BHXH Việt Nam giải đáp chính sách BHXH, BHYT ngày 07/9/2017
Câu 103: Bạn đọc từ mail hỏi
Hiện em đang làm việc tại 1 cơng ty và tham gia đóng BHXH từ năm 2011 nhưng em
làm mất sổ thì làm lại như thế nào ạ? BHXH hướng dẫn là phải in tất cả các năm đóng
BHXH nhưng em chỉ tìm được và in từ năm 2013 cịn lại khơng in được nữa vậy các anh
chị hướng dẫn giúp để em làm lại sổ BHXH với.
Xin trân thành cảm ơn!
BHXH Việt Nam trả lời:
Theo Khoản 1, Điều 27 và Khoản 2, Điều 46 Quy trình thu BHXH, BHYT, bảo hiểm thất
nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT ban
hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của Tổng Giám đốc
BHXH Việt Nam đối với trường hợp cấp lại sổ BHXH:“Cấp lại sổ BHXH (bìa và tờ rời)
các trường hợp: mất, hỏng; gộp; thay đổi số sổ; họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh;
người đã hưởng BHXH một lần còn thời gian đóng BHTN chưa hưởng. Cấp lại bìa sổ
BHXH các trường hợp: sai giới tính, quốc tịch. Cấp lại tờ rời sổ BHXH các trường hợp:
mất, hỏng”; thành phần hồ sơ cấp lại sổ BHXH do mất gồm Tờ khai tham gia, điều chỉnh
thơng tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS). Vì vậy, trường hợp của bạn cần nộp Tờ khai
tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) cho đơn vị sử dụng lao
động gửi cơ quan BHXH nơi quản lý để được cấp lại sổ BHXH.
Câu 102: Bạn đọc từ mail hỏi:
Tơi có câu hỏi kính mong BHXH giải đáp giúp tôi: Người lao động công ty của tôi hay bị
tường hợp khi họ đi khám chữa bệnh họ không được hưởng giấy GCN để hưởng chế độ
ốm đau, lí do Bệnh viện đó thuộc Bệnh viện Đa Khoa của Tỉnh, mà người lao động khi
họ khám họ hoàn tồn khơng phân định được đó làm Bệnh viện tuyến Tỉnh.
Hỏi: BHXH Việt Nam có thể cho tơi biết cách kiểm tra bệnh viện nào thuộc tuyến tỉnh để
tơi có thể giải đáp lại với Người lao động mà không cần phải hỏi BHXH tại nơi đơn vị tôi
công tác được khơng, vì người lao động họ ở các Tỉnh khác nhau?
BHXH Việt Nam trả lời:
Hiện nay, trên các trang web của BHXH tỉnh, thành phố chỉ mới đăng tải danh mục các
cơ sở KCB ban đầu trong địa bản tỉnh và danh mục cơ sở KCB ngoại tỉnh. Về thông tin
cụ thể của các bệnh viện đề nghị Ơng/Bà có thể tra cứu trên trang web tại bệnh viện đó.
Câu 101: Bạn đọc từ mail hỏi:
Công ty tôi đã nộp hồ sơ báo tăng đóng mới cho NLĐ qua mạng từ T3/2017 và đã được
nhận thông báo sẽ trả kết quả hồ sơ (ký hợp đồng lao động vào T2/2017 nhưng báo tăng
vào T3/2017) tại BHXH quận Đống Đa. Sau đó BHXH đã trả lời "Từ chối: yêu cầu diều
chỉnh, bổ sung hồ sơ do là truy thu riêng T2/17 chứ không phải tăng mới". Bộ phận nhân
sự không để đọc nhầm file thơng báo cho rằng NLĐ đã được đóng Bảo hiểm (nhân sự
thông báo cho tôi là bên BHXH thông báo tơi chỉ được báo tăng đóng bảo hiểm từ
T3/2017). Đến T7/2017, công ty chốt bảo hiểm để chuyển sang quận khác thì mới biết tơi
khơng được đóng bảo hiểm, trong khi cá nhân tơi vừa bị bác sỹ đình chỉ thai kỳ do bệnh
lý vào T6/2017 => tôi không được hưởng chế độ thai sản do chưa được đóng bảo hiểm.
Vậy tôi không được hưởng chế độ thai sản do phá thai bệnh lý: BHXH có trách nhiệm gì
khơng khi không tiếp tục hướng dẫn cụ thể công ty khi hồ sơ đóng mới cho NLĐ (cụ thể
khơng u cầu cơng ty hồn thiện hồ sơ...) cùng trách nhiệm của công ty tôi. Xin cảm ơn!
BHXH Việt Nam trả lời:
Căn cứ quy trình quản lý thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; quản lý sổ
BHXH, thẻ BHYT ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của
BHXH Việt Nam, Bà đề nghị cán bộ làm công tác BHXH của đơn vị liên hệ với cơ quan
BHXH quận Đống Đa để được hướng dẫn lập hồ sơ đóng và truy đóng BHXH thời gian
tháng 02/2017 đối với Bà.
Câu 100: Bạn đọc từ mail hỏi:
Tơi đã đóng bảo hiểm được trên 5 năm thì ngừng đóng. Sau đó tơi bắt đầu đóng tiếp bảo
hiểm theo cơng ty từ tháng 3.2017. Đến 16/5/2017 tơi phải nhập viện đình chỉ thai theo
Chỉ định của Bác sỹ tại bệnh viện phụ sản trung ương hà nội (tơi có giấy u cầu đình chỉ
thai của bác sỹ bệnh viện phụ sản TW, lúc ra viện tơi có giấy chứng tử, thai 28 tuần).
Trường hợp của tơi là đã đóng đủ 03 tháng trước khi tơi nhập viện. Vậy cơ quan bảo
hiểm phản hồi giùm tôi: trường hợp của tôi là đã đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi
phá thai bệnh lý theo Luật bảo hiểm xã hội 2014 theo điều 31 mục 3: được hưởng nghỉ
hưởng chế độ 50 ngày theo Luật? Từ T10-2008 đến T1.2012 mức đóng BH là 5.5 triệu.
Từ T3.17-T5.17: mức đóng là 4.1 triệu. Vậy tổng số tiền tôi sẽ nhận được theo chế độ
thai sản là <50 ngày x (5.5+4.1)*0.5>30 ngày. Ngoài ra tôi sẽ nhận được tiền 5 ngày nghỉ
dưỡng sức sau = 30% lương cơ bản?. Kính đề nghị Cơ quan bảo hiểm giải đáp thắc mắc
giùm tôi. Xin chân thành cảm ơn! Thu Nga.
BHXH Việt Nam trả lời:
Khoản 2, Khoản 3 Điều 31 Luật BHXH năm 2014 quy định điều kiện hưởng chế độ thai
sản đối với lao động nữ sinh con là: Phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời
gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc lao động nữ đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên
mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh có thẩm quyền thì phải đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng
trước khi sinh con.
Theo quy định tại Công văn số 4597/BYT-BMTE ngày 14/7/2014 của Bộ Y tế: Những
trường hợp đình chỉ thai nghén trước 22 tuần tuổi thai là phá thai, từ đủ 22 tuần đến trước
khi hết 37 tuần tuổi thai là đẻ non.
Trường hợp của bạn là đình chỉ thai nghén, thai 28 tuần tuổi, có giấy chứng tử của con,
theo quy định nêu trên là đẻ non con chết. Theo thơng tin bạn cung cấp, trong vịng 12
tháng trước khi sinh con (tháng 5/2016 đến 5/2017) bạn mới đóng BHXH đủ 3 tháng (từ
T3/2017 đến T5/2017) nên khơng đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản theo quy định.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 41 Luật BHXH: Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng
chế độ thai sản theo quy định, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe
chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.
Trường hợp của bạn không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản nên không được hưởng
trợ cấp dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau thai sản.
Câu 99: Bạn đọc từ mail hỏi:
Tôi là giáo viên sinh tháng 2/1966 tham gia bảo hiểm từ tháng 10/1992. Tôi có dự định
nghỉ theo chế độ tinh giảm biên chế theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP vào tháng
10/2018. Nhưng đến tháng 10 /2018 số năm tham gia bảo hiểm của tôi là 26 năm và còn
thiếu 4 năm để được hưởng mức 75% lương đóng bảo hiểm. Như vậy 4 năm bị thiếu tơi
có thể tham gia bảo hiểm tự nguyện được không? Và để nhận mức lương 5.700.000đ tơi
sẽ đóng tổng cộng là bao nhiêu.
BHXH Việt Nam trả lời:
- Trường hợp của bạn nếu được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nghỉ việc theo Nghị
định 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế
và thuộc đối tượng bảo lưu thời gian đóng BHXH thì bạn có thể lựa chọn tiếp tục tham
gia BHXH tự nguyện để được hưởng lương hưu với mức hưởng cao hơn.
- Theo quy định của pháp luật về BHXH hiện hành, mức lương hưu hàng tháng phụ thuộc
vào nhiều yếu tố: Tuổi đời, giới tính, thời gian đóng BHXH, mức tiền lương thu nhập
tháng làm căn cứ đóng BHXH.
Do nội dung hỏi của bạn chưa có đầy đủ thơng tin nêu trên nên cơ quan BHXH chưa có
cơ sở trả lời về mức đóng BHXH tự nguyện cụ thể đối với bạn để được hưởng mức lương
hưu 5.700.000 đồng. Đề nghị bạn cung cấp hồ sơ đến cơ quan BHXH địa phương để
được hướng dẫn.
Câu 98: Bạn đọc từ mail hỏi:
Tôi sinh năm 1990, hiện là cơng chức nhà nước năm 2010 tơi có cho một người em mượn
chứng minh nhân nhân làm hồ sơ xin việc làm do nó chưa đủ tuổi, đến năm 2011 tơi xin
việc làm và đóng bảo hiểm cho đến nay, cịn em tơi làm đến năm 2016 xin nghi việc và
lấy chồng xa. Cho tôi hỏi trường hợp tôi đứng tên hai sổ bảo hiểm 1 ở TP.HCM, 1 ở bình
phước sau này có ảnh hưởng gì đến lương hưu của tôi không? Em tôi đã xin nghỉ việc và
làm mất sổ bảo hiểm ở TP.HCM. Cho tôi biết cách giải quyết như thế nào ạ. Xin cảm ơn!
BHXH Việt Nam trả lời:
Việc em bạn mượn hồ sơ của bạn để đi làm là vi phạm Khoản 4, Điều 17 Luật BHXH số
58/2014/QH13 ngày 20/11/2014 của Quốc hội và Khoản 20, Điều 1 Nghị định số
88/2015/NĐ-CP ngày 07/10/2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc
ở nước ngồi theo hợp đồng. Vì vậy, để có đủ căn cứ xác định mức độ vi phạm và hướng
xử lý, đề nghị bạn và em bạn liên hệ với BHXH Thành phố Hồ Chí Minh để BHXH
Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện kiểm tra, xác minh cụ thể sai phạm tại đơn vị sử dụng
lao động, sau đó có văn bản báo cáo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thành phố
Hồ Chí Minh. Khi có kết luận của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, BHXH Thành
phố Hồ Chí Minh sẽ hướng dẫn đơn vị sử dụng lao động và người lao động làm thủ tục
cấp lại sổ bảo hiểm xã hội, cụ thể:
- Hồ sơ cấp lại sổ theo quy định tại Khoản 2, Điều 27 Quy trình Thu bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ
bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH
ngày 14/4/2017 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
- Sơ yếu lý lịch khai lại đúng với nhân thân của người lao động, có xác nhận của người sử
dụng lao động;
- Bản xác nhận của người sử dụng lao động về thời gian người lao động làm việc tại đơn
vị, có cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung xác nhận;
- Bản cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật của người cho mượn hồ sơ (trừ trường
hợp đã chết) có chứng thực của chính quyền địa phương; Bản cam kết chịu trách nhiệm
trước pháp luật của người mượn hồ sơ có chứng thực của chính quyền địa phương.
Câu 97: Bạn đọc từ mail hỏi:
Cho em hỏi công nhân tăng mới bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
tháng 7 mà khi in bìa sổ tháng 8, cho em hỏi như vậy có ảnh hưởng đến q trình khơng
ạ? Người lao động có thể tra cứu như thế nào để biết quá trình đóng bảo hiểm ạ.
Em xin cảm ơn!
BHXH Việt Nam trả lời:
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 5 Quy định về mẫu sổ BHXH ban hành kèm theo Quyết
định số 1035/QĐ-BHXH ngày 01/10/2015 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam thì cơ
quan BHXH thực hiện in bìa sổ BHXH để trả cho người lao động khi người tham gia
BHXH lần đầu. Hàng năm, cơ quan BHXH in tờ rời sổ BHXH để trả cho người lao động.
Trường hợp người lao động tăng mới tháng 7 mà in bìa sổ BHXH tháng 8 thì khơng ảnh
hưởng đến quá trình tham gia của người lao động. Người lao động có thể tra cứu thơng
tin và q trình đóng BHXH tại địa chỉ: .
Câu 96: Bạn đọc từ mail hỏi:
Em có làm ở cơng ty và có đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 3/2014 đến tháng 3/2016. Sau
đó em nghỉ việc và hưởng bảo hiểm thất nghiệp, đến tháng 4/2017 em đã rút bảo hiểm 1
lần. Bây giờ em đi làm ở công ty mới. Và công ty mới yêu cầu em nộp lại sổ bảo hiểm.
Nhưng em đã bị thu sổ sau khi rút bảo hiểm 1 lần. Vậy giờ em có xin cấp lại được sổ bảo
hiểm được khơng ạ? Nếu được thì thủ tục như thế nào ạ. Em cảm ơn! Mong nhận được
câu trả lời sớm nhất từ nhóm ạ.
BHXH Việt Nam trả lời:
Theo Khoản 2, Điều 46 Quy trình thu bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế, bảo hiểm
thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ
bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của
Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Namđối với trường hợp cấp lại sổ BHXH thì: “Cấp
lại sổ BHXH (bìa và tờ rời) các trường hợp: mất, hỏng; gộp; thay đổi số sổ; họ, tên, chữ
đệm; ngày, tháng, năm sinh; người đã hưởng BHXH một lần còn thời gian đóng BHTN
chưa hưởng. Cấp lại bìa sổ BHXH các trường hợp: sai giới tính, quốc tịch. Cấp lại tờ rời
sổ BHXH các trường hợp: mất, hỏng”. Trường hợp bạn đã hưởng hết BHTN, BHXH một
lần ở công ty cũ thì cơ quan BHXH khơng thực hiện cấp lại sổ BHXH. Khi bạn làm việc
ở đơn vị mới, bạn khai báo số sổ BHXH đã có để đơn vị sử dụng lao động báo tăng với
cơ quan BHXH để cấp sổ BHXH cho bạn theo số sổ BHXH đã có.
Câu 95: Bạn đọc từ mail hỏi:
1. BHXH Việt Nam cho em hỏi chế độ thai bị lưu từ 25 tuần trở đi được hưởng là 50
ngày khi làm thủ tục hưởng ngồi giấy ra viện có cần thêm giấy chứng nhận nghỉ ốm
hưởng BHXH không? (trên giấy ra viện bác sĩ có ghi chú nghỉ cơng tác theo chế độ)
2. Khi chị em mang thai chị em đóng bảo hiểm ở tỉnh Bình Dương, sinh xong xin nghỉ
làm ln thì chị em có thể về q (tại Hà Nội) để làm thủ tục hưởng bảo hiểm thai sản
được không ạ? (tự làm ạ)
BHXH Việt Nam trả lời:
1- Khoản 2 Điều 101 Luật BHXH năm 2014 quy định: Trường hợp lao động nữ thai chết
lưu phải có Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH đối với trường hợp điều trị ngoại
trú, Giấy ra viện đối với trường hợp điều trị nội trú.
Tại Khoản 2 Điều 25 Thông tư số 14/2016/TT-BYT ngày 12/5/2016 của Bộ Y tế quy
định: Trường hợp người bệnh cần nghỉ để điều trị ngoại trú sau khi ra viện thì cơ quan
BHXH căn cứ số ngày nghỉ ghi tại phần ghi chú của Giấy ra viện để làm căn cứ thanh
toán chế độ BHXH theo quy định.
Trường hợp trên, nếu Giấy ra viện có chỉ định số ngày nghỉ thêm (nghỉ ngoại trú) của bác
sỹ thì được chấp nhận là chứng từ thanh tốn, NLĐ không cần phải cung cấp thêm Giấy
chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.
2- Theo quy định tại Điều 102 Luật BHXH năm 2014 thì:
NLĐ đang làm việc khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì nộp hồ sơ cho người sử dụng
lao động.
NLĐ thôi việc trước thời điểm sinh con thì nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH nơi cư trú.
Đối chiếu với trường hợp chị của bạn, sinh con xong mới xin nghỉ làm thì phải nộp hồ sơ
hưởng chế độ thai sản cho người sử dụng lao động để lập hồ sơ nộp cho cơ quan BHXH.
Câu 94: Bạn đọc từ mail hỏi:
Tơi đóng bảo hiểm ở tỉnh Bình Dương nhưng tơi nghỉ việc về q (miền Bắc) thì có làm
thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp ở ngồi Bắc được khơng ạ?
BHXH Việt Nam trả lời:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 46 Luật Việc làm và Khoản 1 Điều 17 Nghị định số
28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luât Việc làm về BH thất nghiệp thì trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt Hợp
đồng lao động hoặc Hợp đồng làm việc, NLĐ có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải
trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định cho Trung tâm
Dịch vụ việc làm tại địa phương nơi NLĐ muốn nhận trợ cấp thất nghiệp. Trường hợp
NLĐ thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 17 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP
thì có thể ủy quyền nộp hồ sơ theo quy định.
Đối chiếu với quy định nêu trên, trường hợp của bạn sau khi nghỉ việc về q thì có thể
nộp hồ sơ đề nghị hưởng BH thất nghiệp tại quê của bạn.
Câu 93: Bạn đọc từ mail hỏi:
Tôi sinh năm 1965, đã làm việc tại một cơ quan Nhà nước từ năm 2004, nhưng do chỉ ký
Hợp đồng công việc nên khơng được cơ quan đóng BHXH, nay tơi muốn đóng BHXH tự
nguyện để được hưởng chế độ hưu trí sau này, nên tơi muốn hỏi một số vấn đề như sau:
1. Tơi có được phép truy đóng BHXH tự nguyện của các năm trước đây khơng? nếu được
thì theo quy định, bắt đầu truy đóng từ năm nào để đến khi tơi trịn 55 tuổi (8/2020) sẽ
được hưởng lương hưu? hoặc đến 55 tuổi phải đóng tiếp một lần bao nhiêu tháng, năm để
đủ 20 năm mới được hưởng chế độ hưu?
2. Cách tính tiền truy đóng cho một tháng, năm, trong từng giai đoạn trước đây là bao
nhiêu (tôi đang ở khu vực 2 - Thành phố Đà Nẵng)?
Xin chân thành cảm ơn!
BHXH Việt Nam trả lời:
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 2 Luật BHXH năm 2014; Điều 9, Điều 12 Nghị định số
134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật
BHXH về BHXH tự nguyện thì khơng có căn cứ để Ơng/Bà được truy đóng (hoặc đóng
bù) BHXH tự nguyện cho những năm trước đây, trường hợp Ơng/Bà có nguyện vọng
tham gia BHXH tự nguyện thì được đóng từ thời điểm hiện tại theo một trong các
phương thức đóng: hàng tháng, 03 tháng một lần, 06 tháng một lần, 12 tháng một lần,
một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm (60 tháng).
Trường hợp đến 55 tuổi đối với Nữ hoặc 60 tuổi đối với Nam mà chưa có đủ 20 năm
đóng BHXH để được hưởng chế độ hưu trí thì được đóng BHXH tự nguyện một lần cho
những năm cịn thiếu, nhưng khơng q 10 năm (120 tháng) cho đủ 20 năm để được
hưởng chế độ hưu trí.
Câu 92: Bạn đọc từ mail hỏi:
Tơi đóng BHXH tại thành phố Hà Nội từ tháng 6/2016 - 2/2017. Tơi chuyển cơng tác vào
thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 7/2017. Công ty cũ ở Hà Nội đã chốt sổ bảo hiểm cho
tôi và hiện tôi đang giữ sổ. Nhưng nhân sự ở công ty mới tại HCM nộp hồ sơ online để
đóng BHXH cho tơi thì BHXH quận Tân Phú - HCM trả lại hồ sơ 2 lần và thông báo
rằng số CMND của tôi không tồn tại trên hệ thống. Trong khi tơi tra cứu q trình đóng
BHXH trên trang BHXH Hà Nội thì thấy dữ liệu vẫn bình thường (đúng số sổ, số
CMND, ngày sinh, họ tên). Vậy giờ tôi phải làm sao?
BHXH Việt Nam trả lời:
Bạn kiểm tra lại hồ sơ online đóng BHXH của bạn nộp cho BHXH quận Tân Phú nếu
đúng và chính xác với thơng tin của bạn (đúng số sổ, CMND, ngày sinh, họ tên) thì bạn
mang hồ sơ đến nộp trực tiếp tại BHXH quận Tân phú theo quy định.
Câu 91: Bạn đọc từ mail hỏi:
Tơi xin hỏi về cách tính đóng BHXH năm 2018 như sau: Hiện tại công ty đang đóng
BHXH theo thang lương bảng lương do cơng ty XD cho tôi là mức: 5.025.000đ (Lương
tối thiểu vùng x 1,34). Trong khi đó hàng tháng tơi được lĩnh lương 10.000.000đ/tháng
(là lương khoán sản phẩm). Vậy xin hỏi sang năm 2018 thì cách tính đóng BHXH sẽ áp
dụng như thế nào? Đóng theo giá trị thang lương, bảng lương là mức: 5.025.000đ (Lương
tối thiểu vùng x 1,34)? Đóng theo giá trị hàng tháng tôi được lĩnh là 10.000.000đ/tháng?
Xin BHXH giải đáp giúp tôi. Xin cảm ơn!
BHXH Việt Nam trả lời:
Căn cứ quy định tại Điều 17 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính
phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc; Khoản 2 Điều 30
thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH
bắt buộc; Khoản 1 Điều 4 Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16/11/ 2015 của Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều về HĐLĐ, kỷ luật
lao động, trách nhiệm vật chất của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động
ghi trong HĐLĐ,từ ngày 01/01/2018 tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ
cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong
HĐLĐ.
Vì vậy, tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN từ ngày 01/01/2018 là
tiền lương được ghi trong HĐLĐ của Ông/Bà.
Câu 90: Bạn đọc tên Nguyễn Văn Trung, Bình Định hỏi: Tơi muốn hỏi về vấn đề mức
hưởng BHYT khi đi KCB tại tuyến xã? Vợ tơi có tham gia BHYT tự nguyện; cơ nơi
khám chữa bệnh ban đầu ở tuyến xã bãi ngang. Hôm nay vợ tôi bị ngộ độc thực phẩm
vào xã khám và điều trị. Và bị thu 180.000 đồng tiền thuốc và 20.000 đồng tiền giấy.
Như vậy, cho tôi hỏi theo quy định việc xã thu tiền như vậy có đúng khơng? Đây khơng
phải là lần đầu tiên xã thu tiền như vậy. Tôi xin cảm ơn.
BHXH Việt Nam trả lời:
Do Ơng khơng cung cấp đầy đủ thông tin chi tiết về những chi phí KCB vợ ơng phải chi
trả nên chúng tơi khơng có căn cứ để trả lời Ơng. Đề nghị Ơng mang tồn bộ hồ sơ,
chứng từ thanh tốn đến cơ quan BHXH huyện nơi sinh sống để được hướng dẫn.
Câu 89: Ban đọc tên Nguyễn Thành Nam, TP Hồ Chí Minh hỏi: Em muốn hỏi về vấn đề
mức hưởng BHYT khi chuyển tuyến giữa các bệnh viện cùng tuyến tỉnh? Em làm việc ở
công ty và được đăng ký KCB ban đầu ở bệnh viện đa khoa Sài Gòn. Vậy nếu em có giấy
chuyển tuyến của bác sĩ bệnh viện cho chuyển lên bệnh viện 115 thì có được tính BHXH
ko ạ và mức hưởng là bao nhiêu?
BHXH Việt Nam trả lời:
Trường hợp Bạn có giấy chuyển tuyến từ bệnh viện đa khoa Sài Gòn là bệnh viện tuyến
tỉnh, hạng 2 lên bệnh viện 115 là bệnh viện tuyến tỉnh, hạng 1 thì sẽ được quỹ BHYT
thanh tốn đầy đủ các chi phí KCB BHYT trong phạm vi hưởng BHYT như khi đi KCB
BHYT tại bệnh viện đa khoa Sài Gòn.
Câu 88: Bạn đọc tên Trần Văn Tuấn hỏi: Thắc mắc về mức thanh toán BHYT tối đa cho
một lần KCB? Tơi là cơng nhân và có tham gia BHYT. Tơi muốn hỏi nếu tơi đi KCB và
có số tiền phải chi trả 100 triệu thì tơi được bảo hiểm chi trả tối đa là bao nhiêu?
BHXH Việt Nam trả lời:
Hiện nay, Luật BHYT khơng quy định mức thanh tốn BHYT tối đa cho một lần KCB.
Trường hợp sử dụng một số dịch vụ kỹ thuật có quy định tỷ lệ, điều kiện thanh tốn thì
thực hiện thanh tốn theo quy định tại Thơng tư số 35/2016/TT-BYT ngày 28/9/2016 ban
hành danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với dịch vụ kỹ thuật y tế thuộc phạm vi
được hưởng của người tham gia BHYT.
Trường hợp sử dụng vật tư y tế thì mức thanh tốn tổng chi phí vật tư y tế cho một lần sử
dụng dịch vụ kỹ thuật không vượt quá 45 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp các vật tư y
tế được quy định tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư số 04/2017/TT-BYT ngày
14/04/2017 ban hành danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với vật tư y tế thuộc
phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT.
Câu 87: Bạn đọc tên Đặng Hoài Anh, tỉnh Nghệ An hỏi: Anh, chị cho em hỏi vấn đề này
với ạ! Em đi khám về và có giấy hẹn khám lại 1 tháng sau đến mổ tại bệnh viện. Vậy em
có phải xin giấy chuyển tuyến nữa khơng ạ? Có cần giấy chuyển tuyến khi đã có giấy hẹn
khám lại?
BHXH Việt Nam trả lời:
Trường hợp Ban được cơ sở KCB hẹn khám lại thì khơng phải xin giấy chuyển viện của
cơ sở đăng ký KCB ban đầu. Tuy nhiên, mỗi giấy hẹn khám lại chỉ có giá trị sử dụng 1
lần theo thời gian ghi trong giấy hẹn.
Câu 86: Bạn đọc tên Nguyễn Minh Hoa, Hà Nội hỏi: Con trai em có thẻ bảo hiểm ghi
nơi đăng ký KCb ban đầu là tuyến huyện. Nhưng em cho con đi khám ở viện 103 mà
khơng có giấy chuyển tuyến. Nay đã khám xong và hết 380.000 đồng em chưa thanh
toán. Vậy bây giờ em về xin giấy chuyển viện thì có được chi trả khơng? Giấy chuyển
tuyến được cấp khi nào? Em cảm ơn.
BHXH Việt Nam trả lời:
Theo quy định thì trường hợp vượt q khả năng chun mơn kỹ thuật thì cơ sở KCB
BHYT có trách nhiệm chuyển người bệnh kịp thời đến cơ sở KCB khác theo quy định về
chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật. Như vậy, người tham gia BHYT chỉ được cấp giấy
chuyển viện sau khi đã KCB tại cơ sở KCB đó, khơng được cấp Giấy chuyển viện có thời
hạn trở về trước.
Bệnh viện 103 là Bệnh viện tuyến Trung ương nên trường hợp người tham gia BHYT tự
đi KCB không đúng tuyến chỉ được quỹ BHYT thanh tốn 40% chi phí điều trị nội trú
trong phạm vi hưởng và theo mức hưởng BHYT, khơng thanh tốn chi phí KCB ngoại
trú.
Câu 85: Bạn đọc từ địa chỉ email hỏi:
Em làm ở cơng ty cổ phần hóa chất Vinh đóng BHXH từ tháng 8/2016 chuẩn bị tới tháng
8/2017 này em sinh, vì làm ở công ty tư nhân lương 3,5 triệu/26 công. Vậy khi em nghỉ
sinh thì số tiền em được nhận hàng tháng là bao nhiêu.
BHXH Việt Nam trả lời:
Nếu Bạn đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 31 Luật BHXH thì
khi Bạn sinh con Bạn được hưởng chế độ thai sản với mức hưởng quy định tại Điểm a
Khoản 1 Điều 39 như sau: Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương
tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Nếu Bạn đi làm và đóng BHXH liên tục từ tháng 8/2016 đến khi sinh với mức lương 3,5
triệu đồng thì bạn đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con. Mức trợ cấp một
tháng bằng 3,5 triệu đồng (hưởng trong 6 tháng). Ngoài ra, bạn còn được trợ cấp một lần
bằng 02 tháng lương cơ sở tại thời điểm sinh con (mức lương cơ sở tại tháng 8/2017 là
1,3 triệu đồng).
Câu 84: Bạn đọc từ địa chỉ email hỏi:
Người lao động được phân công làm việc từ 15h00 đến 24h00 (nghỉ giữa ca từ 19h00 đến
20h00). Trong thời gian nghỉ giữa ca người lao động về nhà ăn cơm tối sau đó trở lại
công ty để tiếp tục làm việc, trên đường đi làm từ nhà đến công ty (đi bằng phương tiện
mơ tơ), thì bị tai nạn lúc 19h40. Xin hỏi: Người lao động có được hưởng chế độ tai nạn
lao động khơng? (cơng ty đóng BHXH bắt buộc đầy đủ; Có biên bản điều tra tai nạn lao
động; Tỷ lệ mất sức lao động do thương tật là 22%).
BHXH Việt Nam trả lời:
Theo quy định tại điểm c khoản 1 và khoản 2 Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động thì
người lao động tham gia bảo hiểm TNLĐ, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ TNLĐ
khi bị tai nạn trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở
trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý và bị suy giảm khả năng lao động từ 5%
trở lên do bị tai nạn.
Đối chiếu với quy định nêu trên, trường hợp người lao động bị tai nạn trên tuyến đường
đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian như bạn nêu trong câu hỏi được
coi là hợp lý và được hội đồng giám định y khoa kết luận suy giảm khả năng lao động là
22% từ thương tật do bị tai nạn thì được hưởng chế độ TNLĐ. Tuy nhiên, đơn vị cần đảm
bảo đủ hồ sơ theo quy định tại Điều 57 Luật An tồn, vệ sinh lao động (có hiệu lực từ
ngày 01/7/2016), gồm:
- Sổ bảo hiểm xã hội.
- Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị tai nạn lao động đối với
trường hợp nội trú.
- Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa.
- Văn bản đề nghị giải quyết chế độ TNLĐ.
Câu 83: Bạn đọc từ địa chỉ email: hỏi:
Cơng ty em có công nhân xin nghỉ việc riêng về thăm quê mẹ tại Bình Định. Trong thời
gian này, người lao động bị ốm có đi khám tại quê nhà và có giấy hưởng BHXH. Vậy
trong trường hợp này xin được hỏi quý Anh, chị là có giải quyết chế độ cho nhân viên
này không?
BHXH Việt Nam trả lời:
Khoản 4 Điều 4 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
BHXH về BHXH bắt buộc quy định: “Trường hợp người lao động bị ốm đau, tai nạn mà
không phải là tai nạn lao động trong thời gian đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng,
nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động thì thời gian ốm đau, tai
nạn trùng với thời gian nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ khơng hưởng lương
khơng được tính hưởng trợ cấp ốm đau; thời gian nghỉ việc do bị ốm đau, tai nạn ngoài
thời gian nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ khơng hưởng lương được tính hưởng
chế độ ốm đau theo quy định”.
Đối chiếu với quy định nêu trên, những ngày người lao động nghỉ việc riêng trùng với
ngày người lao động bị ốm đau khơng được tính hưởng chế độ ốm đau.
Câu 82: Bạn đọc từ mail hỏi:
Công ty em có anh A bị tai nạn giao thơng vào tháng 9/2010 trên đường đi làm về. Do
phát hiện hòn đá giữa đường muộn nên đâm vào hòn đá, ngã xe máy, bất tỉnh, được
người dân đưa đi cấp cứu. Sau khi tai nạn xảy ra, người dân chỉ trình báo công an xã đến
lập biên bản tai nạn và sơ đồ hiện trường mà khơng trình báo cho cơng an giao thông khu
vực biết. Theo kết quả giám định tổn thương là 17%. Công ty đã làm hồ sơ gửi BHXH
tỉnh, tuy nhiên BHXH tỉnh có văn bản gửi về yêu cầu bổ sung hồ sơ tại Điều 14 Mục I
quy định hưởng chế độ TNLĐ, theo đó phải bổ sung: Biên bản khám nghiệm hiện trường,
sơ đồ hiện trường do công an giao thông nơi bị tai nạn lập. Người lao động cũng như
cơng ty khơng thể có được các hồ sơ theo yêu cầu trên. Vậy xin hỏi: Người lao động có
được hưởng trợ cấp TNLĐ do bảo hiểm chi trả khơng ạ. Nếu được thì cơng ty cần bổ
sung hồ sơ gì ngồi hồ sơ theo u cầu trên.
BHXH Việt Nam trả lời:
Trường hợp người lao động tại Công ty của bạn bị tai nạn giao thông từ tháng 9/2010 nên
hồ sơ áp dụng theo quy định tại Điều 114 Luật BHXH năm 2006. Theo đó, hồ sơ gồm:
1. Sổ bảo hiểm xã hội.
2. Biên bản điều tra tai nạn lao động, trường hợp bị tai nạn giao thơng được xác định là
tai nạn lao động thì phải có thêm bản sao Biên bản tai nạn giao thông.
3. Giấy ra viện sau khi đã điều trị tai nạn lao động.
4. Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa.
5. Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động.
Tại Công văn số 2871/LĐTBXH-BHXH ngày 20/8/2010, Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội đã hướng dẫn cụ thể hơn hồ sơ làm căn cứ giải quyết chế độ TNLĐ trường hợp bị
tai nạn giao thơng thì bản sao Biên bản tai nạn giao thông đối với người hưởng chế độ
TNLĐ trong trường hợp bị tai nạn giao thông quy định tại Khoản 2 Điều 114 Luật
BHXH được thay thế bằng bản sao Biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện
trường vụ tai nạn giao thông.
Đối chiếu quy định nêu trên, nếu đơn vị không cung cấp được hồ sơ theo quy định thì cơ
quan BHXH không đủ căn cứ để giải quyết chế độ TNLĐ. Đây cũng là vướng mắc trong
tổ chức thực hiện chế độ TNLĐ đối với trường hợp bị tai nạn giao thơng. BHXH Việt
Nam đã báo cáo cơ quan có thẩm quyền nhưng đến nay chưa có hướng để tháo gỡ.
Câu 81: Bạn đọc từ mail hỏi:
Các khoản bảo hiểm chi trả khi người lao động bị chết do tai nạn lao động thì thân nhân
có được hưởng đồng thời 36 tháng lương theo Điều 47 và chế độ tử tuất hàng tháng theo
Điều 64 của Luật BHXH hay chỉ được hưởng 1 trong 2 điều thôi?
BHXH Việt Nam trả lời:
Theo quy định tại Điều 53 Luật An toàn, vệ sinh lao động (có hiệu lực từ ngày
01/7/2016), khi người lao động bị chết do TNLĐ thì thân nhân người lao động được
hưởng trợ cấp một lần bằng ba mươi sáu lần mức lương cơ sở tại tháng người lao động bị
chết và được hưởng chế độ tử tuất theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
Như vậy, trường hợp người lao động bị chết do TNLĐ thì thân nhân được hưởng đồng
thời khoản trợ cấp bằng 36 lần mức lương cơ sở và chế độ tử tuất theo quy định của Luật
BHXH.
Câu 80: Bạn đọc từ mail hỏi:
Tơi có câu hỏi kính mong BHXH Việt Nam giải đáp giúp tôi để tôi được rõ: Người lao
động vừa tham gia BHYT ở đơn vị, và cũng vừa tham gia BHYT ở địa phương, Hỏi: khi
đi khám bệnh người lao động có được hưởng quyền lợi BHYT từ cả 2 bên khơng?
BHXH Việt Nam trả lời:
Trường hợp Ơng là người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt
khó khăn (trên thẻ BHYT có mã ký hiệu K2) thì khi tự đi KCB tại bệnh viện tuyến tỉnh,
tuyến trung ương mà phải nằm điều trị nội trú thì được quỹ BHYT thanh tốn 100% chi
phí KCB trong phạm vi hưởng theo quy định của Luật BHYT.
Do thơng tin Ơng cung cấp chưa đầy đủ nên chúng tơi chưa có căn cứ để trả lời Ơng cụ
thể. Đề nghị Ông mang hồ sơ, chứng từ đến cơ quan BHXH nơi gần nhất để được hướng
dẫn cụ thể.
Câu 79: Bạn đọc từ mail hỏi:
Tơi có thẻ BHYT Mã số HC2... (xã ĐBKK) khám tại BV Quân y 13 (Bình Định) (BV
hạng 2)thì chỉ được thanh tốn 60%; cịn khám tại BV Qn dân miền Đơng thì được
thanh tốn 100%. 2) Tơi mổ mắt tại BV mắt TP HCM có chuyển viện đúng tuyến, tổng
chi phí gần 9 triệu nhưng phải đóng gần 6 triệu, sao thẻ MS HC2 ... mà phải đóng nhiều
vậy?
BHXH Việt Nam trả lời:
Trường hợp Ông là người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt
khó khăn (trên thẻ BHYT có mã ký hiệu K2) thì khi tự đi KCB tại bệnh viện tuyến tỉnh,
tuyến trung ương mà phải nằm điều trị nội trú thì được quỹ BHYT thanh tốn 100% chi
phí KCB trong phạm vi hưởng theo quy định của Luật BHYT.
Do thơng tin Ơng cung cấp chưa đầy đủ nên chúng tơi chưa có căn cứ để trả lời Ông cụ
thể. Đề nghị Ông mang hồ sơ, chứng từ đến cơ quan BHXH nơi gần nhất để được hướng
dẫn cụ thể.
Câu 78: Bạn đọc từ mail hỏi:
Tôi tham gia BHXH bắt buộc từ 2005, nhưng hiện tại số CMND và địa chỉ thường trú đã
thay đổi so với thông tin trên sổ BHXH. Vậy tơi có cần phải điều chỉnh thơng tin trên sổ
BHXH cho đúng với số CMND và sổ hộ khẩu hiện tại của tơi khơng? Nếu điều chỉnh thì
xin hướng dẫn cho tơi cần phải làm những thủ tục gì. Tơi xin chân thành cảm ơn.
BHXH Việt Nam trả lời:
Theo Khoản 2, Điều 46 Quy trình thu bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế, bảo hiểm
thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ
bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của
Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Namđối với trường hợp cấp lại sổ BHXH thì: “Cấp
lại sổ BHXH (bìa và tờ rời) các trường hợp: mất, hỏng; gộp; thay đổi số sổ; họ, tên, chữ
đệm; ngày, tháng, năm sinh; người đã hưởng BHXH một lần cịn thời gian đóng BHTN
chưa hưởng. Cấp lại bìa sổ BHXH các trường hợp: sai giới tính, quốc tịch. Cấp lại tờ rời
sổ BHXH các trường hợp: mất, hỏng”. Số CMND và địa chỉ thường trú là tiêu thức quản
lý đối tượng trong cơ sở dữ liệu vì vậy khơng cần phải điều chỉnh thông tin trên sổ
BHXH.
Câu 77: Bạn đọc từ mail hỏi:
Chào anh chị. Tôi là Nguyên, hiện đang công tác tại Đà Nẵng được gần 3 năm, tơi đã có
sổ BHXH -thẻ BHYT. Nhưng vừa qua, các nơi điều tra theo hộ gia đình và cung cấp số
sổ BHXH theo hộ gia đình. Gia đình tơi (nơi hộ khẩu thường trú) ở tại Huế đã kê khai mà
tôi không biết. Giờ tơi có 2 số sổ BHXH, 2 số thẻ BHYT. Vậy cho tơi hỏi có ảnh hưởng
gì đến quyền lợi của tôi sau này không? Và tôi cần phải làm gì để quyền lợi của tơi trong
tương lai khơng bị ảnh hưởng?
BHXH Việt Nam trả lời:
Ngày 28/8/2017, BHXH Việt Nam có Cơng văn số 3799/BHXH-BT hướng dẫn về hồn
thiện cấp mã số BHXH cho người tham gia BHXH, BHYT. Trường hợp của bạn có 02 số
sổ BHXH và 02 số thẻ BHYT thì bạn cần liên hệ với cơ quan BHXH nơi đang tham gia
đóng BHXH, BHYT để xử lý đồng bộ mã số BHXH theo quy định và đảm bảo thuận tiện
cho bạn khi giao dịch, giải quyết các thủ tục với cơ quan BHXH.
Câu 76: Bạn đọc từ mail hỏi:
Bố mẹ tơi có tham gia BHYT từ ngày 01/03/2011 đến nay với thời hạn sử dụng ghi trên
thẻ BHYT như sau:
Thẻ 1: Từ 01/03/2011 đến 29/02/2012
Thẻ 2: Từ 01/03/2012 đến 28/02/2013
Thẻ 3: Từ 01/03/2013 đến 28/02/2014
Thẻ 4: Từ 01/03/2014 đến 28/02/2015
Thẻ 5: Từ 01/05/2015 đến 30/04/2016
Thẻ 6: Từ 01/05/2016 đến 30/04/2017
Thẻ 7: Từ 28/07/2017 đến 28/07/2018
Kính nhờ BHXH Việt Nam trả lời giúp có phải là bố mẹ tôi đã tham gia BHYT đủ 5 năm
liên tục và thời điểm đủ 5 năm liên tục là 01/05/2016 hay không?
Trân trọng cám ơn!
BHXH Việt Nam trả lời:
Theo quy định tại Điểm d, Khoản 1, Điều 5 Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT-BYTBTC ngày 24/11/2014 của liên Bộ Y tế và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Luật
BHYT, thời gian tham gia BHYT liên tục là thời gian sử dụng ghi trên thẻ BHYT lần sau
nối tiếp với ngày hết hạn sử dụng của thẻ BHYT lần trước (tức là thời gian có đóng
BHYT) trường hợp gián đoạn tối đa không quá 03 tháng.
Trường hợp bố, mẹ của bạn có thời gian tham gia BHYT từ 01/3/2011 đến nay là đủ 05
năm liên tục, nhưng do có 02 tháng gián đoạn khơng đóng BHYT (từ 01/3/2015 đến
30/4/2015) khơng được tính vào tổng thời gian có đóng đủ 05 năm liên tục. Vì vậy, thời
điểm tham gia đủ 05 năm liên tục được tính từ ngày 01/7/2016.
Câu 75: Bạn đọc từ mail hỏi:
Mẹ tôi mua bảo hiểm y tế tự nguyện tại nơi cư trú đã được 5 năm nhưng khi tôi mang thẻ
bảo hiểm ra trụ sở của BHYT tại đường giải phóng để xin xác nhận và đổi thẻ bảo hiểm
chứng minh mẹ tôi được hưởng chế độ 5 năm thì nhận được câu trả lời mẹ tôi bị gián
đoạn 1 tháng trong thời gian 5 năm đấy. Cho tơi hỏi có ai gặp trường hợp như mẹ tôi
chưa và cách giải quyết như nào?
BHXH Việt Nam trả lời:
Căn cứ Điểm d, Khoản 1, Điều 5 và Khoản 2, Điều 21 Thông tư liên tịch số
41/2014/TTLT-BYT-BTC ngày 24/11/2014 của liên Bộ Y tế và Bộ Tài chính hướng dẫn
thực hiện Luật BHYT quy định: “Thời gian tham gia BHYT liên tục là thời gian sử dụng
ghi trên thẻ BHYT lần sau nối tiếp với ngày hết hạn sử dụng của thẻ lần trước; trường
hợp gián đoạn tối đa không quá 03 tháng”; “Các quy định tại Thông tư này được thực
hiện ngày 01/01/2015”.
Trường hợp mẹ của bạn nếu gián đoạn tham gia BHYT 01 tháng trước thời điểm
01/01/2015 thì chưa được tính là thời gian tham gia BHYT liên tục, nếu thời gian gián
đoạn này sau thời điểm 01/01/2015 thì vẫn được tính là thời gian tham gia BHYT liên
tục.
Câu 74: Bạn đọc từ mail hỏi:
Tại Khách sạn chúng tôi, hàng tháng, nhân viên được nhận một loại tiền thưởng có nguồn
gốc từ phí phục vụ thu được từ khách. Khoản thưởng này tùy thuộc vào tình hình kinh
doanh và mức độ hồn thành cơng việc của người lao động. Vậy, khoản này có phải đóng
bảo hiểm từ năm 2018 khơng? Theo tơi hình dung là khơng phải đóng BHXH cho khoản
thưởng này vì nó chính là khoản thưởng ở điểm 1, điều 103 Bộ Luật Lao động. Xin chân
thành cảm ơn quý anh chị giải đáp giúp.
BHXH Việt Nam trả lời:
Căn cứ quy định tại Điều 17 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính
phủ; Khoản 2, Khoản 3 Điều 30 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015
của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc, từ ngày 01/01/2018 khoản tiền thưởng tùy
thuộc vào tình hình kết quả kinh doanh và mức độ hồn thành cơng việc khơng làm căn
cứ tính đóng BHXH.
Câu 73: Bạn đọc từ mail hỏi:
Tháng 3/2017, Công ty tôi có tuyển dụng anh A với mức lương 40 triệu đồng/tháng và
Công ty đã báo tăng tại mẫu D02-TS (với mức lương là 40 triệu đồng/tháng). Theo đó,
mức lương tham gia BHXH và BHYT của anh A là 24.200.000 đồng/tháng. Đến tháng
7/2017, mức lương cơ sở tăng 1.300.000 đồng/tháng nên mức lương tham gia BHXH và
BHYT của anh A là 26.000.000 đồng/tháng. Vậy Cơng ty tơi có phải báo tăng mức đóng
BHXH, BHYT theo mẫu D02-TS hay khơng? Rất mong nhận được câu trả lời của cơ
quan bảo hiểm.
BHXH Việt Nam trả lời:
Cơng ty đã báo tăng mức đóng cho lao động A với mức lương 40 triệu đồng/tháng vào
thời điểm tháng 3/2017, đến thời điểm tháng 7/2017 điều chỉnh mức lương cơ sở lên
1,300,000 đồng thì cơng ty khơng phải báo tăng mức đóng cho người lao động theo mẫu
D02 - TS.
Câu 72: Bạn đọc từ mail hỏi:
Cho tôi hỏi các trường hợp ốm đau như thế nào thì mới được báo giảm ốm để hưởng
quyền lợi thẻ BHYT. Nếu NLĐ chỉ làm phép cho đơn vị báo nghỉ ốm nhưng khơng có
giấy nghỉ hưởng/giấy ra viện thì có được báo ốm khơng? Nếu có giấy nghỉ hưởng/giấy ra
viện nhưng chỉ có 10 ngày, 4 ngày khơng có giấy tờ có được báo ốm khơng? Tại sao đối
tượng nghỉ khơng lương có nhu cầu đóng tiền thẻ BHYT đến hết hạn thẻ BHYT để sử
dụng thì cơ quan BHXH khơng cho đóng tiền thẻ?
BHXH Việt Nam trả lời:
Căn cứ quy định tại Khoản 3 Điều 85 Luật BHXH năm 2014 thì người lao động khơng
làm việc khơng hưởng tiền lương từ 14 ngày trở lên trong tháng thì khơng phải đóng
BHXH tháng đó, như vậy trường hợp này người lao động khơng có tiền lương làm căn cứ
đóng BHYT nên không tham gia BHYT.
Trường hợp bạn nêu người lao động đã nghỉ việc 14 ngày trong tháng trong đó có 10
ngày nghỉ ốm và 4 ngày không phải nghỉ ốm, do đó khơng phải đóng BHYT và khơng
được hưởng quyền lợi về BHYT vì nghỉ ốm chưa đủ 14 ngày theo quy định tại Điểm a
Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 105/2014/NĐ-CP ngày 15/11/2014 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật BHYT.
Đối tượng nghỉ khơng lương thì khơng có tiền lương làm căn cứ đóng BHYT, do đó
khơng thể đóng tiền BHYT đến hết hạn thẻ để sử dụng thẻ BHYT được.
Câu 71: Bạn đọc từ mail hỏi:
Thời gian thử việc từ 30 ngày đến 60 ngày theo quy đinh của Luật lao động, ký HĐLĐ
thử việc thì có phải đóng BHXH từ 01/01/2018 không? Đối với HĐLĐ từ 01 tháng đến
dưới 3 tháng từ 01/01/2018 phải đóng BXHH, nhưng có phải đóng BH thất nghiệp khơng
vì khơng thấy quy đinh về BH thất nghiệp. Nếu luật không quy định mà đơn vị muốn
đóng ln BH thất nghiệp cho dễ theo dõi được không?
BHXH Việt Nam trả lời:
Căn cứ quy định tại Điều 26, Điều 27 Bộ Luật Lao động năm 2012, người sử dụng lao
động có thể giao kết hợp đồng thử việc với người lao động nhưng chỉ được ký hợp đồng
thử việc một lần với thời hạn không q 60 ngày đối với cơng việc có chức danh nghề