Bản tin
Chống bán phá giá, Chống trợ cấp, Biện pháp tự vệ
www.chongbanphagia.vn
Số 11, QuÝ II/2017
www.antidumping.vn
Toàn cảnh vụ kiện tự vệ tôn màu nhập khẩu từ
Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan và một số quốc gia,
vùng lãnh thổ khác vào Việt Nam
Trung tâm WTO và Hội nhập
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
Trong tay Bạn là Bản tin “Phòng vệ Thương mại”, ấn phẩm phát
hành hàng quý của Hội đồng Tư vấn về Phòng vệ Thương mại –
Trung tâm WTO – Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
Mục “Điểm tin” của Bản tin sẽ cung cấp các thông tin cập nhật về
tình hình, diễn biến các vụ kiện Phòng vệ Thương mại (Chống bán
phá giá, chống trợ cấp và biện pháp tự vệ) tại Việt Nam và trên Thế
giới có ảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh của Việt Nam.
Mục “Chuyên đề” tập trung phân tích các vụ việc, sự kiện nóng về
phòng vệ thương mại; nghiên cứu, bình luận về những vấn đề phòng
vệ thương mại có thể có tác động đáng kể đối với doanh nghiệp, hiệp
hội hoặc các quy định về trình tự, thủ tục điều tra phòng vệ thương
mại mà doanh nghiệp cần quan tâm.
Hy vọng Bản tin “Phòng vệ Thương mại” sẽ là ấn phẩm hữu ích cho
các Doanh nghiệp, Hiệp hội trong việc tăng cường năng lực đối phó
với các vụ điều tra phòng vệ thương mại ở nước ngoài và chủ động
sử dụng công cụ phòng vệ thương mại nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp
của doanh nghiệp Việt Nam.
Trung Tâm WTO VÀ HỘI nHẬP
PHòng THương mạI VÀ Công ngHIệP VIệT nam
Địa chỉ: Số 09 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: +84 24 35771458; Fax: +84 24 35771459
Email:
Website: www.trungtamwto.vn/www.chongbanphagia.vn
Để tìm hiểu thêm xin vui lòng truy cập
website
Trung Tâm WTO VÀ HỘI nHẬP
PHòng THương mạI VÀ Công ngHIệP VIệT nam
Số 11, Quý II/2017
www.chongbanphagia.vn
Muc luc
www.antidumping.vn
ĐIỂM TIN
2
Tổng hợp về các vụ kiện chống bán phá giá
(CBPG), chống trợ cấp và biện pháp tự vệ trên
thế giới Quý II năm 2017
4
Phân bón bị điều tra tự vệ
4
Tủ đựng dụng cụ xuất khẩu từ Việt Nam sang
Hoa Kỳ đứng trước nguy cơ bị áp thuế chống
bán phá giá
5
Tôm Việt Nam tiếp tục bị Mỹ áp thuế chống
bán phá giá thêm 5 năm
CHUYÊN ĐỀ
11
Chịu trách nhiệm xuất bản
TS. Nguyễn Thị Thu Trang
Thiết kế đồ họa
CM
Y K
Toàn cảnh vụ kiện tự vệ tôn màu nhập khẩu từ
Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan và một số
quốc gia, vùng lãnh thổ khác vào Việt Nam
In ấn
DeMac
Giấy phép xuất bản số: 67/GP-XBBT do Cục Báo chí – Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành ngày 16/09/2016
Số 11, Quý II/2017 PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI 1
Điêm tin
Tổng hợp về các vụ kiện chống bán phá
giá (CBPg), chống trợ cấp và biện pháp
tự vệ trên thế giới Quý II năm 2017
Để xem Bảng Tổng hơp đầy đủ xin vui lòng truy cập website:
www.chongbanphagia.vn
Nước
STT điều tra
Nước
bị điều tra
Ngày ra
quyết định
Mặt hàng bị điều tra
Loại quyết định
CÁC VỤ ĐIỀU TRA LIÊN QUAN TỚI VIỆT NAM
1
Australia
Việt Nam
08/06/2017
Tháp gió (wind towers)
Khởi xướng điều tra chống bán
phá giá (CBPG)
2
Australia
Indonesia,
Hàn Quốc và
Việt Nam
07/06/2017
Thanh cuộn
(Rod in Coils)
Khởi xướng điều tra CBPG
3
Australia
Ấn Độ,
Malaysia và
Việt Nam
31/05/2017
Thép mạ kẽm
(Zinc Coated
(Galvanised) Steel)
Ra quyết định giữa kỳ và ban hành
biện pháp ngăn chặn thiệt hại tiếp
tục diễn ra
Biên độ trợ cấp: Ấn Độ 3,6%
đến 6,2%
Biên độ phá giá: Ấn Độ 4.0%8.4%, Malaysia: 14,5% - 16,5%,
Việt Nam: <2% đến 14,2%
Kết luận điều tra cuối cùng chống
trợ cấp và CBPG:
Biên độ phá giá: Malaysia:
13.0%, Việt Nam: 7.7%- 34.9%
27/06/2017
Biên độ trợ cấp: Malaysia: 3.2%
Việc nhập khẩu hàng hóa không
gây ra thiệt thại đáng kể
4
Australia
Malaysia và
Việt Nam
24/05/2017
19/04/2017
2 PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI Số 11, Quý II/2017
Nhôm ép
(Aluminium Extrusions)
Đình chỉ điều tra CBPG
Ra quyết định giữa kỳ lần 2 và ban
hành biện pháp ngăn chặn thiệt hại
tiếp tục xảy ra
Chủ thể không hợp tác từ
Malaysia bị áp biên độ trợ cấp
3.24%
Bản tin
www.chongbanphagia.vn
Nước
STT điều tra
Nước
bị điều tra
Ngày ra
quyết định
Mặt hàng bị điều tra
www.antidumping.vn
Loại quyết định
CÁC VỤ ĐIỀU TRA LIÊN QUAN TỚI VIỆT NAM
5
Braxin
Malaysia,
Thái Lan
và Việt Nam
24/04/2017
Ống thép hàn
(Welded Steel Pipes
và Tubes)
Khởi xướng điều tra CBPG
6
Hàn Quốc
Việt Nam,
Ấn Độ và
Ukraine
21/04/2017
Hợp kim Ferro-SilicoManganese (FerroSilico-Manganese)
Dự thảo áp dụng biện pháp CBPG
từ 6.08% - 32.32%
7
Hoa Kỳ
Trung Quốc,
Ấn Độ,
Hàn Quốc,
Đài Loan và
Việt Nam
20/06/2017
Sợi polyester
(Polyester)
Khởi xướng điều tra chống bán phá
giá và chống trợ cấp
8
Hoa Kỳ
Việt Nam
06/06/2017
Đinh thép
(Certain Steel Nails)
Chấm dứt một phần điều tra rà soát
hành chính biện pháp chống bán
phá giá
9
Hoa Kỳ
Brazin,
Trung Quốc,
Ấn Độ,
Thái Lan,
và Việt Nam
25/05/2017
Tôm nước ấm đông
lạnh (Certain Frozen
Warmwater Shrimp)
Kết luận cuối cùng trong đợt rà soát
cuối kỳ lần 2:
Việc thu hồi biện pháp CBPG cho
Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan và
Việt Nam có khả năng tiếp tục
gây thiệt hại cho ngành sản xuất
liên quan tại Hoa Kỳ với biên độ
trung bình lần lượt là 112.81%,
110.90%, 5.34 %, 25.76 %
Việc thu hồi biện pháp CBPG đối
với Braxin sẽ không có khả năng
tiếp tục gây thiệt hại cho ngành
sản xuất liên quan tại Hoa Kỳ
10
Hoa Kỳ
Trung Quốc
và Việt Nam
02/05/2017
Tủ đựng dụng cụ
(Tool Chests và Cabinets)
Khởi xướng điều tra chống bán phá
giá và chống trợ cấp
11
Việt Nam
Các quốc gia
12/05/2017
Phân bón (Fertilizer)
Khởi xướng điều tra áp dụng biện
pháp tự vệ
12
Việt Nam
Trung Quốc,
Indonesia,
Malaysia và
Đài Loan.
23/05/2017
Thép không gỉ cán
nguội (Cold Rolled
Stainless Steel)
Rà soát lần 2 biện pháp chống bán
phá giá
Số 11, Quý II/2017 PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI 3
Điêm tin
Tủ đựng dụng cụ xuất khẩu từ
Việt Nam sang Hoa Kỳ đứng
trước nguy cơ bị áp thuế chống
bán phá giá
Phân bón bị điều tra tự vệ
Ngày 12/05/2017, Bộ Công Thương đã ra quyết định
khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu đối
với phân bón DAP nhập khẩu vào Việt Nam từ bất kỳ thị
trường nào.
Đằng sau đơn kiện yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp tự
vệ này là Công ty Cổ phần DAP và Công ty Cổ phần DAP số
2 thuộc Tập đoàn Hoá chất Việt Nam (Vinachem). Hai
công ty này Cáo buộc phân bón DAP nhập khẩu tăng đột
biến gây thiệt hại nghiêm trọng đối với ngành sản xuất
trong nước.
Mục tiêu của vụ điều tra tự vệ này là các loại phân bón vô cơ
phức hợp hoặc hỗn hợp có thành phần chính là đạm, lân,
hoặc trộn thêm các nguyên tố khác như Canxi, Magie, Lưu
huỳnh, Kali… thuộc các mã HS 3105.10.90; 3105.30.00;
3105.40.00; 3105.51.00; 3105.59.00; 3105.90.00.
Tuy nhiên, một số chuyên gia có hiểu biết về ngành này
cho rằng vụ điều tra này sẽ khó có thể đi đến kết luận áp
thuế tự vệ bởi các số liệu thống kê cho thấy phân bón
nhập khẩu mới chỉ tăng mạnh trong quí I năm nay trong
khi cả năm 2016 không những không tăng mà còn giảm
nhẹ. Chính Cục Quản lý cạnh tranh, cơ quan có thẩm
quyền điều tra vụ việc này, hồi tháng 10-2016, khi có tin
đồn ngành phân bón sẽ yêu cầu điều tra tự vệ đối với phân
bón nhập khẩu, cũng nhận định rằng chưa có đủ căn cứ
để chứng minh thiệt hại nghiêm trọng của các nhà sản
xuất phân bón trong nước là do hàng nhập khẩu. Khi đó,
bản thân các doanh nghiệp sản xuất phân urê cũng cho
rằng, nguyên nhân chính dẫn đến khó khăn là do bất hợp
lý trong chính sách thuế giá trị gia tăng và vì doanh nghiệp
phải mua than phục vụ sản xuất với giá cao hơn giá thị
trường thế giới.
Một số ý kiến cũng cảnh báo rằng việc áp dụng thuế tự vệ,
nếu có, có thể sẽ khiến chi phí sản xuất bị đội lên, gây khó
cho ngành trồng trọt. Đó là còn chưa kể nguy cơ các đối
tác có thể sẽ yêu cầu Việt Nam bồi thường hoặc trả đũa
cho biện pháp tự vệ, nếu có.
4 PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI Số 11, Quý II/2017
Đầu tháng 5 năm nay, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã mở
cuộc điều tra về thuế chống bán phá giá (AD) và thuế
chống trợ cấp (CVD) đối với mặt hàng tủ đựng dụng
cụ nhập từ Việt Nam và Trung Quốc theo yêu cầu của
nhà sản xuất tủ dụng cụ Mỹ Waterloo Industries.
Nguyên đơn cáo buộc các tủ dụng cụ bằng thép (mã
HS: 9403.20.0021, 9403.20.0030, 9403.20.0026,
7326.90.8688 và 7326.90.3500) nhập từ Việt Nam và
Trung Quốc được bán phá vào thị trường Mỹ với mức
21,85% (đối với hàng của Việt Nam) và 159,99%
(Trung Quốc). Tập đoàn cũng cho rằng các nhà xuất
khẩu và sản xuất của Trung Quốc đã nhận những hình
thức trợ giá không phù hợp từ chính phủ.
Ngày 25/5/2017, Ủy ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ
(ITC) đã ra kết luận sơ bộ khẳng định có dấu hiệu hợp
lý chứng tỏ ngành sản xuất nội địa Hoa Kỳ chịu thiệt
hại đáng kể do sản phẩm bị điều tra nhập khẩu từ
Trung Quốc và Việt Nam.
Với kết luận nêu trên của ITC, Bộ Thương mại Hoa Kỳ
(DOC) sẽ tiếp tục tiến hành việc điều tra phá giá đối
với Việt Nam và Trung Quốc. Dự kiến sẽ ra DOC kết
luận sơ bộ vào ngày 18/9/2017 và lệnh áp thuế sẽ
được ban hành trong tháng 1/2018.
Với kết luận nêu trên
của ITC, Bộ Thương mại Hoa
Kỳ (DOC) sẽ tiếp tục tiến hành
việc điều tra phá giá đối với
Việt Nam và Trung Quốc
Bản tin
www.chongbanphagia.vn
www.antidumping.vn
Tôm Việt Nam tiếp tục bị Mỹ áp
thuế chống bán phá giá thêm 5 năm
Với kết luận của Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (ITC)
khẳng định việc dỡ bỏ lệnh áp thuế chống bán phá giá tôm sẽ
dẫn tới khả năng tiếp tục hoặc tái diễn thiệt hại gây ra đối với
ngành sản xuất Hoa Kỳ, tôm Việt Nam chính thức phải đối mặt
với thuế chống bán phá giá thêm 05 năm nữa.,
Trước đó, ngày 1/3/2016, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã
khởi xướng cuộc rà soát hoàng hôn lần thứ 2 (thực hiện 5
năm/lần) để xác định “liệu việc dỡ bỏ lệnh áp thuế chống bán
phá giá với tôm nhập khẩu từ một số nước, trong đó có Việt
Nam (thuế chống bán phá giá tôm đã được Hoa Kỳ áp từ năm
2005) có dẫn tới khả năng tiếp tục hoặc tái diễn hành vi bán
phá giá hay không?”. Theo pháp luật Hoa Kỳ, cuộc rà soát này
được tiến hành ở hai nội dung độc lập, bởi hai cơ quan khác
nhau: DOC rà soát về khả năng tái diễn hiện tượng phá giá
trong tương lai nếu chấm dứt lệnh thuế này và ITC rà soát về
khả năng ngành sản xuất nội địa phải chịu thiệt hại nếu chấm
dứt lệnh thuế. Nếu cả hai cùng kết luận khẳng định các nội
dung trên thì biện pháp thuế sẽ được tiếp tục áp dụng thêm
05 năm nữa.
Ngày 30/01/2017, DOC đã ra kết luận cuối cùng khẳng định
việc dỡ bỏ lệnh áp thuế sẽ dẫn tới việc tiếp tục hoặc tái diễn
việc bán phá giá. Kết luận này dựa trên biên độ phá giá trên
mức không đáng kể trong các đợt rà soát hành chính gần đây
đối với tôm Việt Nam (POR8, 9, 10, 11) cũng như lượng nhập
khẩu có sự suy giảm so với giai đoạn một năm trước khi khởi
xướng vụ việc điều tra. Ngoài ra, DOC cũng căn cứ vào mức
thuế suất toàn quốc, vẫn duy trì ở mức 25,67% kể từ cuộc
điều tra ban đầu cho đến nay để cho rằng vẫn tồn tại doanh
nghiệp bán phá giá và việc tiếp tục hoặc tái diễn bán phá giá
có thể lên tới 25,67%.
DOC cũng căn cứ vào mức thuế
suất toàn quốc, vẫn duy trì ở mức
25,67% kể từ cuộc điều tra ban
đầu cho đến nay để cho rằng vẫn
tồn tại doanh nghiệp bán phá giá
và việc tiếp tục hoặc tái diễn bán
phá giá có thể lên tới 25,67%
Tính đến nay tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu Việt Nam
đã phải chịu thuế chống bán phá giá hơn 10 năm, và với kết
luận này của ITC và DOC, con tôm Việt Nam sẽ tiếp tục phải
chịu thuế thêm ít nhất là 5 năm nữa.
Số 11, Quý II/2017 PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI 5
Toàn cảnh vụ kiện tự vệ tôn màu nhập
khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan
và một số quốc gia, vùng lãnh thổ khác
vào Việt nam
Trong thương mại quốc tế trước nay, “biện pháp tự vệ” thường được các
nước nhập khẩu coi như một “van an toàn” nhằm tạm thời ngăn chặn luồng
nhập khẩu ồ ạt một loại hàng hoá nào đó từ bên ngoài, qua đó giúp ngành
sản xuất nội địa hạn chế tình trạng thiệt hại của mình. Đây cũng là biện pháp
được WTO cho phép, với các điều kiện sử dụng tương đối dễ dàng hơn so
với các biện pháp phòng vệ khác như chống bán phá giá, chống trợ cấp, do
đó thường được các nước ít kinh nghiệm sử dụng.
Không ngạc nhiên khi trong số 8 vụ kiện phòng vệ thương mại mà Việt Nam
đã tiến hành thì có tới 5 vụ là điều tra áp dụng biện pháp tự vệ. Gần đây nhất
là vụ điều tra tự vệ đối với tôn màu nhập khẩu vào Việt Nam, khởi xướng
ngày 06/07/2016 trên cơ sở đơn khởi kiện của 03 nhà sản xuất tôn màu
trong nước. Tháng 5 năm nay Bộ Công Thương ra quyết định cuối cùng và
kết luận áp dụng biện pháp tự vệ dưới hình thức hạn ngạch với mức thuế
khi vượt quá hạn ngạch là 19%.
6 PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI Số 11, Quý II/2017
Bản tin
www.chongbanphagia.vn
www.antidumping.vn
I. Tổng quan vụ việc
Vụ việc bắt đầu bằng Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng tôn
màu nhập khẩu vào Việt Nam (còn gọi là Đơn kiện) mà ba nhà sản xuất sản phẩm tôn
màu tại Việt Nam (gồm công ty cổ phần Đại Thiên Lộc, công ty cổ phần Thép Nam
Kim và công ty cổ phần Tôn Đông Á) trình Bộ Công Thương, cơ quan có thẩm quyền
điều tra và áp dụng các biện pháp tự vệ ở Việt Nam tháng 5/2016. Ba công ty đứng
đơn (còn gọi là Bên nguyên đơn) này sản xuất ra khoảng 25.71% lượng tôn màu được
sản xuất tại Việt Nam.
Tháng 7/2016, Bộ Công Thương ra quyết định khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp
tự vệ đối với tôn màu nhập khẩu từ bất kỳ quốc gia/vùng lãnh thổ nào trên thế giới.
Đây là vụ điều tra áp dụng biện pháp tự vệ thứ năm của Việt Nam (với mã ký hiệu SG05).
Trước đó, tháng 3/2016 Bộ Công thương cũng vừa ra quyết định khởi xướng điều tra
chống bán phá giá đối với tôn mạ, loại nguyên liệu đầu vào để sản xuất tôn màu.
Về giai đoạn điều tra, hoạt động điều tra được tiến hành với các lô hàng tôn màu
nhập khẩu vào Việt Nam trong giai đoạn từ ngày 01/01/2013 đến 31/12/2015 (gọi là
POI). Như vậy, những lô hàng tôn màu có nguồn gốc từ bất kể quốc gia nào được xuất
khẩu sang Việt Nam trong 01 năm này sẽ được phân tích, đánh giá biện pháp áp dụng.
Về các bên tham gia vụ kiện, bên cạnh 03 nguyên đơn là nhà sản xuất tôn màu
trong nước, có 05 doanh nghiệp sản xuất đồ điện gia dụng có quyền và lợi ích liên
quan, 02 nhà nhập khẩu thép. Đại diện của Chính phủ Hàn Quốc, Trung Quốc và Hiệp
hội Thép Việt Nam cũng tham gia trên cơ sở tự nguyện.
Sản phẩm bị điều tra là thép hợp kim hoặc không hợp kim cán nguội, tráng hoặc
mạ hợp kim nhôm/kẽm được phủ sơn (tôn lạnh màu); thép hợp kim hoặc không hợp
kim cán nguội, tráng hoặc mạ kẽm được phủ sơn (tôn kẽm màu); thép hợp kim hoặc
không hợp kim cán nguội được phủ sơn (tôn đen màu) ở dạng cuộn, tấm băng hoặc
cán sóng thuộc 08 mã HS thuộc nhóm 7210, 7212, 7225 và 7226 có tên gọi thông
thường là “tôn màu” hay “tôn mạ màu”.
Tại Việt Nam, tôn màu được ứng dụng trong xây dựng - kết cấu (như tấm lợp, vách
nhà xưởng, rèm che, máng xối, hệ thống thông gió...), dân dụng (làm nhà xưởng, nhà
kho, hàng rào, dụng cụ gia dụng, thùng phuy...), trang trí nội thất (làm bàn ghế, cửa
cuốn, cửa xếp, thiết bị văn phòng...). Ngoài ra tôn màu còn được sử dụng làm các loại
ống thoát nước, ống gen điều hòa nhiệt độ, vỏ các thiết bị điện...
Số 11, Quý II/2017 PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI 7
Chuyên đê
Sản phẩm bị điều tra thuộc nhóm các mã HS sau đây:
nhóm 7210
7210.7010, 7210.7090
nhóm 7212
7212.4010, 7212.4020, 7212.4090
nhóm khác
7225.9990, 7226.9919, 7226.9999
Các sản phẩm bị điều tra thuộc tổng cộng 8 mã HS.
Quá trình điều tra
Quá trình điều tra do Cục Quản lý cạnh tranh thuộc Bộ Công thương thực hiện trong
vòng 8 tháng (từ tháng 7 năm 2016 đến tháng 3 năm 2017), với các hoạt động cơ bản
là gửi và trả lời bản câu hỏi điều tra, điều tra thực địa tại doanh nghiệp, xác minh các
thông tin doanh nghiệp cung cấp, tham vấn công khai giữa các bên liên quan…
Sau khi hoàn thành việc điều tra, báo cáo kết luận điều tra được Cục quản lý cạnh
tranh gửi tới các bên liên quan đóng góp ý kiến và trình lên Bộ trưởng Bộ Công
Thương xem xét ra Quyết định chính thức.
Sau khi xem xét, ngày 31/05/2017, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ra quyết định cuối
cùng của vụ việc này. Theo Quyết định này thì vụ việc đã đáp ứng đủ các điều kiện
theo yêu cầu của pháp luật (có sự gia tăng đột biến số lượng hàng nhập khẩu, ngành
sản xuất trong nước chịu thiệt hại nghiêm trọng, và có mối quan hệ nhân quả giữa
hàng nhập khẩu tăng đột biến và thiệt hại của ngành sản xuất trong nước). Do đó,
biện pháp tự vệ được áp dụng dưới hình thức hạn ngạch đối với các tôn màu từ các
quốc gia/vùng lãnh thổ không nằm trong danh sách miễn trừ. Trong năm đầu tiên
(từ 15/6/2017 đến 14/6/2018), tổng hạn ngạch không chịu thuế tự vệ là 380,68
nghìn tấn. Lượng tôn màu được áp dụng mức thuế tự vệ 0% tăng lên 418,75 nghìn
tấn khi sang năm thứ hai và tăng lên 460,62 nghìn tấn trong năm cuối. Mức thuế tự
vệ ngoài hạn ngạch được áp dụng là 19%.
8 PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI Số 11, Quý II/2017
Bản tin
www.chongbanphagia.vn
www.antidumping.vn
Bảng tóm lược các mốc thời gian trong quá trình điều tra áp dụng biện pháp tự vệ tôn
màu (vụ Sg05)
mốc thời gian
Hoạt động
24/05/2016
Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá được nộp
06/06/2016
Bộ Công Thương xác nhận Hồ sơ Đơn kiện đầy đủ và hợp lệ
06/07/2016
Bộ Công Thương ra quyết định khởi xướng điều tra
(Quyết định số 2847/QĐ-BCT)
08/08/2016
Cơ quan điều tra gửi Bản câu hỏi điều tra dành cho nhà sản xuất
trong nước và nhà nhập khẩu
22/12/2016
Bộ Công Thương gia hạn điều tra đến ngày 6/3/2017
(Quyết định số 4993/QĐ-BCT )
16/02/2017
Phiên tham vấn công khai
31/05/2017
Bộ Công Thương ra quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá
giá chính thức (Quyết định 1931/QĐ-BCT)
19/06/2017
Bộ Công Thương cập nhật mẫu giấy chứng nhận hạn ngạch, mẫu
dấu và đầu mối liên hệ của cơ quan quản lý hạn ngạch tại Trung
Quốc, Hàn Quốc, lãnh thổ Đài Loan và các quốc gia khác
II. Về các yếu tố cơ bản trong vụ việc
Việc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ được tiến hành xoay quanh 03 vấn đề cốt lõi:
(i) có sự gia tăng đột biến tương đối hoặc tuyệt đối so với khối lượng, số lượng hoặc
trị giá của tôn màu nhập khẩu vào Việt Nam không, (ii) ngành sản xuất tôn màu nội
địa Việt Nam có chịu thiệt hại nghiêm trọng hay không? (iii) có mối quan hệ nhân quả
giữa hàng hóa gia tăng đột biến và thiệt hại không?
Nhìn vào 03 yếu tố này, có thể thấy điều tra tự vệ khác với các vụ việc chống bán phá
giá, chống trợ cấp, nó không đòi hỏi các bên phải chứng minh về hành vi cạnh tranh
không lành mạnh (bán phá giá, bán hàng được trợ cấp từ Nhà nước) nhưng lại yêu
cầu chứng minh mức độ thiệt hại cao hơn, ở mức “thiệt hại nghiêm trọng” (tức là cao
hơn so với “thiệt hại đáng kể” trong các vụ việc chống bán phá, chống trợ cấp). Điều
này thể hiện rõ tính chất “bảo vệ” của loại biện pháp này, theo đó ngành sản xuất trong
nước chịu thiệt hại quá lớn nên cần được bảo vệ tạm thời, và các nhà xuất khẩu phải
chấp nhận điều này mặc dù họ không làm gì sai khi nhập khẩu vào. Tuy nhiên cũng vì
tính chất này mà thời gian cũng như cách thức áp dụng biện pháp tự vệ bị hạn chế
hơn so với các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp.
Số 11, Quý II/2017 PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI 9
Chuyên đê
1. Điều tra xác định sự gia tăng đột biến về số lượng của
hàng hóa nhập khẩu
Việc điều tra xác định sự tồn tại của điều kiện “sự gia tăng đột biến về số lượng” thực
chất là chứng minh 03 yếu tố:
Thứ nhất, hàng hóa nhập khẩu phải có sự tăng mạnh, một cách tuyệt đối (sự tăng
số lượng nhập khẩu) hoặc tương đối so với sản xuất trong nước (ví dụ lượng
nhập khẩu không tăng nhưng cùng thời điểm đó lượng hàng sản xuất trong nước
lại giảm mạnh)
Thứ hai, sự gia tăng này mang tính chất đột biến, tức diễn ra đột ngột, nhanh,
tức thời
Thứ ba, sự tăng này là không thể dự báo trước, không thể nhìn thấy trước vào thời
điểm nước nhập khẩu đưa ra các cam kết thuế quan liên quan (trong khuôn khổ WTO).
Trong vụ việc lần này, Cơ quan điều tra đã khẳng định có cả sự gia tăng tuyệt đối và
tương đối trong giai đoạn 2013-2016 đối với việc nhập khẩu tôn màu vào Việt Nam
từ các quốc gia và vùng lãnh thổ.
Sự gia tăng tương đối
Dựa trên dữ liệu của Tổng cục hải quan (xem biểu đồ phía dưới), cơ quan điều tra đã
kết luận lượng nhập khẩu được gia tăng đáng kể và liên tục qua các năm trong giai
đoạn 2013-2016. Đặc biệt trong năm 2016, lượng nhập khẩu tăng ở mức đột biến,
tăng 70.67% so với năm 2015 (từ 346,098 tấn lên đến 590,685 tấn).
Bảng tổng hợp những biến động tăng tương đối của hoạt động nhập khẩu tôn màu
Lượng nhập khẩu tôn màu giai đoạn 2013 - 2016
Đơn vị: Tấn
700,000
590,685
600,000
500,000
400,000
346,098
300,000
200,000
205,254
130,798
100,000
0
2013
2014
Nguồn: Kết luận điều tra cuối cùng (bản công khai)
10 PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI Số 11, Quý II/2017
2015
2016
Bản tin
www.chongbanphagia.vn
www.antidumping.vn
Sự gia tăng tương đối
Bảng tổng hợp những biến động tăng tương đối của hoạt động nhập khẩu tôn màu
trong giai đoạn 4 năm kể từ năm 2013 trong Kết luận điều tra cho thấy có sự biến đổi
bất thường trong giai đoạn 2014-2016, tỷ lệ tăng tương đối giảm trong giai đoạn
2014-2015 nhưng bất ngờ tăng gấp rưỡi trong khoảng thời gian 2015-2016.
Bảng Biến động tăng tương đối của tôn màu nhập khẩu giai đoạn 2013 - 2016
Đơn vị
năm 2013
năm 2014
năm 2015
năm 2016
Lượng nhập khẩu
Tấn
130,798
205,254
346,098
590,685
Tăng/giảm (a)
%
-
56.92
68.62
70.67
Lượng hàng bán được
sản xuất trong nước
Index
100
100.00
108.40
134.01
145.68
Tăng/giảm (b)
%
-
8.40
23.63
8.71
Tỷ lệ tăng tương đối
của nhập khẩu so với
bán hàng trong nước
(c)=(a)-(b)
%
-
48.52
44.99
61.96
Nguồn: Kết luận điều tra cuối cùng (bản công khai)
2. Thiệt hại của ngành sản xuất trong nước
Quá trình điều tra về thiệt hại của ngành sản xuất tôn màu nội địa, cơ quan điều tra
đã tiến hành xem xét hiện trạng của ngành này ở ba khía cạnh là (i) thay đổi về tình
hình tiêu thụ sản phẩm, (ii) thay đổi về khối lượng sản xuất hàng hoá, các chỉ số năng
suất lao động, hệ số sử dụng công suất sản xuất, mức lãi và lỗ, tỷ lệ người có công ăn
việc làm trong ngành sản xuất hàng hoá là đối tượng điều tra, (iii) tỷ trọng hàng hoá
nhập khẩu.
Cụ thể trong vụ việc lần này, kết luận điều tra cho thấy:
Tổng sản lượng sản xuất tôn màu năm 2016 giảm 1.30% so với năm 2015. Trong
đó, 2 nhóm sản phẩm: tôn kẽm màu và tôn đen màu trong năm 2016 đều có suy
giảm về lượng sản xuất, đặc biệt tôn đen màu giảm 44.77% so với năm 2015.
Tuy nhiên, sản lượng sản xuất tôn lạnh màu vẫn tăng 5.95% trong năm 2016.
Công suất sử dụng của ngành năm 2016 là 53.34%, là mức sử dụng công suất
thấp nhất trong giai đoạn 2013-2016.
Số 11, Quý II/2017 PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI 11
Chuyên đê
Về lượng bán hàng trong nước, tổng lượng bán hàng tôn màu sản xuất trong nước
năm 2016 tăng 8.71% so với năm 2015. So với mức tăng 31.81% của tổng lượng
tiêu thụ trên toàn thị trường, lượng bán hàng trong nước đã tăng trưởng thấp
hơn so với sức tăng của nhu cầu thị trường.
Thị phần của ngành sản xuất trong nước sụt giảm liên tục trong giai đoạn 20132016, nếu coi thị phần của năm 2013 là 100 điểm thì năm 2016 thị phần của
ngành sản xuất trong nước giảm xuống còn 71.29 điểm.
Lượng lao động của ngành năm 2016 giảm 1.52% so với năm 2015.
Bình quân tồn kho tôn màu của ngành sản xuất trong nước cũng có sự gia tăng
liên tục qua các năm, trong đó lượng tồn kho năm 2016 tăng 37.88% so với năm
2015 và cao nhất trong giai đoạn 2013-2016.
Chỉ số về đầu tư của ngành sản xuất trong nước năm 2016 giảm 14.85%, giảm
tương đối mạnh so với năm 2015.
Từ các thực tế trên, cơ quan điều tra kết luận có sự đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng
cho ngành sản xuất trong nước trong thời gian trước mắt.
3. Mối quan hệ nhân quả
Điều kiện thứ ba trong áp dụng biện pháp tự vệ là phải chứng minh được mối quan
hệ nhân quả giữa hàng hóa nhập khẩu và thiệt hại nghiêm trọng mà ngành sản xuất
nội địa phải chịu.
Trong vụ việc này, cơ quan điều tra sử dụng cách thức loại trừ để xem xét các yếu tố
có thể là nguyên nhân gây thiệt hại cho ngành tôn màu Việt Nam (ví dụ như lượng
cầu trong nước giảm, năng suất lao động kém, hay khoa học công nghệ, chất lượng
sản phẩm còn hạn chế…). Đây là phương pháp mà cơ quan điều tra Việt Nam thường
sử dụng trong các vụ điều tra phòng vệ thương mại.
Kết luận của cơ quan điều tra trong vụ việc này xác định rằng không tồn tại những
yếu tố khác có thể đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng đối với ngành sản xuất nội địa.
Cụ thể, lượng cầu trong nước liên tục gia tăng và dự đoán sẽ tiếp tục gia tăng trong
năm 2016. Điều này cho thấy lượng cầu trong nước không phải là nguyên nhân dẫn
tới thiệt hại của ngành sản xuất trong nước. Trong giai đoạn 2013-2016, năng suất
lao động của sản xuất tôn màu đều tăng cao, cho thấy không phải thiệt hại của ngành
sản xuất trong nước đến từ năng suất lao động kém. Các yếu tố khác như khoa học
công nghệ, chất lượng sản phẩm... của ngành sản xuất trong nước đều ổn định trong
thời gian qua và không ảnh hưởng đến thiệt hại của ngành sản xuất trong nước.
Từ thực tế này, cơ quan điều tra nhận định đe dọa thiệt hại nghiêm trọng mà ngành
sản xuất tôn màu trong nước phải đối mặt là hậu quả của việc tôn màu nhập khẩu gia
tăng đột biến trong giai đoạn điều tra.
12 PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI Số 11, Quý II/2017
Bản tin
www.chongbanphagia.vn
www.antidumping.vn
III. Về việc áp dụng biện pháp tự vệ
chính thức
Vụ điều tra áp dụng biện pháp tự vệ kết thúc vào ngày 31/05/2017 với Quyết định
áp dụng biện pháp tự vệ chính thức của Bộ Công Thương (Quyết định số 1931/QĐBCT). Theo Quyết định này, tất cả các nhà xuất khẩu tôn màu vào Việt Nam đều chịu
áp dụng hạn ngạch nhập khẩu trong vòng 3 năm (từ 15/6/2017 đến 14/6/2020),
mức hạn ngạch được xác định riêng cho từng nguồn nhập khẩu. Qua mỗi năm sẽ có
sự điều chỉnh hạn ngạch cho từng nguồn nhập khẩu (mà chủ yếu là Trung Quốc, Hàn
Quốc, lãnh thổ Đài Loan…). Hàng hóa nhập khẩu trong hạn ngạch không phải chịu
thuế bổ sung, khi vượt quá mức hạn ngạch quy định, hàng hóa nhập khẩu sẽ phải chịu
mức thuế tự vệ cố định tại 19%.
Bên cạnh đó, những quốc gia/vùng lãnh thổ đang và kém phát triển có lượng xuất
khẩu vào Việt Nam không quá 3% tổng lượng nhập khẩu với điều kiện tổng lượng
nhập khẩu từ các quốc gia/vùng lãnh thổ này không vượt quá 9% tổng lượng nhập
khẩu của Việt Nam được nằm trong danh sách miễn trừ. Ngoài ra, sản phẩm tôn màu
chất lượng cao cũng không nằm trong diện chịu áp dụng hạn ngạch nhập khẩu.
Lượng hạn ngạch nhập khẩu không chịu thuế tự vệ phân bổ theo các quốc gia/vùng
lãnh thổ
Lượng hạn ngạch nhập khẩu không chịu thuế tự vệ (tấn)
Trung Quốc Hàn Quốc Lãnh thổ
Đài Loan
Quốc gia
/vùng lãnh
thổ khác
Tổng hạn
ngạch
không
chịu thuế
tự vệ
mức thuế
tự vệ
ngoài hạn
ngạch
Năm thứ nhất
(Từ 15/6/2017
đến 14/6/2018)
323,120
34,451
14,428
8,680
380,679
19.00%
Năm thứ hai
(Từ 15/6/2018
đến 14/6/2019)
355,432
37,897
15,871
9,547
418,747
19.00%
Năm thứ ba
(Từ 15/6/2019
đến 14/6/2020)
390,976
41,686
17,458
10,502
460,622
19.00%
Năm thứ tư
(Từ 15/6/2020
trở đi (nếu
không gia hạn)
0
0
0
0
0
00.00%
The safeguard duty will be officially applied on 15 June 2017 (15 days from the date of issuance of the Decision
from MOIT) and will be in effect within 3 years, to 14 June 2020.
Số 11, Quý II/2017 PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI 13
Bản tin
Chuyên đê
www.chongbanphagia.vn
www.antidumping.vn
Như vậy, kể từ ngày 15/6/2017, sản phẩm tôn màu thuộc 8 mã HS là đối tượng của
vụ điều tra áp dụng biện pháp tự vệ khi nhập khẩu vào Việt Nam sẽ được phân thành
4 nhóm với mức hạn ngạch khác nhau và thay đổi theo từng năm (trừ hàng từ các
nguồn được miễn trừ - là các nước đang phát triển có lượng nhập khẩu tôn màu vào
Việt Nam rất nhỏ). Hàng nhập khẩu trong mức hạn ngạch không phải chịu thuế tự vệ
(tất nhiên vẫn phải chịu thuế nhập khẩu MFN như thông thường). Hàng nhập khẩu
vượt quá mức hạn ngạch sẽ phải chịu mức thuế tự vệ chung là 19% (không phân biệt
nguồn nhập khẩu) bên cạnh thuế nhập khẩu MFN như thông thường..
Cũng theo quyết định áp thuế, việc cấp hạn ngạch theo quyết định này sẽ được thực
hiện bởi các đơn vị đầu mối quản lý hạn ngạch ở mỗi nước mà Bộ Công Thương chỉ
định, bao gồm:
Hiệp hội Thương gia xuất nhập khẩu công nghiệp hóa chất ngũ khoáng Trung Quốc
Hiệp hội Thép Hàn Quốc và
Cục Thương mại Quốc tế Đài Loan.
Đối với các quốc gia khác, số lượng nhập khẩu sẽ được trừ lùi tự động đối với lượng
hạn ngạch không chịu thuế tự vệ. Trong trường hợp không rõ nguồn gốc xuất xứ, các
lô hàng sẽ chịu mức thuế ngoài hạn ngạch.
Theo Quyết định của Bộ Công Thương thì biện pháp tự vệ này có hiệu lực trong vòng
03 năm. Đây được xem như khoảng thời gian “bảo hộ tạm thời” mà ngành sản xuất
tôn màu nội địa được hưởng thông qua biện pháp tự vệ này để có thể nâng cao năng
lực cạnh tranh với tôn màu nhập khẩu.
Về nguyên tắc, theo quy định của WTO thì “biện pháp tự vệ” không phải là biện pháp
miễn phí. Nói cách khác, nếu các nước xuất khẩu bị thiệt hại có yêu cầu bồi thường,
Việt Nam sẽ phải nhượng bộ cho hàng hóa khác nhập khẩu từ các nước này với mức
tương đương với thiệt hại mà họ phải chịu từ biện pháp tự vệ đối với tôn màu. Đây
được coi như hình thức “trả giá” cho việc bảo hộ có thời hạn bằng biện pháp tự vệ.
Cho tới thời điểm này, chưa có thông tin nào về việc các nước xuất khẩu đòi bồi
thường. Trong thực tế các vụ tự vệ trên thế giới, các nước xuất khẩu bị ảnh hưởng
bởi các biện pháp tự vệ thường lúng túng trong việc yêu cầu bồi thường bởi rất khó
xác định mức nhượng bộ tương ứng cũng như dòng thuế nhượng bộ. Việt Nam chưa
phải bồi thường trong các lần áp dụng biện pháp tự vệ trước đây.
Trung tâm WTO và Hội nhập
Là đơn vị trực thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), được
thành lập nhằm hỗ trợ về pháp lÝ cho các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế.
Hoạt động chính của Trung tâm là cung cấp thông tin, tư vấn,hỗ trợ các hiệp hội và
doanh nghiệp Việt Nam nâng cao nhận thức, năng lực và chủ động tham gia Ý kiến
để có thể tận dụng tối đa những lợi ích từ WTO và các hiệp định thương mại quốc
tế, phòng tránh và tự bảo vệ mình trước những tác động tiêu cực có thể có từ các
hiệp định này.