Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Tài liệu Những vấn đề cần lưu ý khi giao tiếp với các đối tác người Anh pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (938.44 KB, 51 trang )

ThS. TRẦN PHI HOÀNG
1










Những vấn đề cần lưu ý khi giao tiếp với các đối tác người Anh
























ThS. TRẦN PHI HOÀNG
2

- Nếu đặc điểm của người Mỹ là cởi mở, phóng khoáng, thực dụng, ồn ào, đôi
khi mang dáng vẻ phô trương bề ngoài thì khách du lịch Anh tỏ ra ngược lại. Họ
rất lãnh đạm, thường không để ý đến những người xung quanh, giữa những
người dân tộc của họ, giữa người đồng nghiệp thường khi gặp nhau họ cũng
không thích bắt tay nhau. Họ chỉ thích bắt tay nhau khi xa nhau lâu ngày
gặp lại hoặc tỏ ý cảm ơn.
-Khách Anh thường biết kiềm chế. Người Anh thể hiện ý chí của mình rất khiêm
nhường, không dùng lối nói chuyện đoán. Họ thường nói: Theo tôi (According to
me), hình như (It seem that), có thể (May be).
- Các cuộc gặp theo quy tắc phải được sắp đặt từ trước, coi trọng đúng giờ.
- Người Anh thường tỏ ra khó gần trước khi được giới thiệu nghiêm chỉnh.
- Đề tài yêu thích: Lịch sử – Kiến trúc – Làm vườn.
- Đè tài nên tránh: Tôn giáo, Bắc Ailen, Tiền và giá cả


Những vấn đề cần lưu ý khi giao tiếp với các đối tác người
Pháp
- Thường nghiêm túc và bảo thủ trong nghi thức thương mại.
- Khi đàm đạo thường hay dùng cử chỉ, điệu bộ, tốc độ 1 giờ đàm thoại sử dụng
120 lần cử chỉ điệu bộ.
- Rất tự hào về nền văn minh, về lịch sử, ngôn ngữ, hệ thống giáo dục,
nghệ thuật Pháp.

- Đề cao các món ăn ngon và thích rượu vang ngon, theo họ bữa ăn đồng nghĩa
với không khí thân mật, sự hài lòng và thư gian. Bữa trưa và tối của họ thường
có 3 món (Khai vị, món chính, món tráng miệng).
- Đề tài yêu thích: Đồ ăn – Thể thao – Văn hoá
- Đề tài nên tránh: Tiền bạc, giá cả, chính trị, những vấn đề riêng tư.




Những lưu ý khi giao tiếp với các đối tác
người Mỹ:
Khi giao tiếp, đàm phán với đối tác Hoa Kỳ
ThS. TRẦN PHI HOÀNG
3

Họ thường định trước thời lượng cho các cuộc gặp gỡ, không ngại
ngùng chủ động kết thúc khi hết giờ, nhất là khi họ thấy cuộc gặp không
mang lại lợi ích gì.
1. Những vấn đề về giờ giấc, nội dung làm việc
Bên chủ thường yêu cầu gửi trước tiểu sử tóm tắt của trưởng đoàn.
Người Mỹ thường rất đúng giờ. Sự chậm trễ được hiểu là thiếu quan tâm,
coi thường đối tác hoặc kém cỏi trong sắp xếp thời gian.
-Ngược lại, đến sớm có thể làm bên chủ bối rối do chưa sẵn sàng tiếp đón
hoặc được hiểu là quá sốt ruột hoặc không có việc gì tốt hơn để làm (Rãnh
rỗi).
-Vì muốn tiết kiệm thời gian, nên người Mỹ tập trung và đi thẳng vào vấn đề.
-Bạn thấy có người vào phòng thì thầm với người tiếp chính bên chủ hoặc đưa
cho người đó một mảnh giấy thì bạn cũng nên hiểu đó là tín hiệu bên chủ
muốn kết thúc cuộc gặp.
-Trước khi kết thúc cuộc gặp nên chủ động tóm tắt những việc đã bàn hoặc

thỏa thuận và nói rõ những việc mà hai bên dự định sẽ triển khai.
-Sau mỗi cuộc gặp gỡ quan trọng, phía khách nên gửi thư cám ơn và tranh thủ
nhắc lại những vấn đề mà hai bên đã bàn hoặc thoả thuận.

2. Danh thiếp
-Danh thiếp không quan trọng đối với người Mỹ.
-Người Mỹ trao danh thiếp cho nhau không trịnh trọng như người Châu Á.
Người Mỹ thường chỉ nhìn lướt qua hoặc thậm chí không nhìn danh thiếp trước
khi cất đi hoặc bỏ vào túi.
-Thói quen này không có nghĩa là Người Mỹ không tôn trọng đối tác, bởi
vì họ quan niệm tập trung vào người đang đối thoại với mình quan trọng và thể
hiện tôn trọng hơn là nhìn vào danh thiếp.

3. Trang phục
Người Mỹ mặc rất thoải mái, không cầu kỳ và không quan tâm nhiều đến
cách ăn mặc của người khác.
Tuy nhiên, trong công sở, tại các hội nghị, hội thảo, tiệc và các cuộc tiếp
khách các doanh nhân Mỹ cũng mặc chỉnh tề và đẹp như ở các nước khác.
Thứ Sáu hàng tuần thường là ngày người Mỹ ăn mặc ít nghi lễ nhất tại
các công sở.
ThS. TRẦN PHI HOÀNG
4

Mặc dù nhìn chung người Mỹ không cầu kỳ trong ăn mặc nhưng nếu một
doanh nhân đến giao dịch mặc một bộ com lê quá cũ hoặc nhàu nhĩ chắc
chắn sẽ tạo ấn tượng ban đầu không hay đối với đối tác.

4. Nghi lễ xã giao
Người Mỹ quan tâm nhiều đến nội dung và hiệu quả công việc hơn là nghi
lễ xã giao.

Họ quan tâm nhiều đến năng lực chuyên môn và khả năng quyết định vấn
đề hơn là chức vụ hay tuổi tác của đối tác. Họ có thể cử một chuyên viên kỹ
thuật trẻ đến gặp một lãnh đạo cấp cao của bên đối tác không phải vì coi
thường đối tác mà bởi vì chuyên viên kỹ thuật trẻ đó là người nắm vững
nhất về vấn đề cần trao đổi.
Mặt khác, người Mỹ có thể bực mình nếu bên đối tác được đại diện bởi
một cấp thấp hơn, nhưng không phải vì lý do họ bị coi thường mà vì lý do đại
diện bên đối tác không đủ thẩm quyền quyết định vấn đề mà hai bên đang
quan tâm.
Nếu có, cà phê, trà, nước lọc và nước giải khát thường được để sẵn ở
một bàn nhỏ trong phòng tiếp khách để khách tự phục vụ.
Để tiết kiệm thời gian, ở Hoa Kỳ còn tổ chức kiểu vừa ăn sáng hoặc trưa
vừa thảo luận công việc tại nhà hàng hoặc ngay tại công sở của họ.

5. Kiểm tra an ninh tại nơi làm việc
Sau sự kiện khủng bố 11/9, việc kiểm tra an ninh được thực hiện rất
nghiêm ngặt không những tại các sân bay mà còn tại các nơi làm việc quan
trọng và đông người.
Khách đến làm việc nhất là tại các cơ quan của chính phủ và các tòa nhà
lớn ở những thành phố lớn, nên mang theo giấy tờ tùy thân có dán ảnh để xuất
trình tại thường trực, và không nên mang theo hành lý cồng kềnh.

6. Đối xử bình đẳng với phụ nữ
Khoảng trên 60% phụ nữ Mỹ đi làm. Ở Hoa Kỳ vẫn chưa hết sự phân biệt
đối xử giữa nam và nữ. Tuy nhiên, ở Hoa Kỳ, phụ nữ có cương vị cao trong các
cơ quan hoặc công ty nhiều hơn, và họ có quyền lực hơn so với ở các nơi khác
trên thế giới.
Phụ nữ Mỹ không muốn mình bị coi là đặc biệt hoặc không quan trọng.
ThS. TRẦN PHI HOÀNG
5


Nếu gặp những đối tác kinh doanh là nữ, bạn hãy đối xử với họ như đối
xử với các đối tác nam giới và không nên phật ý vì cho rằng bên chủ đã đưa
phụ nữ ra tiếp bạn.
Nếu họ là chủ mời bạn đi ăn, hãy cứ để họ trả tiền như những người đàn
ông khác. Trong kinh doanh, phụ nữ Mỹ cũng quyết đoán không kém gì nam
giới.

7. Đối xử bình đẳng với những người khác chủng tộc
Hoa Kỳ là một nước đa chủng tộc. Luật pháp Hoa Kỳ cấm mọi hành động
phân biệt chủng tộc. Nhưng trong thực tế ở Hoa Kỳ vẫn chưa hết sự phân biệt
chủng tộc.
Đến Hoa Kỳ kinh doanh cần hết sức tránh các hành động, hoặc ngôn ngữ
thể hiện sự phân biệt chủng tộc. Ví dụ thay cho từ “black American” (người Mỹ
đen) người ta dùng một từ khác lịch sự và ít phân biệt chủng tộc hơn là “African
American” (người Mỹ gốc Phi).

8. Mời cơm làm việc
Bên chủ cũng có thể mời khách ăn sau khi kết thúc công việc thành công.
Họ hầu như không uống đồ uống có cồn khi ăn sáng hoặc ăn trưa vì vẫn
còn trong giờ làm việc.
Ở Hoa Kỳ, không có cảnh ép hoặc thi nhau uống rượu trong bữa ăn.
Không uống rượu là chuyện bình thường ở Hoa Kỳ.
Nếu trên giấy mời có ghi “RSVP” thì bạn cần phải xác nhận có dự hay
không càng sớm càng tốt.
Ở Mỹ, việc đưa tiền tip (tiền thưởng) là một quy định bắt buộc.
Một số nhà hàng, khách sạn đều có cộng sẵn từ 10% – 25% phí phục vụ
trong hóa đơn. Nếu không, bạn nên để lại tiền tip trên bàn ăn trước khi ra về
hoặc đưa tận tay người phục vụ.


9. Vị trí ngồi khi tiếp khách
Khách đến đàm phán hoặc thảo luận công việc thường được mời ngồi
theo hình thức đàm phán – khách ngồi đối diện với chủ, trong đó trưởng
đoàn hoặc người có chức vụ cao nhất của các bên ngồi ở vị trí chính giữa
bên mình.

10. Cấm hút thuốc
ThS. TRẦN PHI HOÀNG
6

Hút thuốc bị cấm ngày càng ở nhiều nơi ở Hoa Kỳ. Bạn luôn luôn phải hỏi
xem có được phép hút thuốc hay không trước khi châm lửa hút thuốc.
Pháp luật cấm hút thuốc trên máy bay, trong nhiều nhà hàng, và ở các nơi
công cộng. Hút thuốc thường bị cấm trong các tòa nhà làm việc; do vậy, những
người hút thuốc, bất kể là ai, đều phải ra khỏi nhà và xuống đường để hút thuốc,
kể cả trong những ngày mùa đông giá lạnh.

11. Tặng quà
Luật pháp Hoa Kỳ thực tế cấm các quan chức chính phủ nhận quà trong
quá trình thi hành công việc.
Những món quà có giá trị từ 50 USD trở lên đều phải nộp lại cho cơ quan.
Tặng quà không phải là một tập quán bình thường ở Hoa Kỳ, nên tặng
quà cũng có thể gây bối rối cho người nhận do họ không chuẩn bị quà để tặng
lại (Như ở Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật…).

12. Luật chống tham nhũng ở nước ngoài của Hoa Kỳ
Năm 1977, Quốc hội Hoa Kỳ đã ban hành Luật Chống tham (US Foreign
Corrupt Practices Act - FCPA) ).
Luật này cấm tất cả mọi cá nhân và công ty Hoa Kỳ, kể cả các công ty
nước ngoài có phát hành chứng khoán đã được đăng ký ở Hoa Kỳ hối lộ các

quan chức và nhân viên của các đảng phái chính trị, hoặc chính phủ ở nước
ngoài
Công ty Hoa Kỳ sẽ bị coi là vi phạm luật này khi họ chào hoặc hứa sẽ trả
tiền, hoặc trả tiền (ví dụ như hoa hồng) cho một người nào đó (ví dụ như đại lý
bán hàng) mà họ biết rằng hoặc có lý do để biết rằng toàn bộ hoặc một phần
số tiền đó sẽ được dùng để hối lộ các quan chức hoặc nhân viên của các
đảng phái chính trị, hoặc chính phủ ở nước ngoài.
Ví dụ, một công ty Hoa Kỳ chấp nhận trả tỷ lệ hoa hồng cao bất hợp lý
cho một đại lý bán hàng ở nước ngoài trong một thương vụ bán thiết bị quân sự
cho chính phủ nước ngoài mà không yêu cầu đại lý này giải thích lý do thì cũng
có thể cũng bị coi là vi phạm luật này.
Trả tiền, hoặc biếu hiện vật/ dịch vụ có giá trị nhằm tác động đến một
hành động hoặc quyết định tuỳ ý của quan chức để phục vụ cho hoạt động kinh
doanh của mình (ví dụ như để xin giấy phép đầu tư, bán hàng, hoặc giành hợp
đồng thầu xây dựng ) bị coi là hành vi hối lộ.
Tuy nhiên, trả tiền, hoặc biếu hiện vật/dịch vụ chỉ nhằm thúc đẩy các công
việc thường lệ của chính phủ không bị coi là hành vi hối lộ. Ví dụ, trả tiền cho
ThS. TRẦN PHI HOÀNG
7

nhân viên hải quan làm ngoài giờ nhằm hoàn thành sớm các thủ tục hải quan để
có thể kịp xếp hàng xuất khẩu hợp pháp xuống tầu không bị coi là vi phạm Luật
FCPA này.

13. Thông tin thường xuyên
Giữ liên hệ và thông tin thường xuyên với bạn hàng Hoa Kỳ là rất quan
trọng. Các nhà kinh doanh Hoa Kỳ nổi tiếng là không kiên nhẫn và rất ghét sự im
lặng.
Nếu cần thời gian để nghiên cứu hoặc thu thập thông tin trước khi trả lời
thì cũng nên thông báo cho đối tác biết đã nhận được yêu cầu và sẽ trả lời sau

và, nếu có thể, hẹn thời gian trả lời cụ thể.
Không nhất thiết phải chờ có đầy đủ thông tin rồi mới trả lời một thể;
Những nội dung nào có thể trả lời trước thì trả lời; Những nội dung chưa trả lời
được thì hẹn trả lời sau.

14. Bản ghi nhớ, cần hay không?
Cả nước Mỹ luôn xem trọng văn bản và từ ngữ. Các luật sư Mỹ rất thích
thú khi làm việc với từ ngữ, càng nhiều từ càng tốt, nên hợp đồng luôn thể hiện
tính chi tiết rất cao.
Doanh nhân Mỹ sử dụng hợp đồng và hợp đồng mẫu như một cách tự
bảo vệ bằng pháp lý.
15. Thỏa thuận lòng vòng
Trong giao tiếp, người Mỹ có xu hướng nói to, thích nhìn thẳng vào người
đối diện và hay đòi hỏi quyền lợi một cách công khai. Đó là phong cách Mỹ.
Họ luôn thúc đẩy cuộc thương lượng đến chỗ kết thúc một cách mau
chóng nhất. “Make it snappy!” (Nhanh lên!), “What are we waiting for” (Còn chờ
gì nữa?), “Jump to it” (Nhào vô!) là những câu cửa miệng của người Mỹ vì bỏ phí
thời giờ tức là phí cuộc sống.
Hãy nói chuyện với người Mỹ càng đơn giản càng tốt, nhưng phải thật
logic.

16. Không đưa ra quyết định cuối cùng
Một thói quen của người Việt trên bàn đàm phán là chốt lại vấn đề bằng
câu đại ý: “Chúng tôi sẽ có quyết định ngay sau khi xin ý kiến cấp trên”.
Các nhà đàm phán Mỹ rất khó chịu với điều này, bởi nó đồng nghĩa với
việc họ đang tiếp xúc với một người không có quyền quyết định vấn đề.
ThS. TRẦN PHI HOÀNG
8



17. Thiếu tính minh bạch
Người Mỹ mong đợi thông tin trung thực ở bàn đàm phán, thích sự chính
xác, cụ thể
Họ chia sẻ về nước Mỹ và cũng cần nhận phản hồi ngược lại.
Nếu các thống kê tài chính của công ty mình có vấn đề, doanh nhân Việt
nên nhìn nhận và giải thích rõ ràng thay vì chối quanh, lờ đi hay “tiền hậu bất
nhất” vì dễ bị đối phương xem như thiếu trung thực.

18. Tạo dựng quan hệ bằng giải trí
Người Việt thường bắt đầu hoặc kết thúc các cuộc đàm phán bằng những
hoạt động giải trí như ăn uống, ca hát hoặc thậm chí là massage, quà cáp… để
tạo sự thân thiện.
Đối với người Mỹ, những hoạt động này không cần thiết, có khi còn gây
phản ứng ngược.
Người Mỹ ít khi thỏa thuận kinh doanh bên ngoài phòng họp, càng không
có thói quen ký hợp đồng trên… bàn nhậu như ở Việt Nam.
Nếu có thể tổ chức các buổi tiệc tiếp đãi doanh nhân Mỹ, cần lưu ý một số
điều tối kỵ sau:
- Không nên lạm dụng việc giới thiệu văn hóa Việt, đặc biệt là ẩm thực. Người
Việt rất tự hào về nền ẩm thực đặc sắc và phong phú của mình nên thường chọn
các nhà hàng đặc sản địa phương để đãi khách.
Tuy nhiên, không phải người Mỹ nào cũng từng thử qua món Việt. Khi đến một
vùng đất lạ, nỗi sợ lớn nhất là mắc bệnh nơi xứ người.
Thậm chí nhiều người Mỹ cẩn thận còn không quen với những nhà hàng mini,
bàn ghế thấp ở Việt Nam. Vì vậy, khi tổ chức tiếp đãi, hãy chọn những nhà hàng
cỡ 4 sao hoặc tương đương với đẳng cấp khách sạn họ đang lưu trú và không
nên đãi đặc sản địa phương quá một lần.
- Đừng để quên các phu nhân ở lại khách sạn khi mời các ông chồng doanh
nhân đi đâu đó. Các vị phu nhân Mỹ luôn hào hứng được dự tiệc cùng chồng và
họ đánh giá rất cao sự lịch thiệp của đối tác qua vấn đề này.

Đa số người Mỹ thích nghe nhạc nhưng không thể hát. Vì vậy, nếu họ
được mời tham gia hát karaoke thì đó là cực hình.
- Đừng để sự bất ngờ trở thành đồng nghĩa với không chủ định, bởi người
Mỹ không bao giờ làm việc gì mà không có mục đích.
ThS. TRẦN PHI HOÀNG
9

Nhiều doanh nhân nước ngoài đã mất đối tác Mỹ chỉ vì sơ suất không
hiểu tâm lý này.
Để tạo sự bất ngờ cho đối tác, một chủ doanh nghiệp đã mời một cách
ỡm ờ: +“Chúng ta cùng tìm nơi nào để trò chuyện thêm”.
+Đối tác người Mỹ gặng hỏi: “Đi đâu?”.
+“Một nơi nào đó rất ấn tượng”.
+“Nhưng cụ thể là ở đâu?”.
+“Cứ đi đi, đến nơi nào ông cảm thấy thích”.
-Hậu quả là doanh nhân Mỹ đánh giá đối tác của mình là người không có mục
đích rõ ràng. Cuộc thương thảo vì thế mà thất bại.

Đúng giờ:.
Xếp hàng: chỗ nào cũng xếp hàng, xếp hàng trên xa lộ, xếp hàng lấy thức ăn, xếp
hàng lên thang máy Chỉ hai người cũng xếp hàng, không chen lấn, xô đẩy.
Giữ im lặng: Tránh gây ồn ào, nói chuyện quá to ở nơi công cộng như nhà
hàng, khách sạn, tiệm cà phê, cửa hàng, siêu thị… nhất là ở những nơi tham
quan mang tính trang nghiêm như bảo tàng, nhà lưu niệm, đài tưởng niệm…
Tiết kiệm: Khi tham gia các bữa tiệc tự chọn (buffet), bạn chỉ nên lấy thức ăn
vừa đủ dùng và hãy cố gắng ăn hết tất cả những món mình đã lấy ra đĩa.
Một số nhà hàng tại Mỹ còn có quy định phạt đối với khách lấy quá nhiều thức
ăn mà không dùng hết.
Đất nước này còn kêu gọi du khách tiết kiệm điện, nước và bảo vệ môi trường
bằng cách dán đầy các yêu cầu “chỉ sử dụng khăn khi thật sự cần thiết” trong

phòng tắm của khách sạn.
Người Mỹ luôn tránh đề cập đến các đề tài tôn giáo, tiền bạc, chính trị và những
đề tài có thể gây ra tranh luận, gây sốc chẳng hạn như vấn đề kế hoạch hóa gia
đình, quấy rối tình dục.
Các đế tài thường được nói đến là phim, sách, nhạc, thể thao, thể dục, du lịch và
ẩm thực. Cho nên nếu thường phải thương thảo với đối tác Mỹ, bạn cần nên biết
về các phim hay, bài ca nổi tiếng, cuốn tiều thuyết bán chạy… để có chuyện mà
nói với họ khi giải lao.
Đôi khi sự trùng hợp sở thích, lối sống lại giúp cho công việc chính đang đàm
phán dễ dàng thành công.
Hãy nhớ đừng bao giờ hỏi tuổi của một phụ nữ, đó là điều tối kỵ.
Nhớ rằng tặng mỹ phẩm, dầu thơm, áo quần cho bà ta là không phù hợp với văn
minh kiểu Mỹ.
ThS. TRẦN PHI HOÀNG
10
Hãy nhớ một điều rằng bạn hãy vui, lạc quan nếu được đối tác Mỹ mời về nhà
dùng các món thịt, xúc xích nướng (barbecue) với gia đình của ông ta. Vì bạn
điều đó có nghĩa là bạn đã thật sự chiếm được cảm tình, lòng tin của đối tác rồi
đó.

Những vấn đề cần lưu ý khi giao tiếp với các
đối tác người Đức:
Chúng ta nên sử dụng các chức danh để biểu lộ sự kính trọng.
Chỉ khi người đối diện yêu cầu bạn gọi họ bằng tên, nếu không bạn luôn phải dùng
đến chức danh và họ của anh ta.
Khi bước vào nơi họp bạn sẽ phải bắt tay với từng người một, kể cả với trẻ con.
Nếu bạn mời đến nhà thì những món quà được họ mong đợi nhiều nhất là hoa và
sôcôla. (Hoa hồng màu vàng và màu trà là món quà được đón nhận nồng nhiệt
nhất).
Nếu chúng ta không muốn bị hiểu lầm là "có ý đồ" thì đừng mang theo hoa hồng

đỏ vì đó là biểu hiện của sự lãng mạn.
Cẩm chướng lại biểu hiện cho sự tiếc thương người đã khuất.
Lily và hoa cúc là hình tượng của buổi tang lễ.
Món quà thường được mở ra sau khi nhận.
Họ luôn luôn đến đúng giờ. Nếu đến trễ 15 phút phải thông báo ngay qua điện
thoại và giải thích lý do.
Sau buổi tiệc 1 ngày bạn nên gửi thư cám ơn đến người chủ toạ vì sự tiếp đãi ân
cần của họ.
Nếu chưa được mời dự bàn tiệc thì bạn không nên ngồi xuống bàn, và phải ngồi
đúng ví trị bạn được chỉ định.
Đừng vội động tay khi chủ toạ chưa mời: “Chúc các bạn ngon miệng”
Tác phong khi cầm vật dụng cũng như các nơi khác trên thế giới: nĩa bên tay trái
và dao bên phải.
Tại các buổi tiệc lớn, bạn nên đợi chủ tiệc đặt khăn ăn vào lòng thì bạn mới làm
theo như vậy.
Khi đang dùng món, tuyệt đối không đặt khủy tay lên bàn tiệc.
Cố gắng dùng hết thức ăn trong đĩa của bạn.
Những món ăn như bánh mì hay chả giò thì bạn có thể dùng tay để chia nhỏ ra.
Nếu muốn ra hiệu cho phục vụ là bạn đã dùng xong thì hãy đặt nĩa và dao song
song bên phải của đĩa ăn, nĩa sẽ được đặt hơi chếch cao hơn dao một tí.
Khi cụng ly thì hãy để người chủ nâng ly trước.

Các mối quan hệ và cách thức xã giao
ThS. TRẦN PHI HOÀNG
11
Khác với nhiều quốc gia Châu Á (như Hàn Quốc, Việt Nam …) khi xây dựng các
mối kinh doanh, người Đức không quan tâm đến các mối quan hệ chỉ mang tính cá
nhân.
Họ rất xem trọng thành tích, bằng cấp mà bạn đạt được và thời gian mà công ty
bạn đã hoạt động.

Họ rất phân biệt đối xử theo chức vụ của đối tác, vì thế bạn nên để họ nhận ra
chức vụ của bạn so với họ.
Khác với nhiều quốc gia Châu Âu, cách giao tiếp của người Đức rất xem trọng sự
trịnh trọng.
Muốn có được các mối quan hệ tốt thì bạn buộc phải "cứng nhắc" tuyệt đối theo
khuôn nghi thức của họ.
Khi bàn chuyện kinh doanh với họ thì bạn chỉ nên đi thẳng vào vấn đề, đừng nói
chuyện ngoài đề.
Họ rất hoài nghi vào các lời hứa.
Họ luôn tin tưởng vào cách giao tiếp bằng hình thức viết như email hay thư từ. Vì
theo như trên, họ rất hay nghi ngờ, điều này sẽ giúp họ yên tâm để dự phòng làm
bằng chứng hay có thể đưa ra các quyết định thay đổi.

Các buổi họp mang tính kinh tế
Sắp xếp các cuộc hẹn thường có tính bắt buộc ở Đức, và nên sắp xếp trước 1 hay 2
tuần.
Khi viết thư phải gửi đến người có chức vụ cao nhất ở phòng ban, có nhắc đến tên
và chức vụ của họ.
Nếu bạn muốn gửi thư về việc lên lịch cuộc hẹn thì hãy viết bằng tiếng Đức nhé.
Đúng hẹn là một điều tuyệt đối phải tuân thủ. Nếu có nguy cơ đến trễ hay phải dời
lại cuộc hẹn thì phải thông báo ngay lập tức thật rõ ràng.
Giờ giấc cuộc hẹn phải khớp với lịch thông báo, giờ bắt đầu và giờ kết thúc phải
thật sát.
Không phải bạn không thể sử dụng tiếng Anh của mình nói chuyện với họ nhưng
bạn nên có thông dịch viên để tránh bất cứ sự hiểu sai nào.
Cuối buổi họp, nếu họ muốn biểu đạt sự đồng tình thì bạn sẽ thường bắt gặp họ gõ
các khớp ngón tay lên mặt bàn.
Người lớn tuổi hay địa vị cao nhất sẽ bước vào phòng trước.
Nếu nam và nữ có chức vụ ngang nhau thì nam sẽ vào phòng trước.
ThS. TRẦN PHI HOÀNG

12


Các buổi thương thuyết
Họ rất xem trọng các quy trình, thủ tục.
Họ chỉ đi thẳng vào vấn đề và càng nói ngắn gọn càng tốt.
Những tài liệu bạn mang đến phải có cả tiếng Anh lẫn tiếng của họ.
Những điều khoản trong hợp đồng cần được theo sát. Quyết định một khi đã đưa
ra thì không thể thay đổi.
Những hành động không đồng tình hay những thủ đoạn (nếu có) sẽ chẳng có tác
dụng đối với họ.

Cách ăn mặc
Cách ăn mặc đối với họ chỉ cần trang trọng theo nghĩa kinh doanh, không cần cầu
kỳ và có thể hơi quy cũ.
Nam giới nên mặc bộ trang phục có màu sậm.
Nữ có thể mặc bộ trang phục công sở hay đầm theo kiểu truyền thống.
Đừng mang quá nhiều trang sức hay trang điểm lòe loẹt


Đi cùng xe
Nếu được đối tác mời đi cùng trong xe - do đối tác lái - thì tuyệt đối không được
ngồi ở hàng ghế sau.
Nếu đi taxi, vị khách danh dự được dành cho ngồi ở hàng ghế sau, phía tay phải.
Người nào trả tiền taxi thì ngồi ở phía trước hay ở sau người lái xe.

Trao danh thiếp
Khách là người đầu tiên trao danh thiếp. Nếu trao cho nhóm người thì người có
cấp bậc cao nhất được trao đầu tiên.
ThS. TRẦN PHI HOÀNG

13
Nếu không biết thứ tự cấp bậc của chủ nhà thì trao danh thiếp cho tất cả, bắt đầu từ
người ở bên cạnh mình. Phải xem danh thiếp trước khi cất đi.

Khu vực riêng tư
Trong văn phòng, ở hành lang hay khi gặp nhau nên chú ý giữ khoảng cách.
Khoảng cách 60 cm được coi là khu vực dành cho bạn bè thân thiết. Khi trao đổi
về công chuyện làm ăn nên đứng cách nhau khoảng 1 mét nếu chỉ có hai người,
nếu đứng thành nhóm thì khoảng cách từ 1 - 2 mét.

Làm quen
Khi làm quen chú ý nhấn mạnh những tương đồng để tạo bầu không khí thân
thiện, không nên đề cập đến những chủ đề chính trị hay tôn giáo.
Những nhận xét nên mang tính tích cực, không nên chỉ trích hay phê trách, không
nên lôi kéo hay để bị sa đà vào cuộc tranh luận về vấn đề to tát.

Những vấn đề cần lưu ý khi giao tiếp với các
đối tác người Tây Ban Nha:
Các văn phòng và đại lý ở Tây Ban Nha thường đóng cửa từ 1 giờ và trễ nhất là
4 giờ 30 phút chiều.
Về ăn mặc, theo quan niệm của người Tây Ban Nha, giày đen biểu thị cho các
cơ hội kinh doanh. Người Tây Ban Nha rất thích màu đen và các màu tối.
Quần áo cần chỉnh tề, nam mặc complê và phải đeo cà vạt, nữ mặc áo vest và
váy.
Theo phong tục, trước và sau buổi họp mọi người bắt tay nhau và chào hỏi niềm
nở.
Người Tây Ban Nha thường "bảo thủ " trong thói quen mua sắm của mình. Họ
thường mua hàng có nhãn hiệu nổi tiếng.
Giờ làm việc ở Tây Ban Nha thường từ 9 giờ sáng tới 6 giờ chiều. Ngày làm việc
từ thứ 2 tới thứ 6. Ngân hàng mở cửa từ 8.30 sáng tới 2.30 chiều từ thứ 2 tới

thứ 6 và đôi khi cả sáng thứ 7.
Các bách hoá tổng hợp thường mở cửa từ 10 giờ sáng tới 8 giờ tối, từ thứ 2 tới
thứ 7. Để thuận tiện cho việc giao dịch, các cuộc hẹn gặp nên được báo
trước "

ThS. TRẦN PHI HOÀNG
14

Những tội phạm như móc túi, trộm, cướp trên xe hơi thường xuyên xảy ra
thường nhằm vào những du khách thiếu cảnh giác.
Andorra là vùng có tỷ lệ tội phạm thấp nhất ở Tây Ban Nha.
Bọn trộm cướp thường tìm cách làm cho nạn nhân sao nhãng như phun mù tạt
vào quần áo, hỏi đường… ở Tây Ban Nha chỉ cần lơ đãng một phút coi như túi
xách hay đồ đạc của bạn đã bị đánh cắp.
-Mỗi năm chính phủ Tây Ban Nha ban hành các ngày nghỉ riêng, dưới đây là những ngày
nghỉ phổ biến trong năm:
Ngày 1 tháng 1: Tết
Ngày 6 tháng 1: Lễ hiển linh
Ngày 12& 13 tháng 4: Ngày thứ năm thánh và thứ 6 tuần thánh
Ngày 1 tháng 5: Ngày Quốc tế lao động
Ngày 15 tháng 8: Lễ Đức mẹ
Ngày 12 tháng 10: Quốc khánh
Ngày 1 tháng 11: Ngày lễ thánh
Ngày 6 tháng 12: Ngày Hiến Pháp
Ngày 8 tháng 12: Lễ hội Đức bà Mari
Ngày 25 tháng 12: Lễ Nôen


Những vấn đề cần lưu ý khi giao tiếp với các
đối tác Nga:

Người Nga luôn mong muốn đối tác của mình đúng giờ.
Về cách thức làm việc, fax và email là phương tiện giao tiếp tốt nhất được ưa chuộng, vì văn thư
bưu điện có thể thất lạc.
Theo tập quán, trước khi đến Nga, bạn cần thông báo với công ty phía Nga về những đề xuất và
mục tiêu kinh doanh dự kiến của bạn.
Trong mọi giao dịch công việc, giấy bút, văn bản là phần tối quan trọng, nhìn chung, người Nga
thường ít tin vào những văn bản không có chữ ký.
Người Nga thường khuyến khích tinh thần làm việc dân chủ và linh hoạt.
Việc thể hiện tôn trọng cấp trên và ý thức rõ cấp bậc rất quan trọng trong việc xây dựng và duy trì
quan hệ kinh doanh ở Nga.

Quan hệ cá nhân và quan hệ thân mật là phần trung tâm trong hoạt động kinh doanh ở Nga. Sự
tiếp xúc tại các buổi gặp mặt trao đổi công việc như đơn giản là xiết chặt tay hay thậm chí cái ôm
là biểu hiện tích cực.
Trong trường hợp có bất đồng, nên tránh cách xử lý bằng đường chính thống, cần lưu ý, người
Nga rất “hướng về con người” và sẽ hưởng ứng với cách tiếp cận cá nhân.
Đừng tán dương hay khen thưởng cá nhân nào công khai trước đông người vì điều này có thể
làm người khác nghi ngờ hoặc tạo ra sự đố kỵ.
Bạn cần lưu ý là ở Nga, chủ nghĩa tập thể chi phối các cá nhân.
Người Nga có câu ngạn ngữ “đừng vội trả lời” mà “hãy vội lắng nghe”.


ThS. TRẦN PHI HOÀNG
15
Thực tiễn kinh doanh tại Nga
Danh thiếp rất quan trọng. Nếu có thể, bạn nên in danh thiếp một mặt bằng tiếng Nga và một mặt
bằng tiếng Anh.
Khi diễn thuyết bạn cần trình bày rõ ràng đi thẳng vào vấn đề và logic.
Mặc dù nhiều vấn đề mang tính nguyên tắc được thảo luận trong môi trường thân thiện tại những
địa điểm không chính thức nhưng thương lượng, quyết định cuối cùng được thực hiện tại văn

phòng.
Một lưu ý khác, khi bắt đầu buổi gặp mặt, người đứng đầu công ty thường mở đầu cuộc thảo
luận và giới thiệu các thành viên theo thứ tự cấp bậc từ trên xuống dưới.

Một số phép xã giao ở Nga:
Nên bắt tay chặt khi chào gặp mặt và tạm biệt người Nga đồng thời nhìn thẳng vào mắt đối tác.
Nên chia sẻ vài câu chuyện thân mật trước khi đi vào công việc, thường là nói về gia đình và các
vấn đề cá nhân.
Nên chuẩn bị một món quà để thể hiện sự phát triển của công ty bạn và tầm quan trọng của
thương vụ sắp tới, thường là vật phẩm mang đặc trưng của vùng/đất nước bạn hoặc vật phẩm
có logo của công ty bạn.



Một Thụy Sỹ- Những vấn đề cần lưu ý
-Ai cũng biết đây là quốc gia thuộc loại giàu nhất thế giới xét về thu nhập bình quân đầu người.
Song chắc ít người biết về tính cần cù tiết kiệm của người Thụy Sĩ.
"Chớ nên đánh giá qua y phục". Rất có thể, trong số những người ăn vận rất bình thường ấy lại
có những vị triệu phú hoặc tỷ phú"
-Để lại thức ăn thừa trong đĩa là bất kính đối với chủ nhân.
-Những người Thụy Sĩ thuộc loại có địa vị trong xã hội, chủ các doanh nghiệp lớn, chủ nhà băng
lớn và các quan chức cấp cao trong chính quyền: tất cả họ đều tiết kiệm như vậy. Chẳng nói
cũng biết những người dân thường thì càng tiết kiệm hơn nhiều.
-Một số phái đoàn Trung Quốc có việc ra nước ngoài phải đi qua đất Thụy Sĩ thường phàn nàn
Không thể phủ nhận là người Thụy Sĩ quản lý tiền nong của cải cực kỳ chặt chẽ, có lúc đến là kỳ
quặc, quá ư keo kiệt.
-Các nghị sĩ Quốc hội Thụy Sĩ không lĩnh lương, chẳng ai có thể sống bằng chức nghị sĩ. Nghĩa
là họ phải làm thêm các công việc khác, chỉ được nhận phụ cấp trong thời gian họp Quốc hội.
-"Keo kiệt" là mỹ đức.
Đại để từ những chuyện kể trên người ta đi đến kết luận là dân Thụy Sĩ "keo kiệt". Để thêm dấu

ngoặc kép vào từ keo kiệt bởi lẽ tôi cho rằng kết luận như trên là có phần nông cạn, phiến diện.
Thực sự, đó chính là đức tính tốt đẹp của người Thụy Sĩ, là tinh thần dân tộc vĩ đại và đáng quý.
ThS. TRẦN PHI HOÀNG
16
Thụy Sĩ là một nước nhỏ, núi đồi chiếm hầu hết diện tích lãnh thổ. Dãy núi Alps (An-pơ) xuyên
suốt đất nước, hầu như không còn mấy vùng đồng bằng. Nước này không có tài nguyên khoáng
sản gì đáng kể, lại không giáp biển, điều kiện thiên nhiên rất xấu. Một quốc gia như vậy mà nhiều
năm qua được Ngân hàng Thế giới đánh giá là giàu nhất thế giới, thu nhập bình quân đầu người
vượt quá 40 nghìn USD.
-Được như vậy là nhờ mấy thế hệ người Thụy Sĩ đã phấn đấu gian khổ, chắt chiu từng xu mà
có. Ngày xưa họ là một nước nghèo xơ nghèo xác, tới mức người dân phải kiếm sống bằng cách
ra nước ngoài đi làm lính đánh thuê cho người ta, đổi xương máu lấy miếng ăn nuôi gia đình.
-Mọi người đều biết cho tới nay toàn bộ đội vệ binh của thành Vatican ở Italy đều là người Thụy
Sĩ. Dĩ nhiên, ngày nay họ làm lính gác không phải để kiếm sống nữa, mà chỉ để thừa kế truyền
thống một giai đoạn lịch sử khó khăn vất vả của đất nước họ.
-Những người Thụy Sĩ giàu có đều rất bình dị, không kiêu ngạo, không khoe của. Họ không phô
trương sự giàu có của mình qua cách tiêu tiền, mua sắm, ăn mặc.


Những vấn đề cần lưu ý khi giao tiếp với các
đối tác Australia:
Australia (Commonwealth of Australia) là một quốc gia nằm ở Nam bán cầu.
Úc có diện tích ngang với diện tích của 48 tiểu bang trên đất liền của Hoa Kỳ và lớn gấp
rưỡi diện tích châu Âu nhưng lại có mật độ dân số thấp nhất thế giới, chỉ có 2 người trên
1 cây số vuông.
Đây là nước lớn thứ sáu trên thế giới, là nước duy nhất chiếm toàn bộ một lục địa. Kể từ
năm 1945, hơn 6 triệu người trên khắp thế giới đã đến Úc sinh sống.
Ngày nay, hơn 20% dân số Úc là những người sinh ở nước ngoài và hơn 40% là những
người có xuất xứ từ nhiều nền văn hóa pha trộn vào nhau. Vì vậy khi tham gia các cuộc
đàm phán với người Úc bạn cần lưu ý một số điểm như sau:


Về trang phục
Người Úc thường thích những trang phục nhẹ nhàng, đơn giản và lịch sự. Trang phục phù
hợp với nam giới là comple và cavat còn với nữ là bộ vest hoặc váy công sở nhẹ nhàng.
ThS. TRẦN PHI HOÀNG
17
Về cử chỉ giao tiếp chào hỏi
- Bắt tay là cách chào hỏi được người Úc sử dụng phổ biến nhất;
- Đàn ông thì không nên nháy mắt với phụ nhữ vì họ coi như vậy là sự thiếu lịch sự;
- Khi tiếp xúc với người Úc bạn cũng cần nhìn thẳng vào mắt họ để thể hiện sự tôn trọng
của mình giành cho họ;
- Người Úc sống rất vui nhộn và có lòng nhiệt tình, cởi mở. Tuy nhiên khi có một vấn đề
nào đó cần bàn luận, họ sẽ sẵn sàng tranh luận, không ngần ngại bày tỏ quan điểm của
mình. Điều này thể hiện bản tính sôi nổi nhiệt tình và chân tình của người Úc. Họ coi
thảo luận, tranh luận là thú vui;
- Bạn hoàn toàn không nên thể hiện thái độ lấn át lên đất nước và con người Úc vì họ rất
khó để tiếp thu những lời nói có ý chỉ trích lên bản thân họ cũng như đất nước của họ;
- Khi chào hỏi người Australia, bạn nên chào hỏi bằng cách kèm theo các từ “ông”, “bà”,
“cô” hay lịch sự hơn nữa là “ngài” vào trước họ của một người nào đó để thể hiện thái độ
kính trọng;
- Cần lưu ý rằng khi tự giới thiệu mình, bạn không nên giới thiệu chức danh, trừ khi
được yêu cầu, hoặc nếu có giới thiệu thì chỉ nên giới thiệu qua; nếu không bạn sẽ bị coi
là khoe khoang.
Về gặp gỡ và đàm phán
- Bạn cần lên kế hoạch hẹn gặp trước đó một khoảng thời gian khá dài thông thường là
một tháng trước đó;
- Bạn có thể bị phạt nếu như trễ hẹn hoặc hủy bỏ buổi hẹn mà không thông báo trước.
-Người Úc thường không tin cậy người luôn trễ hẹn
- Trước khi tiến hành cuộc họp thường có sự hội ý sơ bộ;
- Khi đàm phán, người Australia thích sự thẳng thắn, nêu thẳng vấn đề cái gì có lợi và cái

gì có hại. Bạn trình bày càng ngắn gọn, đơn giản, càng nêu bật được vấn đề lên càng tốt.
- Một nét văn hóa rất nổi bật của người Úc đó là sự khiêm tốn, luôn thích tạo không khí
nhẹ nhành cởi mở – Người Úc thường rất chú trọng tới những chính sách và quy định
chung của doanh nghiệp vì thể việc giải quyết vấn đề và đưa ra quyết sách thường được
dựa trên tình hình thực tế chứ hoàn toàn không căn cứ trên cơ sở tình cảm hoặc cá nhân.
ThS. TRẦN PHI HOÀNG
18
Việc đưa ra quyết định đòi hỏi khá nhiều thời gian vì thông thường cấp trên trước khi đưa
ra quyết định thường lấy ý kiến của cấp dưới. Đây là một đặc điểm trong văn hoá kinh
doanh của người Australia, vì vậy mà sự vội vàng của bạn sẽ là không cần thiết;
- Một điều nữa cần lưu ý trong quá trình đàm phán với đối tác người Úc đó là cần tránh
nói đến cuộc sống cá nhân trên bàn đàm phán.
- Người Úc rất thích thể thao vì thế họ thường rất thích bàn luận về các chủ đề thể thao
ngay cả trên bàn đàm phán.

Khi đi công tác, du lịch đến đất nước này, bạn không nên mang theo các loại
áo quần hay nón mũ có gắn lông chim, hoặc đan bằng tre, nứa, cọ lát
Tất cả đều sẽ bị tịch thu ngay từ sân bay. Nếu cố tình giấu diếm, rất có thể bạn
sẽ bị chính quyền địa phương phạt tù ngay khi bị phát hiện.



Những vấn đề cần lưu ý khi giao tiếp với các
đối tác Canada:
Đối tác người Canada rất thích phong cách trình bày và đàm phán cụ thể, rõ
ràng, mạch lạc, dứt khoát.
Doanh nhân Việt Nam nên chủ động và tự tin giới thiệu và khẳng định
những thế mạnh của mình ngay.
Người Canada rất coi trọng chất lượng dịch vụ, rất thích có những sản
phẩm chất lượng cao và thời gian cung ứng ngắn.


Phong cách đàm phán của họ cũng vẫn giống phong cách đàm phán của
người Anh nhiều hơn là người Mỹ. Họ ít khi sa đà vào những ý tưởng lớn
lao nhưng khó khả thi, mà thường tập trung vào cái trong khả năng có thể
đạt được và ít rủi ro hơn cả.

Sau khi đàm phán, nên có thư cám ơn một lần nữa về cuộc trao đổi. Cách
thức hay được sử dụng nhất để gây dựng mối quan hệ và để cám ơn sau khi
đàm phán là e-mail.
Nên soạn thảo hợp đồng hợp tác bằng tiếng Pháp và tiếng Anh vì quốc gia
này có hai khu vực ngôn ngữ là tiếng Anh và tiếng Pháp.
Trong nhà hàng, tập tục ở họ là vị khách trả tiền típ ít nhất từ 10 đến
15% tiền thanh toán trong hóa đơn.
Ở Canada cấm hút thuốc lá trong nhà hàng, văn phòng, các cơ sở công cộng.
Ai muốn hút thuốc phải ra ngoài trời, bất kể khi đó đang là mùa đông hay
mưa gió.
ThS. TRẦN PHI HOÀNG
19

Tuyệt đối không được có bất cứ lời gì ẩn ý thóa mạ về văn hóa, sắc tộc,
tôn giáo, chính trị hay thậm chí về giới tính.
Vì lý do phòng bệnh hơn chữa bệnh, đối tác người nước ngoài đến Canada
nên rất hạn chế uống rượu. Trong bữa ăn trưa thường không uống bất cứ đồ
uống có cồn nào, bữa tối nhiều lắm cũng chỉ có một cốc rượu vang.
Cũng chính vì thế mà đất nước này rất ít bán rượu và uống rượu.
Khi giao tiếp với đối tác Nhật

Những biểu hiện đầu tiên trong quá trình giao tiếp của người Nhật là thực hiện
những nghi thức chào hỏi.
Một quy tắc bất thành văn là “người dưới” bao giờ cũng phải chào “người trên”

trước và theo quy định đó thì người lớn tuổi là người trên của người ít tuổi, nam là
người trên đối với nữ, thầy là người trên (không phụ thuộc vào tuổi tác, hoàn
cảnh), khách là người trên

Người Nhật khi đang thực thi nhiệm vụ hoặc đang suy nghĩ thì không nên đưa ý
kiến chệch vấn đề đang bàn, nói những câu thiếu thông tin, hỏi về đời tư. Bạn sẽ bị
đánh giá là thiếu nghiêm túc.
Nụ cười hay tiếng cười của người Nhật có thể là do họ cảm thấy bối rối hoặc khó
chịu, và có thể không mang nghĩa là họ đang vui.
Với người Nhật, việc tặng tiền thường bị xem là thô lỗ, tiền mặt là loại quà cáp
quy chuẩn trong đám cưới hay cho trẻ em trong năm mới.
Khi gọi ai đó bằng cách vẫy tay, nên để tay thẳng, lòng bàn tay hướng xuống, sau
đó quạt các ngón tay xuống, việc cong một vài ngón tay trong không khí là cử chỉ
tục tĩu.
Sẽ là một lỗi trong giao tiếp nếu chỉ tay trực tiếp vào người khác, thay vào đó ta
mở rộng bàn tay ngửa lên trên như thể đang bưng một cái mâm và chỉ về phía
người đó.
Họ tỏ ra khó chịu khi phải đợi và rất mất cảm tình với người sai hẹn. Nếu là người
đi tìm hiểu cơ hội hợp tác kinh doanh thì anh ta khó có cơ hội thứ hai gặp lại.

Người Nhật thích tặng quà cho từng người khách và khi được tặng quà thường
không mở món quà đó trước mặt người tặng quà, như luật bất thành văn, họ tặng
quà nhau trong các ngày lễ tết hoặc khi có tin vui, thăng quan tiến chức.

Việc tặng quà ở Nhật mang tính chất hình thức hơn là nội dung. Ví dụ,
mừng đám cưới thì phải dùng loại phong bì có chữ "kotobuki", phúng
ThS. TRẦN PHI HOÀNG
20
viếng đám tang phải dùng phong bì có vạch đen in hình hoa sen, hay thăm
người bệnh thì phong bì không trang trí hoa đỏ.

Nếu có dịp đi công tác sang Nhật Bản bạn nên mang theo nhiều món quà
khác nhau để chủ động tặng cho đối tác.
Khi tặng quà người Nhật cần lưu ý:
Các món quà không cần phải đắt tiền, đôi khi chỉ là hộp bánh (tuy nhiên,
món quà đắt tiền không bị coi là hối lộ), nhưng cần phải được gói đẹp, cẩn
thận bằng giấy gói tặng phẩm.
Người châu Âu đa phần không đóng gói quà tặng, còn người Nhật lại coi
việc đóng gói và nghi thức trao quà là nghệ thuật văn hoá giao tiếp tinh tế
và nhiều ý nghĩa.
Cách gói quà của họ cũng rất cầu kỳ, bên trong ba lớp, bên ngoài ba lớp
và cuối cùng thắt một sợi dây lụa, dây giấy xinh đẹp. Người Nhật cho rằng
nút thắt vặn theo hình dây thừng có gửi gắm linh hồn con người, bày tỏ
tấm lòng của người tặng quà.
Những dịp chúc mừng họ sẽ thắt dây giấy màu đỏ trắng theo hình chiếc
kéo để tương trưng cho may mắn đang đến, nhưng dịp buồn thì thường
thắt dây giấy màu trắng đen để tượng trưng cho sự buồn đau và sự đen
đủi sẽ không đến nữa.
Nên đựng quà trong túi kín, không để cho đối tác nhìn thấy ngay từ lúc
đầu gặp gỡ.
Tặng quà vào cuối buổi gặp gỡ, không tặng trước khi làm việc vì làm như
vậy có thể đối tác sẽ hiểu bạn dùng quà để tác động tới công việc. Tuy
nhiên, để tranh thủ thiện cảm của đối tác, sau khi kết thúc công việc, bạn
nên nhanh tay tặng quà trước cho họ thì hay hơn là để họ tặng quà mình
trước rồi mình mới tặng lại.
Nếu bạn muốn tặng quà riêng cho ai đó thì không nên tặng trong lúc có
mặt người khác.
Nếu bạn muốn tặng quà cho một nhóm người thì bạn phải đảm bảo có đủ
quà cho tất cả những nguời có mặt. Nếu không đủ thì, một là không tặng
nữa, hai là chỉ tặng cho một người có chức vụ cao nhất.
Nguời Nhật rất phân biệt thứ bậc. Món quà có giá trị cao hơn phải được

tặng cho người có chức vụ cao hơn.
Khi tặng quà bạn nên nói "có chút quà mọn tặng ông/bà làm kỷ niệm", để
ngụ ý quan hệ mới là quan trọng, còn quà chỉ là vật kỷ niệm.
Khi tặng hay nhận quà bạn nên đưa và nhận bằng cả hai tay và hơi cúi
người xuống để tỏ lòng kính trọng và cám ơn.
ThS. TRẦN PHI HOÀNG
21
Cũng giống phong tục Việt Nam, khi được tặng quà người Nhật thường
lịch sự nói đôi ba câu từ chối trước khi chấp nhận. Người Nhật cũng không
mở quà ngay trước mặt người tặng.
Không nên tặng người Nhật những món quà gì:
Việc gói quà tặng là cả một nghệ thuật, bạn nên nhờ nhân viên bán hàng làm giúp
để tránh sai sót. Không nên tặng quà có số lượng 4 hoặc 9, những vật nhọn hoặc
trà uống vì chúng tượng trưng cho điều kém may mắn tại Nhật.
Người Nhật rất kị số 4 và số 9 vì âm của số 4 đồng âm với chữ "tử", nghĩa
là "chết" và số 9 được coi là số không may mắn vì nó có nghĩa là sự chịu
đựng, sự đau khổ
Không nên tặng người Nhật chiếc lược chải tóc vì từ chiếc lược trong
tiếng Nhật là "kushi", "ku" là sự chịu đựng, sự đau khổ, "shi" đồng âm với
từ "chết", "kushi" là cộng cả hai điều bất hạnh này.
Những món quà có in hình con cáo, vì họ cho rằng con cáo tượng trưng
cho tình tham lam.
Không nên tặng trà vì trà có ý nghĩa là người nhận không trong sạch
Không nên tặng đồ vật làm bằng thủy tinh, sành sứ và vật có hình dáng
như bình hay hủ, vì điều đó thể hiện sự mau vỡ, không bền.
Không nên tặng dao, kéo hay các vật sắc nhọn khác vì điều đó thể hiện sự
chia cắt, không trọn vẹn, không hạnh phúc
Nếu người nhận quà không phải là người thân hay người yêu của mình thì
không nên tặng cà vạt và dây đeo cổ vì người nhận sẽ nghĩ rằng mình
muốn trói buộc họ.

Quà tặng đảm bảo duy trì mối quan hệ lâu dài, gợi nhớ về một chuyến đi,
những con người đã được tiếp xúc. Chúc bạn ghi được điểm với đối tác
Nhật Bản không phải bởi bản thân món quà mà là vì nghệ thuật tặng quà
khéo léo, tinh tế và đầy tri thức văn hoá của bạn

Tăm xỉa răng không để trên bàn ăn, ăn xong bạn ra quầy tính tiền và lấy
tăm ở đó.

Khi đến nhà người khác chơi, được chủ nhà mời vào nhà thì người khách phải đáp
“cảm ơn, rất hân hạnh” và cởi bỏ áo khoác trước cửa nhà.
Nếu là người đến thăm lần đầu thì chỉ ở chơi không quá nửa giờ, sau đó vào lúc
thích hợp phải xin phép ra về với câu “Tôi đã làm phiền ngài quá lâu, xin lượng
thứ”.
Sau khi cởi đôi dép đi trong nhà, người khách phải quay mũi dép vào trong phòng,
ở cửa người khách phải cúi chào một lần nữa và cảm ơn chủ nhà vì sự tiếp đón rồi
mới đi ra.
ThS. TRẦN PHI HOÀNG
22
Phụ nữ Nhật khi nói chuyện với người ít quen biết thì họ phải im lặng và nhìn đi
chỗ khác, đó được coi là những hành vi đức hạnh, được đánh giá là người phụ nữ
đức hạnh, còn nếu nhìn chăm chú sẽ bị đánh giá là người không đứng đắn, thiếu
đức hạnh vì hành vi đó được đánh giá như lời mời gọi dẫn tới sự thân mật.



Đặc biệt phụ nữ thường ngực nhỏ, có người chân rất to, nên được gọi là chân
"daikon" (đại căn: củ cải, chân củ cải đối với Việt Nam thì đâu có gì gọi là to,
nhưng đây là củ cải Nhật Bản, to gấp 3, 4 lần củ cải Việt Nam, tuy vậy hiện nay
cũng ít người có loại chân này), cườm tay phụ nữ Nhật có thể lớn hơn cườm tay
thanh niên Việt, đôi khi họ đeo đồng hồ đàn ông cũng vừa. Làn da phụ nữ thường

láng mịn, người mình gọi là làn da trứng gà bóc, nhưng người Nhật cho là làn da
"mochihada, bánh dầy" (bính cơ), và đặc biệt bàn tay của đa số các cô thường nuột
nà rất đẹp.

Tính cách người Nhật
"Người Nhật vừa hung bạo vừa hiền hòa, vừa nghiêm khắc vừa thơ mộng, vừa
cứng ngắc vừa nhu nhuyễn, vừa trung thành vừa phản trắc, vừa can đảm vừa hèn
nhát, vừa bảo thủ vừa cấp tiến và chịu ảnh hưởng cùng lúc của Thần Đạo và tam
giáo Nho, Phật, Lão ".

Tinh thần kỷ luật đi đối với giáo dục

Ngoài ra còn lót những tấm nhựa chỉ đường và loa phát nhạc báo cho người mù ở
một số chỗ băng ngang đường. Tiền giấy cũng có dấu hiệu nổi đặc biệt, ở ga xe
điện thì dán bảng ghi bằng chữ nổi dành cho người mù để có thể tự mua vé
Quanh các trường Tiểu Học thì thường có người cầm cờ hướng dẫn các em nhỏ
qua đường.

Người Nhật nổi tiếng là dặn dò chi tiết nhất so với các dân tộc khác.
Xe điện lúc nào cũng thông báo mở cửa bên nào, xin lưu ý đừng để quên hành lý,
khi bước ra coi chừng khoảng cách giữa toa xe và thềm ga

Lễ nghĩa – Lịch sự

Ai cũng thấy là người Nhật rất lễ nghĩa, chào nhau không phải một lần mà đôi khi
năm lần bẩy lượt.
Ăn mặc lịch sự, nói năng nhỏ nhẹ, Trừ một số giới trẻ ăn mặc lố lăng, người đi
làm đều ăn mặc lịch sự, nhìn ngoài đường không thể nào đoán được họ làm việc
gì, áo quần luôn sạch sẽ, khi vào nơi làm mới thay quần áo làm việc lao động, nên
đôi khi chỉ là nhân viên làm vệ sinh, đổ rác.

ThS. TRẦN PHI HOÀNG
23
Phái nam Nhật hầu như không có chuyện thấy người đẹp lạ ngoài đường mà hút
gió, ngỏ lời tán tỉnh, chọc ghẹo lẽo đẽo theo nàng về tới nhà rồi trồng "cây si"
luôn.
Nhưng bạn với nhau thì giữa nam nữ lại có vẻ gần gũi, tự nhiên hơn người Việt.
Đi nhậu chung mà nếu một bên say thì bên kia sẵn sàng dìu đi. Vì vậy, đôi khi
người Nhật kết hôn trễ, có tới khoảng 50% phải nhờ người giới thiệu, gọi là "miai"
(kiến hợp).
Phụ nữ được khen đẹp thì chắc là ai cũng thích, nhưng phụ nữ Nhật thì mắc cỡ, tỏ
thái độ khiêm tốn và thường nói: "Cám ơn", còn phụ nữ Việt "đáo để" hơn, thường
trả lời: "Sạo", "Đừng có nịnh" còn người lạ mà khen, có khi bị lườm nguýt cho
một phát rồi nói: "Vô duyên!".

Vào ngày lễ Tình Nhân, phụ nữ Nhật thường tặng chocolate cho tất cả đồng
nghiệp phái nam trong văn phòng.
Nhật Bản có Ngày Tình Yêu (Valentine), là ngày 14 tháng 2. Theo truyền thống Á
Đông, trong truyền thuyết Nhật cũng từng nói tới chuyện có vị thần phái nữ tỏ tình
với vị thần phái nam trước, nhưng cho là chuyện không nên, nên phái nữ lúc nào
cũng ở thế bị động, khó kiếm chồng. Vì vậy, Ngày Tình Yêu là ngày phái nữ tặng
quà cho phái nam, thường là chocolate để phái nữ có cơ hội mạnh dạn lên tiếng.
Còn khi hai bên quen nhau thân thì phái nam không những tặng hoa hồng còn tặng
quà và phái nữ cũng tặng quà ngược lại nhưng không tặng hoa.


Ngày Trắng (White Day), là ngày 14 tháng 3, phái nam tặng quà đáp lễ cho phái
nữ, thường là kẹo. Ở Việt Nam không có ngày này.

Phái nữ Nhật Bản dường như không bỏ lỡ cơ hội "vùng lên" để kiếm chồng này,
nên họ chờ ngày 14/02 để "mượn quà thay lời muốn nói" và mong ngày 14/03 để

xem phái nam đáp ứng như thế nào.
Dịp này phái nữ ào ào đi mua chocolate như bão táp với sự tiếp tay kiếm lời rất
đắc lực của các cửa tiệm thương mại. Sở dĩ phái nữ phải làm như vậy bởi đa số
phái nam Nhật Bản "cù lần", không biết "tán gái".

Trong công sở, tư sở và các hãng xưởng cũng vậỵ Cấp trên la mắng cấp dưới rất
nặng, bất chấp thể diện người bị la mắng, làm cho nhiều khi người ngoài thấy rõ
sự khúm núm, sợ sệt của cấp dưới. Và trong nhiều trường hợp cấp dưới thi hành
mệnh lệnh mà không cần suy nghĩ gì cả, như chỉ cốt làm vừa lòng cấp trên! Họ
cũng rất trọng chủ nghĩa "bái kim" (quá trọng đồng tiền), nên sống có hai mặt, với
nhân viên thì gắt gao, mà với khách thì cởi mở, ngọt ngào. Đó là cái giá mà người
Nhật đã phải trả để xã hội ổn định và phát triển. Mỗi người phải chịu khép bớt
phần đòi hỏi tự do của mình.


ThS. TRẦN PHI HOÀNG
24

Giáo dục của Nhật tập cho trẻ em Nhật làm việc chung với nhau ngay từ nhỏ.

Các bà mẹ Nhật dạy cho con tính tự lập từ khi chúng mới biết đi. Bà mẹ đi trước,
con đi sau, nếu con vấp ngã, kêu khóc, bà mẹ vẫn đứng phía trước chờ chứ không
chạy lại đỡ như người Việt. Đứa bé khóc mãi không được mẹ lại đỡ đành đứng
dậy đi theo.
Cha mẹ chiều con và trẻ em Nhật được tự do, tự lập gần như Âu-Mỹ. Chúng tự
quyết nhiều, khoảng 13, 15 tuổi là cha mẹ không được xâm phạm vào đời tư của
chúng, không được truy hỏi thành tích học hành ở trường ra sao Nhưng đôi khi
vì chưa đủ trí khôn, chúng làm theo bản năng và bạn bè rủ rê, hay nhất là bị đứa
lớn ăn hiếp bắt làm bậy, nên cũng gây ra nhiều tệ trạng, đến khi cha mẹ biết được
thì đã trễ rồi.


Lạnh nhạt – Thân thiện?

Ở Nhật cũng có nhiều người hay đi từng nhà, gõ cửa quảng cáo giới thiệu hàng
hay chiêu dụ về tôn giáo, nên nhiều nhà phải gắn cả bảng cự tuyệt để khỏi bị làm
phiền. Người Nhật dù là đang ở nhà, cũng có thói quen đóng cửa, cài then bên
trong để tránh bất trắc. Có lẽ lúc đầu họ cũng coi tôi như một kẻ làm phiền và thấy
cũng chẳng có gì cần để tiếp xúc.

Tuy nhiên, người ngoại quốc sẽ rất ngạc nhiên khi thấy lần trước nhờ thì họ rất
nhiệt tình giúp đỡ mà lần sau họ lạnh nhạt. Vấn đề là người Nhật sẵn lòng giúp đỡ,
nhưng họ cũng quen tính tự lập, nên nếu nhờ lần thứ hai một việc tương tự thì họ
cảm thấy không vui, không muốn giúp nữa mà muốn người nhờ vả hãy cố gắng tự
lập.

Cứng rắn – Hay khóc?

Khi làm việc với người Nhật, ai cũng thấy là người Nhật rất trọng nguyên tắc, đến
độ như khó tính và cứng rắn, nhưng mặt khác họ cũng dễ rung cảm với thiên nhiên
và nhân tình nên hay khóc lắm, nhất là phụ nữ.
Họ trọng kỷ luật, khi tham gia một tổ chức nào là họ tuân thủ mọi điều lệ một cách
chặt chẽ.
Nơi công cộng, họ luôn kiên nhẫn xếp hàng chứ không chen lên. Hình ảnh thường
thấy nhất là các tiệm ăn đông khách, người Nhật sẵn sàng xếp hàng cả tiếng đồng
hồ.
Trong cuộc sống xã hội công nghiệp, họ thường cố gắng giữ đúng giờ, nhất là
trong giao ước làm ăn.

Làm việc có phương pháp, cần cù, cẩn thận, không ganh tỵ
ThS. TRẦN PHI HOÀNG

25

Máy bán vé hiện đại này vẫn cần đến sự phục vụ khách hàng của con người
Đi mua hàng ở Nhật, nhất là vào các cửa hiệu lớn sẽ thấy đúng "Khách là nhất!".
Họ tiếp đãi rất ân cần, lịch sự, khách mua thì cám ơn thật nhiều, dù sau khi giở ra
xem đủ thứ mà không mua thì cũng vui lòng cám ơn rồi sắp xếp lại chứ không có
màn cự nự.
Khi khách đưa trả tiền, nhân viên thường nhận bằng hai tay, khi nhận cũng như
khi thối lậi thường đếm hai lần, đưa tiền thối cũng bằng hai tay, thối xong mới cất
tiền giấy của khách đi rồi chắp hai tay cúi chào.
Trong giao dịch, lúc trao đổi danh thiếp, đôi khi cũng thấy họ đưa và nhận bằng
hai tay, nhất là người có địa vị thấp hơn.

Người Nhật làm việc đến xong chứ không lo canh giờ về và phải xong một cách
hoàn mỹ chứ không thấy hết giờ thì làm vội qua loa, và họ rất ngạc nhiên khi thấy
khi người Việt làm việc hay than "mệt rồi", không làm nữa.
Hầu như không thấy người Nhật vừa làm việc vừa nói chuyện, vừa hút thuốc lá
hay uống cà phê.
Nói chung họ chủ trương làm chậm mà chắc, muốn sản phẩm luôn được hoàn mỹ,
vượt hơn những thứ đã có.

Khi vào làm việc chung, người Nhật không hỏi lương nhau để xem việc mình làm
và lương có tương xứng không, không có kiểu thấy nhiều thì yên lặng, thấy ít thì
bất mãn hay làm tà tà và rất ít khi họ mượn tiền nhau.

Công chức thì ở đâu cũng "lè phè" hơn tư chức. Nhưng nhân viên hành chánh
Nhật nói chung tiếp mọi người rất tử tế, không khác nhân viên một cơ sở thương
mại là mấy, nói năng rất khiêm tốn, hầu như không bao giờ thấy họ hách dịch.

Người ngoại quốc nghĩ gì về người Nhật?


- Một phụ nữ Đức: "Người Nhật thân thiện. Ở đây nhiều đồ điện, kỹ thuật quá, tôi
muốn một cái gì tự nhiên, giản dị hơn".

- Một phụ nữ Canada: "Người Nhật rất lễ nghĩa. Ở đây ít công viên quá".

- Một phụ nữ Hoa Kỳ: "Ở đây an toàn. Còn cái xấu là ông chồng tôi, ông ta là
người Nhật".

- Một đàn ông Hoa Kỳ: "Người Nhật không thân thiện với người ngoại quốc. Ở
đây bất tiện vì ít bảng chỉ đường bằng tiếng Anh".

- Một phụ nữ Bỉ (Belgium): "Người đông quá, môi trường bị ô nhiễm, bị kẹt xe".

×