một thành viên. Khi cơng ty có từ mười một thành viên
trở lên, bắt buộc phải có Ban kiểm sốt. Khi đó bắt đầu có sự kiểm sốt hoạt động quản
lý cơng ty và về lý thuyết, bắt đầu có sự phân biệt rõ ràng hơn về chức năng sở hữu và
quản lý của thành viên.
Cơng ty cổ phần có nhiều chủ sở hữu hơn và có các cơ quan quản lý để chia sẻ,
kiểm sốt quyền quản lý cơng ty. Do đó, cơng ty cổ phần có cơ cấu quản lý phức tạp nhất

trong các loại hình doanh nghiệp, bao gồm Đại hội đồng cổ đơng, Hội đồng quản trị, Ban
kiểm sốt và các người quản lý. Trong trường hợp công ty cổ phần khơng theo mơ hình
có Ban kiểm sốt thì hoạt động của Hội đồng quản trị sẽ được giám sát bởi thành viên
Hội đồng quản trị độc lập và Ban kiểm tốn nội bộ. Trong cơng ty cổ phần có sự tách biệt
rõ ràng giữa quyền sở hữu và quyền quản lý cơng ty. Đặc điểm này khơng có trong các
loại hình doanh nghiệp khác như doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh và công ty
trách nhiệm hữu hạn. Sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền quản lý được thể hiện rõ
nét hơn trong công ty đại chúng. Pháp luật quy định chặt chẽ hơn về thành viên Hội đồng
quản trị độc lập và không điều hành cũng như về tính độc lập của thành viên Ban kiểm
sốt trong cơng ty đại chúng.
5. Khả năng chuyển nhượng và bán doanh nghiệp;
Trong quá trình hoạt động, chủ sở hữu có thể muốn chuyển nhượng phần vốn góp
hoặc bán doanh nghiệp (thơng qua việc chuyển nhượng tồn bộ phần vốn góp). Khả năng
chuyển nhượng là một yếu tố quan trọng cần cân nhắc vì thơng thường, chủ sở hữu muốn
tự do chuyển nhượng phần vốn của mình mà khơng cần thông báo hay xin chấp thuận của
người khác.
Đứng từ góc độ này, cơng ty cổ phần là hình thức phù hợp nhất để tạo điều kiện cho
việc chuyển nhượng và bán doanh nghiệp. Cổ đông không phải là cổ đơng sáng lập có
quyền tự do chuyển nhượng cổ phần và khi cơng ty cổ phần niêm yết thì việc chuyển
nhượng cổ phần của công ty niêm yết sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
Chủ doanh nghiệp tư nhân không được chuyển nhượng phần vốn góp cho người
khác, tuy nhiên, chủ doanh nghiệp tư nhân có thể bán doanh nghiệp cho người khác và
vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoả nnợ và nghĩa vụ tài sản khác mà doanh nghiệp tư
nhân chưa thực hiện, trừ trường hợp người mua, người bán và chủ nợ có thỏa thuận khác.
Đối với cơng ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn và cơng ty cổ phần, có các
hạn chế nhất định đối với việc chuyển nhượng phầnvốn góp. Trong cơng ty hợp danh,
6


thành viên hợp danh chỉ được phép chuyển nhượng phần vốn góp nếu được sự đồng ý

của các thành viên hợp danh khác. Trong công ty trách nhiệm hữu hạn, thành viên chỉ
được phép chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho bên thứ ba sau khi đã chào bán
phần vốn đó cho các thành viên cịn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ với
cùng điều kiện.
Đối với công ty cổ phần (kể cả công ty đại chúng), các cổ đông phổ thông được tự
do chuyển nhượng cổ phần của mình. Tuy nhiên, các cổ đông sáng lập bị hạn chế chuyển
nhượng cổ phần phổ thông đăng ký ban đầu cho bên thứ ba trong vịng ba năm kể từ khi
thành lập cơng ty, trừ khi có sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Việc chuyển
nhượng cổ phầncủa công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán thường dễ dàng hơn tất
cả các loại hình doanh nghiệp khác nhưng phải tuân thủ biên độ dao động giá và các quy
định của Sở giao dịch chứng khoán nơi cổ phần được niêm yết.
Việc chuyển nhượng một phần phần vốn góp và cổ phần trong công ty trách nhiệm
hữu hạn và công ty cổ phần khơng ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của cơng ty trách
nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần, do đó, các cơng ty vẫn tiếp tục hoạt động bình thường
sau khi chuyển nhượng. Việc bán doanh nghiệp tư nhân hoặc chuyển nhượng phần vốn
góp của thành viên hợp danh trong công ty hợp danh thường dẫn đến việc đổi tên doanh
nghiệp.
6. Khả năng huy động vốn;
Doanh nghiệp không thể chỉ dựa duy nhất vào nguồn vốn góp của chủ sở hữu để
phát triển hoạt động kinh doanh. Đến một giai đoạn phát triển nhất định, doanh nghiệp
cần huy động các nguồn vốn khác, chủ yếu thông qua việc phát hành chứng khốn hoặc
vay ngân hàng. Khơng có hạn chế theo luật với khả năng vay vốn ngân hàng đối với mọi
loại hình doanh nghiệp, miễn là doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu cho vay của ngân hàng và
mục đích sử dụng khoản vay không thuộc trường hợp nhu cầu vốn không được cho vay
theo quy định tại Điều 8 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30-12-2016 của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh
ngân hàng nước ngồi đối với khách hàng (sau đây gọi tắt là Thông tư số 39/2016/TTNHNN). Tuy nhiên, khơng phải loại hình doanh nghiệp nào cũng được phép phát hành
chứng khoán. Do vậy, khả năng doanh nghiệp có thể phát hành chứng khốn là một cân
nhắc quan trọng của chủ sở hữu trong việc quyết định loại hình doanh nghiệp.
Hai loại chứng khốn chủ yếu thường được sử dụng trong việc huy động vốn là cổ

phiếu và trái phiếu. Doanh nghiệp tư nhân và cơng ty hợp danh khơng được phép phát
hành chứng khốn. Công ty trách nhiệm hữu hạn chỉ được phép phát hành trái phiếu
7


thường (khơng thể chuyển đổi thành phần vốn góp) bởi hiện nay khơng có cơ sở pháp lý
rõ ràng cho phép việc phát hành trái phiếu chuyển đổi hoặc bất kỳ loại chứng khốn nào
khác của cơng ty trách nhiệm hữu hạn. Công ty cổ phần được phép phát hành cổ phiếu,
trái phiếu và bất kỳ loại chứng khoán nào khác. Do vậy, so với công tycổ phần, khả năng
huy động vốn của các loại hình doanh nghiệp khácbị hạn chế hơn nhiều. Nói cách khác,
cơng ty cổ phần có nhiều sự lựa chọn nhất trong việc huy động vốn.
7. Nghĩa vụ công bố công khai thông tin liên quan đến hoạt động của doanh
nghiệp;
Một vấn đề mà chủ sở hữu quan tâm là việc bảo mật thông tin cá nhân và thông tin
doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp và chủ sở hữu khơng có nghĩa vụ cơng bố thơng tin ra
cơng chúng thì tính bảo mật được duy trì. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp và cổ đơng bắt
đầu có nghĩa vụ cơng bố thơng tin ra cơng chúng thì chủ sở hữu phải chấp nhận thực tế là
cơng chúng có thể biết các thông tin nhạy cảm liên quan đến doanh nghiệp và chủ sở hữu.
Cơng ty cổ phần có một số nghĩa vụ công bố thông tin cao hơn doanh nghiệp tư
nhân, công ty hợp danh vàcông ty trách nhiệm hữu hạn. Nếu cơng ty cổ phần có trang
thơng tin điện tử (website) thì phải cơng bố trên trang thông tin điện tử một số thông tin
bắt buộc, bao gồm: Điều lệ công ty; Thông tin về thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm
soát viên và (Tổng) Giám đốc; Báo cáo tài chính hằng năm; Báo cáo đánh giá kết quả
hoạt động hằng năm của Hội đồng quản trị, Ban kiểm sốt. Tuy nhiên, các doanh nghiệp
nhìn chung khơng có nghĩa vụ hoặc có nghĩa vụ hạn chế cơng bố thơng tinliên quan đến
hoạt động của mình. Do vậy, thơng tin của doanh nghiệp phần lớn được giữ bí mật giữa
các chủ sở hữu doanh nghiệp.
Nghĩa vụ công bố thơng tin, về cơ bản, có sự khác biệt giữa công ty đại chúng và
công ty không phải là công ty đại chúng. Doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công
ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần khơng phải là cơng ty đại chúng chỉ có nghĩa

vụ nộp một số báo cáo về tài chính, tình hình sử dụng lao động hoặc tiến độ thực hiện dự
án chocơ quan cấp phép, quản lý lao động, thuế và thống kê địa phương. Trong khi đó,
cơng ty đại chúng có nghĩa vụ đáng kể trong cơng bố thơng tin cho công chúng, bao gồm
công bố thông tin định kỳ, công bố thông tin bất thường và công bố thơng tin theo u
cầu của Ủy ban Chứng khốn nhà nước hoặc Sở giao dịch chứng khốn (đối với cơng ty
đại chúng là công ty niêm yết). Cổ đông của công ty đại chúng là cổ đông lớn, cổ đông
nội bộ và cổ đơng sáng lập có nghĩa vụ cơng bố thông tin đáng kể liên quan đến giao dịch
cổ phiếu của họ. Do vậy, thông tin của công ty đại chúng và cổ đông của công ty đại
chúng không được giữ bí mật giữa các cổ đơng.
8


8. Thuế thu nhập doanh nghiệp.
Thuế thu nhập doanh nghiệp ảnh hưởng đến lợi nhuận có thể được chia cho các chủ
sở hữu. Tuy nhiên, tại thời điểm hiện nay, tất cả mọi loại hình doanh nghiệp đều chịu một
mức thuế suất chung về thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng với lợi nhuận của doanh
nghiệp (trừ trường hợp các doanh nghiệp được hưởng ưu đãi về thuế suất khi hoạt động
trong ngành nghề được ưu đãi đầu tư kinh doanh). Đứng từ góc độ thuế thu nhập doanh
nghiệp, các loại hình doanh nghiệp khác nhau tại thời điểm hiện nay không tạo ra sự khác
nhau đối với nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp. Do vậy, việc lựa chọn loại hình doanh
nghiệp khơng quan trọng trong việc hạn chế ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp
đối với lợi nhuận của doanh nghiệp. Ngồi thuế thu nhập doanh nghiệp cịn có hai loại
thuế có thể ảnhhưởng đến thu nhập của chủ sở hữu là: Thuế áp dụng cho chủ sở hữu liên
quan đến khoản lợi nhuận hoặc cổ tức được phân chia và thuế áp dụng cho việc chuyển
nhượng phần vốn góp hoặc cổ phần.
Về cơ bản, thuế áp dụng cho chủ sở hữu liên quan đến khoản lợi nhuận hoặc cổ
tứcđược phân chia khác nhau giữa chủ sở hữu là tổ chức và cá nhân. Chủ sở hữu là tổ
chức không phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản lợi nhuận hoặc cổ tức
được phân chia vì lợi nhuận được chia cho chủ sở hữu là lợi nhuận sau thuế và thuế thu
nhập doanh nghiệp không áp dụng hai lần ở cả tầng công ty và tầng thành viên hoặc cổ

đơng; trong khi đó, chủ sở hữu là cá nhân phải chịu thuế thu nhập cá nhân đối với khoản
lợi nhuận hoặc cổ tức được phân chia. Thuế áp dụng cho việc chuyển nhượng phần vốn
góp hoặc cổ phần có sự khác nhau phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp, loại tài sản
được chuyển nhượng và loại thu nhập phát sinh (là tiền hay hiện vật). Đây là một vấn đề
phức tạp và vẫn còn đang phát triển trong luật thuế Việt Nam.
III.

KẾT LUẬN

Khi có yêu cầu tư vấn về thành lập doanh nghiệp, Luật sư cần chú ý những điểm
sau:
- Luật sư cần hướng dẫn để khách hàng là tổ chức hoặc cá nhân quyết định thành
lập doanh nghiệp biết về các loại hình doanh nghiệp được phép theo quy định của Luật
doanh nghiệp năm 2020 và 08 yếu tố chính cần xem xét khi lựa chọn loại hình doanh
nghiệp (như phân tích dưới đây). Nếu khách hàng có u cầu thì Luật sư cũng cần xem
xét các yếu tố khác để tư vấn cho khách hàng một cách phù hợp.
- Do mục đích thành lập và kế hoạch phát triển cũng như các nguồn lực của chủ sở
hữu có thể thay đổi theo thời gian, nên hình thức tổ chức kinh doanh và doanh nghiệp
cũng có thể thay đổi theo. Mơ hình kinh doanh của doanh nghiệp tại Việt Nam thường bắt
9


đầu từ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sau đó phát triển thành cơng ty trách
nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc côngty cổ phần và cuối cùng là cơng ty đại
chúng. Mơ hình doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty hợp danh ngày càng trở nên hiếm
được sử dụng ở Việt Nam.
- Tại thời điểm kinh doanh ban đầu, khi mơ hình kinh doanh cịn nhỏ, cần tiết kiệm
chi phí và chủ sở hữu có nhu cầu quản lýhồn tồn cơng việc kinh doanh của doanh
nghiệp thì chủ sở hữu có thể thành lập doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty trách nhiệm
hữu hạn một thành viên. Do doanh nghiệp tư nhân khơng có tư cách pháp nhân và chủ sở

hữu có trách nhiệm vô hạn, công ty trách nhiệmhữu hạn một thành viên rõ ràng là sự lựa
chọn tốt hơn và đây cũng là thực tiễn trên thị trường. Cũng tương tự như vậy, thành viên
hợp danh có trách nhiệm vơ hạn và công ty hợp danh cũng không phải là sự lựa chọn
thông dụng trên thị trường, trừ trường hợp hoạt độngkinh doanh có liên quan bắt buộc
phải thành lập theo hình thức côngty hợp danh.
- Khi doanh nghiệp phát triển và cần mở rộng hoạt động kinh doanh, chủ sở hữu
doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có thể mời một
số ít tổ chức hoặc cá nhân khác thân quen với mình để góp thêm vốn vào công ty và tiếp
thukinh nghiệm kinh doanh từ các tổ chức hoặc cá nhân mới góp vốn này. Tuy vậy, quyền
quản lý công ty vẫn cần được bảo đảm nằm trong một nhóm ít các thành viên. Trong
trường hợp này, công ty tráchnhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là loại hình doanh
nghiệp phù hợp. Khi cơng ty ngày càng phát triển và có nhu cầu huy động vốn thơng qua
việc phát hành chứng khốn thì cơng ty trách nhiệm hữu hạn có thể được chuyển đổi
thành công ty cổ phần để đáp ứng nhu cầu trên. Công ty đại chúng (kể cả công ty đại
chúng quy mô lớn) là bước phát triển cuối cùng của doanh nghiệp khi đã phát triển tới
một quy mô nhất định.

10



×